Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020

Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nguyên nhân sâu xa: Do mâu thuẫn giữa các khối đế quốc về thị trường và thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận và bại trận, giữa các nước thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên ngày càng thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

2. Con đường dẫn tới chiến tranh.

* Âm mưu, hành động của các nước phát xít.

* Thái độ, hành động của các nước lớn.

- Liên Xô: hợp tác với Anh, Pháp để chống phát xít.

- Anh, Pháp: từ chối hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp (tại hội nghị Muy-ních) nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

- Mĩ: trung lập.

 

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 13 trang viethung 8660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 11 - Năm học 2019-2020
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Lịch sử lớp 11
PHẦN I. NỘI DUNG ÔN TẬP.
	Ôn tập nội dung kiến thức Lịch sử lớp 11 các bài 17, 19, 20, 21, 22, 23, 24 theo sách giáo khoa ban cơ bản (thực hiện giảm tải theo hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo), tập trung chủ yếu vào các nội dung chủ yếu sau:
Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nguyên nhân sâu xa: Do mâu thuẫn giữa các khối đế quốc về thị trường và thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận và bại trận, giữa các nước thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
- Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên ngày càng thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
2. Con đường dẫn tới chiến tranh.
* Âm mưu, hành động của các nước phát xít..........
* Thái độ, hành động của các nước lớn.
- Liên Xô: hợp tác với Anh, Pháp để chống phát xít.
- Anh, Pháp: từ chối hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp (tại hội nghị Muy-ních) nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- Mĩ: trung lập.
3. Diễn biến chiến tranh.
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
1/9 → 28/9/1939
Đức tấn công Ba Lan
Ba Lan bị Đức thôn tính
4/1940 → 9/1940
Đức chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây.
- Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính.
- Pháp đầu hàng Đức.
- Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được.
10/1940 →6/1941
Đức tấn công Đông và Nam Âu
Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị Đức thôn tính.
22/06/1941
Đức tiến hành “chiến tranh chớp nhoáng” tấn công Liên Xô.
- Do có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
7/12/1941
Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng - căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương.
- Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.
11/1942 đến tháng 6/1944
Hồng quân Liên Xô phản công.
- Phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
7/1943 đến tháng 5/1945
Liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích quân phát xít
- chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ.
1/1945 – 4/1945
Đồng minh tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức.
- Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu
Từ 6/8 – 9/8/1945
Đồng minh tấn công Nhật.
- Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
4. Kết cục của chiến tranh.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
BÀI 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(TỪ NĂM 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)
1. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.
* Âm mưu, kế hoạch của Pháp:dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công lên Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng.
* Diễn biến:
- Ngày 31/8/1858, Liên quân Pháp và Tây Ban Nha giàn trận ở cửa biển Đà Nẵng.
- Ngày 1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu triều đình phải trả lời trong vòng 2 giờ. Chưa hết thời gian trả lời, thực dân Pháp đã cho nã pháo lên bờ, rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc, sau đó thực hiện "vườn không nhà trống".
* Kết quả, ý nghĩa:
- Suốt 5 tháng nổ súng, giặc Pháp vẫn không chiếm được Đà Nẵng.
- Quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp.
2. Cuộc kháng chiến ở Gia Định.
- Ngày 9/2/1859, quân Pháp tập trung ở Vũng Tàu.
- Ngày 16/2/1859, Pháp đưa quân tới Gia Định.
- Ngày 17/2/1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Quân đội triều đình tan vỡ. Pháp chiếm được thành Gia Định.
- Tuy chiếm được thành Gia Định nhưng quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn bởi hoạt động của cácđội dân binh, họ chiến đấu anh dũng, liên tục quấy rối, tấn công khiến cho Pháp phải nổ súng bỏ thành rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp hoàn toàn thất bại.
- Tháng 3/1860, trong lúc Pháp chỉ con 1000 quân ở Gia Định vì phải chia sẻ lực lượng cho chiến trường Trung Quốc và Italia. Nguyễn Tri Phương được điều vào chỉ huy mặt trận Gia Định. Ông đã lãnh đạo quân dân xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố (đại đồn Chí Hòa).
-Thực dân Pháp sa lầy ở cả 2 mặt trận: Đà Nẵng và Gia Định, nhưng triều Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng chủ hòa, làm cho cuộc kháng chiến của quân dân ta gặp khó khăn.
3. Thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kì – nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam kì chống Pháp.
- 23/2/1861 Pháp chủ động tấn công Đại đồn Chí Hòa, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Sau hai ngày chiến đấu, Nguyễn Tri Phương đã phải rút lui. Sau đó thừa thắng, Pháp chiếm luôn Định Tường (12/4/1861), Biên Hòa (18/2/1861), Vĩnh Long (23/3/1862). 
- Bị thất bại, triều đình Huế buộc phải kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) gồm 12 điều khoản, với nội dung chủ yếu là: Cắt hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa).
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh và lan rộng khắp nơi, gây cho Pháp nhiều tổn thất. Tiêu biểu là chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông của người anh hùng Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Pháp (12/1861);cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Trương Định.
4. Thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì – nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam kì chống Pháp.
- Ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp thành. Phan Thanh Giản lệnh cho 2 tỉnh còn lại nộp thành cho Pháp. Trong vòng 5 ngày, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
- Mặc d ... ớc của dân tộc.
D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 33. Trước những hạn chế của khuynh hướng cứu nước của các chí sĩ yêu nước đi trước, Nguyễn Tất Thành đã có quyết định gì?
A. Quyết định ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
B. Tích cực tham gia các hoạt động yêu nước.
C. Sang Nhật Bản để tìm kiếm sự giúp đỡ.
D. Dựa vào Pháp tiến hành cải cách.
Câu 34. Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là
A. cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
B. ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.
C. cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập.
D. cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Câu 35. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.
D. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng.
Câu 36. Tình cảnh chung của người lao động trên thế giới trong nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Tất Thành là gì?
	A. Ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
	B. Nhiều nơi người lao động được coi trọng.
	C. Người lao động ở các nước chính quốc có cuộc sống sung sướng.
	D. Người lao động ở đâu cũng được trả công rẻ mạt.
Câu 37. Tính chất phong trào công nhân trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. Mang tính tự giác.	B. Mang tính tự phát.
C. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.	D. Phụ thuộc vào phong trào yêu nước.
Câu 38. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1918 là cơ sở để
A. Người tham gia Quốc tế Cộng sản.
B. Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
C. Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. Người tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
Câu 39. Điểm khác biệt của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước chiến tranh là gì?
A. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang.
B. Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.
C. Kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang
D. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình.
Câu 40. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?
	A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân.
	B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.
	C. Là nguyên nhân thức đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 41. Ngày 5 – 6- 1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
	A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
	B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập.
	C. Phong trào kháng thuế ở Trung kì bùng nổ.
	D. Trường Đông Kinh Nghĩa thục được thành lập.
Câu 42. Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm tiến bộ gì so với các bậc tiền bối?
	A. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lí.
	B. Khảo sát trên một phạm vi rộng.
	C. Khảo sát trên một phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí.
	D. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.
Câu 43. Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu bùng nổ là
A. Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ tại Trân Châu cảng ngày 7/12/1941.
B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941.
C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941.
D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ 11/ 12/ 1941.
Câu 44. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.
B. Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).
C. Sự nhượng bộ, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với các nước phát xít.
D. Hậu quả của Đạo luật trung lập của Mĩ và Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau.
Câu 45. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) bùng nổ được mở đầu bằng sự kiện
A. Đức tấn công Tiệp Khắc. B. Đức tấn công Ba Lan.
C. Đức tấn công Liên Xô. D. Đức tham gia hội nghị Muy- ních.
