Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021

C. MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý :

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là

 A. cuộc cách mạng thần thánh. B. cuộc cách mạng vĩ đại.

 C. cuộc đại cách mạng. D. cuộc cách mạng tiêu biểu.

Câu 2. Mâu thuẫn nào mới nảy sinh ở Anh trước khi cách mạng bùng nổ?

 A. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc địa chủ.

 B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.

 C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới.

 D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản.

 

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

doc 7 trang viethung 10260
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập cuối học kì II môn Lịch sử 10 - Năm học 2020-2021
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Lịch sử 10
A.NỘI DUNG ÔN TẬP.
	Ôn tập kiến thức Lịch sử 10 học kì 2 , tập trung vào phần Lịch sử thế giới cận đại , với các nội dung chủ yếu sau: 
Thời kì
Nội dung kiến thức cần nắm vững
Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII
* Ở châu Âu và Mĩ bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:
- Cách mạng tư sản Anh (1642).
- Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Cách mạng tư sản Pháp (1789).
* Các em cần tìm hiểu và nắm được:
- Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp bùng nổ của các cuộc cách mạng.
- Diễn biến của các cuộc cách mạng.
- Kết quả - ý nghĩa.
- Tính chất của cách mạng.
=> Rút ra và hiểu được khái niệm: Thế nào là Cách mạng tư sản.
Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
* Tình hình các nước Âu – Mĩ trong giai đoạn lịch sử với các nội dung sau:
- Nguyên nhân- điều kiện, diễn biến và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp Anh.
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả Cuộc nội chiến ở Mĩ (1861- 1865).
- Thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
*Phong trào công nhân:
- Tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân: Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của ĐCS.
- Sự hình thành và chính sách thể hiện bản chất nhà nước mới của công xã Pa-ri (1871).
- Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX.
B. KẾT CẤU BÀI KIỂM TRA, gồm có 2 phần:
 - Phần trắc nghiệm khách quan (5.0 điểm).
 - Phần tự luận (5.0 điểm).
 C. MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý :
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là 
	A. cuộc cách mạng thần thánh.	B. cuộc cách mạng vĩ đại.
	C. cuộc đại cách mạng.	D. cuộc cách mạng tiêu biểu.
Câu 2. Mâu thuẫn nào mới nảy sinh ở Anh trước khi cách mạng bùng nổ?
	A. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc địa chủ.
	B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.
	C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới.
	D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản.
Câu 3. Sự chống đối giữa các thế lực nào làm bùng nổ cuộc nội chiến ở Anh vào thế kỉ XVII?
	A. Vua Sác-lơ I và quý tộc mới	.	B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.
	C. Qúy tộc mới với nông dân.	D. Tư sản với địa chủ phong kiến.
Câu 4. Khi nước Anh trở thành nước cộng hòa, mọi quyền hành nằm trong tay giai cấp nào?
	A. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến.	B. Tư sản và nông dân.
	C. Quý tộc mới và tư sản.	D. Quý tộc mới, tư sản và nông dân.
Câu 5. Cuộc tổng bãi công của công nhân dệt Si-ca-gô (Mĩ) ngày 01/5/1886 đã đưa ra yêu cầu gì ?
	A. Ngày làm 10h	B. Ngày làm 8 giờ
	C. Ngày làm 1 ca	C. Không làm ban đêm
Câu 6. Vì sao cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
	A. Không đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
	B. Kết thúc bằng sự nhượng bộ của quý tộc mới và tư sản cầm quyền.
	C. Lập ra chế độ quân chủ lập hiến.
	D. Chưa giải quyết được ruộng đất cho nông dân.
Câu 7. Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào?
	A. Nội chiến.
	B. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
	C. Nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.
	D. Thống nhất đất nước từ trên xuống.
Câu 8. Hãy sắp xếp các sự kiện sau sao cho đúng diễn biến cách mạng tư sản Anh.
1. Sác-lơ I tuyên chiến với quốc hội.
2. Sác-lơ I triệu tập Quốc hội để tăng thuế.
3. Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa.
4. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
	A. 2,1,3,4.	B. 3,2,1,4.	C.1,2,3,4.	D. 4,3,2,1.
