Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững là chủ

trương lớn của Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên,

chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ở nước ta còn chưa cao. Bài báo đánh giá thực

trạng đào tạo nghề ở vùng nông thôn nhằm đưa ra những giải pháp để tăng cường hiệu

quả cho hoạt động này. Bằng phương pháp thống kê và phân tích tư liệu, chúng tôi

phác thảo thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đánh giá những thành quả

và bất cập. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp tăng cường đào tạo nghề cho

lao động hướng tới giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 1

Trang 1

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 2

Trang 2

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 3

Trang 3

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 4

Trang 4

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 5

Trang 5

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 6

Trang 6

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 7

Trang 7

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 8

Trang 8

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 9

Trang 9

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 11920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam
Đ. T. Thành và cs. / Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững 
 74 
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 
HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 
 Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 
Đinh Trung Thành, Hoàng Việt Dũng, Dương Văn Dân, 
Dương Trí Dũng, Nguyễn Năng Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Hương 
Trường Đại học Vinh 
Ngày nhận bài 26/11/2020, ngày nhận đăng 08/02/2021 
Tóm tắt: Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững là chủ 
trương lớn của Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, 
chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ở nước ta còn chưa cao. Bài báo đánh giá thực 
trạng đào tạo nghề ở vùng nông thôn nhằm đưa ra những giải pháp để tăng cường hiệu 
quả cho hoạt động này. Bằng phương pháp thống kê và phân tích tư liệu, chúng tôi 
phác thảo thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đánh giá những thành quả 
và bất cập. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp tăng cường đào tạo nghề cho 
lao động hướng tới giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam. 
Từ khóa: Nghề; đào tạo nghề; lao động; lao động nông thôn. 
1. Đặt vấn đề 
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của 
Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và liên quan đến nhiều 
chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những chính sách xã hội cơ 
bản, được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất 
nước qua các thời kỳ, nhất là trong giai đoạn 2015-2020. Qua hơn 10 năm thực hiện Đề 
án 1956, công tác đào tạo nghề lao động nông thôn đã đạt được những kết quả đáng ghi 
nhận. Các địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao 
động nông thôn. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân đối với công tác đào 
tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nhiều địa 
phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất kinh 
doanh, dịch vụ và các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác đào tạo nghề và hỗ trợ, tạo 
điều kiện giúp người sau học nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh. Công tác đào tạo nghề 
cho lao động nông thôn được phân cấp trực tiếp về các huyện, thị xã, thành phố đã tạo 
điều kiện cho các địa phương trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo, chủ động phát 
triển ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, 
từng vùng, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ 
góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững. 
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng còn rất nhiều khó 
khăn, hạn chế. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được coi trọng đúng 
mức; nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo 
nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không 
phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống; hiệu quả đào tạo nghề 
cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Công tác dự báo 
nhu cầu đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân chưa tốt. 
Email: dinhtrungthanhdhv@gmail.com (Đ. T. Thành) 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 74-84 
 75 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Cơ sở lý thuyết về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 
2.1.1. Nghề 
Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự phân 
công lao động, với tiến bộ khoa học kĩ thuật, và văn minh nhân loại. Có nhiều định nghĩa 
và khái niệm về nghề. 
Nói đến nghề là gắn liền với kiến thức, kĩ năng của nghề. Những kiến thức và kĩ 
năng này không phải tự nhiên mà có được mà là do kết quả đào tạo chuyên môn và tích 
lũy kinh nghiệm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Liên minh châu Âu - ILO, 
2011, tr. 6). 
Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân 
công lao động của xã hội” (Nguyễn Như Ý, 1999, tr. 1192). 
Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến quan niệm: “Nghề là một tập hợp lao động do 
sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính 
tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã 
hội” (Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến, 2004, tr. 15). 
Vũ Ngọc Hải quan niệm: “Nghề là một từ nhiều ý nghĩa, tuy vậy nghĩa thường 
dùng nhất là để chỉ một nhóm nhất định các thao tác lao động xuất hiện trong khuôn khổ 
của sự phân công lao động xã hội” (Vũ Ngọc Hải, 2003, tr. 277). 
Mai Quốc Chánh - Trần Xuân Cầu định nghĩa “Nghề là một dạng xác định của 
hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội, là toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà 
một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh 
vực lao động nhất định” (Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu, 2003, tr. 45). 
 Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta 
có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau: 
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con 
người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay 
tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề thường được hiểu là một 
việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi 
người. Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để thể hiện và khẳng 
định giá trị của bản thân. 
 2.1.2. Đào tạo nghề 
Năm 1999, Trung tâm nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lí định nghĩa: 
“Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có 
cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó 
bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan 
đến công việc chuyên môn hóa” (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lí, 
1999, tr. 174). 
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 số 74/2014/QH13 được Quốc hội thông 
qua ngày 27/1 ...  tại địa phương. 
Công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta đã thiên về chất lượng hơn là số 
lượng. Tỷ lệ học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng đã có sự thay đổi với 70% lao 
động đã học nghề phi nông nghiệp, chỉ còn 30% học nghề nông nghiệp. 
Kế hoạch năm 2020, cả nước sẽ tiến hành đào tạo nghề trình độ sơ cấp và các 
trình độ đào tạo nghề nghiệp khác cho 1,68 triệu người, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ 
sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động có 
việc làm sau đào tạo đạt trên 80%. 
Trong 9 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh song 
cả nước đã tuyển sinh và đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho trên 1 
triệu lao động nông thôn, trong đó gần 600.000 người là lao động nông thôn, hỗ trợ đào 
tạo nghề cho 250.000 lao động nông thôn (Anh Ngọc, 2020). 
Hơn 10 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn để lại nhiều kết 
quả tích cực, số LĐNT được đào tạo tăng, đạt khoảng 9,6 triệu người học nghề trong 10 
năm và 80% có việc làm mới. Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần quan trọng thực hiện 
Đ. T. Thành và cs. / Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững 
 80 
các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tỉ lệ lao động qua 
đào tạo tăng từ 28% (2010) lên 65% (2020). Thu nhập bình quân của lao động tăng từ 
37,9 triệu đồng (2009) lên 102,2 triệu đồng (2018), gấp 2,7 lần. Đào tạo nghề cho LĐNT 
góp phần giảm nghèo. Gần 200.000 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát 
nghèo. Gần 300.000 người sau học nghề đã tìm được việc và có mức thu nhập cao hơn 
bình quân chung của địa phương (Trọng Nhân, 2020). 
2.2.3. Những hạn chế trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam thời 
gian qua 
Thực tế đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay đang còn những bất cập 
cần tháo gỡ. Theo các ngành chức năng, người lao động sau khi học nghề đã biết vận 
dụng các kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, thực tế nhiều lao 
động sau khi học nghề không phát triển nghề được do thiếu vốn sản xuất và thiếu thị 
trường tiêu thụ sản phẩm. 
Ỏ cơ sở, công tác tư vấn học nghề, chọn nghề, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề 
chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của người học và TTLĐ mà chủ yếu dạy và học nghề 
theo phong trào, công tác đào tạo nghề chưa gắn kết với sử dụng lao động nên nhiều lao 
động sau khi học xong không làm theo đúng nghề đã học. Nguyên nhân chính của việc 
này là do chính quyền cơ sở nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa của các lớp đào tạo nghề, 
dẫn đến việc khảo sát nhu cầu, định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm sau khi 
kết thúc khóa học cho lao động nông thôn chưa được quan tâm thỏa đáng. 
Đa số các địa phương chưa bố trí ngân sách để thực hiện công tác đào tạo nghề và 
giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn. Trách nhiệm của chính quyền địa phương 
quyết định về hiệu quả trong đào tạo nghề. Có thể nhận thấy rằng mục tiêu tạo việc làm 
cho người lao động sau khi được đào tạo nghề theo Đề án 1956 chưa được quan tâm. Đó 
là chưa kể nhiều nghề được đào tạo không sát với thực tế bởi khi xây dựng các kế hoạch 
đào tạo đã không quan tâm tới đối tượng học, nghề học, khả năng việc làm sau khi học 
nghề của người lao động. 
Do đó, không chỉ người lao động ở nông thôn được đào tạo nghề không phù hợp 
mà sự gắn kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề và người học từ khâu khảo 
sát xác định nhu cầu đào tạo đến khâu tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động 