Câu 46.Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước phát xít, thái độ của Mĩ như thế nào?
	A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại các nước phát xít.
B. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất ,nên đã chủ trương đoàn kết với các nước tư bản chống phát xít.
	C. Rất lo sợ chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản.
	D. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ. 
Câu 47. Với chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã có tác động như thế nào đối với Chiến tranh thế giới thứ hai?
	A. Cứu được tình thế hòa bình ở châu Âu.
	B. Khuyến khích các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
	C. Hạn chế quá trình dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.
	D. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xít.
Câu 48. Sau khi thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3- 1939), phát xít Đức đã 
A. chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
B. gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan.
C. đàm phán với Anh, Pháp để chống lại Liên Xô.
D. đàm phán với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.
Câu 49.Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp trong công nghiệp chú trọng vào ngành
A. công nghiệp chế biến.	B. khai thác mỏ.
C. công nghiệp nhẹ.	D. công nghiệp nặng.
Câu 50. Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gì?
A. Số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất	B. Số lượng nhiều, có nhiều ruộng đất.
C. Là tay sai của đế quốc Pháp.	D. Chiếm đa số, ít ruộng đất.
Câu 51. Thành phần trong tầng lớp tiểu tư sản là
A. tiểu thương, tiểu chủ, thân hào, binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
B. tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, công chức, nhà giáo, học sinh, sinh viên ...
C. nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhà buôn lớn.
D. viên chức, công chức, phú nông, trung nông.
Câu 52. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta khi 
A. Pháp vừa vào xâm lược Việt Nam.
B. đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
C. triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng.
D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì.
Câu 53.Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm mục đích
A. phát triển kinh tế Việt Nam.
B. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.
C. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
D. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Câu 54. Giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất có đặc điểm gì?
A. chiếm số lượng đông, bị áp bức, bóc lột nặng nề.
B. chiếm số lượng đông, có nhiều ruộng đất.
C. bị áp bức, bóc lột nặng nề, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
D. bị áp bức, bóc lột nặng nề, có hệ tư tưởng riêng.
Câu 55. Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải?
A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.
B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta.
D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.
Câu 56. Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là gì?	A. Quan hệ sản xuất TBCN phát triển ở Việt Nam.
B. Quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam.
C. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
D. Tính chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 57.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cũng đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, đó là	A. quan hệ sản xuất TBCN du nhập vào Việt Nam.
B. nền kinh tế TBCN ở Việt Nam phát triển.
C. góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến.
D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam.
Câu 58. Thực chất của Hội nghị Muy ních là
A. sự bán rẻ quyền lợi của Tiệp Khắc cho Đức.
B. đỉnh cao của chính sách dung dưỡng thỏa hiệp của Anh , Pháp đối với phát xít Đức.
C. kế hoãn binh của Anh ,Pháp để có thời gian chuẩn bị chiến tranh với Đức.
D.Anh,Pháp,Mĩ đồng ý trao Tiệp Khắc cho Đức .
Câu 59.Lực lượng nào đóng vai trò là trụ cột, quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
A.Mĩ, Anh, Pháp. 	B.Liên Xô, Mĩ, Anh.
C.Nhân dân các dân tộc bị phát xít chiếm đóng. 	 D.Liên Xô.
Câu 60. Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước phát xít,thái độ của Mĩ như thế nào?
	A.Hợp tác với Anh,Pháp chống lại các nước phát xít.
B.Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất,nên đã chủ trương đoàn kết với các nước tư bản chống phát xít.
	C.Rất lo sợ chủ nghĩa phát xít ,đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản.
	D.Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ. 
Câu 61. Chiến thắng Mát-xcơ-va của Hồng quân Liên Xô có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
	A.Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
	B.Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức.
	C.Làm tổn thất nặng nề quân Đức,tạo bước ngoặt chiến tranh.
	D.Buộc quân Đức phải chuyển sang thế phòng ngự.
Câu 62. Vai trò quan trọng nhất của các nước trong khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) thuộc về
	A.Liên Xô.
	B.quân Đồng minh,đứng đầu là Mĩ,Anh.