Câu 9. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là
	A. làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
	B. thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
	C. góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
	D. hành thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
Câu 10. Cuộc cách mạng công nghiệpở Anh được bắt đầu từ lĩnh vực nào?
	A. Công nghiệp nhẹ.
	B. Công nghiệp nặng.
	C. Công nghiệp năng lượng.
	D. Nông nghiệp. 
Câu 11. Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh?
	A. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
	B. Có ý nghĩa trọng đối với nước Anh.
	C. Đây là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
	D. Là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Câu 12. Ngày 4/7/1776 ghi vào lịch sử nước Mĩ là ngày?
	A. Quốc khánh nước Mĩ.
	B. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
	C. Đại hội lục địa lần thứ hai thành công.
	D. Cách mạng Mĩ thắng lợi.
Câu 13. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản có ý nghĩa như thế nào đối với giai cấp công nhân?
	A. Là lí luận cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân
	B. Là lí luận cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân thực hiện mục tiêu cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới
	C. Là lí luận cách mạng soi đường cho giai cấp công nhân thực hiện mục tiêu cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới
	D. Là công cụ để giai cấp công nhân chiến thắng giai cấp tư sản
Câu 14. Năm 1773 diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu nhất ở Bắc Mĩ?
	A. Nhân dân thuộc địa họp đại hội ở Phi-la-đen-phi-a.
	B. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công tàu chở chè của Anh.
	C. Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh với thuộc địa.
	D. Hòa ước Véc-xai được kí kết.
Câu 15. Sau cuộc phát kiến nào ,người dân châu Âu đã di cư sang vùng Bắc Mĩ?
	A. Sau cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng.
	B. Sau cuộc phát kiến của Cri-xtốp Cô-lôm-bô.
	C. Sau cuộc phát kiến của Va-xcô Đơ Ga-ma.
	D. Sau cuộc phát kiến của Đi-a-xơ.
Câu 16. Đâu không phải là chính sách của thực dân Anh đối với Bắc Mĩ?
	A. Cấm Bắc Mĩ sản xuất các mặt hàng công nghiệp.
	B. Cấm mở doanh nghiệp.
	C. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
	D. Cấm khai phá các vùng đất ở Miền Bắc và Miền Nam.
Câu 17. Chính sách của thực dân Anh ở Bắc Mĩ đã 
	A. được nhân dân Bắc Mĩ ủng hộ.
	B. gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của giai cấp tư sản Bắc Mĩ.
	C. làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa khiến mọi tầng lớp nhân dân phản ứng mạnh mẽ.
	D. giai cấp nông dân Bắc Mĩ nổi dậy đấu tranh.
Câu 18. Tháng 9-1774 đã diễn ra sự kiện nào dưới đâyở Mĩ?
	A. Chiến tranh giữa các thuộc địa và chính quốc bùng nổ.
	B. Đại hội lục địa lần thứ I được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a.
	C. Đại hội lục địa lần thứ II được triệu tập.
	D. Đại hội thông qua tuyên ngôn độc lập.
Câu 19. Ngày 4-7-1776 ,ở Mĩ đã diễn ra sự kiện nào dưới đây?
	A. Chiến tranh giữa các thuộc địa và chính quốc bùng nổ.
	B. Đại hội lục địa lần thứ I được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a.
	C. Đại hội lục địa lần thứ II được triệu tập.
	D. Đại hội thông qua tuyên ngôn độc lập.
Câu 20. Hạn chế của Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ là
	A. bảo vệ quyền lợi của nước Mĩ.
	B. chưa xóa bỏ giai cấp tư sản.
	C. không xóa bỏ chế độ nô lệ và việc bóc lột nhân dân lao động.
	D. chưa chia ruộng đất cho những người lao động.
Câu 21. Cương lĩnh của tổ chức Đồng minh những người cộng sản được gọi là gì?
	A. Cương lĩnh của những người cộng sản
	B. Tuyên ngôn của những người cộng sản
	C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
	D. Lời kêu gọi của những người cộng sản
Câu 22. Tháng 10-1777 là nội dung của sự kiện nào dưới đây ở Mĩ?
	A. Nghĩa quân thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga tạo nên bước ngoặt của chiến tranh.
	B. Nghĩa quân thắng trận quyết định ở I-oóc-tao.
	C. Hòa ước được kí kết ở Véc-xai (Pháp), Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa.
	D. Hiến pháp Mĩ được thông qua.
Câu 23. Năm 1787,ở Mĩ diễn ra sự kiện nào dưới đây?
	A. Nghĩa quân thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga tạo nên bước ngoặt của chiến tranh.
	B. Nghĩa quân thắng trận quyết định ở I-oóc-tao.
	C. Hòa ước được kí kết ở Véc-xai (Pháp), Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa.
