Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

1/ Văn bản thơ:

• Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.

• Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.

• Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.

 

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 17 trang viethung 05/01/2022 6720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8
 Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
A./ PHÂN MÔN VĂN
Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam
stt
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Nhớ rừng
(Thơ mới)
Thế Lữ (1907-1989)
Thơ tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
2
Quê hươg
(Thơ mới)
Tế Hanh
(sinh 1921)
Thơ tám chữ
Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm - hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ,...)
3
Khi con tu hú
(Thơ
Cách mạng)
Tố Hữu (1920-2002)
Thơ lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.
4
Tức cảch
Pác Bó
(Thơ
cách mạng)
Hồ Chí Minh
(1890-1969)
Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui, (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh); vừa cổ điển vừa hiện đại.
5
Ngắm trăng (Vọng Nguyệt; trích Nhật kí trong tù)
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
(chữ Hán)
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.
6
Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong tù)
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát)
Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.
7
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
(1010)
Lí Công Uẩn
(Lí Thái Tổ)
(974-1028)
Chiếu
- Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết câu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình - lí: trên vâng mệnh trời - dưới theo ý dân
8
Hịch tướng sĩ
(Dụ chư tì tướng hịch văn)
(1285)
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
(1231-1300)
Hịch
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (thế lỉ XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A.
Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.
9
Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) (1428)
Ức Trai Nguyễn trãi
(1380-1442
Cáo
Chữ Hán Nghị luận trung đại
Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là Thiên cổ hùng văn.
10
Bàn luận về phép học (Luận học pháp)
(1791)
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
(1723-1804)
Tấu
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành)
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng; sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
Yêu cầu
1/ Văn bản thơ:
Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.
Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.
Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.
2/ Văn bản nghị luận:
a. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo - Tấu
Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
Khác về mục đích:
Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
Khác về đối tượng sử dụng:
Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.
b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.
Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn, "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi,... đến văn bản thời hiện đại như "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc.
Về hình thức nghệ thuật: Nh ... ua lại phán:
          - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được?                                                                       ( Em bé thông minh)
       h)  Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
          - Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi                                     ( Ông lão đánh cá và con cá vàng)
   3. Xác định các kiểu câu được học trong các ví dụ sau:
a) Thôi, các em đứng lên sắp hàng để vào lớp.
                                                                            (Tôi đi học – Thanh Tịnh)
b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
                                                                            (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
c ) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
                                                                             (Thạch Sanh – Truyện cổ tích)
d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
                                                                              (Lão Hạc – Nam Cao)
e) Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
                                                                              (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
          f) – Bác trai đã khá rồi chứ ?                        (Lão Hạc – Nam Cao)
g) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó tất không khỏi tội chết.
                                                                                         (Thạch Sanh)
h) - Thôi, nhân lúc trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi.. (Thạch Sanh)
         i) – Khốn nạn ông  giáo ơi! Nó có biết gì đâu!                                                                
    4. Phân tích sắc thái tình cảm của những câu cầu khiến sau:     
  a, Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !
          - Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ!          
           - Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ!
  b, Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
