Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bài viết này nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Bài viết có sử dụng số liệu của 59 công ty xây dựng đang niêm yết trên cả hai thị trường chứng
khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2012 - 2016. Các nhân tố được đưa vào nghiên cứu là quy
mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số khả năng thanh toán nhanh, kỳ thu tiền trung bình, số
ngày một vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu và
tốc độ tăng trưởng GDP, để kiểm tra sự tác động của chúng đến các chỉ số ROA, ROE là hai biến đại diện
cho khả năng sinh lời của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy năm nhân tố quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán nhanh, số ngày một vòng quay hàng tồn kho, tốc độ tăng trưởng
doanh thu là những nhân tố chủ yếu có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng
trong giai đoạn này
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Giới thiệu chung Khả năng sinh lời giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thì điều quyết định chính là khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì thế, khả năng sinh lời được coi là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam đang từng bước hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới thì việc nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp lại càng quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ 2012 - 2015, thị trường bất động sản hoạt động khá trầm lắng, chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn này. Trái ngược với tốc độ tăng trưởng cao của ngành năm 2010, 2011 lên đến 23,1% và 24,1%, thì suốt giai đoạn 2012 - 2016 dù giá trị ngành xây dựng tăng về số tuyệt đối tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sụt giảm mạnh so với giai đoạn trước giao động quanh 6% - 7%. Giai đoạn 2012 - 2016 là giai đoạn có nhiều biến đông trong các biến số vĩ mô của nền kinh tế, chinh sự biến động này tác động không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận các công ty xây dựng. Nếu trong giai đoạn 2009 - 2011, lợi nhuận sau thuế của các công ty xây dựng đạt cao, năm 2009 khoảng 2.091 nghìn tỷ, năm 2010 đột biến là 2.849 nghìn tỷ, năm 2011 giảm xuống còn 1.357 nghìn tỷ. Giai đoạn 2012 - 2016, chứng kiến sự suy giảm trong lợi nhuận sau thuế của các công ty xây dựng, năm 2012 lợi nhuận sau thuế đạt 140 tỷ, đột biến năm 2013 con số tổng lỗ lên tới 1.784 51 ? Sè 133/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Đỗ Thị Vân Trang Học viện Ngân hàng Email: trangdtv@hvnh.edu.vn Ngày nhận: 10/07/2019 Ngày nhận lại: 30/08/2019 Ngày duyệt đăng: 05/09/2019 B ài viết này nghiên cứu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài viết có sử dụng số liệu của 59 công ty xây dựng đang niêm yết trên cả hai thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2012 - 2016. Các nhân tố được đưa vào nghiên cứu là quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số khả năng thanh toán nhanh, kỳ thu tiền trung bình, số ngày một vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ tăng trưởng GDP, để kiểm tra sự tác động của chúng đến các chỉ số ROA, ROE là hai biến đại diện cho khả năng sinh lời của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy năm nhân tố quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán nhanh, số ngày một vòng quay hàng tồn kho, tốc độ tăng trưởng doanh thu là những nhân tố chủ yếu có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn này. Từ khóa: Khả năng sinh lời, ngành xây dựng. ?tỷ, năm 2014 số lỗ có dấu hiệu giảm đáng kể khi chỉ còn 151 tỷ, năm 2015 các doanh nghiệp ngành xây dựng bắt đầu có lợi nhuận. Năm 2016, tình hình lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện đáng kể khi nhiều doanh nghiệp đã có lãi, tổng lợi nhuận sau thuế của 59 doanh nghiệp đạt 1.380 tỷ đồng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu). Ngoài ra, doanh nghiệp xây dựng có đặc điểm kinh doanh khác so với các ngành khác như địa điểm sản xuất không cố định, chu kỳ sản xuất thi công kéo dài, chỉ diễn ra theo đơn đặt hàng và kỹ thuật thi công phức tạp, trang thiết bị tốn kém. Điều này đòi hỏi khi đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành xây dựng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cần lưu ý đến đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm ra giải pháp nâng cao khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới, bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp ngành xây dựng để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu tập trung vào làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu xem xét sự tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng. Sivathaasan và các cộng