	C.nhân dân các nước Đông Âu bị phát xít chiếm đóng.
	D.Liên Xô,Mĩ,Anh.
Câu 63. Chủ trương của Liên Xô trước những hành động xâm lược của Liên minh phát xít là
A. kí với Đức, Italia Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau.
B. đoàn kết với các nước tư bản dân chủ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
D. liên kết với Mĩ tấn công và tiêu diệt nước Đức.
Câu 64. Thái độ của Anh và Pháp trước sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít là
A. chủ động kí với Đức hiệp ước hòa bình, không xâm phạm lẫn nhau.
B. kêu gọi nhân dân lao động và các lực lượng dân chủ trên thế giới đoàn kết chống chủ nghĩa phát xít.
C. liên kết với Liên Xô để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. thực hiện chính sách nhượng bộ, dung dưỡng cho phát xít.
Câu 65. Nội dung của Hiệp ước Muyních là
A. các nước tham dự hội nghị quyết định cho Xuyđét được quyền tự trị.
B. Anh, Pháp sẽ không giúp Ba Lan chống lại nước Đức.
C. Anh, Pháp trao vùng Xuy – đét của Tiệp Khắc cho Đức và Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
D. các nước tham dự hội nghị thống nhất sẽ không tấn công Liên Xô.
Câu 66. Mục đích chủ yếu nhất khiến cho Liên Xô kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm nhau là
A.có thời gian hòa bình để xây dựng lực lượng đối phó với phát xít Đức sau này.
B. không muốn rơi vào tình trạng cùng một lúc phải đối phó với thế lực đế quốc và phát xít.
C. để tìm đồng minh chống lại Anh, Pháp, Mĩ.
D. không muốn bị lôi kéo vào chiến tranh đế quốc.
Câu 67. Ngày 22/6/1941, xảy ra sự kiện lịch sử có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đó là
A. Pháp đầu hàng Đức.
B. Đức tấn công Liên Xô và Liên Xô tham gia chiến tranh.
C. Mĩ trực tiếp tham gia chiến tranh.
D. Nhật khai chiến với Mĩ, Anh.
Câu 68. Sự kiện đánh dấu Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu là
A. Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ tại Trân Châu cảng ngày 7/12/1941.
B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941.
C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941
D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ 11/ 12/ 1941.
Câu 69. Ngày 1/ 1/ 1942 tại Oasinhtơn diễn ra sự kiện gì gắn với Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Pháp kí bản tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc, khẳng định quyết tâm chống phát xít.
B. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc kí Hiệp ước Bảo vệ Hòa bình, an ninh thế giới .
C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh kí bản Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc khẳng định quyết tâm chống phát xít.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp kí Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu và Bắc Mĩ.
Câu 70. Chiến lược cơ bản của phát xít Đức tiến hành tấn công Liên Xô là
A. khiêu khích, quấy rối để thăm dò.
B. xúi giục các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết nổi dậy, rồi nhảy vào can thiệp.
C. tiến hành “ Chiến tranh chớp nhoáng”, “đánh nhanh, thắng nhanh”, thực hiện yếu tố bất ngờ.
D.vận động đầu hàng.
2. Bài tập tự luận.
Bài tập 1:Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kì lần thứ nhất như thế nào? Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc kì chống Pháp xâm lược lần thứ nhất (1873)?
Bài tập 2.Thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) như thế nào? Tác động của cuộc khai thác tới tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam?
Bài tập 3. Trình bày chủ trương và những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ đầu thế kỉ XX? Em có đánh giá, nhận xét gì về ông?
Bài tập 4.Vì sao Pháp đánh Đà Nẵng (1858)? Cuộc kháng chiến của quân và dân Đà Nẵng chống Pháp diễn ra như thế nào? 
Bài tập 5. Trình bày những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1918? Vì sao Người quyết định sang phương Tây?Quá trình tìm đường cứu nước của Người có gì khác với những nhà yêu nước đương thời.
Bài tập 6. Trình bày những hoạt động cứu nước Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX? Điểm giống và khác nhau trong con đường cứu nước của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu?
Bài tập 7. Vai trò của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)?
Bài tập8. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam (1914 – 1918) diễn ra như thế nào? đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam?
Bài tập 9. Tại sao từ khi mới ra đời, công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp? Những hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong thời kì này?
Bài tập 10. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) xã hội Việt Nam có những biến đổi như thế nào?
Các em nhớ:
+ Đọc và nắm vững các yêu cầu nội dung phần I.
+ Đọc kĩ câu hỏi (tránh lạc đề).
+ Xác định trọng tâm câu hỏi, trả lời đúng vào trọng tâm của câu hỏi, chọn một đáp án đúng duy nhất (đối với câu trắc nghiệm khách quan).
+ Phân bố thời gian làm bài cho hợp lí.
+ Trình bày bài khoa học, sạch sẽ, viết đúng chính tả, tránh tẩy xóa.
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI THẬT TỐT!

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_11_nam_hoc_2019_2.doc