Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Chủ nghĩa xã hội

+ Những đặc trưng cơ bản của CNXH.

+ Tính tất yếu khách quan quá độ lên CNXH? Cơ sở lí luận và thực tiễn quá độ

lên CNXH ở nước ta.

2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

+ Nguồn gốc nhà nước

+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khái niệm, bản chất, chức

năng)

+ Trách nhiệm của công dân

Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 03/01/2022 6820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021

Đề cương học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Năm học: 2020-2021
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 
1. Chủ nghĩa xã hội 
+ Những đặc trưng cơ bản của CNXH. 
+ Tính tất yếu khách quan quá độ lên CNXH? Cơ sở lí luận và thực tiễn quá độ 
lên CNXH ở nước ta. 
2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa 
+ Nguồn gốc nhà nước 
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khái niệm, bản chất, chức 
năng) 
+ Trách nhiệm của công dân. 
3. Nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa 
+ Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 
+ Nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã 
hội 
+ Những hình thức cơ bản của dân chủ (Dân chủ trực tiếp, Dân chủ gián tiếp (dân 
chủ đại diện) 
4. Chính sách dân số và giải quyết việc làm 
+ Chính sách dân số (Tình hình dân số, mục tiêu và phương hướng cơ bản của 
chính sách dân số) 
+ Chính sách giải quyết việc làm (Tình hình việc làm, mục tiêu và phương hướng 
cơ bản của chính sách giải quyết việc làm) 
5. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường 
+ Tình hình tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay. 
+ Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi 
trường 
6. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa 
+Chính sách giáo dục và đào tạo (Nêu vai trò, nhiệm vụ, phương hướng cơ bản 
của chính sách giáo dục và đào tạo) 
+ Chính sách khoa học và công nghệ (Nêu vai trò, nhiệm vụ, phương hướng để 
phát triển khoa học và công nghệ). 
Chính sách văn hóa (Nêu vai trò, nhiệm vụ, phương hướng cơ bản của chính sách 
văn hóa). 
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA 
BỘ MÔN: GDCD 
ĐỀ CƯƠNG KÌ II, NĂM HỌC 2020 - 2021 
MÔN: GDCD, LỚP 11 
 B. MINH HỌA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Nội dung 1: Lý luận về chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng ta 
Câu 1: Sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội theo chiều hướng nào? 
A. Từ thấp đến cao. B. Từ cao đến thấp 
C. Thay đổi về trình độ phát triển. D. Thay đổi về mặt xã hội. 
 Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là gì? 
A. Kinh tế B. Chính trị C. Văn hóa D. Tư tưởng 
 Câu 3: Yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác 
là yếu tố nào sau đây? 
A. Quan hệ sản xuất. B. Công cụ lao động. 
C. Phương thức sản xuất. D. Lực lượng sản xuất. 
 Câu 4: Hai giai đoạn phát triển của cộng sản chủ nghĩa khác nhau ở yếu tố nào sau đây? 
A. Sự phát triển của khoa học công nghệ. 
B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất. 
C. Sự phát triển của trình độ dân trí. 
D. Sự tăng lên của năng suất lao động. 
 Câu 5: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta cần phải làm gì? 
 A. Xóa bỏ ngay những yếu tố của xã hội cũ. 
B. Giữ nguyên những yếu tố của xã hội cũ. 
C. Từng bước cải tạo các yếu tố của xã hội cũ. 
D. Để cho các yếu tố xã hội tự điều chỉnh. 
Câu 6: Nguyên nhân nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là do đâu? 
A. Xuất phát từ ý định chủ quan của con người. B. Là một yếu tố khách quan. 
C. Do tình hình thế giới tác động. D. Do mơ ước của toàn dân. 
 Câu 7: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội có bao nhiêu hình thức? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
 Câu 8: Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam là gì? 
A. Quá độ trực tiếp. B. Quá độ gián tiếp. 
C. Thông qua một giai đoạn trung gian. D. Theo quy luật khách quan. 
 Câu 9: Hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội được gọi là gì? 
A. Quá độ trực tuyến và quá độ gián tiếp 
B. Quá độ trực tiếp và quá độ trung gian 
C. Quá độ trực tiếp và qua độ trực tuyến 
D. Quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp 
Câu 10: Theo quan điểm của Mác – Lênin CSCN phát triển qua mấy giai đoạn cơ bản? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
 Câu 11: Giai đoạn đầu của xã hội CSCN được gọi là gì? 
A. Xã hội chủ nghĩa B. Chủ nghĩa xã hội 
C. Xã hội của dân D. Xã hội dân chủ 
