Biến đổi lối sống ở đô thị và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế hiện nay và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc
Dựa trên kết quả điều tra 3.600 người dân năm 2018 tại 8
địa phương trong cả nước, được xử lí bằng công cụ SPSS, phiên
bản 20.0 và nguồn dữ liệu khác, bài viết đưa ra bằng chứng thực
tế về những biến chuyển lối sống cơ bản của cư nông thôn và
thành thị trên 05 phương diện chủ yếu (1). Lĩnh vực lao động -
sản xuất, (2). Hoạt động chính tri, (3). đời sống tinh thần, (4).
Sinh hoạt gia đình - họ tộc và (5). Quan hệ xã hội; qua đó, gợi
mở một số giải pháp hoàn thiện chế định bắt buộc có liên quan
trước các biến đổi ấy.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Biến đổi lối sống ở đô thị và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế hiện nay và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi lối sống ở đô thị và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế hiện nay và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc
Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 21 Biến đổi lối sống ở đô thị và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế hiện nay và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc Nguyễn Hữu Hoàng1* Nguyễn Đình Phú2 1Học viện Chính trị khu vực II 2Uỷ ban nhân dân phường Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ, Email: huuhoang.hcma2@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 25/05/2020 Ngày nhận lại: 21/07/2020 Duyệt đăng: 23/08/2020 Từ khóa: biến đổi lối sống, chế định bắt buộc, đô thị và nông thôn, Việt Nam Keywords: changes of social lifestyle, mandatory regulations, rural and urban, Vietnam Dựa trên kết quả điều tra 3.600 người dân năm 2018 tại 8 địa phương trong cả nước, được xử lí bằng công cụ SPSS, phiên bản 20.0 và nguồn dữ liệu khác, bài viết đưa ra bằng chứng thực tế về những biến chuyển lối sống cơ bản của cư nông thôn và thành thị trên 05 phương diện chủ yếu (1). Lĩnh vực lao động - sản xuất, (2). Hoạt động chính tri, (3). đời sống tinh thần, (4). Sinh hoạt gia đình - họ tộc và (5). Quan hệ xã hội; qua đó, gợi mở một số giải pháp hoàn thiện chế định bắt buộc có liên quan trước các biến đổi ấy. ABSTRACT Based on the results of survey with 3.600 people was began in 2018 in 8 localities throughout the country, anylized by SPSS tool, version 20.0 and other data sources, the article supports the real evidences of the current status of changing the social lifestyle of rural and urban in 5 main aspects (1). Labor - production, (2). Polictics activities, (3). Spiritual life, (4). Family activities - clan (5). Public relationship; thereby, give some suggestions to completing the mandatory regulations. 1. Giới thiệu Chúng ta đang sống trong thế giới biến đổi và đầy “hỗn độn” với nhiều trào lưu, xu thế và tác động mà mỗi quốc gia, khu vưc khó cưỡng lại hoặc đứng ngoài cuộc. Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0) đã làm thay đổi một cách nhanh chóng về nhiều mặt của đời sống xã hội, làm xuất hiện vấn đề mới chưa có tiền lệ. Cùng với đó, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế khiến lằn ranh biên giới dần bị xoá nhoà, “phẳng” hơn, thúc đẩy sự giao lưu, dịch chuyển thậm chí là tiếp biến nhiều hệ giá trị giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cho nhau. Việt Nam đang phát triển và quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh thế giới như vậy. Công cuộc đổi mới mạnh mẽ khởi xướng từ lĩnh vực kinh tế, nhất là quá trình từ sau năm 1986 đến nay đã làm thay đổi đáng kể, toàn diện trên các phương diện hoạt động khác của đời sống - xã hội như