Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Giáo dục kí năng tự bảo vệ (KNTBV) cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi là bước chuẩn bị quan trọng

để chuẩn bị cho trẻ đến với trường phổ thông. Kĩ năng này có thể được hình thành và phát triển thông qua

các hoạt động đa dạng ở trường mầm non (MN) mà hoạt động khám phá môi trường xung quanh

(KPMTXQ) là một trong những hoạt động có ưu thế. Bài báo trình bày một số biện pháp giáo dục KNTBV

cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường MN, bao gồm: (1)

Sử dụng các phương tiện trực quan nhằm rèn luyện kĩ năng nhận biết các nguy cơ mất an toàn; (2) Sử dụng

tình huống về sự nguy hiểm cần tự bảo vệ; (3) Sử dụng trò chơi rèn luyện kĩ năng nhận biết và xử lí các tình

huống cần được bảo vệ; (4) Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ.

Các biện pháp này cần được GV và PH sử dụng một cách đồng bộ và linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả cao

trong việc giáo dục KNTBV cho trẻ.

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trang 1

Trang 1

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trang 2

Trang 2

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trang 3

Trang 3

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trang 4

Trang 4

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trang 5

Trang 5

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trang 6

Trang 6

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trang 7

Trang 7

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 22860
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
110 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018), 110-117 
* Tác giả liên hệ 
Trần Viết Nhi 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Email: vietnhi110@gmail.com 
Nhận bài: 
 25 – 02 – 2018 
Chấp nhận đăng: 
 20 – 05 – 2018 
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 
QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 
Trần Viết Nhi 
Tóm tắt: Giáo dục kí năng tự bảo vệ (KNTBV) cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi là bước chuẩn bị quan trọng 
để chuẩn bị cho trẻ đến với trường phổ thông. Kĩ năng này có thể được hình thành và phát triển thông qua 
các hoạt động đa dạng ở trường mầm non (MN) mà hoạt động khám phá môi trường xung quanh 
(KPMTXQ) là một trong những hoạt động có ưu thế. Bài báo trình bày một số biện pháp giáo dục KNTBV 
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường MN, bao gồm: (1) 
Sử dụng các phương tiện trực quan nhằm rèn luyện kĩ năng nhận biết các nguy cơ mất an toàn; (2) Sử dụng 
tình huống về sự nguy hiểm cần tự bảo vệ; (3) Sử dụng trò chơi rèn luyện kĩ năng nhận biết và xử lí các tình 
huống cần được bảo vệ; (4) Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ. 
Các biện pháp này cần được GV và PH sử dụng một cách đồng bộ và linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả cao 
trong việc giáo dục KNTBV cho trẻ. 
Từ khóa: tự bảo vệ; kĩ năng tự bảo vệ; trẻ mẫu giáo; môi trường xung quanh; hoạt động khám phá môi 
trường xung quanh. 
1. Đặt vấn đề 
Cuộc sống hiện đại ngày càng nảy sinh những vấn 
đề phức tạp, những nguy cơ tiềm ẩn đối với con người 
đến từ trong tự nhiên và trong cuộc sống xã hội. Theo 
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn 
cầu có hơn 900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi 
tử vong do thương tích, trong đó: 90% là thương tích 
không chủ ý và 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy 
ra ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình [4]. Tại 
Việt Nam, thống kê của Cục Quản lí Môi trường cho 
thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn 
