Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718

Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như đòi hỏi về nguồn nhân lực

của ngành Tạo dáng sản phẩm công nghiệp ngày càng cao. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách

mạng 4.0, việc đào tạo ngành Tạo dáng sản phẩm công nghiệp bộc lộ nhiều bất cập và thiếu hiệu

quả, dẫn đến sự kém hấp dẫn của ngành học, không đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển

kinh tế xã hội. Các cơ sở đạo tạo mỹ thuật ứng dụng phải tự điều chỉnh và làm mới mình, cập nhật

và thiết kế lại chương trình đào tạo, cân đối hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. Mô hình học tập

tại xưởng đem lại những ích lợi thiết thực, giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng sáng tạo trong

điều kiện thực tế. Song song với việc trau dồi kiến thức, việc học tập đi đôi với thực hành dưới sự

hướng dẫn của chuyên gia, các nhà chuyên môn gi

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 1

Trang 1

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 2

Trang 2

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 3

Trang 3

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 4

Trang 4

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 5

Trang 5

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 6

Trang 6

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 7

Trang 7

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 8

Trang 8

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 5860
Bạn đang xem tài liệu "Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718

Dao-Tao-nganh-tao-dang-cong-nghiep-voi-mo-hinh-hoc-tap-tai-x_SID12_PID1278718
 24 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 57 (07/2019) 24-32 
ĐÀO TẠO NGÀNH TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP 
VỚI MÔ HÌNH HỌC TẬP TẠI XƯỞNG 
INDUSTRIAL DESIGN TRAINING 
WITH THE LEARNING MODEL IN THE FACTORY 
Trần Thanh Nam *1 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/01/2019 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/7/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/7/2019 
Tóm tắt: Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như đòi hỏi về nguồn nhân lực 
của ngành Tạo dáng sản phẩm công nghiệp ngày càng cao. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách 
mạng 4.0, việc đào tạo ngành Tạo dáng sản phẩm công nghiệp bộc lộ nhiều bất cập và thiếu hiệu 
quả, dẫn đến sự kém hấp dẫn của ngành học, không đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển 
kinh tế xã hội. Các cơ sở đạo tạo mỹ thuật ứng dụng phải tự điều chỉnh và làm mới mình, cập nhật 
và thiết kế lại chương trình đào tạo, cân đối hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. Mô hình học tập 
tại xưởng đem lại những ích lợi thiết thực, giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng sáng tạo trong 
điều kiện thực tế. Song song với việc trau dồi kiến thức, việc học tập đi đôi với thực hành dưới sự 
hướng dẫn của chuyên gia, các nhà chuyên môn giúp sinh viên tự tin và có đủ năng lực hoạt động 
nghề nghiệp sau khi ra trường. 
Từ khóa : Mỹ thuật ứng dụng, tạo dáng sản phẩm công nghiệp, chương trình đào tạo, học tập tại 
xưởng tạo dáng. 
Abstract: The development of science and technology and the increasing demand for human 
resources of Industrial Product Design, at the threshold of the 4.0 revolution, the training of 
Industrial Product Design reveals many shortcomings and inefficiencies, leading to the unattractive 
of the study, failing to meet the requirements of socio-economic development. Applied fine art 
training units must adjust and refresh themselves, update and redesign the training program to 
harmonize and balance the theory and practice. The learning model at the factory brings practical 
benefits to help students improve their creative skills in real contexts. In parallel with cultivating 
knowledge, the students' learning is practiced under the guidance of experts and teachers. Thanks to 
that, students are confident and capable of professional activities after graduation. 
Keywords: Applied fine arts, industrial product design, training programs, models, factory. 
1* Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 25 
1. Đặt vấn đề 
Khoa học công nghệ phát triển 
không ngừng trên thế giới và có ảnh hưởng 
to lớn đến ngành Tạo dáng sản phẩm công 
nghiệp, nhất là trong giai đoạn khời đầu 
của cuộc cách mạng 4.0 tại VN. Do đó, 
việc nhận diện lại chương trình đào tạo và 
phương pháp giảng dạy của ngành nghệ 
thuật non trẻ này ở nước ta là vô cùng cần 
thiết. Cùng với thực tiễn phát triển kinh tế - 
xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện 
nay, trước thực trạng đào tạo mỹ thuật ứng 
dụng có nhiều bất cập tại các cơ sở đào tạo 
trong cả nước. Chúng ta mạnh dạn vạch ra 
những yếu kém, thiếu cập nhật trong 
chương trình đào tạo, cũng như những ngộ 
nhận về khối lượng tri thức cần trang bị 
cho sinh viên. Tình trạng nhiều sinh viên 
sau khi tốt nghiệp yếu về kỹ năng nghề 
nghiệp, thậm chí không thề hành nghề 
đang là vấn đề lớn đối với các doanh 
nghiệp. Nhu cầu về nguồn nhân lực trong 
lĩnh vực tạo dáng sản phẩm công nghiệp 
ngày càng lớn. Nhưng để đáp ứng được 
chuẩn đầu ra cho sinh viên, đang là thách 
thức lớn của gần 40 cơ sở đào tạo mỹ thuật 
ứng dụng trên toàn quốc. Những cuộc khảo 
sát về tỉ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có 
việc làm chính là những con số biết nói, để 
các cơ sơ đào tạo đánh giá lại chương trình 
học và tự điều chỉnh lại mình. Trong cuộc 
cạnh tranh khốc liệt về tuyển sinh, nhiều 
cơ sở đào tạo đã làm công tác truyền thông 
thương hiệu một cách hiệu quả, song đó 
chỉ là biện pháp giải quyết tình thế. Vấn đề 
đặt ra là để phát triển bền vững, các cơ sở 
đào tạo phải quan tâm nâng cao chất lượng 
giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo 
phù hợp với trào lưu chung của thế giới. Số 
lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các 
trường Mỹ thuật Tạo hình ngày càng giảm, 
thậm chí phải đóng cửa ngành học như 
trường hợp ngành Đồ họa ở trường Đại học 
Nghệ thuật Huế. Trên thế giới, ngành Thiết 
kế - Tạo dáng công nghiệp luôn nằm trong 
10 nghề mà giới trẻ lựa chọn. Rõ ràng là, 
mỹ thuật ứng dụng đang có sức hút rất lớn 
đối với người học trong sự chuyển biến 