cũng chưa được hình thành. Hiện các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp chưa thiết lập 
được quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau. Vì vậy, hoạt động đào tạo, giới thiệu việc làm, cung 
ứng lao động của trường nghề chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. 
Về phía người lao động thì chưa xác định được nghề mình học và khả năng ứng 
dụng vào thực tiễn của bản thân mà vẫn cứ tham gia các lớp học nghề. Để khắc phục tình 
trạng đào tạo nghề không gắn với giải quyết việc làm, việc thực hiện phương châm “Chỉ 
đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề” là nhu cầu cấp thiết 
hiện nay. 
2.3. Giải pháp tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới 
giảm nghèo bền vững 
2.3.1 Dự báo nhu cầu đào tạo nghề của lao động khu vực nông thôn 
Dự báo giai đoạn 10 năm tiếp theo (2021-2030) nhu cầu đào tạo nghề của lao 
động động khu vực nông thôn rất lớn, biến động từ 3,5 triệu đến 6 triệu lượt người học. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 74-84 
 81 
Đến năm 2025, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 30% và tiếp tục giảm xuống còn 20% 
vào năm 2030. 
Tỷ lệ lao động nông thôn cần có sự đột phá, phát triển nhanh, nhất là nhóm có 
chuyên môn kỹ thuật cao (cần đến 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2035). 
Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam dự kiến sẽ hình thành 13 sản 
phẩm chủ lực cấp quốc gia; từ 200-300 sản phẩm chủ lực cấp vùng và tỉnh; khoảng 2.500 
sản phẩm nông nghiệp được chuẩn hóa theo chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm 
(OCOP). Do đó, nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là rất lớn. 
Bên cạnh đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần bám sát nhiệm vụ tái cơ 
cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030 ở địa phương, 
vùng miền để hoạch định cơ cấu nghề, chương trình, nội dung đào tạo nghề cho phù hợp, 
đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình 
xã viên, nông dân nghèo trong cả nước. 
2.3.2. Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp 
đột phá đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 
 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp đột phá đẩy 
nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong những 
năm tới, xác định hướng tổ chức thực hiện là phải lồng ghép mục tiêu đào tạo nghề, giải 
quyết việc làm và giảm nghèo với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, triển khai thực hiện 
đồng bộ, trong đó, giảm nghèo bền vững là mục tiêu quan trọng cần gắn với thực hiện tiến 
bộ và công bằng xã hội, các chính sách giáo dục, y tế, nhà ở, thông tin. 
2.3.3. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của nhà nước, đổi mới 
cơ chế đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn 
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền các 
cấp trong tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề; phát triển nguồn nhân lực, phân 
luồng học sinh học nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua đó, nâng cao thu 
nhập, ổn định cuộc sống gia đình, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ 
cấu lao động gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững khu vực nông thôn. 
Đồng thời, tiếp tục cải cách hệ thống các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề 
và các chính sách khác như tín dụng, đất đai, hỗ trợ hạ tầng, thương mại hóa sản phẩm 
cần phải được điều chỉnh một cách đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy tốt đa hiệu 
quả đào tạo nghề, giúp cho người học áp dụng tốt nhất kiến thực học được vào sản xuất 
kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho bản thân. 
2.3.4. Đổi mới nội dung, hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn 
Công tác đào tạo chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông 
nghiệp, nông thôn cần theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân 
thực sự trở thành người làm chủ trong sản xuất nông nghiệp, rút dần lao động nông 
nghiệp chuyển đổi sang công nghiệp dịch vụ. 
Dành tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu nghề cho các nội dung đào tạo về kỹ năng sử 
dụng máy móc cơ giới hóa đồng ruộng, chế biến nông sản, công nghệ hiện đại, nghề 
quản lý trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp... 
Về hình thức đào tạo, cần tiếp tục coi trọng việc hỗ trợ đào tạo tại các doanh 
nghiệp, hợp tác xã và các dạng thực hành tại nơi sản xuất; khuyến khích xã hội hóa và 
Đ. T. Thành và cs. / Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững 
 82 
nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề. Mỗi địa phương có từ 1 - 2 đơn vị đào tạo gắn 
với thực tiễn, theo nhu cầu đặt hàng của địa phương. 
3. Kết luận 
Ngoài việc thực hiện đồng bộ, lồng ghép có hiệu quả các chính sách an sinh xã 
hội, thì đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm đã góp phần quan 
trọng, mang tính quyết định vào việc giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam. 
Một trong những tiêu chí hàng đầu thực hiện việc giảm nghèo bền vững của Việt 
Nam là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Trong đó mục tiêu 
phấn đấu là tạo mọi điều kiện để ổn định phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo thêm nhiều 
việc làm mới cho người lao động. Với tiêu chí ấy, bằng nhiều nguồn lực, Việt Nam đã nỗ 
lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm mới và đào tạo đúng hướng 
theo kế hoạch đề ra. 
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta đã hạn chế được tình trạng thất 
nghiệp, thiếu việc làm, đồng thời đã tăng cường được sự hợp tác, tạo điều kiện đưa người 
lao động qua đào tạo đi làm việc ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh, ngoài 
nước. Như vậy, hướng đào tạo nghề theo nhu cầu thiết thực của người lao động đã đáp 
ứng được nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Vì vậy, người lao động qua đào 
tạo nghề đã có nhiều cơ hội để tìm việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo, thông qua đó, 
ngày càng khẳng định các chương trình mục tiêu về dạy nghề cho lao động nông thôn 
gắn kết chặt chẽ với giảm nghèo bền vững đã và đang được tiếp tục triển khai đồng bộ 
với những hành động thiết thực, góp phần khơi dậy các nguồn lực trong công tác tạo việc 
làm, nâng cao đời sống người dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Minh An (2019). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhìn từ chương trình nông thôn 
mới. Tạp chí Con số & Sự kiện. 
nong-thon-nhin-tu-chuong-trinh-nong-thon-moi.htm 
Hồ Đình Bảo, Ngô Bích Ngọc và Dương Thị Thanh Nga (2016). Nông nghiệp, nông thôn 
trong các giai đoạn phát triển và vấn đề của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 
số 225, tr. 20-27. 
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Liên minh châu Âu - ILO (2011). Kỹ năng dạy 
học, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên và người dạy nghề. Hà 
Nội: NXB Thanh niên. 
Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến (2004). Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý 
luận và thực tiễn. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội. 
Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2003). Giáo trình kinh tế lao động. Hà Nội: NXB Lao 
động Xã hội, trang 45. 
Phạm Duy (2020). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần xây dựng nông thôn 
mới. Thời báo Kinh doanh. https://thoibaokinhdoanh.vn/viec-lam/dao-tao-nghe-cho-
lao-dong-nong-thon-gop-phan-xay-dung-nong-thon-moi-1067726.html 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 74-84 
 83 
Nguyễn Văn Đại (2012). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông 
Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân. tr. 31-33. 
Vũ Ngọc Hải (2003). Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu của thế kỉ XXI 
(Việt Nam và Thế giới). Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Khánh Linh (2019). Đào tạo nghề lao động nông thôn góp phần tái cơ cấu nông nghiệp. 
Thời báo Tài chính. 
tao-nghe-lao-dong-nong-thon-gop-phan-tai-co-cau-nong-nghiep-75323.aspx 
Anh Ngọc (2020). Mới giải ngân được 48% kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông 
thôn năm 2020. Báo Đầu tư điện tử. https://baodautu.vn/moi-giai-ngan-duoc-48-
kinh-phi-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-nam-2020-d130490.html 
Trọng Nhân (2020). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Dạy nghề xong, tạo việc làm 
luôn. https://tuoitre.vn/dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-day-nghe-xong-tao-
viec-lam-luon-20201017090616094.htm 
Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 
phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. 
Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 
1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. 
Trung tâm nghiên cứu Khoa học Tổ chức và Quản lí (1999). Khoa học tổ chức và quản lí 
- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Hà Nội: NXB Thống kê. 
Hồng Thủy (2020). Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: Cần đổi mới toàn 
diện. Nông nghiệp Việt Nam. https://nongnghiep.vn/dao-tao-nghe-nong-nghiep-cho-
lao-dong-nong-thon-can-doi-moi-toan-dien-d266796.html 
Nguyễn Thanh Sơn (2020). Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt 
Nam. Tạp chí Công Thương.
nhan-luc-cho-nong-nghiep-nong-thon-viet-nam-72753.htm 
Nguyễn Như Ý (1999). Đại từ điển tiếng Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin. 
Đ. T. Thành và cs. / Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững 
 84 
SUMMARY 
VOCATIONAL TRAINING 
FOR RURAL LABORERS TOWARDS SUSTAINABILITY 
IN POVERTY REDUCTION IN RURAL VIETNAM 
Dinh Trung Thanh, Hoang Viet Dung, Duong Van Dan, 
Duong Tri Dung, Nguyen Nang Hung, Nguyen Thi My Huong 
Vinh University 
Received on 26/11/2020, accepted for publication on 08/02/2021 
Vocational training, job creation and sustainable poverty reduction are major 
policies of the Party and State and the responsibility of the entire political system. 
However, the quality of human resources in rural Vietnam still remains modest. This 
article aims to assess the current status of vocational training in rural areas in order to 
propose solutions to enhance the effectiveness of this policy. Using statistical method 
and document analysis, this study outlines the current status of vocational training for 
rural workers, evaluating the achievements and shortcomings. On that basis, some 
solutions are proposed to strengthen vocational training for workers towards sustainable 
poverty reduction in rural Vietnam. 
Keywords: Job; vocational training; labor; rural laborers. 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong_thon_huong_toi_muc_tieu_giam.pdf