  c,  Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.
     5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu) về đề tài học tập, trong đó có sử dụng ít nhất hai kiểu câu được học. Chỉ rõ các câu đó thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói.
    6. Tìm câu cảm thán trong các câu sau, chỉ ra dấu hiệu, chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị.
    a. Ôi quê hương! Mối tình tha thiết
   Cả một đời gắn chặt với quê hương
   b. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
   c. Con này gớm thật!
   d. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
   e. Ha ha! Một lưỡi gươm!
   g. Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.
   h. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Tội nghiệp thầy!
7. Đặt câu cảm thán nhằm bộc lộ cảm xúc trước các sự việc:
– Được điểm mười
– Bị điểm kém
– Nhìn thấy con vật lạ
8. Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây:
   a.(1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. ( 2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất.
   b.(1) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (2) Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
   c. Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn.
   d. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
   e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.
   g. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng Người Pháp ép – phen thiết kế.
  9. Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn ( khoảng 6– 8 câu), trong đoạn văn có sử dụng các kiểu câu chia theo mục đích nói ? Chỉ rõ câu đó và nêu chức năng của nó?
C/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:
I. Ôn tập lý thuyết
1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng trong đời sống:
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
+ Tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
2. Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận
+ Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.
+ Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.
+ Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.
+ Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.
→ Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.
3. Để làm tốt bài văn thuyết minh cần:
+ Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( sách vở, truyền thông, thực nghiệm).
+ Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.
+ Làm nổi bật được điều muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng
+ Xác định rõ mục đích thuyết minh và đối tượng thuyết minh
+ Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.
4. Những phương pháp thuyết minh được chú trọng:
+ Nêu định nghĩa + Giải thích + Liệt kê
+ So sánh + Dùng số liệu + Phân tích
 II. Luyện tập
1, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương
Thân bài:
- Vị trí địa lý
+ Diện tích ( lớn, nhỏ )
+ Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?
+ Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?
- Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)
+ Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng
+ Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? (cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố)
+ Quy mô
- Nhìn toàn cảnh:
+ Nhìn tổng thể từ xa
+ Nổi bật nhất là điều gì
+ Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục
- Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh
+ Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?
+ Thu hút lượng khách du lịch
Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng
2.. Dàn bài -Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm
 -Thân bài:
Nguyên liệu
Cách làm
Yêu cầu thành phẩm
- Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.
Bài tập vân dụng
Đề 1: Thuyết minh về cách làm bánh chưng – món ăn đân tộc
Gợi ý
I. Mở bài
Dẫn dắt người đọc về chiếc bánh chưng. Ví dụ đây là bánh truyền thống, lâu đờiHoặc là loại bánh quan trọng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Hoặc giới thiệu về nguồn gốc xa xưa của bánh chưng. Từ đó liên kết đến vai trò của bánh chưng trong hiện tại.
II. Thân bài
*Nguồn gốc:
Bánh chưng gắn liền với truyền thuyết về Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Lang Liêu dâng bánh để vua chọn truyền ngôi. Với ý nghĩa thật của bánh chưng, nên vua chua chọn Lang Liêu làm người nối ngôi.
Bánh chưng còn có trong các sự tích khác như “Bánh chưng, bánh giầy”, “Truyện bánh chưng”.
*Đặc điểm bên ngoài:
– Bánh chưng có hình vuông
– Màu xanh của lá
– Bao quanh màu xanh của lá đó là các đường lạt buộc.
*Nguyên liệu
– Lớp gói bên ngoài: lá dong rừng tươi (lá riềng hoặc lá chuối), lạt giang (ống cây giang)
– Vỏ bánh: gạo nếp (nếp hương, nếp cái hoa vàng,),
– Nhân bánh: đỗ (đậu) xanh, thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ.
– Gia vị: muối, hạt tiêu
*Quy trình làm bánh chưng
Chuẩn bị:
– Tiến hành ngâm nếp trước. Ngâm nếp qua đêm tối thiểu ngâm từ 4 – 5 tiếng.
– Ngâm nếp cùng với lá riềng hoặc lá dứa sẽ giúp nếp thơm. Đậu xanh không vỏ nên được ngâm qua đêm.
Thực hiện:
– Đổ nếp ra rổ và chờ ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối sau đó hãy dùng tay trộn lên.
– Đậu xanh hãy cùng trộn với muối và tiêu. Ướp thịt ba chỉ cùng với gia vị đó là muối, tiêu, đường.
*Gói bánh:
– Dùng khung hình vuông để làm khuôn giúp bánh đẹp hơn.
– Xếp 4 lá dong, đặt 4 lá xuống dưới khuôn sau đó người làm đổ nếp lên trên.