thương tích, trong đó nhóm 15-19 tuổi chiếm tỉ lệ 43%, 
tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, nhóm tuổi 0-4 
chiếm đến 19,5 [4]. Các số liệu nghiên cứu cho thấy có 
nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích cho trẻ em 
như đuối nước, bỏng, ngã, tai nạn giao thông, động vật 
cắn, chấn thương do vật sắc nhọn, ngạt... nhưng nguyên 
nhân sâu xa hơn cả là do trẻ em chưa được trang bị kĩ 
năng nhận biết, phòng tránh và ứng phó với các nguy cơ 
gây nguy hiểm để giữ an toàn cho bản thân. Các nghiên 
cứu của Gilbert J. Botvin và cộng sự (1979), Elizabeth 
Dunn và J.Gordo Arbuckle (2003), Barry L.Boyd 
(2005), Sandy K. Wurtele và Julie Sarno Owens 
(2009) cũng chỉ ra rằng tình trạng mất an toàn ở trẻ 
em nói chung có xu hướng ngày càng gia tăng, điều này 
đòi hỏi các nhà giáo dục cần quan tâm đến việc giáo dục 
kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các mối nguy hiểm 
xung quanh cho trẻ em. Tuy vậy, các nhà tác giả vẫn 
chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để giáo dục kĩ năng 
này cho trẻ thông qua các hoạt động cụ thể ở trường 
mầm non. 
Tuổi MN là giai đoạn thuận lợi để hình thành và 
phát triển những kĩ năng, thói quen cần thiết cho cuộc 
sống của trẻ sau này [7] [8]. Các nhà GDMN đã sớm 
nhận ra vai trò quan trọng của việc giáo dục KNS nói 
chung và KNTBV nói riêng cho trẻ ngay từ lứa tuổi MN 
để giúp trẻ có thể độc lập, tự chủ, sống khỏe, sống tốt và 
thành công trong tương lai. Giáo dục KNS, trong đó có 
KNTBV đã được quan tâm giáo dục trong và ngoài nhà 
trường cho các đối tượng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau 
[1]. Qũy Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),110-117 
 111 
Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục Khoa học và 
Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO).... cũng như các 
nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Newzealand, 
Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc đã sớm xem giáo dục 
KNTBV cho trẻ em từ độ tuổi MN là một trong những 
nhiệm vụ quan trọng [5] [6] [9]. 
Ở Việt Nam, nội dung giáo dục KNTBV cho trẻ đã 
được phản ánh trong chương trình GDMN mới, Bộ 
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và được triển khai thực 
hiện ở một số nơi, một số địa phương [5] [6]. Tuy vậy, 
nghiên cứu gần đây của Mai Hiền Lê (2010), Lê Thị 
Thanh Thúy (2010), Phan Tú Anh (2013) cho thấy 
KNTBV của trẻ em Việt Nam nói chung, trẻ mầm non 
nói riêng vẫn ở mức độ thấp. Điều này cho thấy sự cần 
thiết của việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giáo 
dục KNTBV cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục ở 
trường mầm non. 
Việc giáo dục KNTBV cho trẻ có thể được tiến hành 
trong tất cả các hoạt động ở trường MN, trong đó 
KPMTXQ là hoạt động có ưu thế. Trong hoạt động này, 
trẻ được tạo cơ hội tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm với 
các tình huống, hoàn cảnh sống đa dạng. Tham gia các 
hoạt động KPMTXQ chính là cơ hội tốt để trẻ vận dụng 
những hiểu biết và các kĩ năng đã có, đặc biệt là KNTBV 
để xử lí các tình huống đa dạng, luôn biến đổi xảy ra 
trong các hoạt động [6] [7] [8]. 
Vì vậy, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao 
hiệu quả giáo dục kĩ năng KNTBV của trẻ MG 5 - 6 tuổi 
là thiết thực và cấp bách trên cả phương diện lí luận 
cũng như thực tiễn. 
2. Rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu 
giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá môi 
trường xung quanh 
2.1. Đặc điểm kĩ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu 
giáo 5 - 6 tuổi 
Tự bảo vệ là khả năng trẻ tự giúp bản thân mình 
