Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bài viết thực hiện phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn của 35 doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì

niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2018. Kết quả phân tích chỉ ra

rằng cơ cấu nguồn vốn vẫn đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp; đảm bảo sự cân bằng

tài chính trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo sự ổn định, an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy

nhiên, cơ cấu nguồn vốn hiện tại với việc duy trì khoản nợ ngắn hạn lớn, hệ số nợ có xu hướng gia tăng,

phần lớn phụ thuộc vào các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp sẽ có tác động làm giảm hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp và làm gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Tác giả đề xuất ba giải

pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết tại Việt Nam

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 9501
Bạn đang xem tài liệu "Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 
67 
CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA VÀ BAO BÌ NIÊM YẾT 
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
 Mai Thanh Giang 
Tóm tắt 
Bài viết thực hiện phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn của 35 doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì 
niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2018. Kết quả phân tích chỉ ra 
rằng cơ cấu nguồn vốn vẫn đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp; đảm bảo sự cân bằng 
tài chính trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo sự ổn định, an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy 
nhiên, cơ cấu nguồn vốn hiện tại với việc duy trì khoản nợ ngắn hạn lớn, hệ số nợ có xu hướng gia tăng, 
phần lớn phụ thuộc vào các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp sẽ có tác động làm giảm hiệu quả kinh 
doanh của doanh nghiệp và làm gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Tác giả đề xuất ba giải 
pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết tại Việt Nam. 
Từ khóa: Cơ cấu nguồn vốn, doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì. 
CAPITAL STRUCTURE OF LISTED PLASTIC AND PACKAGING 
ENTERPRISES IN STOCK MARKET VIETNAM - SITUATION AND SOLUTIONS 
The paper analyzes the current situation of capital structure of 35 listed plastic and packaging 
enterprises on VietNam’s stock market in the period of 2012-2018. Analysis results show that the 
capital structure still ensures the ability of self-financing for owners of the enterprise; the financial 
balance, and the stability and safety in business activities. However, the current capital structure with 
large short-term debts, increasing debt ratio, big dependence on entities outside the business, will 
reduce business efficiency and increase financial risks for businesses. The author proposes 3 solutions 
to improve the capital structure of listed plastic and packaging businesses in Vietnam. 
Key words: Capital structure, listed plastic and packaging enterprises 
JEL classification: G; G3; G31.
1. Đặt vấn đề 
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp 
được coi như một tài sản, một loại hàng hóa có 
khả năng sinh lời và đem lại lợi ích cho nhà đầu 
tư. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến 
giá trị của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố bên 
trong và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. 
Trong đó, cơ cấu nguồn vốn là một yếu tố rất 
quan trọng tác động đến giá trị của doanh nghiệp. 
Nhận định này được đề cập đến trong nghiên cứu 
về lý thuyết và thực nghiệm khác nhau như 
nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976); 
Myer (1977,1984); Cheng & Tzeng (2011), 
Altan & Arkan (2011), Ogbulu and Emeni 
(2012), Huân & Hương (2014), Long (2017)... 
Ngoài ra, khi cơ cấu nguồn vốn thay đổi cũng sẽ 
có tác động đến rủi ro tài chính, khả năng thanh 
toán và sự cân bằng tài chính của doanh nghiệp. 
Ngành công nghiệp nhựa và bao bì là ngành 
công nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp 
phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát 
triển đất nước. Trong giai đoạn 2012 – 2018, 
ngành nhựa và bao bì là một trong những ngành 
có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm 
đạt từ 16% - 18%. Tuy nhiên, trong quá trình 
phát triển, các doanh nghiệp ngành nhựa và bao 