– Rải đều nếp ở 4 góc khuôn còn ở giữa để trống. Cho đậu xanh vào phần giữa, tiếp theo là thịt lên, sau đó lớp đậu xanh. Rải nếp lên sau cùng và phủ lại.
– Dùng dây gói bánh. Không nên buộc quá chặt, khi nấu bánh chưng thì bánh còn nở ra.
*Luộc bánh
– Xếp bánh vào nồi sau đó hãy đổ nước sao cho ngập bánh. Bánh nhỏ thời gian luộc tầm 5 tiếng, với chiếc bánh lớn tốn nhiều hơn.
– Chúng ta còn có thể dùng nồi áp suất, giảm đi thời gian luộc. Khi nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào. Khi luộc bánh nửa thời gian hãy trở bánh lại.
– Khi nào bánh chín, hãy vớt ra cho bánh vào nồi nước lạnh ngâm 15 – 20 phút. Vớt ra rôi dùng vật nặng đè giúp ép nước ra ngoài.
*Ý nghĩa
– Bánh chưng là nét đẹp truyền thống phải có trong ngày Tết của người Việt, ngày giỗ tổ Hùng Vương.
– Tinh hoa ẩm thực truyền thống của Việt Nam.
– Bánh chưng còn giúp tôn vinh sự cống hiến của nền nông nghiệp cho sự no ấm, phát triển của dân tộc.
III. Kết bài
– Khẳng định giá trị của bánh chưng với ngày Tết dân tộc.
– Giá trị bánh chưng trong văn hóa ẩm thực của nước nhà.
– Cảm nghĩ của bản thân.
ĐỀ 2: Thuyết minh về cách làm một món đồ chơi. (Dàn ý cách làm đèn ông sao)
1.Mở bài:
– Giới thiệu về chiếc đèn ông sao: Đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của các bạn trẻ, đặc biệt là vào mỗi dịp Tết Trung thu.
– Nhưng không phải ai cũng biết làm cho riêng mình một chiếc đèn ông sao. Cách làm thực ra cũng rất đơn giản.
2.Thân bài:
a, Nguồn gốc và ý nghĩa về chiếc đèn ông sao:
– Nguồn gốc: Chưa ai biết chính xác chiếc đèn có nguồn gốc từ đâu. Nhưng ai cũng cho rằng đã từ rất lâu người ta đã biết mô phỏng những ngôi sao trên bầu trời để tạo nên món đồ chơi cho trẻ em.
– Chiếc đèn ông sao thường được dùng vào dịp Tết Trung thu. Đó là một tết cổ truyền của Việt Nam. Khi đó mặt trăng ở vào độ đẹp nhất, tròn và to. Các ngôi sao bao quanh cũng trở nên sáng và lấp lánh hơn. Việc mô phỏng theo các ngôi sao trên bầu trời thể hiện nét đẹp của một truyền thống về Tết trăng rằm. Ngoài ra còn biểu hiện đời sống tinh thần của những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng.
b, Chuẩn bị nguyên liệu:
– Để chuẩn bị làm một chiếc đèn ông sao hoàn thiện thì cần các nguyên liệu, dụng cụ gồm:
+ Các thanh tre hoặc trúc (khoảng 10 thanh), độ dày từ 5mm – 1cm, được vót nhọn
+ 5 que tre hoặc trúc, độ dài 8cm – 10cm, độ dày 5mm
+ Giấy bóng màu (chuẩn bị các màu sắc khác nhau)
+ Các dụng cụ khác: dây để buộc, keo dán, thước kẻ, bút chì
c, Cách làm:
– Đầu tiên là làm khung
+ Dùng 10 thanh tre (trúc) đã chuẩn bị với chiều dài bằng nhau, sau đó lấy 5 thanh buộc vào nhau thành hình sao 5 cánh. 10 thanh được 2 cánh sao 5 cánh.
+ Chú ý: Khi buộc phải vót nhọn hai đầu thanh tre tiếp giáp nhau và nên buộc ít vòng dây.
+ Dùng dây buộc chặt để ráp 2 hình sao với nhau. Lưu ý phải buộc chặt ở đầu 5 cánh sao.
+ Gắn các que tre ngắn ở 5 đầu gốc đầu của cánh sao. Như vậy là đã hoàn thành được khung của đèn ông sao
– Sau đó là dán giấy vào khung để hoàn thành chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh:
+ Căn và cắt giấy bóng đã chuẩn bị theo các hình tam giác và hình tứ giác như khung của đèn ông sao.
+ Tiếp theo là dán giấy lên đèn theo hình của khung. Lưu ý nên chừa khoảng trên để có chỗ thông hơi và khoảng dưới để bỏ nến vào
d.Yêu cầu thành phẩm:
 - Chiếc đèn hoàn thành phải đúng khung hình ông sao. Các hình tam giác và ngũ giác ở giữa phải đều nhau. Màu sắc của chiếc đền nên chọn các màu đỏ, xanh, trắng, vàng để chiếc đèn được lung linh và rực rỡ hơn.
3.Kết bài:– Chiếc đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của trẻ em và cũng là đồ hàng của các nghệ nhân.
- Hiểu được cách làm chiếc đèn các bạn sẽ thêm trân trọng và hiểu cho các nghệ nhân đã vất vả làm nên món đồ chơi tưởng chừng như đơn giản này.
Đề 3:Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương ( Hoặc danh lam thắng cảnh mà em biết)
 Dàn ý ( Hồ gươm)
I. Mở bài
– Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
– Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.
II. Thân bài:
a. Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm
– Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.
– Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.
– Hồ có nhiều tên gọi:
+ Hồ Tả Vọng.
+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh).
+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).
b. Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm
– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.
– Có rùa quý sông trong hồ.
– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.
c. Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.
Quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:
– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu bổ, xây dựng).
+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).
+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).
– Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.
– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiến trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)
– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.
III. Kết bài:
– Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
– Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.
– Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
– Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước
 ---------------------------Hết---------------------------------

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8.docx