phòng tránh những tác động gây hại từ cuộc sống xung 
quanh trẻ, giúp trẻ sống khỏe mạnh và an toàn. Nguyễn 
Thị Thu Hà (2010) cho rằng “Kĩ năng tự bảo vệ là kĩ 
năng giúp trẻ nhận ra và biết cách tránh khỏi những 
nguy hiểm, những mối đe dọa đối với sự an toàn của 
trẻ”. KNTBV là một dạng KNS, mang những đặc trưng 
của KNS như bao hàm kĩ năng xã hội, liên quan đến tâm 
vận động, tồn tại ... ư các bạn?”, 
“Vì sao?”, “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta hành động 
như vậy?”. Sau đó, giáo viên khái quát lại những điều 
trẻ không nên làm và hậu quả đối với hành động đó như 
bị đuối nước (kết hợp hình ảnh trực quan). 
Bước 3: Đàm thoại với trẻ “Nếu bạn đi cùng muốn 
xuống tắm sông, các con sẽ làm gì? Vì sao?”, sau đó cho 
trẻ tự đưa ra cách xử lí. Giáo viên đưa ra một số cách xử 
lí như: không xuống tắm cùng bạn và về nhà một mình; 
khuyên ngăn bạn để bạn không xuống tắm; tìm người 
lớn xung quanh khuyên ngăn, giúp đỡ... (kèm hình ảnh 
trực quan). 
2.3.2. Sử dụng tình huống về sự nguy hiểm cần 
tự bảo vệ 
Sử dụng tình huống về sự nguy hiểm cần trẻ tự bảo 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),110-117 
 115 
vệ là việc GV hay PH chủ động tạo ra những tình huống 
giả định hoặc tạo ra tình huống có vấn đề trong cuộc 
sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ có thể gây nguy hiểm 
cho trẻ nhằm giúp trẻ vận dụng những hiểu biết đã có để 
hành động giải quyết tình huống, bảo đảm an toàn cho 
bản thân. Việc sử dụng biện pháp này nhằm cung cấp, 
củng cố, làm giàu vốn kiến thức, kinh nghiệm về các 
nguyên tắc đảm bảo an toàn cho bản thân trẻ; tạo cơ hội 
cho trẻ phát triển các kĩ năng nhận thức cần thiết và tạo 
điều kiện cho trẻ thực hành, trải nghiệm để giáo dục 
KNTBV cho trẻ. 
Cách tiến hành: 
Bước 1: Chuẩn bị 
Quá trình chuẩn bị cần tiến hành theo các bước: (1) 
Xây dựng tình huống giả định hoặc chọn tình huống thực 
có vấn đề phù hợp với mục đích giáo dục KNTBV cho 
trẻ; (2) Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các vật dụng cần thiết 
để trẻ chọn phương án giải quyết và hành động giải quyết 
vấn đề; (3) Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ trẻ khi cần 
thiết, lập kế hoạch giám sát để đảm bảo an toàn cho trẻ 
mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. 
Bước 2: Tiến hành 
Đối với tình huống giả định: (1) GV đưa ra tình 
huống giả định hoặc cùng trẻ trao đổi xem có thể xảy ra 
điều gì khi trẻ tham gia các hoạt động; (2) Thảo luận 
cùng trẻ cách giải quyết khi gặp tình huống đó; (3) Cho 
trẻ trình bày bằng lời và bằng hành động cách giải quyết 
của trẻ. 
Đối với tình huống thực: (1) Cho trẻ trực tiếp tham gia 
giải quyết tình huống, có thể theo hình thức nhóm hoặc cá 
nhân tùy nội dung KNTBV cần dạy trẻ; (2) Cùng trẻ nhận 
xét cách giải quyết; (3) Thảo luận cùng cả lớp để giáo dục 
các cháu khi gặp tình huống tương tự. 
Bước 3: Đánh giá kết quả hành động của trẻ 
Sau khi quan sát, đánh giá hành động của trẻ, cần 
đưa tình huống đó cho trẻ thảo luận cả lớp để củng cố 
lại cho trẻ. 
Yêu cầu: 
Các tình huống được đưa ra cần đảm bảo gần gũi, 
gắn liền với cuộc sống thực của trẻ; có mức độ khó tăng 
dần, từ những tình huống quen thuộc trẻ đã được làm 
quen đến những tình huống trong những hoàn cảnh mới 
với trẻ. Trong quán trình sử dụng tình huống, cần có 
biện pháp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ khi tham gia. 
Người lớn cần giám sát và chủ động đảm bảo an toàn 
cho trẻ, không để cho trẻ tự trải nghiệm bởi có thể để lại 
hậu quả lớn. Cần cung cấp vốn kiến thức, kĩ năng nhất 
định cho trẻ trước khi cho trẻ tham gia giải quyết tình 
huống như: những điều nào có thể gây nguy hiểm cho 
trẻ; bé cần làm gì khi gặp tình huống tương tự. Phát huy 