bì gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định 
như quy mô các doanh nghiệp trong ngành còn 
nhỏ, phụ thuộc vào các ngành sản phẩm cuối 
như thực phẩm, xây dựng, thiết bị điện tử, ô tô. 
Mức độ rủi ro kinh doanh cao (rủi ro về nguyên 
liệu, rủi ro về môi trường), đòi hỏi các doanh 
nghiệp duy trì cơ cấu nguồn vốn với hệ số nợ 
tăng cao đe dọa đến khả năng thanh toán của 
doanh nghiệp. Một câu hỏi đặt ra, cơ cấu nguồn 
vốn của doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết 
hiện nay như thế nào? Có tác động đến hiệu quả 
kinh doanh, giá trị doanh nghiệp không? Do đó, 
việc phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn của 
các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết 
tại Việt Nam sẽ là căn cứ rất quan trọng giúp nhà 
quản trị của các doanh nghiệp nhựa và bao bì xây 
dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhằm tối đa hóa 
giá trị doanh nghiệp. 
2. Cơ sở lý luận về cơ cấu nguồn vốn của 
doanh nghiệp. 
2.1. Khái niệm cơ cấu nguồn vốn 
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động 
sản xuất kinh doanh và đầu tư, doanh nghiệp có 
thể huy động và sử dụng nhiều nguồn vốn khác 
nhau. Có thể hiểu, nguồn vốn của doanh nghiệp 
phản ánh các khoản vốn mà doanh nghiệp huy 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 
68 
động và sử dụng nhằm tạo ra sự tăng thêm giá trị 
tài sản cho doanh nghiệp. 
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về 
cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tùy theo góc 
độ nhìn nhận. Nguyễn Minh Kiều (2006) cho 
rằng: Cơ cấu vốn (capital structure) là quan hệ về 
tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn 
cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng 
số nguồn vốn của công ty. Bùi Văn Vần và Vũ 
Văn Ninh (2015) cho rằng: Cơ cấu nguồn vốn là 
thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng 
giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử 
dụng vào hoạt động kinh doanh. Khi xem xét cơ 
cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta 
chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và 
vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh 
nghiệp. Theo Ross và cộng sự (2002): “Cơ cấu 
nguồn vốn là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn 
chủ sở hữu mà một DN sử dụng để tài trợ của 
các tài sản của DN. Cơ cấu nguồn vốn tối ưu đạt 
được khi tối đa hoá giá trị DN”. Như vậy, có thể 
hiểu “Cơ cấu nguồn vốn là mối quan hệ giữa các 
nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của doanh 
nghiệp được huy động và sử dụng vào hoạt động 
kinh doanh nhằm mục tiêu nhất định”. 
2.2. Phân loại cơ cấu nguồn vốn 
* Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn, cơ cấu 
nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện thông 
qua các chỉ tiêu sau: 
Hệ số nợ phải trả = 
Nợ phải trả 
Tổng nguồn vốn 
Cơ cấu nguôn vốn của doanh nghiệp thường 
được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số nợ phải trả, 
phản án ... các DN Nhựa và BB 
Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp 
ngành Nhựa và Bao bì có sự biến động lớn trong 
giai đoạn 2012 – 2018. Hệ số nợ phải trả có xu 
hướng biến động tăng lên trong giai đoạn 2012 – 
2018 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 
1,23%. Hệ số nợ phải trả giảm trong giai đoạn 
2012 – 2015 và tăng lên trong giai đoạn 2015 – 
2018 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân của mỗi 
giai đoạn lần lượt là – 0,73% và 3,23%. Với xu 
hướng biến động này, cơ cấu nguồn vốn của 
doanh nghiệp nhựa và bao bì năm 2018 là 51% 
vốn chủ sở hữu và 49% nợ phải trả. 
Trong cơ cấu nợ của các doanh nghiệp, căn 
cứ theo thời hạn sử dụng nợ vay, về quy mô các 
khoản nợ phải trả, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của 
các doanh nghiệp Nhựa và Bao bì tăng lên trong 
giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ tăng trưởng nợ 
bình quân hàng năm lần lượt là 22,39%; 19,08%; 
và 35,51%. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ 
trọng chủ yếu trong cơ cấu nợ phải trả, với tỷ 
trọng bình quân đạt 87,88%. Nhóm các doanh 
nghiệp SXSP bao bì; các doanh nghiệp có quy 
mô nhỏ, các doanh nghiệp có tỷ lệ SHNN dưới 
50% và nhóm doanh nghiệp niêm yết trên sàn 
HNX có tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cơ cấu nợ 
phải trả là rất cao, lần lượt là 92,38%; 96,48%; 
88,78% và 89,60%. Nếu căn cứ theo tính chất 
các khoản nợ, trong giai đoạn 2012 – 2018, tỷ 