 Câu 12: Quá độ lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua chế độ TBCN được hiểu như thế nào? 
A. Bỏ qua toàn bộ sự phát triển trong giai đọan phát triển TBCN. 
B. Bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất TBCN. 
C. Bỏ qua việc sử dụng thành quả khoa học kỹ thuật. 
D. Bỏ qua phương thức quản lí. 
 Câu 13: Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì? 
A. Làm theo năng lực hưởng theo lao động. 
B. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. 
C. Làm hết mình hưởng hết nhu cầu. 
D. Tùy theo khả năng để đáp ứng nhu cầu. 
 Câu 14: Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn sau của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì? 
A. Làm theo năng lực hưởng theo lao động. 
B. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. 
C. Làm hết mình hưởng hết nhu cầu. 
D. Tùy theo khả năng để đáp ứng nhu cầu. 
 Câu 15: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua bao nhiêu hình thái kinh tế xã hội? 
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 
 Câu 16: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua tuần tự những hình thái kinh tế xã hội 
nào sau đây? 
A. CSNT, CHNL, PK, TBCN, XHCN B. CSNT, PK, TBCN, XHCN 
C. CSNT, CHNL, TBCN, XHCN D. CSNT, CHNL, PK, TBCN 
 Câu 17: Đặc trưng trên lĩnh vực văn hóa ở xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là 
gì? 
A. Nền văn hóa kế thừa những truyền thống dân tộc 
B. Nền văn hóa tiến bộ 
C. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 
D. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc 
Câu 18: Đặc điểm trên lĩnh vực chính trị thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì? 
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố, nâng cao. 
B. Các chính sách được thực hiện có hiệu quả. 
C. Cả a, b đúng. 
D. Cả a, b sai. 
 Câu 19: Đặc điểm trên lĩnh vực kinh tế thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì? 
A. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. 
B. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. 
C. Kinh tế nhà nước giữ vị trí thống trị. 
D. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. 
 Câu 20: Đặc điểm trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là 
gì? 
A. Xây dựng nền văn hóa XHCN. 
B. Tồn tại nhiều loại. nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau. 
C. Đã hình thành xong nền văn hóa XHCN. 
D. Xóa bỏ ngay tư tưởng, văn hóa xã hội cũ. 
Câu 21: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bao nhiêu kiểu nhà nước? 
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6 
 Câu 22: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây? 
a. Nhà nước chiến nô, phong kiến, tư sản, XHCN 
b. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, tư sản, XHCN 
c. Nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản, XHCN 
d. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, phong kiến, XHCN 
 Câu 23: Trong các kiểu nhà nước Nhà nước nào khác về chất so với các nhà nước trước đó? 
a. Chiếm hữu nô lệ. b. Phong kiến c. Tư bản. d. XHCN. 
 Câu 24: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào? 
a. Thời kì giữa xã hội CSNT. 
b. Thời kì đầu CSNT. 
c. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ. 
d. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX. 
Câu 25: Nhà nước xuất hiện do đâu? 
a. Do ý muốn chủ quan của con người. 
b. Do ý chí của giai cấp thống trị. 
c. Là một tất yếu khách quan. 
d. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào. 
 Câu 26: Bản chất của nhà nước là gì? 
a. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội. 
b. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội. 
c. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng. 
d. Mang bản chất của giai cấp thống trị. 
Nội dung 2: Một số chính sách xã hội của nhà nước ta 
Câu 1: Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh 
và bền vững thì phải làm như thế nào? 
a. Có chính sách dân số đúng đắn b. Khuyến khích tăng dân số 
c. Giảm nhan việc tăng dân số d. Phân bố lại dân cư hợp lí 
 Câu 2: Quy mô dân số là gì? 
a. Là số người dân trong mỗi quốc gia tại một thời điểm nhất định 
b. Là số người dân sống trong một khu vực tại một thời điểm nhất định 
c. Là số người sống trong một đơn vị hành chính tại một thời điểm nhất định. 
d. Là số người sống trong một quốc gia khu vực, vùng địa lí kinh tế tại thời điểm nhất định 
Câu 3: Cơ cấu dân số là gì? 
a. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi 
b. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, 
tình trạng hôn nhân 
c. Là tổng số dân được phân loại theo độ tuổi dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng 
