Đánh giá tác động của đô thị hóa đến việc làm của người dân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Nghiên cứu nhằm xác định tác động của đô thị hóa đến việc làm của người bị thu hồi đất nông nghiệp và đề
xuất một số kiến nghị bảo đảm việc làm cho người bị thu hồi đất. Số liệu từ điều tra 2 bước đối với 100 hộ
gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp và 100 cán bộ, công chức, viên chức. Các số liệu được phân tích thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy tuyến tính bằng phần mềm
SPSS 20.0. Trong giai đoạn 2008 - 2019, tỷ lệ đô thị hóa của thành phố Vinh tăng từ 37,21% lên 68,30%. Có 5
nhóm yếu tố tác động đến việc làm. Nhóm yếu tố thu hồi đất có tác động lớn nhất với tỷ lệ tác động 28,25-
29,01%; nhóm yếu tố đô thị hóa có tỷ lệ tác động 21,63 - 21,56%; nhóm yếu tố lao động có tỷ lệ tác động 19,02
- 18,58%; nhóm yếu tố hỗ trợ có tỷ lệ tác động 18,46 -18,22%; nhóm yếu tố bồi thường có tỷ lệ tác động 12,63 -
12,84%. Các giải pháp đề xuất bao gồm: bảo đảm việc làm cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều, hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp và giải pháp về bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác động của đô thị hóa đến việc làm của người dân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 134 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN Trần Thái Yên1, 2*, Nguyễn Thanh Trà3 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định tác động của đô thị hóa đến việc làm của người bị thu hồi đất nông nghiệp và đề xuất một số kiến nghị bảo đảm việc làm cho người bị thu hồi đất. Số liệu từ điều tra 2 bước đối với 100 hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp và 100 cán bộ, công chức, viên chức. Các số liệu được phân tích thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS 20.0. Trong giai đoạn 2008 - 2019, tỷ lệ đô thị hóa của thành phố Vinh tăng từ 37,21% lên 68,30%. Có 5 nhóm yếu tố tác động đến việc làm. Nhóm yếu tố thu hồi đất có tác động lớn nhất với tỷ lệ tác động 28,25- 29,01%; nhóm yếu tố đô thị hóa có tỷ lệ tác động 21,63 - 21,56%; nhóm yếu tố lao động có tỷ lệ tác động 19,02 - 18,58%; nhóm yếu tố hỗ trợ có tỷ lệ tác động 18,46 -18,22%; nhóm yếu tố bồi thường có tỷ lệ tác động 12,63 - 12,84%. Các giải pháp đề xuất bao gồm: bảo đảm việc làm cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp và giải pháp về bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. Từ khóa: Đô thị hóa, tác động, việc làm, thành phố Vinh, yếu tố. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ9 Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu kinh tế, môi trường sống và thu nhập, việc làm của nhiều người dân, trong đó có người dân bị thu hồi đất và nhất là người dân bị thu hồi đất nông nghiệp (Lưu Đức Hải, 2011; Vương Diện Phương và Lưu Chị Kiệt, 2014). Đô thị hóa là sự gia tăng dân số của đô thị theo thời gian và được đánh giá theo các tiêu chí “tỷ lệ đô thị hóa”, “tốc độ đô thị hóa”. Tỷ lệ đô thị hóa là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số thị dân (dân số thuộc các phường, thị trấn) trên tổng số dân (tổng số dân của các phường, xã, thị trấn). Tốc độ đô thị hóa là tỷ lệ gia tăng của tỷ lệ đô thị hóa theo thời gian (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2016). Việc làm theo Điều 13, Bộ luật Lao động năm 2012 là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Việc làm có thể là các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó, hay là các công việc để thu lợi nhuận mà pháp luật không cấm (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2012). Theo đặc điểm của công việc, việc làm được phân thành việc làm trong lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Đô thị hóa tạo cơ hội để nhiều người chuyển việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp sang 1 Nghiên cứu sinh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Email: tranyen1975.na@gmail.com lĩnh vực phi nông nghiệp. Ngoài ra, đô thị hóa thường song hành với thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất và làm cho một