sự (2013) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tất cả các công ty sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Colombia, Sri Lanka từ năm 2008 đến năm 2012. Các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng) được sử dụng để nghiên cứu là cấu trúc vốn, cấu trúc tài sản, quy mô công ty và tốc độ tăng trưởng, các biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp là hai tỷ số ROA và ROE. Kết quả là các biến độc lập giải thích được 76.6% và 84.7% cho mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tăng trưởng ROA và ROE của doanh nghiệp. Trong đó, chỉ có cấu trúc vốn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các công ty, còn các biến cấu trúc tài sản, quy mô công ty và tốc độ tăng trưởng lại không có ảnh hưởng gì đến ROA và ROE. Khidmat và Rehman (2014) đã nghiên cứu trên 9 công ty ngành hóa học niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Pakistan từ năm 2001 đến năm 2009, với biến phụ thu ... n làm cho hàng tồn kho của các doanh nghiệp ứ đọng và để tồn tại qua thời kỳ này thì các doanh nghiệp phải dùng mọi biện pháp để bán hàng hóa làm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lưu trữ hàng tồn kho tăng lên rất nhiều, trong khi tốc độ tăng của doanh thu thì nhỏ làm cho doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận thì không tăng dẫn đến khả năng sinh lời giảm. Trên thế giới cũng có các nghiên cứu có cùng kết luận với mô hình này ví dụ như nghiên cứu của Punnose (2008). Nguyên nhân được đưa ra là khi tăng trưởng doanh thu tăng lên thì đồng thời các chi phí khác như chi phí lưu trữ, quảng cáo, cũng tăng lên, trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu lại không tăng nhanh bằng tốc độ tăng của các chi phí nên làm cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm. Mô hình ROE Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô và các nhân tố kinh tế vi mô đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng được xem xét thông qua biến phụ thuộc tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kết quả mô hình FEM và REM đến ROEđược thể hiện như bảng dưới đây: 59 ? Sè 133/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 4: Kết quả mô hình ROA theo FEM và REM Nguồn: Số liệu tác giả tự tổng hợp .tKLӋX Mô hình ROA Mô hình ROE +ӋVӕ t ± stat Prob +ӋVӕ T ± stat prob C -0.23447 -4.36641 0.00000 -1.24339 -0.64981 0.51628 Size 0.008600 4.74715 0.00000 0.03130 0.48491 0.62810 Gr -0.01176 -3.28119 0.0011 -1.14350 -8.95481 0.00000 DE -0.0018 -2.87391 0.004 0.14029 6.36807 0.00000 LIQ 0.0524 7.60134 0.0000 1.10928 4.51647 0.00000 ICC 0.000001221 0.26192 0.7936 0.00032 1.94804 0.05238 ARC -0.0000 -5.95045 0.00000 -0.00139 -5.17338 0.00000 PS 0.02109 1.78849 0.0748 0.93861 2.23398 0.02625 GDP 0.041227 0.10728 0.91464 -10.65482 -0.77816 0.43711 F ± statistics 17.66551 23.24961 Sign. F 0.00000 0.00000 R2 0.31199 0.39406 ?Cả 2 mô hình đều cho Sign. F là 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, đồng nghĩa với kết luận là các nhân tố quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán nhanh, kỳ thu tiền trung bình, số ngày một vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ giả thuyết của các biến độc lập cho ROE ở mô hình FEM là 59.35% cao hơn của mô hình REM là 39.96%. Sử dụng kiểm định Hausman để xác định xem mô hình nào phù hợp hơn và kết quả sau: Prob cho kết quả là 0.000, nhỏ hơn 0.05 đồng nghĩa với việc mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn. Theo kết quả hồi quy mô hình FEM thì có 5 nhân tố tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán nhanh, kỳ thu tiền trung bình, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động đến ROE của doanh nghiệp. Để hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, chúng ta sẽ xem xét từng nhân tố riêng biệt. Với với mức ý nghĩa 1%, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Kết luận này trái với giả thuyết ban đầu đưa ra. Điều này cũng không khó để giải thích vì các doanh nghiệp ngành xây dựng thường có xu hướng vay nợ nhiều dẫn đến tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Do đó, khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn lãi suất tiền vay bình quân thì doanh nghiệp sẽ tận dụng được ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, từ đó khuyếch đại lợi nhuận dành cho vốn chủ sở hữu. Kết quả này được thể hiện rõ hơn khi tỷ số ROE có xu hướng tốt lên trong năm 2016. Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Đây là kết quả đúng như dự đoán ban đầu và phù hợp với kết luận của Zaid và cộng sự (2014) tại thị trường Malaysia, Bolek và Wilinski (2011) tại Warsaw, và Khidmad và Rehman (2009) tại Pakistan. Biến kỳ thu tiền trung bình có tác động ngược chiều đến ROE của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 1%. Đây là kết quả hoàn toàn giống với kỳ vọng ban đầu, trên thế giới cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho kết luận tương tự về vấn đề này như Gill và các cộng Sè 133/201960 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 5: Kết quả mô hình ROE theo FEM và REM (Nguồn: Số liệu tác giả trích từ phần mềm eview 9.5) Mô hình Mô hình FEM Mô hình REM %LӃQ .êKLӋX +ӋVӕ t-stat Prob +Ӌ Vӕ t-stat prob C C -0.399 -0.044 0.965 -1.1924 -0.631 0.529 4X\P{GRDQKQJKLӋS Size 0.0234 0.0701 0.944 0.03 0.4626 0.644 7ӹOӋQӧWUrQ9ӕQ&6+ DER 0.2357 8.8798 0.000 0.15 0.0209 0.000 .KҧQăQJWKDQKWRiQQKDQK LIQ 0.8412 1.9382 0.054 1.1111 4.6442 0.000 .ǤWKXWLӅQWUXQJEuQK ARC -0.001 -2.9348 0.004 -0.0013 -5.232 0.000 6ӕQJj\YzQJTXD\HTK ICC -0.0001 -0.4715 0.639 0.0003 1.8078 0.072 7ӹOӋ76&ĈWUrQ776 PS -0.4 -2.9348 0.004 0.8833 2.1367 0.335 7ӕFÿӝWăQJWUѭӣQJGRDQKWKX Gr -0.9748 -7.2956 0.000 -1.123 -9.425 0.000 7ӕFÿӝWăQJWUѭӣQJ*'3 GDP -20.398 -1.455 0.147 -11.423 -0.907 0.365 F ± statistics 5.043830 23.79614 Sign. F 0.0000 0.0000 R2 0.593505 0.399625 sự (2010) nghiên cứu trên thị trường Mỹ, Owalabi và các cộng sự (2012), Pattweekongka & Napompech (2014). Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời (ROE) của doanh nghiệp. Kết luận này không như kỳ vọng ban đầu đặt ra vì trong giai đoạn 2012 - 2016, các doanh nghiệp ngành xây dựng liên tục gặp khó khăn và mới dần hồi phục vào năm 2014 nên tài sản cố định càng nhiều thì trích khấu hao càng tăng trong khi chúng lại không được sử dụng một cách có hiệu quả do doanh nghiệp không nhận được công trình, trong đó các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thì không tiêu thụ được hàng hóa nên sản xuất cũng thấp hơn công suất, kéo theo lợi nhuận giảm mạnh, tác động xấu đến ROE. Gill và các cộng sự (2010) cũng có kết luận tương tự cho vấn đề này. Nhân tố tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động ngược chiều đến ROE của doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 1%. Tương tự như mô hình ROA đã giải thích ở trên, trong giai đoạn 2012 - 2016 thì có đến 2 năm 2012, 2013 ngành xây dựng gặp khó khăn làm cho hàng tồn kho của các doanh nghiệp ứ đọng và để sống sót qua thời kỳ này thì các doanh nghiệp phải dùng mọi biện pháp để bán hàng hóa làm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lưu trữ hàng tồn kho tăng lên rất nhiều, trong khi tốc độ tăng của doanh thu thì nhỏ làm cho doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận thì không tăng dẫn đến khả năng sinh lời giảm. 5. Kết luận Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán nhanh, kỳ thu tiền trung bình, số ngày một vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ tăng trưởng GDP đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2016. Trong tương quan với các nghiên cứu cả trong và ngoài nước trước đây, kết quả nghiên cứu góp phần giải thích rõ hơn về khả năng sinh lời của doanh nghiệp xây dựng cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trong đó, tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là do ảnh hưởng của các nhân tố nội tại doanh nghiệp như chính sách về cơ cấu vốn, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; trong khi các nhân tố kinh tế vĩ mô gần như không có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong giai đoạn này. Vì vậy, kết quả nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan quản lý thị trường cũng như các đối tượng sử dụng thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm ra quyết định cho phù hợp. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, để tăng cường khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước hết cần quan tâm đến việc mở rộng quy mô kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp có quy mô kinh doanh càng lớn thì khả năng sinh lời càng cao, điều này là hoàn toàn hợp lý trong phạm vi nghiên cứu về các doanh nghiệp ngành xây dựng. Do sản phẩm xây dựng có thời gian sản xuất thi công dài, giá trị công trình lớn, sản xuất theo đơn đặt hàng nên doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì cơ hội trúng thầu nhiều công trìnhcó giá trị cao càng dễ, dẫn đến khả năng sinh lời càng cao. Bên cạnh đó, để mở rộng quy mô kinh doanh, cũng như để thực hiện các công trình có giá trị lớn thì không thể chỉ dựa vào vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần có năng lực quản trị tài chính tốt để tận dụng ảnh hưởng của nguồn vốn bên ngoài giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh nhưng cũng đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng được ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính. Cuối cùng, đối với doanh nghiệp xây dựng, tài sản cố định và hàng tồn kho là hai phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có