Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9

Câu 1: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:

A. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể B. Nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi

C. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống D. Dich bệnh lan tràn

Câu 2: Để góp phần cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống của người dân, điều cần làm là:

A. Chặt, phá cây rừng nhiều hơn

B. Tăng cường và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên

C. Xây dựng gia đình với qui mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con

D. Tăng tỉ lệ sinh trong cả nước

 

Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9 trang 6

Trang 6

docx 6 trang viethung 05/01/2022 8800
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9

Đề cương ôn kiểm tra học kì 2 môn Sinh học Lớp 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN KT 1 TIẾT KÌ II SINH 9
I. TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:
A. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể
B. Nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi
C. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống
D. Dich bệnh lan tràn
Câu 2: Để góp phần cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống của người dân, điều cần làm là:
A. Chặt, phá cây rừng nhiều hơn
B. Tăng cường và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên
C. Xây dựng gia đình với qui mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con
D. Tăng tỉ lệ sinh trong cả nước
Câu 3: Cây phù hợp với môi trường râm mát là:
A. Cây xà cừ
B. Cây phi lao
C. Cây bach đàn
D. Cây vạn niên thanh
Câu 4: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây:
A. Lai phân tích
B. Lai kinh tế
C. Giao phối cận huyết
D. Giao phối ngẫu nhiên
Câu 5: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:
A. Con người và các sinh vật khác
B. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
C. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
D. Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 6: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:
A. Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật
B. Đất, nướcvà sinh vật
C. Đất, trên mặt đất- không khí
D. Đất, nước, trên mặt đất- không khí
Câu 7: Da người có thể là môi trường sống của:
A. Chấy, rận, nấm
B. Sâu
C. Thực vật bậc thấp
D. Giun đũa kí sinh
Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về chim cú mèo?
A. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng
B. Tìm mồi vào buổi sáng sớm
C. Là loài động vật biến nhiệt
D. Tìm mồi vào ban đêm
Câu 9: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?
A. cây phượng vĩ
B. cây xương rồng
C. Cây me đất
D. Cây dưa chuột
Câu 10: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:
A. Có số cá thể cùng một loài
B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định
C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật
D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản
Câu 11: Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?
A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy
B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên
C. Lá tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó
D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra
Câu 12: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là:
A. 12,5%
B. 50%
C. 25%
D. 75%
Câu 13: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là:
A. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng
B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng
D. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng
Câu 14: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể là:
A. Thời gian hình thành của quần thể
B. Mật độ của quần thể
C. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể
D. Tỉ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể
Câu 15: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo:
A. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường
B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày
C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá
D. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn
Câu 16: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
A. Chất hữu cơ
B. Vô cơ
C. Hữu sinh
D. Vô sinh
Câu 17: Ví dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:
A. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
B. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
C. Cáo đuổi bắt gà
D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.
Câu 18: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi:
A. Khả năng cơ thể
B. Giới hạn sinh thái
C. Sức bền của cơ thể
D. Tác động sinh thái
Câu 19: Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng:
A. Cây rụng nhiều lá
B. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng
C. Tăng cường ôxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh
D. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên
Câu 20: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là:
A. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể
B. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể
C. Sự đa dạng về kểu gen trong quần thể
D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen
Câu 21: Hoocmon insulin được dùng để:
A. Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn
B. Điều trị suy dinh dưỡng từ ở trẻ
C. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen
D. Chữa bệnh đái tháo đường
Câu 22: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là:
A. Giao phấn xảy ra ở thực vật.
B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật
C. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.
D. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
Câu 23: Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn:
A. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ
B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải
C. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ
D. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải
Câu 24: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:
A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã
B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã
D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã
Câu 25: Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người là:
A. Mật độ dân số trên một khu vực nào đó
B. Tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong
C. Tỉ lệ giới tính
D. Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người
Câu 26: Môi trường là:
A. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
B. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
D. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
A. Có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau
B. Có khả năng đề kháng mạnh
D. Dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh
E. Cơ thể chỉ có một tế bào
Câu 27: Vi khuẩn đường ruột E coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm:
Câu 28: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên:
A. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi
B. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
C. Các con sói trong một khu rừng
D. Các con ong mật trong một vườn hoa
Câu 29: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?
Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Đáp án: C
Câu 30: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?
Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường. 
Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
Không thể sống được.
Câu 32: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?
Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.
Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.
Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.
Câu 33: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là
Kiếm mồi.
Nhận biết các vật.
Định hướng di chuyển trong không gian.
Sinh sản.
Câu 34: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. 
Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
Câu 35: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì? 
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
Câu 36: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? 
A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Hạn sự thoát hơi nước.
Câu 37: Ở nhiệt độ quá cao (cao hơn 400C) hay quá thấp (00C) các hoạt động sống của hầu hết các loại cây xanh diễn ra như thế nào? 
A. Các hạt diệp lục được hình thành nhiều.
B. Quang hợp tăng – hô hấp tăng.
C. Quang hợp giảm.– hô hấp tăng.
D. Quang hợp giảm thiểu và ngưng trệ, hô hấp ngưng trệ.
Câu 38: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là: 
A. Có chi dài hơn.
B. Cơ thể có lông dày và dài hơn ( ở thú có lông).
C. Chân có móng rộng.
D. Đệm thịt dưới chân dày
Câu 39: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào
A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, 
B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
Câu 40: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? 
A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.
B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.
C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.
D. Tập hợp các cây ngô ( bắp) trên một cánh đồng.
Đáp án: D
Câu 41: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên? 
A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.	B. Đàn cá sống ở sông
C. Đàn chim sống trong rừng.	D. Đàn chó nuôi trong nhà.
Câu 42: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là : 
A.Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
B. Bảo vệ môi trường không khí trong lành
C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia
D. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp 
Câu 43: Rừng mưa nhiệt đới là:
A. Một quần thể sinh vật	B. Một quần xã sinh vật
C. Một quần xã động vật	D. Một quần xã thực vật
Câu 44:Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây:
A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ
B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
Câu 45: Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống sau:
Cây gỗ à (...........) à Chuột à Rắn à Vi sinh vật
Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất 
A. Mèo	B. Sâu ăn lá cây 
C. Bọ ngựa	D. Ếch
Câu 46: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây?
A. Động vật ăn thực vật , động vật ăn thịt bậc 1 . động vật ăn thịt bậc 2
B. Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật 
C. Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật 
D. Thực vật , động vật ăn thịt bậc 2 , động vật ăn thực vật 
Câu 47: Năm sinh vật là : Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Cỏ ® châu chấu ® trăn ® gà rừng ® vi khuẩn
B. Cỏ ® trăn ® châu chấu ® vi khuẩn ® gà rừng 
C Cỏ ® châu chấu ® gà rừng ® trăn ® vi khuẩn
D. Cỏ ® châu chấu ® vi khuẩn ® gà rừng ® trăn 
Câu 48:Lưới thức ăn là :
A. Gồm một chuỗi thức ăn
B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên 
Câu 49: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là 
A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu .
B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn.
Câu 50: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do 
A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng 
B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn .
C. Con người dùng lửa sưởi ấm .
D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt .
II. TỰ LUẬN 
Câu 1: Cho các loài sau: (cỏ, chim sâu, sâu, hổ, dê, thỏ, cáo, chim cắt, vi sinh vật). Hãy xây dựng lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của sinh vật.
Câu 2 : Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Câu 3: Môi trường sống của sinh vật là gì? Trong rừng mưa nhiệt đơí có các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, sâu ăn lá, độ dốc của đất, độ tơi xốp của đất, lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, rắn hổ mang, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô có ảnh hưởng tới đời sống của chuột trong rừng. Hãy chia các nhân tố sinh thái thành các nhóm nhân tố sinh thái chính.
Câu 4: 
 Quần thể người khác với quần thể các sinh vật khác ở những đặc điểm nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 5: 
Hệ sinh thái là gì? 
Một hệ sinh thái đồng cỏ gồm các loài sinh vật sau: vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ. Hãy vẽ lưới thức ăn? 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_9.docx