tính tích cực, chủ động của trẻ khi giải quyết tình huống. 
Mức độ tự lập hành động của trẻ được tăng dần đồng 
thời với việc giảm dần sự hỗ trợ của GV. 
Ví dụ: Trong chủ đề “Gia đình”, chủ đề nhánh “Gia 
đình thân yêu của bé”, hoạt động khám phá xã hội với 
đề tài “Trò chuyện về người thân trong gia đình”, giáo 
viên có thể sử dụng tình huống giả định như sau: 
Chuẩn bị: Đoạn phim tình huống người lạ yêu cầu 
bé cho vào nhà (khoảng 1 phút); bố trí không gian mô 
phỏng ngôi nhà ở góc lớp; 01 điện thoại bàn hoặc điện 
thoại di động. 
Cách thực hiện: 
Bước 1: GV hỏi trẻ “Các con đã bao giờ ở nhà một 
mình?”, “Khi ở nhà một mình các con cảm thấy thế 
nào?”, “Các con thường làm gì vào những lúc đó?”; sau 
đó cho trẻ xem đoạn phim tình huống và dẫn dắt: Bạn 
An ở nhà một mình thì có một người lạ đến và yêu cầu 
An mở cửa cho họ vào nhà. 
Bước 2: Thảo luận cách giải quyết tính huống cùng 
trẻ: “Nếu các con là bạn An, các con sẽ làm gì trong tình 
huống này?” và chia lớp thành các nhóm để cho trẻ thảo 
luận. GV cho trẻ đưa ra ý tưởng giải quyết, sau đó đẩy 
tình huống lên mức độ cao hơn (người lạ tìm cách cạy 
cửa để vào nhà). 
Bước 3: Tổ chức cho các nhóm thực hành xử lý tình 
huống (GV đóng vai người lạ). 
Bước 4: GV cùng trẻ đánh giá các cách xử lí tình 
huống của các nhóm, sau đó gợi ý cho trẻ cách xử lí: 
(1) Khi trẻ ở nhà một mình, nếu có người lạ đến và 
yêu cầu trẻ mở cửa thì trẻ hãy bình tĩnh, không nên mở 
cửa mà có thể lịch sự hỏi: “Dạ cô/ bác tên gì, ở đâu?”, 
“Cô/ bác đợi con gọi điện cho ba mẹ”. 
(2) Nếu người lạ tìm cách cạy cửa chứng tỏ họ có ý 
đồ xấu như trộm cắp, bắt cóc..., trẻ có thể chạy nhanh 
vào lấy điện thoại và gọi điện cho ba mẹ trước, sau đó 
gọi vào số 113 để báo cảnh sát. Trẻ có thể hét to để nhờ 
người xung quanh trợ giúp. 
Trần Viết Nhi 
116 
Trong các hình thức hoạt động KPMTXQ khác, GV 
có thể sử dụng các tình huống như: trẻ bị lạc, trẻ thấy 
người đi theo mình, trẻ đứng gần người hút thuốc lá, trẻ 
bị chó/mèo cắn, trẻ thấy điện trong nhà/lớp bị chập, trẻ 
ngửi thấy mùi gas xì ra từ trong nhà bếp... để giáo dục 
KNTBV cho trẻ. 
2.3.3. Sử dụng trò chơi rèn luyện kĩ năng nhận 
biết và xử lí các tình huống nguy hiểm cần tự 
bảo vệ 
Trong quá trình KPMTXQ nhằm giáo dục 
KNTBV cho trẻ MG 5-6 tuổi, trò chơi được sử dụng 
như một biện pháp quan trọng vì vui chơi là hoạt động 
chủ đạo của trẻ, khi tham gia trò chơi tạo cho trẻ nhiều 
hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều 
kiến thức, kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ 
chơi. Việc sử dụng trò chơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ 
vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ chơi 
để từ đó giáo dục KNTBV. Bằng trò chơi, việc học tập 
được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không 
khô khan, nhàm chán. Trẻ được lôi cuốn vào quá trình 
học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần 
trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, 
căng thẳng trong học tập. 
Cách tiến hành: 
Bước 1: Chuẩn bị 
Quá trình chuẩn bị thực hiện qua 3 bước: (1) Lựa 
chọn trò chơi phù hợp với chủ đề, đề tài; (2) Chuẩn bị 
đồ chơi, phương tiện để trẻ chơi: đủ về số lượng, đảm 
bảo yêu cầu về mặt thẩm mĩ, an toàn; (3) Bố trí không 
gian cho trẻ chơi. 
Bước 2: Tổ chức trò chơi 
Quá trình này nên thực hiện theo các bước như 
sau: (1) GV giới thiệu tên trò chơi; (2) Hướng dẫn trẻ 
chơi; (3) Tiến hành cho trẻ chơi (GV bao quát khi trẻ 
chơi để kịp thời nhắc nhở hoặc sửa sai cho trẻ); (4) 
Nhận xét kết quả. 
Yêu cầu: 
Quá trình lựa chọn và sử dụng trò chơi đòi hỏi trò 
chơi phù hợp nội dung, mục đích tổ chức hoạt động giáo 