chính sách đầu tư vào hai phần tài sản này một cách hợp lý thì không những doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả mà còn tiết kiệm được vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản này từ đó góp phần tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư, khi xem xét đầu tư vào doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cần thận trọng khi đầu tư vào những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vì trong lĩnh vực kinh doanh này doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường đi kèm với khả năng sinh lời thấp. Ngoài ra, việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp ngành xây dựng cũng là điều cần thiết, phù hợp với đặc điểm của ngành kinh doanh. Tuy 61 ? Sè 133/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học nhiên, các nhà đầu tư cần phải xem xét xem liệu đòn bẩy tài chính có được sử dụng để tài trợ cho hai phần tài sản mang tính đặc trưng trong doanh nghiệp xây dựng là tài sản cố định và hàng tồn kho hay không? Đồng thời, xem xét đến hiệu quả sử dụng của hai phần tài sản này có thể giúp nhà đầu tư có thể dự báo về khả năng sinh lời của doanh nghiệp xây dựng. Như vậy, kết quả từ nghiên cứu có thể giúp các doanh nghiệp ngành xây dựng lý giải các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp nhằm làm tăng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời, từ kết quả này cũng là cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc, lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao và bền vững, cũng như cân nhắc những rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp xây dựng.u Tài liệu tham khảo: 1. Addae, A. A., & Nyarko-Baasi, M. (2013), Working Capital Management and Profitability: An empirical Investigation in an Emerging Market, Research Journal of Finance and Accounting, 4 (15), 143-152. 2. Addae, A. A., & Nyarko-Baasi, M. (2013), Working Capital Management and Profitability: An empirical Investigation in an Emerging Market, Research Journal of Finance and Accounting, 4(15), 143-152. 3. Alshatti, A. S. (2015), The Effect of the Liquidity Management on Profitability in the Jordanian Commercial Banks, International Journal of Business and Management, 10(1), 62. 4. Alshatti, A. S. (2016), Determinants of banks’ profitability - the case of Jordan, Investment Management and Financial Innovations, 13(1), 84-91. 5. Bolek, M., & Wilinski, W. (2012), The influ- ence of liquidity on profitability of polish construc- tion sector companies, e-Finanse, 8(1), 38. 6. Dong, H., & Su, J. T. (2010), The relationship between working capital management and profitabil- ity: a Vietnam case, International Research Journal Of Finance and Economics, Issue 49, PP 59-67. 7. Gill, A., Biger, N., & Mathur, N. (2010), The relationship between working capital management and profitability: Evidence from the United States, Business and Economics Journal, 10 (1), 1-9. 8. Khidmat, W. B., & Rehman, M. U, Impact of liquidity & solvency on profitability chemical sector of Pakistan, Economic Management Innovation, Vol. 6, Issue 3, 2014. 9. Lazaridis, I., & Tryfonidis, D. (2006), Relationship between working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange, Journal of financial management and analysis, 19(1). 10. Michaelas, N., Chittenden, F., & Poutziouris, P. (1999), Financial policy and capital structure choice in UK SMEs: Empirical evidence from com- pany panel data, Small business economics, 12(2), 113-130. 11. Napompech, K. (2012), Effects of Working Capital Management on the Profitability of Thai Listed Firms, International Journal of Trade, Economics and Finance, 3(3), 227. 12. Owolabi, S. A., & Obida, S. S. (2012), Liquidity management and corporate profitability: Case study of selected manufacturing companies listed on the Nigerian stock exchange, Business Management Dynamics, 2(2), 10-25. Summary The paper looks at the influence of internal and external factors on the profitability of listed con- struction enterprises on Vietnam’s stock market. The study uses data of 59 listed construction companies on Hanoi Stock Exchange (HNX) and Hochiminh Stock Exchange (HOSE) in the period of 2012- 2016. The researched factors include the size of enterprise, debt to equity ratio, quick liquidity, inventory turnover time period, fixed assets to total asset ratio, and revenue and GDP growth rates to investigate their influence on ROA and ORE which are the representative variables of the company’s profitability. The research results show that the five factors have primary impacts on construction enter- prises’ profitability in this period. Sè 133/201962 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_kha_nang_sinh_loi_cua_cac_doanh_ng.pdf