hôn nhân 
d. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình 
trạng hôn nhân 
 Câu 4: Phân bố dân cư là gì? 
a. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực 
b. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lí kinh tế. 
c. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. 
d. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực hoặc một đơn vị hành chính. 
 Câu 5: Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây? 
a. Yếu tố thể chất b. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần 
c. Yếu tố trí tuệ d. Yếu tố thể chất và tinh thần 
 Câu 6: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì? 
a. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số b. Tiếp tục giảm quy mô dân số 
c. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư d. Tiếp tục tăng chất lượng dân số 
Câu 7: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì? a. Sớm ổn 
định quy mô, cơ cấu dân số 
b. Sớm ổn định quy mô và tốc độ gia tăng dân số 
c. Sớm ổn định cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số 
d. Sớm ổn định mức tăng tự nhiên 
 Câu 8: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì? a. Nâng cao hiệu quả 
của chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực 
b. Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực 
c. Nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực 
d. Nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực 
 Câu 9: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì? 
a. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền 
b. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục 
c. Làm tốt công tác tuyên truyền 
d. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục 
 Câu 10: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì? 
a. Nâng cao đời sống nhân dân 
b. Tăng cường nhận thức, thông tin 
c. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân 
d. Nâng cao hiểu biết của người dân 
Câu 7: Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì? 
a. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế 
b. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng 
c. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường 
d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng 
cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững. 
 Câu 11: Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay? 
a. Giữ nguyên hiện trạng 
b. Không khai thác và sử dụng tài nguyên; chỉ làm cho môi trường tốt hơn 
c. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường 
d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn 
ra nghiêm trọng 
Câu 12: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần 
có những biện pháp nào? 
a. Quy định quyền sở hữu, trách nhiệm sử dụng tài nguyên 
b. Gắn lợi ích và quyền 
c. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ 
d. Xử lí kịp thời 
 Câu 13: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần 
có những biện pháp nào? 
 a. Gắn lợi ích và quyền 
b. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê 
c. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ 
d. Xử lí kịp thời 
Câu 14: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần 
có những biện pháp nào? a. Gắn lợi ích và quyền 
b. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ 
c. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo; có biện pháp bảo vệ môi trường 
d. Xử lí kịp thời 
 Câu 15: Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuê nhằm mục đích 
gì? 
a. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng 
b. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên 
c. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững 
d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại, chống xu hướng 
chạy theo lợi ích trước mắt. 
 Câu 16: Chính sách đối với tài nguyên không thể phục hồi là gì? 
a. Không được khai thác 
b. Khai thác một cách tiết kiệm để phát triển lâu dài 
c. Khai thác bao nhiêu cũng được, miễn là nộp thuế, trả tiền thuê một cách đầy đủ 
d. Sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm và nộp thuế và trả tiền thuê để phát triển bền vững 
 Câu 17: Đâu là biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường trong sạch? 
a. Các nhà máy phải có hệ thống xử lí chất gây ô nhiễm 
b. Thu gom, xử lí tốt rác thải sinh hoạt 
c. Mỗi người phải chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường và tham gia tích cực vào các hoạt động 
bảo vệ môi trường 
d. Tất cả các phương án trên 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_nam_hoc_2020.pdf