dục KNTBV cho trẻ; đảm bảo các đặc trưng cơ bản của 
trò chơi; phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ khi 
tham gia chơi. GV có thể sử dụng trong các thời điểm, 
hoạt động khác nhau của trẻ ở trường MN. 
2.3.4. Phối hợp giữa trường mầm non và gia 
đình trong rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với giáo 
dục xã hội là một quan điểm quan trọng trong giáo dục 
trẻ MN. Việc phối hợp giữa trường MN và gia đình 
trong quá trình giáo dục KNTBV cho trẻ nhằm thống 
nhất nội dung, yêu cầu, biện pháp giáo dục KNTBV cho 
trẻ và giúp gia đình tạo ra các điều kiện giáo dục cần 
thiết; giúp GV, PH có những hiểu biết cơ bản, cần thiết 
về đứa trẻ qua việc trao đổi thông tin với nhau để việc 
giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Phụ huynh có thể tham 
gia vào hoạt động KPMTXQ của trẻ ở trường mầm non 
trong vai trò là khách mời, chuyên gia hoặc trao đổi 
thêm với GV về các tình huống trẻ có nguy cơ gặp phải 
nhằm giúp GV định hướng tốt hơn trong việc giáo dục 
KNTBV cho trẻ. Bên cạnh đó, điều này còn tạo môi 
trường tích cực cho trẻ được thực hiện và luyện tập 
KNTBV trong cuộc sống hàng ngày. 
Nội dung phối hợp: 
Để quá trình giáo dục KNTBV cho trẻ có hiệu quả, 
GVMN và PH cần thực hiện các nội dung sau: (1) 
Thống nhất nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 
5-6 tuổi; (2) Giáo viên trao đổi phương pháp rèn luyện 
kĩ năng cụ thể cho phụ huynh để họ có thể thực hiện 
được tại gia đình; (3) Phụ huynh theo dõi các nội dung 
giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trên lớp và hướng dẫn thêm 
con của mình ở nhà; (4) Phụ huynh trao đổi với GV về 
những biểu hiện của trẻ, những khó khăn khi thực hiện, 
kết quả đạt được...; (5) Phụ huynh và GV cùng tham gia 
đánh giá mức độ hình thành và phát triển kĩ năng của trẻ 
sau khi thực hiện. 
 Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường có thể 
được tiến hành trực tiếp qua gặp gỡ hằng ngày, qua các 
cuộc họp phụ huynh hay qua tổ chức các chuyên đề, các 
hoạt động ở trường mầm non. 
Yêu cầu: 
Quá trình phối hợp giữa PH và nhà trường đòi hỏi 
phải tiến hành thường xuyên, liên tục để GVMN và PH 
trao đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc và 
giáo dục trẻ, đồng thời thông tin kịp thời cho nhau biết 
những đặc điểm, những biến đổi về tính tình, khả năng 
cũng như về sức khỏe của các cháu cùng với những biện 
pháp chăm sóc và giáo dục cụ thể. Bên cạnh đó, cần có sự 
thống nhất chung, sự đồng ý của PH trước khi tiến hành 
các biện pháp giáo dục trẻ tại trường và tại gia đình. Bởi 
lẽ, vấn đề bảo vệ an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở 
trường MN nói chung và hoạt động giáo dục KNTBV là 
vấn đề quan tâm của cả hai lực lượng giáo dục. Sự hợp 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),110-117 
 117 
tác phải toàn diện về tất cả các mặt, PH cần hợp tác với 
nhà trường và GV từ niềm tin, thái độ ứng xử, cung cấp 
thông tin để cô hiểu trẻ, nắm được thông tin cần thiết về 
hành của trẻ ở nhà, ở trường để sử dụng biện pháp giáo 
dục phù hợp với từng trẻ. 
3. Kết luận 
KNTBV là một năng lực quan trọng trong nhân cách 
con người hiện đại, giúp con người làm chủ cuộc sống. 
Đây là một kĩ năng rất cần thiết cho trẻ MG, giúp trẻ sống 
khỏe mạnh, an toàn, phát triển thuận lợi trong cuộc sống 
nhiều mối nguy hiểm, đe dọa và rủi ro như ngày nay. 
Giáo dục KNTBV là một trong những nội dung được 
quan tâm chương trình GDMN hiện hành, là một nhiệm 
vụ quan trọng của nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho trẻ ở 
trường MN, giúp hình thành, củng cố và phát triển 
KNTBV cho trẻ, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần 
cho trẻ. Giáo dục KNTBV cho trẻ trong các hoạt động ở 