nhanh chóng của nền kinh tế của đất nước. 
Hàng hóa được sản xuất nhiều hơn, người 
tiêu dùng cũng có những đòi hỏi khắt khe 
hơn với các sản phẩm công nghiệp. Tạo 
dáng sản phẩm công nghiệp là đòn bẩy 
quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa các 
nhà sản xuất khác nhau. Mẫu mã đa dạng, 
có sức cuốn hút về mặt thị giác, hấp dẫn 
người tiêu dùng là động lực thúc đẩy sản 
xuất hàng hóa. Do đó, nhu cầu về nguồn 
nhân lực tạo dáng sản phẩm công nghiệp 
càng bức thiết hơn bao giờ hết. Các Nhà 
thiết kế mẫu mã - những Nhà tạo dáng sản 
phẩm công nghiệp là những người thực 
hiện kế hoạch sáng tạo, tạo ra các đồ vật, 
không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, mà 
còn phải đem đến sự hấp dẫn bên ngoài. 
Họ là những chuyên gia quyết định hình 
dáng bên ngoài sản phẩm và các đặc tính 
của các mặt hàng khác nhau được sản xuất 
theo dây chuyền công nghiệp. Công việc 
của một nhà thiết kế công nghiệp là quy 
trình đưa ra những đặc điểm thẩm mỹ của 
sản phẩm. Bao gồm: 1- phác thảo ý tưởng, 
2 - làm mô hình, 3 - tạo mẫu sản phẩm và 4 
- sản xuất thử nghiệm. Khả năng biến hàng 
hoá thành sản phẩm mang nghệ thuật tính, 
đã trở thành bằng chứng cho sự phát triển 
kinh tế ở mỗi quốc gia. Nhưng, hiện nay đa 
số sinh viên ở các trường đào tạo Tạo dáng 
sản phẩm chỉ có thể làm tốt công đoạn 1 và 
2. Còn để tạo ra mẫu sản phẩm có thể 
thuyết phục nhà sản xuất, đang còn hạn 
chế. 
Vấn đề đặt ra là các cơ sở đào tạo 
phải thay đổi cách dạy và cách học như thế 
 26 Nghiên cứu trao ... ạo dáng không phù hợp với tâm 
lý thụ cảm nghệ thuật của người Việt, thiếu 
cái “hồn” của sản phẩm và trở nên xa lạ 
với đại đa số quần chúng nhân dân. 
 28 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
H.2. Xưởng thực hành chất liệu, Khoa Mỹ 
thuật, trường Gangneung Wonji, thành 
phố Gangwon – do, Hàn Quốc. Nguồn: 
Tác giả. 
Lý thuyết phải gắn liền với thực 
hành, trong quá trình tiếp thu lý thuyết tại 
xưởng, sinh viên có điều kiện để thấy 
người thầy thị phạm, thao tác trên máy 
móc, thiết bị. Đây là những bài học từ thực 
tế sinh động, giúp cho người học dễ nắm 
bắt kiến thức hơn là những bài giảng lý 
thuyết khô khan trên các giảng đường. Dạy 
và học hiện nay mang tính truyền bá kiến 
thức đại trà, do đó mô hình học tại xưởng 
hướng đến đào tạo từng con người về kỹ 
năng hành nghề. Trong quá trình học tại 
xưởng, các kỹ năng của sinh viên sẽ được 
bộc lộ và được tôi luyện. Được chứng kiến 
cách làm việc của các chuyên gia giúp cho 
sinh viên có những hứng thú trong công 
việc. Bởi lẽ, một hành vi sáng tạo nhiều 
khi gây nên niềm cảm hứng cho một hành 
vi sáng tạo khác. 
3. Lợi ích từ việc liên kết với các 
doanh nghiệp trong đào tạo 
Có nhiều cơ sở đào tạo cũng xây 
dựng các xưởng thiết kế để phục vụ công 
tác giảng dạy, song với máy móc thiết bị 
còn lạc hậu, thiếu thực tế dẫn đến việc thực 
hành chỉ mang tính hình thức và còn nặng 
về lý thuyết suông. Các doanh nghiệp, nhà 
máy, phân xưởng sản xuất sản phẩm công 
nghiệp luôn luôn phải đầu tư trang bị máy 
móc, thiết bị mới bởi sự cạnh tranh khốc 
liệt của thị trường. Việc liên kết đào tạo 
với các doanh nghiệp sản xuất là vô cùng 