bộ phận nông dân bị mất đất nông nghiệp, phải chuyển sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp (Đỗ Thị Thanh Huyền, 2020). Nói cách khác, đô thị hóa có tác động đến cơ cấu việc làm. Đến nay, có một số nghiên cứu liên quan đến đô thị hóa và việc làm ở những khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu của Kim Ngọc Thu Trang và Vũ Vân Anh (2020) nhằm đánh giá tác động của đô thị hóa đến đời sống của người dân thông qua các tiêu chí như thay đổi nghề nghiệp, cơ sở vật chất của người dân, thay đổi về cảnh quan, môi trường... Phan Thị Ngọc (2018), Mahapatra S. (2007) nghiên cứu về thay đổi sinh kế của người dân dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Đỗ Thị Thanh Huyền (2020), Diriba Dadi Debela (2016) nghiên cứu về một số khía cạnh kinh tế - xã hội của các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp cho công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nguyễn Đình Phúc (2017), Ravallion M. và Van de Walle D. (2007) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa. Acharya Akash (2002) nghiên cứu về thu hồi đất và việc làm trong quá trình đô thị hóa. Các nghiên cứu trên đã đánh giá những thay đổi về việc làm hay khả năng chuyển đổi lao động từ lĩnh KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 135 vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp của người dân khi bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa. Mặc dù vậy, các nghiên cứu chưa đi sâu vào các yếu tố tác động đến việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, cũng như mức độ tác động của đô thị hóa so với các yếu tố khác đến việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để có cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. Do vậy, đánh giá tác động của đô thị hóa đến việc làm của người dân là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu chọn địa bàn thành phố Vinh làm địa bàn nghiên cứu do từ khi trở thành đô thị loại I (năm 2008), quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và tác động mạnh đến kinh tế - xã hội, trong đó có việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp (UBND thành phố Vinh, 2020) nhưng đến nay chưa có nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đến việc làm trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu mức độ tác động của nhóm yếu tố đô thị hóa (tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa) so với các nhóm yếu tố khác đến việc làm của người bị thu hồi đất nông nghiệp tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An theo số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thu hồi đất nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2019 (từ khi thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại I đến hết năm 2019). 2.2. Thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được thu thập tại Chi cục Thống kê thành phố Vinh; số liệu về thu hồi đất nông nghiệp được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trườ ... thành phần lớn hơn 0,60 (Bảng 7), nên phân tích EFA có ý nghĩa thực tiễn, các biến độc lập đảm bảo độ chính xác đưa vào mô hình phân tích hồi quy xác định mức độ tác động của các yếu tố đến việc làm. Bảng 5. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Tương quan biến tổng theo đánh giá của Tương quan biến tổng theo đánh giá của Nhóm yếu tố và biến đo lường Hộ gia đình Cán bộ, công chức, viên chức Nhóm yếu tố và biến đo lường Hộ gia đình Cán bộ, công chức, viên chức 1. Nhóm yếu tố đô thị hóa (ĐT – Alpha1=0,883; Alpha2=0,797) - Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi lớn hơn 70% (TH4) 0,832 0,853 - Tỷ lệ đô thị hóa (ĐT1) 0,847 0,803 4. Nhóm yếu tố bồi thường (BT– Alpha1=0,763; Alpha2=0,861) - Tốc độ đô thị hóa (ĐT2) 0,869 0,765 Bồi thường đất (BT1) 0,776 0,879 2. Nhóm yếu tố lao động (LĐ – Alpha1=0,874; Alpha2=0,891) Bồi thường cây cối, hoa màu (BT2) 0,745 0,843 - Tuổi của người trong độ tuổi 0,872 0,877 Bồi thường vật nuôi (BT3) 0,742 0,825 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 139 lao động (LĐ1) - Giới tính của người trong độ tuổi lao động (LĐ2) 0,863 0,864 5. Nhóm yếu tố hỗ trợ (HT– Alpha1=0,827; Alpha2=0,784) - Học vấn của người trong độ tuổi lao động (LĐ3) 0,841 0,823 Hỗ trợ tìm kiếm việc làm (HT1) 0,857 0,763 - Khả năng chuyển đổi việc làm của người trong độ tuổi lao động (LĐ4) 0,822 0,818 Hỗ trợ tạo việc làm (HT2) 0,846 0,747 3. Nhóm yếu tố thu hồi đất nông nghiệp (TH– Alpha1=0,854; Alpha2=0,845) Hỗ trợ chuyển đổi việc làm (HT3) 0,765 0,653 - Diện tích đất bị thu hồi (TH1) 0,865 0,861 Hỗ trợ sản xuất (HT4) 0,752 0,695 - Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi nhỏ hơn 30% (TH2) 0,843 0,854 Hỗ trợ đào tạo việc làm (HT5) 0,758 0,764 - Tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi từ 30% - 70% (TH3) 0,851 0,870 Alpha1 theo đánh giá của hộ gia đình; Alpha2 theo đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức. Bảng 6. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test Các tiêu chí Theo đánh giá của hộ gia đình Theo đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,873 0,786 Approx. Chi- Square 1.548.653 1.643.784 df 178 184 Bartlett's Test of Sphericity Sig. 0,000 0,000 Bảng 7. Trọng số của ma trận xoay Nhóm yếu tố tác động Theo đánh giá của hộ gia đình Theo đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức Biến đo lường 1 2 3 4 5 Biến đo lường 1 2 3 4 5 ĐT1 0,867 ĐT2 0,773 ĐT2 0,843 ĐT1 0,762 LĐ3 0,862 LĐ1 0,823 LĐ1 0,857 LĐ3 0,812 LĐ2 0,791 LĐ2 0,764 TH3 0,858 TH4 0,827 TH2 0,834 TH2 0,815 TH1 0,812 TH1 0,809 TH4 0,801 TH3 0,781 BT1 0,856 BT1 0,887 BT3 0,842 BT3 0,862 BT2 0,831 BT2 0,856 HT1 0,840 HT1 0,898 HT4 0,827 HT2 0,845 HT5 0,811 HT5 0,831 HT1 0,754 HT3 0,772 HT3 0,722 HT4 0,754 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 140 3.3.2. Phân tích hồi quy đa biến xác định mức độ tác động của các yếu tố đến việc làm Kết quả phân tích hồi quy đa biến tại bảng 8 cho thấy, hệ số Sig. bằng 0,00 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc Y. Giá trị R2 hiệu chỉnh dao động từ 0,817 đến 0,823 (Bảng 8) cho thấy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy tác động đến từ 81,7% đến 82,3% sự thay đổi của việc làm, còn lại 18,3% - 17,7% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, hệ số Durbin Watson có giá trị 1,932-1,954, nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5, nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra (Bảng 8). Độ phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến đưa vào mô hình đều nhỏ hơn 2 nên mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, các biến đưa vào nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (Sig. bằng 0 và nhỏ hơn 0,05). Từ hệ số hồi quy chuẩn hóa, xác định được phương trình hồi quy có dạng sau: Y1 = 0,964*TH + 0,738*ĐT + 0,649*LĐ + 0,630*HT + 0,431*BT + 1,652 Y2 = 0,935*TH + 0,753*ĐT + 0,643*LĐ + 0,636*HT + 0,422*BT + 3,538 Bảng 8. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Theo đánh giá của hộ gia đình bị thu hồi đất Theo đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức Thống kê đa cộng tuyến Thống kê đa cộng tuyến Nhóm yếu tố Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sai số (Sig.) VIF Tỷ lệ tác động (%) Thứ tự tác động Nhóm yếu tố Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sai số (Sig.) VIF Tỷ lệ tác động (%) Chênh lệch tỷ lệ (%) Hằng số 1,652 Hằng số 3,538 TH 0,964 5,543 0 1,643 28,25 1 TH 0,983 6,543 0 1,523 29,01 0,06 ĐT 0,738 4,474 0 1,454 21,63 2 ĐT 0,731 5,641 0 1,673 21,56 0,66 LĐ 0,649 5,763 0 1,248 19,02 3 LĐ 0,630 4,642 0 1,536 18,58 0,58 HT 0,630 3,765 0 1,652 18,46 4 HT 0,617 5,784 0 1,462 18,22 0,17 BT 0,431 5,762 0 1,753 12,63 5 BT 0,435 4,546 0 1,657 12,84 0,31 Sig. F = 0,000 Sig. F = 0,000 Hệ số R 2 = 0,821 Hệ số R 2 = 0,849 Hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0,817 Hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0,823 Durbin-Watson = 1,932 Durbin-Watson = 1,954 Bảng 8 cho thấy, tất cả 17 yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu có tác động đến việc làm tại thành phố Vinh với tỷ lệ tác động của các nhóm yếu tố khác nhau. Nhóm yếu tố đô thị hóa có tác động lớn thứ hai sau nhóm yếu tố thu hồi đất với tỷ lệ tác động từ 21,63% đến 21,56% (tương ứng theo đánh giá của hộ gia đình và cán bộ, công chức, viên chức). Tiếp theo là nhóm yếu tố lao động và hỗ trợ. Nhóm yếu tố bồi thường tác động nhỏ nhất đến việc làm với tỷ lệ tác động từ 12,63% đến 12,84% do thực hiện bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất thực hiện khá tốt. Kết quả tại bảng 8 cho thấy, mức độ tác động đến việc làm của các nhóm yếu tố theo đánh giá của hộ gia đình và cán bộ, công chức, viên chức có độ xấp xỉ bằng nhau, điều này chứng tỏ kết quả đánh giá tác động của các nhóm yếu tố có độ tin cậy. 3.4. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo việc làm cho người bị thu hồi đất do đô thị hóa tại thành phố Vinh Do mức độ tác động của 5 nhóm yếu tố đến việc làm khác nhau nên để bảo đảm việc làm cho người dân bị thu hồi đất cần ưu tiên thực hiện các giải pháp theo mức độ tác động của các nhóm yếu tố. Trước tiên cần ưu tiên bảo đảm việc làm cho những hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ diện tích bị thu hồi lớn do họ bị mất phương tiện sản xuất nhiều nhất. Bên cạnh đó cần tận dụng các mặt tích cực của đô thị hóa để chuyển một bộ phận người bị thu hồi đất tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp để có thu nhập như buôn bán, cho thuê nhà ở, chăm sóc da, tóc khi số lượng dân cư đô thị tăng hàng năm. Ngoài ra, cần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 141 chuyển đổi nghề cho người nông dân trong độ tuổi lao động, tiếp nhận họ vào các cơ sở sản xuất sau khi được đào tạo, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Những hộ còn đất nông nghiệp sau thu hồi thì cần tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá để thêm việc làm, tăng thu nhập. Đồng thời, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khôi phục, phát triển các làng nghề; khuyến khích nông dân góp cổ phần vào các doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động. Bên cạnh đó, cần thực hiện bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất đảm bảo bồi thường đúng, đủ, kịp thời các thiệt hại mà người bị thu hồi đất phải gánh chịu để cho họ có điều kiện làm việc tốt hơn lúc trước khi bị thu hồi đất. 4. KẾT LUẬN Trong giai đoạn 2008-2019, tỷ lệ đô thị hóa của thành phố Vinh tăng nhanh, từ 37,21% lên 68,30%, tốc độ đô thị hóa 102,94%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 19,11% xuống 13,03%; tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng và lao động thương mại, dịch vụ đều tăng mặc dù trong một số năm có sự tăng giảm không đồng đều. Tỷ lệ lao động thương mại, dịch vụ luôn ở mức trên 51%. Tất cả 17 yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu có tác động đến việc làm. Nhóm yếu tố đô thị hóa có tác động lớn thứ hai sau nhóm nhóm yếu tố thu hồi đất với tỷ lệ tác động từ 21,63% đến 21,56%. Tiếp theo là nhóm yếu tố lao động và hỗ trợ. Nhóm yếu tố bồi thường tác động nhỏ nhất đến việc làm với tỷ lệ tác động từ 12,63% đến 12,84% do thực hiện bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất thực hiện khá tốt. Để bảo đảm việc làm cho người dân bị thu hồi đất cần ưu tiên thực hiện các giải pháp theo mức độ tác động của các nhóm yếu tố. Trước tiên cần thực hiện giải pháp bảo đảm việc làm cho các hộ bị thu hồi đất nhiều, tiếp theo là giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp và giải pháp về bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Thanh Huyền (2020). Một số khía cạnh kinh tế - xã hội của các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp cho công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020. 18 (9): 678 - 686. 2. Hoàng Trọng Chu và Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức. Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Kim Ngọc Thu Trang và Vũ Vân Anh (2020). Tác động của đô thị hóa đến đời sống người dân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. 225 (07): 440 - 446. 4. Lưu Đức Hải (2011). Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị Việt Nam. Tạp chí Quy hoạch đô thị. (05): 48 - 52. 