trường MN nói chung và hoạt động KPMTXQ nói riêng 
là một nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành nhân 
cách toàn diện cho trẻ. Trẻ có KNTBV tốt thì càng tránh 
cho trẻ nhiều nguy cơ, giúp trẻ khỏe mạnh, an toàn và 
phát triển tốt hơn trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào 
của cuộc sống. 
Bài báo trình bày một số vấn đề lí luận cơ bản về 
KNTBV của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và 04 biện pháp giáo 
dục KNTBV cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động 
KPMTXQ, bao gồm: (1) Sử dụng các phương tiện trực 
quan nhằm rèn luyện kĩ năng nhận biết các nguy cơ mất 
an toàn; (2) Sử dụng tình huống về sự nguy hiểm cần tự 
bảo vệ; (3) Sử dụng trò chơi rèn luyện rèn luyện kĩ năng 
nhận biết và xử lí các tình huống cần được bảo vệ; (4) 
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong rèn luyện kĩ 
năng tự bảo vệ cho trẻ. Các biện pháp này cần được GV 
và PH sử dụng một cách đồng bộ và linh hoạt nhằm mang 
lại hiệu quả cao trong việc giáo dục KNTBV cho trẻ. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Thanh Bình (2009). Giáo trình chuyên đề 
Giáo dục kỹ năng sống. NXB Đại học Sư phạm. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Bộ chuẩn phát 
triển trẻ em 5 tuổi. 
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Chương trình 
Giáo dục mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế. Thực trạng 
tai nạn thương tích trẻ em. 
D=3&ItemID=1533 (12/7/2017), truy cập ngày 
15/6/2018. 
[5] Nguyễn Thị Thu Hà (2010). Giáo dục kĩ năng 
sống cho trẻ mầm non. Tạp chí Giáo dục mầm non, 
3, 8-19. 
[6] Mai Hiền Lê (2010). Kỹ năng sống của trẻ lớp 
mẫu giáo lớn trường mầm non thực hành TPHCM. 
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư 
phạm thành phố Hồ Chí Minh. 
[7] Hoàng Thị Oanh (1996). Kỹ năng tổ chức trò chơi 
đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi của 
sinh viên trường cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu 
giáo. Luận án Tiến sĩ. 
[8] Hoàng Thị Phương (2014). Giáo trình Lí luận và 
phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[9] Lê Thị Thanh Thúy (2010). Biện pháp giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt 
động vui chơi. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Hà Nội. 
TRAINING THE SELF-PROTECTION SKILLS FOR KINDERGARTENERS FROM 5 TO 6 
YEARS OLD THROUGH THE SURROUNDING ENVIRONMENT DISCOVERY ACTIVITIES 
Abstract: Training the self-protection skills for 5-6 years old children is an essential way of preparing children for primary school. 
Those skills can be formed and developed through a variety of activities in preschool that the surrounding environment discovery 
activities are one of the predominant activities. The article presents some measures to train the skills for children from 5 to 6 years old 
through organizing the surrounding environment discovery activitíe in preschool, include: (1) Using visual materials to train skill of 
identification risks of unsafe; (2) Using danger situations that need to be self-protected; (3) Using games to train skill of recognize and 
handle situations that need to be protected; (4) Collaborating family with school in training the skill of self-protection for kindergarten. 
Teachers and parents should use these measures in a consistent and flexible way to bring about effective in training the self-
protection skills. 
Key words: self-protection; the self-protection skills; kindergartener; surrounding environment; the discovery surrounding 
environment activity. 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_giao_duc_ki_nang_tu_bao_ve_cho_tre_mau_giao_5_6_tu.pdf