quan trọng, giúp cho nhà trường lấp đầy 
khoảng trống khi chưa có điều kiện đầu tư 
máy móc hiện đại. Các sản phẩm mỹ thuật 
công nghiệp đều gắn liền với nền công 
nghiệp, không ai phủ nhận vai trò của máy 
móc. Tạo dáng công nghiệp là một ngành 
của nghệ thuật tạo hình, công việc thiết kế 
sản phẩm công nghiệp vẫn là hoạt động 
nghệ thuật. Máy móc chỉ là công cụ hỗ trợ, 
chúng không thể thay thế con người trong 
sáng tạo nghệ thuật. Nhưng, để nâng cao 
chất lượng sản xuất hàng hóa, các doanh 
nghiệp sản xuất phải cập nhật công nghệ 
mới, do đó việc liên kết với đào tạo giúp 
sinh viên được hưởng lợi từ những đầu tư 
trang bị của doanh nghiệp. Sinh viên được 
tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, giúp 
cho sinh viên có những nhận thức mới 
trong tư duy sáng tạo. Tạo dáng công 
nghiệp là hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực 
sản xuất công nghiệp và thương mại. Do 
đó, trong chương trình dạy và học phải gắn 
kết đào tạo với cơ sở sản xuất sản phẩm 
mỹ thuật công nghiệp. Việc thiết kế các bài 
học phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn, có 
thể đưa vào sản xuất công nghiệp. Tránh 
những trường hợp bài học xa rời thực tế 
đất nước như tạo dáng xe ô tô, máy bay... 
trong khi những nền công nghiệp này của 
chúng ta còn non trẻ, chủ yếu là lắp ráp và 
chuyển giao công nghệ với nước ngoài. 
Nhà trường cần liên kiết với các doanh 
nghiệp, xí nghiệp, xưởng sản xuất..., để 
đưa sinh viên tham quan học tập, cũng như 
thiết kế chương trình đào tạo gắn với thực 
tế. Sinh viên sẽ được học tập trong môi 
trường chuyên nghiệp, rèn luyện tác phong 
công nghiệp. Nhà thiết kế - Nhà tạo dáng 
tương lai, trong suốt quá trình học tập, phải 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 29 
luôn giữ mối quan hệ mật thiết với các kỹ 
thuật viên và các chuyên gia liên quan. 
Mối quan hệ này nhằm mục đích đáp ứng 
nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, cũng 
như tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. 
Nhằm thỏa mãn hài hòa giữa tính công 
năng và tính thẩm mỹ. Mỹ thuật và khoa 
học công nghệ luôn luôn đồng hành trong 
các hoạt động sáng tạo sản phẩm mỹ thuật 
ứng dụng. Đây là điều tất yếu khi đào tạo 
ngành Tạo dáng công nghiệp. 
H.3. Xưởng Thiết kế - tạo dáng phương 
tiện giao thông, Học viện Hàn lâm Mỹ 
thuật công nghiệp quốc gia Mátxcơva, 
mang tên Stroganov, LB Nga. Nguồn: 
https://www.ico-
d.org/2016/05/11/stroganov.php 
Trong chương trình học, cần đưa ra 
những bài tập cụ thể theo đặt hàng của 
doanh nghiệp. Điều này vừa mang giá trị 
thực tiễn, vừa làm quen với cách tự tiếp thị 
và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, các doanh 
nghiệp nhận ra những lợi ích mà thiết kế 
sản phẩm có thể mang lại cho doanh 
nghiệp của mình, xây dựng mối quan hệ 
bền vững hai bên cùng có lợi. Ngoài ra, 
các sản phẩm được doanh nghiệp đưa vào 
sản xuất cũng tạo nguồn thu nhập cho sinh 
viên khi đang còn học tập tại trường. Đây 
là cách làm mà khoa Mỹ thuật của trường 
Gangneung Wonji, thành phố Gangwon – 
do, Hàn Quốc áp dụng. 
Do thời gian học tập tại trường là 
quá ít cho một chương trình đào tạo 4 – 5 