trọng nợ vay bình quân đạt 28,67% và có xu 
hướng tăng lên từ mức 26,56% năm 2012 lên 
mức 31,37% năm 2018, với tốc độ tăng trưởng 
đạt 2,81%. Tỷ trọng nợ chiếm dụng bình quân 
đạt 17,62% và tốc độ tăng trưởng giảm 1,28% 
trong giai đoạn 2012 – 2018. Các doanh nghiệp 
ngành N&BB đang duy trì quy mô nợ có phí cao 
hơn quy mô nợ chiếm dụng. 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 
70 
Hình 1: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn 
Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DN Nhựa và BB 
3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động 
và sử dụng vốn 
Quy mô NVTX và NVTT đều có xu hướng 
tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ 
tăng trưởng bình quân lần lượt là 18,24% và 
19,08%. Trong giai đoạn 2012 – 2018, các doanh 
nghiệp ngành nhựa và bao bì duy trì cơ cấu 
nguồn vốn theo góc độ thời gian huy động và sử 
dụng vốn ổn định, với cơ cấu NVTX là 60% và 
NVTT là 40%. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn 
theo thời hạn huy động và sử dụng vốn đang có 
xu hướng điều chỉnh tăng dần hệ số NVTT và 
giảm dần hệ số NVTX trong giai đoạn 2016 – 
2018, cơ cấu nguồn vốn năm 2018 đạt tỷ lệ 
41,82% NVTT và 58,18% NVTX. 
3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động 
vốn 
Hình 2 cho thấy, quy mô NVBT và NVBN 
đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 
2018, với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 
16,42% và 19,02%. Quy mô NVBN có giá trị lớn 
gấp bình quân 4,23 lần so với quy mô NVBT. Xét 
về cơ cấu, trong giai đoạn 2012 – 2018, các doanh 
nghiệp ngành N&BB có cơ cấu nguồn vốn ổn 
định, với cơ cấu NVBN là 83,35% và NVBT là 
16,65%. Nguồn vốn bên ngoài của các doanh 
nghiệp ngành N&BB chiếm tỷ trọng cao trong 
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và có xu hướng 
giảm nhẹ trong giai đoạn 2012 – 2018. 
Hình 2: Quy mô và CCNV theo phạm vi huy động vốn 
Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DN Nhựa và BB 
38.93% 40.43% 40.70% 37.91% 37.08% 39.09%
41.82%
61.07% 59.57% 59.30%
62.09% 62.92% 60.91% 58.18%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
 -
 100
 200
 300
 400
 500
 600
 700
 800
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
M
ill
io
n
s
NVTT NVTX Hệ số NVTT Hệ số NVTX
15.59% 16.52% 16.57% 17.58% 17.58% 16.22% 16.47%
84.41% 83.48% 83.43% 82.42% 82.42% 83.78% 83.53%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
 -
 100
 200
 300
 400
 500
 600
 700
 800
 900
 1,000
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
M
il
li
o
n
s
NVBT NVBN Hệ số NVBT Hệ số NVBN
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 
71 
3.3. Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn của các 
doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì 
3.3.1. Những kết quả đạt được 
Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn đảm bảo khả 
năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. 
Trong giai đoạn 2012 – 2018, nền kinh tế có 
sự phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 
liên tục, thị trường chứng khoán có sự khởi sắc, 
giá chứng khoán bình quân của nhóm doanh 
nghiệp ngành N&BB đều tăng lên, dẫn đến giá 
trị nguồn vốn chủ sở hữu theo giá trị thị trường 
của các doanh nghiệp N&BB tăng lên, hệ số vốn 
chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn hệ số nợ 
phải trả. Điều này cho thấy, cơ cấu nguồn vốn 
hiện tại đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của 
doanh nghiệp. 
Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn đảm bảo sự cân 
bằng tài chính trong hoạt động kinh doanh. 
Quy mô NVTX và NVTT đều có xu hướng 
tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ 
tăng trưởng bình quân lần lượt là 18,24% và 
19,08%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành 
nhựa và bao bì duy trì cơ cấu nguồn vốn theo góc 
độ thời gian huy động và sử dụng vốn ổn định, 
với cơ cấu NVTX là 60% và NVTT là 40%. Do 
đó, sự cân bằng tài chính của doanh nghiệp 
N&BB vẫn được đảm bảo. 
Thứ ba, cơ cấu nguồn vốn đảm bảo sự ổn 
định, an toàn trong hoạt động kinh doanh. 
Nguồn vốn thường xuyên mang tính chất dài 
hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. 
Điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề 
kinh doanh và đảm bảo sự ổn định trong hoạt 
động tài trợ của doanh nghiệp, qua đó đảm bảo 
sự ổn định, an toàn trong hoạt động kinh doanh. 
3.3.2. Những hạn chế 
Một là, cơ cấu nguồn vốn có tác động làm 
giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 