	D. Hiến pháp Mĩ được thông qua.
Câu 24. Anh công nhận nền độc lập của Bắc Mĩ thông qua
	A. Đại hội lục địa lần thứ I.	B. Đại hội lục địa lần thứ II.
C. Hòa ước được kí kết ở Véc-xai.	D. Tuyên ngôn độc lập.
Câu 25. Ngày 01/5 hàng năm được lấy làm ngày Quốc tế lao động từ khi nào?
	A. Từ Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai 1889
	B. Từ khi công nhân Si-ca-gô đấu tranh 1886
	C. Từ Đại hội lần thứ hai của Quốc tế thứ hai
	D. Từ khi Quốc tế thứ nhất được thành lập 1864.
Câu 26. Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp duy trì chế độ nào?
	A. Chế độ quân chủ chuyên chế.
	B. Chế độ quân chủ lập hiến.
	C. Chế độ cộng hòa.
	D. Chế độ quân chủ chuyên chế đan xen với quân chủ lập hiến.
Câu 27. Nội dung lời kêu gọi của những người cộng sản trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là?
	A. Thế giới đoàn kết lại
	B. Hãy lật đổ giai cấp tư sản
	C. Hãy phá bỏ gông xiềng
	D. Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại
Câu 28. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là?
	A. giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột
	B. xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương
	C. lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích
	D. lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa
Câu 29. Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng- Bác ái” được thông qua văn kiện nào của nước Pháp?
	A. Hiến pháp 1791.
	B. Triết học Ánh sáng.
	C. Lời kêu gọi của Quốc hội Pháp năm 1792.
	D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Câu 30. Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, lực lượng nào đóng vai trò quyết định đưa cách mạng đến thành công?
	A. Công nhân.	B. Nông dân.
	C. Tư sản.	D. Quần chúng nhân dân.
Câu 31. Giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là
	A. “trung tâm thương mại thế giới”.	B. “công xưởng của thế giới”.
	C. thủ phủ của thế giới.	D. ngôi nhà chế tạo của thế giới.
Câu 32. Vì sao nói: Cuộc nội chiến ở Mĩ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản thứ hai sau chiến tranh giành độc lập?
	A. Giải phóng hoàn toàn nô lệ da đen, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
	B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
	C. Xóa bỏ chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
	D. Xóa bỏ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 33. Ý nghĩa lớn nhất của Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn là?
	A. Giải thích nguồn gốc của loài người
	B. Giải thích nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên
	C. Giải thích nguồn gốc của các loài thực vật
	D. Giải thích nguồn gốc của các loài động vật
Câu 34. Nhờ đâu mà nhân loại biết: nguyên tử không phải là phân tử nhỏ nhất của vật chất?
	A. Nhờ phát hiện về điện
	B. Nhờ phát hiện về hiện tượng phóng xạ
	C. Nhờ nghiên cứu của Éc-nét Rơ-dơ-pho
	D. Nhờ thuyết electron của Tôm-xơn (người Anh)
Câu 35. Những sáng kiến kỹ thuật cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX có ý nghĩa như thế nào?
	A. Có nhiều phương tiện giao thông được chế tạo
	B. Có nhiều nguồn năng lượng được sử dụng
	C. Mở ra khả năng rộng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất
	D. Có nhiều máy móc hiện đại ra đời.
II. Phần tự luận
Câu 1: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc CMTS Anh (1642)? 
Câu 2: Cách mạng tư sản Pháp 1789 nổ ra trong bối cảnh nào? làm rõ vai trò của phái Gia-cô-banh đối với cách mạng Pháp?
Câu 3. Chứng minh rằng chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 4. Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh những thành tựu của cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX đã từng bước giải phóng sức lao động cơ bắp của con người.
Câu 5. So sánh với cuộc cách mạng công nghiệp Anh cuối thế kỉ XVIII, em có nhận xét gì về những thành tựu khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? 
Câu 6. Chứng minh rằng: Công xã Pa-ri 1871 là nhà nước kiểu mới.
Các em lưu ý:
+ Đọc và nắm vững các yêu cầu nội dung phần A.
+ Đọc kĩ câu hỏi (tránh lạc đề).
+ Xác định trọng tâm câu hỏi, trả lời đúng trọng tâm ; chọn một đáp án đúng duy nhất (đối với câu trắc nghiệm khách quan).
+ Phân bố thời gian làm bài hợp lí.
+ Trình bày bài khoa học, sạch sẽ.
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI THẬT TỐT!

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_10_nam_hoc_2020_2.doc