năm. Sinh viên không thể có tay nghề 
thành thạo, nếu không đầu tư nhiều thời 
gian thực hành, bởi lao động nghệ thuật 
luôn là một quá trình mài dũa và khổ 
luyện. Sản phẩm mỹ thuật ứng dụng của 
người Việt phải phù hợp với nhân trắc 
học cũng như tâm lý, tình cảm của cộng 
đồng dân cư. Nếu không, các sản phẩm 
đó sẽ không đáp ứng nhu cầu sử dụng của 
người tiêu dùng. 
Học tập trong các môi trường 
sản xuất của các doanh nghiệp mang lại 
lợi ích thiết thực. Những kiến thức mà 
sinh viên thu được xuất phát từ thực tế 
cuộc sống. Đó là những bài học sống 
động, bổ ích mà họ mang theo trong hành 
trang của mình sau khi tốt nghiệp. 
4. Vai trò của giảng viên và sinh 
viên trong đào tạo theo mô hình xưởng. 
4.1. Đối với người dạy 
Một trong những yếu tố quan trọng 
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở 
các trường Mỹ thuật Ứng dụng, đó là chất 
lượng đội ngũ giảng viên. Việc dạy nghề 
luôn luôn gắn liền kinh nghiệm hành nghề, 
cũng như uy tín về chuyên môn của người 
thầy. Họ sẽ là những người đồng hành 
cùng sinh viên trong các hoạt động sáng 
tạo, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng cũng 
như truyền cảm hứng trong lao động nghệ 
thuật. Điều hành công việc ở các xưởng tạo 
dáng, ngoài các thầy/cô có thâm niên hoạt 
động nghề nghiệp thì cần phải có sự tham 
gia của các chuyên gia, kỹ thuật viên lành 
nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: 
tạo khuôn mẫu, vận hành máy in, máy cắt 
lớp 3D..., hay các máy công cụ cầm tay. 
Tất nhiên không phải người thầy nào cũng 
có thể nắm vững tất cả các kỹ năng sử 
dụng máy móc, công nghệ. Do đó, việc cập 
nhật các kỹ năng cho giảng viên cũng góp 
phần trau dồi chuyên môn, nghề nghiệp là 
cần thiết. 
 30 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Trước đây để xây dựng đội ngũ 
giảng viên kế cận, các cơ sở đào tạo 
thường chọn những sinh viên tốt nghiệp 
xuất sắc, bồi dưỡng để trở thành những 
người thầy. Sẽ không có gì sai khi họ tiếp 
tục nâng cao trình độ, trau dồi nghề 
nghiệp, tham gia các hoạt động sáng tạo 
theo ngành nghề được đào tạo. Song, một 
bộ phận không nhỏ các giảng viên trẻ thủ 
phận, hài lòng với những gì mình đã có, 
không hoạt động nghề nghiệp. Do đó, các 
bài giảng trở nên khô khan vì thiếu kiến 
thức thực tế. Khoa học công nghệ luôn 
luôn biến đổi, nếu giảng viên không tham 
gia hoạt động sáng tạo, không tự làm mới 
mình, họ sẽ bị lạc hậu kém sức hấp dẫn đối 
với sinh viên. 
Hiện nay tại trường Đại học Kiến 
trúc Tp. Hồ Chí Minh, nơi đào tạo ngành 
Kiến trúc, Mỹ thuật Công nghiệp, Kiến 
trúc Nội thất đòi hỏi giảng viên phải đáp 
ứng được các tiêu chí: là Nhà sư phạm, 
Nhà khoa học và Nhà hoạt động chuyên 
môn. Không phải tất cả những người giỏi 
về chuyên môn đều có khả năng sư phạm, 
nhưng khả năng truyền đạt kiến thức cho 
người học là những yếu tố mang tính quyết 
định trong đào tạo. Cùng với công tác 
nghiên cứu khoa học để cập nhật thông tin, 
khoa học công nghệ và thiết kế giáo trình, 
giáo án phù hợp với những đòi hỏi về 
nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng trong 
giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc sử dụng 