5. Nguyễn Đình Phúc (2017). Các yếu tố tác động đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học An Giang. 13 (1): 11 - 18. 6. Phan Thị Ngọc (2018). Từ sản xuất nông nghiệp đến kinh doanh nhà trọ: biến đổi sinh kế ở một làng ven đô Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. 4 (1b): 33 - 43. 7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012). Bộ luật Lao động, NXB Lao động, 2012. 8. Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định số 1210/QĐ - TTg ngày 5 tháng 9 năm 2008 về việc công nhận thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. 9. Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 52/QĐ - TTg ngày 14 tháng 01 năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050. 10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016). Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị. 11. UBND thành phố Vinh (2020). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ 2008 đến 2019. 12. Vương Diện Phương và Lưu Chị Kiệt (2014). Mô hình quy hoạch đô thị của các nước phát triển. Tạp chí Xây dựng Đô thị và Nông thôn Trung Quốc. 13. Acharya Akash (2002). Land Acquisition, Loss of Employment and Women’s Participation in Income Generation: A Case study of Coastal Belt of South Gujarat. Journal of Man and Development. 14 (3): 79 - 86. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 142 14. Diriba Dadi Debela (2016). The Impacts of Industrialization on Farmer’s Livelihoods Land Use and the Environment in Ethiopia: The Cases of Gelan and Dukem Towns. PhD Dissertation. pp. 90 - 95. 15. Hair Jr. J. F., Anderson R. E., Tatham R. L. and Black W. C. (1998). Multivariate Data Analysis (5th ed.). New York: Macmillan Publishing Company. 16. Igbaria M., Livari J. and Maragahh H. (1995). Why do individuals use computer technology? A finish case study. Information and Management. 29: 227 - 238. 17. Likert, R. A (1932). A technique for measuarement a attitudes, Archives of Phychology, Vol. 140, No 55. 18. Mahapatra S. (2007). Livelihood pattern of agricultural labour households in rural India. South Asia Research. 27 (1): 79-103. 19. Ravallion M. and Van de Walle D. (2007). Does rising landlessness signal success or failure for Vietnam's agrarian transition? Journal of Development Economics. 87 (2): 191-209. 20. Tabachnick, B. G., and Fidell, L. S. (1996). Using Multivariate Statistics (3rd ed.). New York: Harper Collins. IMPACT OF URBANIZATION ON EMPLOYMENT OF PEOPLE IN VINH CITY, NGHE AN PROVINCE Tran Thai Yen, Nguyen Thanh Tra Summary The study aims to determine the impact of urbanization on the employment of people whose agricultural land is acquired and to propose some recommendations to secure employment for those who have land acquired. Data were collected from the functional departments and from the 2-step survey on 100 households whose agricultural land was acquired and 100 officials, civil servants and public employees. The data were analyzed through Cronbach's Alpha coefficients, exploratory factor analysis and linear regression models using SPSS 20.0 software. In the period 2008 - 2019, the urbanization rate of Vinh city increases from 37.21% to 68.30%. There are 5 groups of factors that influence employment. The group of factors of land acquisition has the biggest impact with the impact rate of 28.25 to 29.01%; the group of urbanization factors has an impact rate of 21.63-21.56%; group of labor factors has an impact rate of 19.02 - 18.58%; the group of supporting factors has an impact rate of 18.46 - 18.22%; the group of compensation factors has an impact rate of 12.63 - 12.84%. The proposed solutions include: securing jobs for households with a lot of land acquisition, support for career change to non - agricultural sectors, and compensation for land and land - attached assets. Keywords: Employment, factor, impact, urbanization, Vinh city. Người phản biện: TS. Dương Ngọc Thí Ngày nhận bài: 8/10/2020 Ngày thông qua phản biện: 9/11/2020 Ngày duyệt đăng: 16/11/2020
File đính kèm:
- danh_gia_tac_dong_cua_do_thi_hoa_den_viec_lam_cua_nguoi_dan.pdf