Các chỉ số BEP, ROA, ROE của các doanh 
nghiệp N&BB có xu hướng giảm xuống trong 
giai đoạn 2012 – 2018. Hệ số nợ phải trả có xu 
hướng biến động tăng lên trong giai đoạn 2012 – 
2018 với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 
1,23%. Trong khi đó, tỷ suất sinh lời kinh tế của 
tài sản (BEP) có xu hướng biến động giảm và 
thấp hơn so với chi phí sử dụng nợ vay (rdt). 
Điều này, làm cho đòn bẩy tài chính có tác động 
khuếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở 
hữu (ROE). 
Hai là, cơ cấu nguồn vốn làm gia tăng rủi ro 
tài chính cho doanh nghiệp. 
Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp 
nhựa và bao bì có sự điều chỉnh theo hướng tăng 
dần hệ số nợ và giảm hệ số vốn chủ sở hữu trong 
giai đoạn 2012 – 2018. Cơ cấu nguồn vốn theo giá 
trị sổ sách năm 2018 xoay quanh mức 49% hệ số 
nợ và 51% hệ số vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu 
nguồn vốn của doanh nghiệp nhựa và bao bì, các 
khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, bình quân 
trong giai đoạn 2012 – 2018 đạt 39,39%. Đồng 
thời, các khoản nợ của doanh nghiệp phần lớn là 
các khoản nợ có phí (28,67%). Điều này cho thấy 
việc sử dụng nguồn vốn vay nợ ngắn hạn sẽ làm 
gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, từ đó 
có tác động làm giảm giá trị doanh nghiệp. 
Ba là, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 
phụ thuộc lớn vào các chủ thể bên ngoài. 
Quy mô NVBT và NVBN đều có xu hướng 
tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2018, với tốc độ 
tăng trưởng bình quân lần lượt là 16,42% và 
19,02%. Xét về cơ cấu, trong giai đoạn 2012 – 
2018, các doanh nghiệp ngành N&BB có cơ cấu 
nguồn vốn theo phạm vi huy động ổn định, với 
cơ cấu NVBN là 83,35% và NVBT là 16,65%. 
Như vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp N&BB 
phụ thuộc lớn vào các chủ thể bên ngoài, sự biến 
động của thị trường chứng khoán, nguồn vốn nội 
sinh thấp, năng lực tự tài trợ cho tài sản dài hạn 
không cao. 
4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu 
nguồn vốn của doanh nghiệp ngành nhựa và 
bao bì niêm yết tại Việt Nam 
Thứ nhất, hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục 
tiêu cho các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì 
niêm yết. Trong mỗi giai đoạn phát triển, doanh 
nghiệp cần xác định những mục tiêu kinh doanh 
cụ thể phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, 
tình hình kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn. Hoạch 
định cơ cấu nguồn vốn phải dựa trên cơ sở lý luận 
của lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Sự 
kỳ vọng lợi nhuận lớn hơn trong tương lai bằng 
cách gia tăng hệ số nợ cũng sẽ làm gia tăng rủi ro 
tài chính cho doanh nghiệp. Khi rủi ro tăng lên, 
giá cổ phiếu có xu hướng giảm và giá trị doanh 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 
72 
nghiệp cũng có xu hướng giảm xuống, nhưng sự 
kỳ vọng lợi nhuận gia tăng cũng làm giá trị doanh 
nghiệp tăng lên. Do đó, cơ cấu nguồn vốn tối ưu 
phải đảm bảo sự cân bằng giữa rủi ro và lợi 
nhuận, qua đó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 
Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu nợ theo hướng 
tăng nợ dài hạn, giảm dần nợ ngắn hạn. 
- Đối với các khoản nợ chiếm dụng ngắn hạn, 
Doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển với tốc 
độ bình quân 13,01% như trong giai đoạn 2012 – 
2018. Doanh nghiệp cần chủ động củng cố, gia 
tăng vị thế tín dụng và tăng cường các hoạt động 
đàm phán, yêu cầu nhà cung cấp mở rộng chính 
sách tín dụng thương mại hoặc yêu cầu khách 
hàng phải thực hiện thanh toán trước tiền hàng lớn 
hơn, khi đó cho phép doanh nghiệp giảm các 
khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn 
ngắn hạn, làm giảm chí phí sử dụng vốn vay. 
- Đối với nợ vay ngắn hạn, vay nợ ngắn hạn 
là khoản nợ có phí, do đó doanh nghiệp nhựa và 
bao bì cần thực hiện giảm các khoản vay nợ ngắn 
hạn xuống. Doanh nghiệp có thể chủ động tìm 
hiểu và mở rộng các kênh huy động vốn dài hạn 
để bổ sung, thay thế cho các cách thức vay nợ 
ngắn hạn từ ngân hàng thương mại. 
- Gia tăng các khoản vay nợ dài hạn, doanh 
nghiệp nhựa và bao bì có thể thực hiện các giải 
pháp cụ thể sau: (i) Phát hành trái phiếu doanh 
nghiệp; (ii) Vay dài hạn từ ngân hàng thương mại 
hoặc các tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp 
ngành nhựa và bao bì có thể sử dụng tài sản cố 
định làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay nợ 
dài hạn từ các tổ chức tín dụng. Tận dụng nguồn 
vốn dài hạn thực hiện các dự án mở rộng, nâng 
cao năng lực sản xuất kinh doanh sẽ góp phần 
thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp này; 
(iii) Vay dài hạn thông qua hình thức thuê tài 
chính. Đây là hình thức huy động vốn dài hạn 
mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các 
doanh nghiệp thiếu vốn có thể lựa chọn giải pháp 
thuê tài chính, thay vì mua phương tiện, máy móc 
thiết bị hay dây chuyền sản xuất. 
Thứ ba, tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu 
nhằm nâng cao hơn nữa hệ số vốn chủ sở hữu và 
khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. 
Trong những năm gần đây, việc duy trì cơ 
cấu nguồn vốn theo xu hướng giảm dần hệ số vốn 
chủ sở hữu và tăng dần hệ số nợ ẩn chứa nhiều rủi 
ro, mức độ độc lập về mặt tài chính giảm. Do đó, 
việc tăng cường nguôn vốn chủ sở hữu, nâng cao 
hệ số vốn chủ sở hữu, khả năng tự chủ tài chính 
của các doanh nghiệp ngành N&BB là rất cần 
thiết. Một số biện pháp cần thiết nhằm gia tăng hệ 
số vốn chủ sở hữu như sau: Một là, khai thác triệt 
để nguồn vốn nội sinh bổ sung nhằm gia tăng vốn 
chủ sở hữu. Hai là, lựa chọn các phương án huy 
động vốn chủ sở hữu hiệu quả. Bên cạnh việc gia 
tăng vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận để lại tái đầu tư 
thông qua điều chỉnh chính sách cổ tức, các doanh 
nghiệp ngành N&BB cần lựa chọn các phương án 
huy động vốn chủ sở hữu từ bên ngoài như phát 
hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. 
5. Kết luận 
Bài viết này nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn 
của các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm 
yết trong giai đoạn 2012 – 2018 trên các góc độ về 
quan hệ sở hữu; thời gian huy động và sử dụng 
vốn; phạm vi huy động vốn. Kết quả phân tích đã 
chỉ ra được những điểm tích cực và hạn chế trong 
cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, làm căn cứ 
cho phép tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn 
thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ngành 
nhựa và bao bì niêm yết tại Việt Nam. Hạn chế 
của bài viết chưa chỉ ra được cơ cấu nguồn vốn 
mục tiêu của doanh nghiệp là bao nhiêu? Mối 
quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn với rủi ro tài 
chính, khả năng thanh toán, và giá trị doanh 
nghiệp. Những hạn chế này sẽ được tác giả bổ 
sung trong các nghiên cứu tiếp theo. 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 
73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Altan & Arkan. (2011). Relationship Between Firm Value And Financial Structure: A Study On 
Firms In ISE Industrial Index, Journal of Business & Economics Research, 9(9), pp. 61 - 65. 
[2[. Cheng & Tzeng. (2011). The Effect of Leverage on Firm Value and How The Firm Financial 
Quality Influence on This Effect, World Journal of Management, 3(2), pp. 30-53. 
[3]. Nguyễn Hữu Huân & Lê Nguyễn Quỳnh Hương (2014), "Cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp Việt 
Nam", Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 101, pp. 50 - 58. 
[3]. Jensen & H.Meckling. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and 
ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4), pp. 305-360. 
[4]. Nguyễn Minh Kiều. (2006). Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 
[5]. Võ Minh Long (2017), Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp 
cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, 
Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM, TP. Hồ Chí Minh. 
[6]. Myers. (1977). Determinants of corporate borrowing. Journal of Financial Economics, 5(1977), pp. 
147 - 175. 
[7]. Myers. (1984). The Capital Structure Puzzle. The Journal of Finance, Vol. 39, No. 3,, pp. pp. 575-
592. 
[8]. Bùi Văn Vần & Vũ Văn Ninh. (2015). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 
[9]. Ogbulu & Emani. (2012). Capital Structure and Firm Value: Empirical Evidence from Nigeria", 
International Journal of Business and Social Science, 3(19), pp. 252 - 261. 
[10]. Stephen A. Ross. (2002). Fundamentals of Corporate Finance, Standard Edition. 
. 
Thông tin tác giả: 
1. Mai Thanh Giang 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: maithanhgiangtctt@gmail.com 
Ngày nhận bài: 13/3/2020 
Ngày nhận bản sửa: 26/3/2020 
Ngày duyệt đăng: 29/3/2020 

File đính kèm:

  • pdfco_cau_nguon_von_cua_cac_doanh_nghiep_nhua_va_bao_bi_niem_ye.pdf