thông thạo ngoại ngữ trong giao tiếp, 
nghiên cứ tư liệu nước ngoài cũng là một 
lợi thế của giảng viên. Khi có các hoạt 
động giao lưu quốc tế, hay mời chuyên gia 
nước ngoài đến làm việc tại các xưởng. 
Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên 
không chỉ thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo, 
tăng thu nhập, mà còn là hoạt động tích lũy 
kinh nghiệm, trau dồi nghề nghiệp. Góp 
phần làm cho những bài giảng trở sinh 
động, tạo nguồn cảm hứng cho người học. 
Yếu tố nguồn nhân lực mang tính nòng cốt 
trong chiến lược phát triển giáo dục. 
4.2. Đối với người học 
Qúa trình học tập tại xưởng, sinh 
viên được nghiên cứu, thực hành trong 
môi trường thực tế. Họ phải tích cực chủ 
động trong học tập, chứ không thụ động 
tiếp nhận kiến thức từ người dạy. Phải biết 
điểm yếu của mình để tự bổ sung kiến 
thức, cũng như kỹ năng thực hành. Trong 
các cuộc thi hay giao lưu với sinh viên 
quốc tế, sinh viên Việt Nam thường rất 
giỏi về lý thuyết, nhưng rất yếu về thực 
hành. Đều này cũng dễ hiểu vì sinh viên ở 
các nước tiên tiến được tiếp xúc với khoa 
học công nghệ trước khi bước vào đại học. 
Đất nước ta trên đà phát triển, khoảng cách 
nhiều ngành công nghiệp còn xa đối với 
thế giới. Do đó, chỉ có cách chủ động học 
và tự học mới hy vọng bù đắp những 
nhược điểm đó trong cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4. 
Sinh viên phải ý thức được rằng 
học tại xưởng là học tập và làm việc trong 
môi trường sản xuất. Do đó, rèn luyện kỹ 
năng làm việc trong môi trường công 
nghiệp là hết sức cần thiết. Kỷ luật lao 
động luôn luôn phải được tuân thủ nghiêm 
nghặt trong môi trường sản xuất có nhiều 
máy móc, thiết bị, có nhiều rủi ro về tai 
nạn lao động. Xây dựng tác phong công 
nghiệp, rèn luyện kỹ năng làm việc tập thể 
là những điều bắt buộc đối với sinh viên 
học theo mô hình xưởng. 
Rèn luyện kỹ năng làm việc với 
chuyên gia, kỹ thuật viên cũng vô cùng cần 
thiết. Sinh viên phải biết tận dụng cơ hội 
khi có điều kiện làm việc với họ. Hơn ai 
hết, các chuyên gia là những người có kinh 
nghiệm và kỹ năng thao tác trên các máy 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 31 
công cụ. Đặt câu hỏi hay đề nghị thị phạm 
mang đến những kiến thức hữu ích từ kinh 
nghiệm thực tế, đó là cách học chủ động, 
tiếp thu những kiến thức ngoài sách, vở. 
Với sự phát triển của công nghệ 
thông tin hiện nay, đã mang lại lớn ích to 
lớn trong việc cập nhật, tiếp cận với các 
sản phẩm mỹ thuật công nghiệp trong nước 
và thế giới một cách dễ ràng. Đây là điều 
kiện thuận lợi của cuộc cách mạng 4.0 
mang lại. Do đó, việc thường xuyên cập 
nhật các phần mềm thiết kế mới, hay nắm 
vững kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị 
mới là điều kiện tiên quyết cho sinh viên 
hội nhập nhanh với công việc tại các doanh 
nghiệp sau khi ra trường. Do đó, kỹ năng 
tiếp thu công nghệ mới là điều kiện cần đối 
với sinh viên khi còn học tập tại xưởng. 
5. Kết luận: 
Xuất phát từ vai trò của ngành Tạo 
dáng sản phẩm công nghiệp trong bối cảnh 
hiện nay. Cùng với những thách thức của 
cuộc cách mạng 4.0, các cơ sở đào tạo Mỹ 
thuật ứng dụng cần xem xét, điều chỉnh, 
thiết lại chương trình đạo tạo, nhằm thỏa 
mãn những đòi hỏi bức thiết trong tình 
hình mới. Việc đưa mô hình học tập tại 
xưởng là cần thiết, nhưng phải bám sát tình 
hình thực tế đặc thù của tường địa phương. 
Xây dựng chuẩn chuẩn đầu vào cũng như 
chuẩn đầu ra phải đáp ứng hài hòa giữa lý 
thuyết và thực hành; giữa tri thức và kỹ 
năng. Dựa trên những dữ liệu cụ thể, được 
thống kê từ thực tế của nền công nghiệp 
hàng hóa, kinh tế, thương mại của đất 
nước. Có như vậy, tính chất ứng dụng mới 
đi vào thực tế sản xuất và đời sống một 
cách hiệu quả, thiết thực. Sự bùng nổ của 
khoa học công nghệ, có tác động mạnh đến 
đến đào tạo tạo dáng sản phẩm công 
nghiệp. Không ai có thể phủ nhận hiệu quả 
của nó đem lại cho những hoạt động sáng 
tạo của nhà thiết kế. Song cũng cần phải 
tỉnh táo khi xây dựng chương trình đào tạo, 
để cân đối giữa các môn học lý thuyết và 
thực hành một cách hợp lý. Việc họp tập 
tại xưởng rèn luyện cho sinh viên biết vận 
dụng tri thức kết hợp với kỹ năng. Mỹ 
thuật ứng dụng vẫn là ngành sáng tạo nghệ 
thuật. Máy móc, thiết bị chỉ là những công 
cụ hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo nghệ 
thuật. Song, không rèn luyện kỹ năng làm 
việc trong môi trường sản xuất, thì nhà tạo 
dáng tương lai khó đáp ứng được yêu cầu 
của nhà tuyển dụng. Không sử dụng thuần 
thục công cụ sản xuất thì những ý tưởng 
sáng tạo chỉ nằm trên trang giấy trắng. Tạo 
dáng công nghiệp là hoạt động sáng tạo 
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và 
thương mại. Do đó, trong chương trình dạy 
và học phải gắn kết đào tạo với cơ sở sản 
xuất sản phẩm mỹ thuật công nghiệp. Nhà 
trường cần liên kiết với các doanh nghiệp, 
công ty, xưởng sản xuất..., để đưa sinh viên 
tham quan học tập, cũng như thiết kế 
chương trình đào tạo gắn với thực tế. Xây 
dựng và tái đào tạo đội ngũ giảng viên để 
đáp ứng được những đòi hỏi, thách thức và 
đổi mới trong giáo dục đào tạo. 
Đào tạo ngành tạo dáng cần phải có 
những chuyển biến cơ bản để đáp ứng 
được những yêu cầu mang tính thời đại, 
phù hợp với quy luật phát triển. Có như thế 
mới thỏa mãn được nhu cầu sử dụng lao 
động trong ngành công nghiệp sản xuất 
hàng hóa, góp phần phát triển, xây dựng 
thương hiệu cho ngành tạo dáng sản phẩm 
mang nhãn hiệu Việt Nam./. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Trần Thanh Nam, Đào tạo ngành Tạo dáng 
công nghiệp với những thách thức của bối 
cảnh kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí 
 32 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Khoa học & Đào tạo, Trường Đại học Công 
nghệ Sài gòn, số 1/2018, tr. 41 -48. 
2. M. Cagan (2004), Hình thái học của nghệ 
thuật, Phan Ngọc dịch, Nxb Hội Nhà văn, 
Hà Nội. 
3. Cynthia Freeland, Một đề dẫn về lý thuyết 
nghệ thuật, Nguyễn Như Huy dịch, Nxb Tri 
thức, Hà Nội, 2010. 
4. Ocvirk, Stinson, Wingg, Bone, Cayton 
(2006), Những nền tảng của mỹ thuật, lý 
thuyết và thực hành, Lê Thành dịch, Nxb 
Mỹ thuật, Hà Nội. 
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Kiến trúc 
TP. Hồ Chí Minh 
Email: nam.tranthanh@uah.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nganh_tao_dang_cong_nghiep_voi_mo_hinh_hoc_tap_tai_x.pdf