kinh tế, lao động - việc làm, chính trị, văn hoá, lối sống, không chỉ một bộ phận, 22 Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 nhóm dân cư mà ở phạm vi quốc gia. Xã hội Việt Nam đã và đang vận hành đúng quy luật khi nội tại của nó là quá trình nhào nặn, xâm nhập lẫn nhau, đấu tranh, giằng co hay sự sàn lọc trên tinh thần “tiếp biến” chủ động, có chọn lọc giữa hệ giá trị cổ truyền và hiện đại, giữa cái tân thời và cũ kĩ, giữa xu hướng hiện đại hoá, tiến bộ và thụt lùi, giữa cái tốt và cái chưa tốt, để tìm đến giá trị phù hợp trong chủ thuyết phát triển quốc gia. Ở đó, nếu nhìn “lối sống xã hội” như một bộ phận cấu thành xã hội thì nó cũng đang có những biến đổi to lớn. Phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đang được Việt Nam hướng đến. Trong các trụ cột của phát triển bền vững, giải quyết thách thức từ biến đổi lối sống xã hội Việt Nam hiện nay có tính tất yếu và quan trọng. Xã hội nước ta đang trong thời kỳ đan cài biến đổi lối sống xã hội diễn ra sâu sắc, có phần phức tạp, có mặt trầm trọng khiến các nhà nghiên cứu, quản lý xã hội lo lắng. Trong khi đó việc hoạch định, thực thi chiến lược phát triển, chính sách, pháp luật thời gian qua đang cho thấy sự lúng túng nhất định trong việc định hình, nắm bắt và đưa ra các quyết sách đúng đắn dựa trên cơ sở dữ liệu thực chứng để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của biến đổi xã hội chưa hẳn đã như mong đợi. Điều đó thúc đẩy việc nghiên cứu biến đổi lối sống xã hội dựa trên cứ liệu được lượng hoá là vô cùng cần thiết và cấp bách. 2. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích Bài viết chủ yếu dựa trên kết quả khảo sát xã hội học đã được tiến hành tại 8 tỉnh, thành phố gồm Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Cần Thơ, tỉnh Đắk Lắk, Thái Nguyên và Đồng Nai, với 3.600 người dân để nghiên cứu, phân tích nhằm phát hiện sự khác biệt cơ bản về biến đổi lối sống khu vực thành thị và nông thôn thời gian qua. Hình 1: Khung phân tích lối sống, biến đổi lối sống thành thị, nông thôn nước ta Nguồn: Nghiên cứu tác giả Biến đổi lối sống trong bài viết này được hiểu là sự chuyển biến (tích cực, tiêu cực) của các thành tố cấu thành nên nó, tức là sự biến chuyển tổng thể các hình thức hoạt động trên 5 lĩnh vực cơ bản: (1). Lao động - sản xuất; (2). Chính trị; (3). Văn hoá tinh thần; (4). Sinh hoạt gia đình - họ tộc; (5). Quan hệ xã hội mà ở đó sự biến đổi ấy phản ánh đặc điểm, điều kiện sinh sống và trình độ phát triển của xã hội Việt Nam thời gian qua. Lối sống xã hội và hệ thống chế định bắt buộc luôn có quan hệ biện chứng, chi phối lẫn nhau. Do đó, sự vận động, biến chuyển của lối sống xã hội (cũng như thành tố cấu thành) luôn kéo theo, đặt ra yêu cầu về sự chuyển đổi tương thích của các chế định bắt buộc ở từng lĩnh vực, nhóm xã hội và chế định chung trong bài viết (I). Lao động – sản xuất (II). Chính trị (III). Văn hoá tinh thần (IV). Sinh hoạt gia đình - họ tộc (V). Quan hệ xã hội Lối sống xã hội Chế định bắt buộc Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 23 này như đường lối, chủ trương và pháp luật, ch ... c lộ nhiều cách ứng xử thiếu văn hoá với thành viên khác trong xã hội và đối với giới tự nhiên. Kết quả cuộc khảo sát năm 2018 (Bảng 9) liệt kê được 9 hành vi ứng xử thiếu văn hoá của một phận người dân. Bảng 9 Cách ứng xử thiếu văn hoá với cộng đồng và giới tự nhiên của người dân Cách ứng xử thiếu văn hoá N % 1. Xả rác 2835 13.3 2. Hút thuốc lá 2712 12.8 3. Phóng uế 2451 11.5 4. Phun nước bọt 2196 10.3 5. Nói lớn tiếng, ồn ào 2378 11.2 6. Chen lấn 2606 12.3 7. Cãi cọ lớn tiếng, quát tháo 1734 8.2 8.Văng tục, chửu thề 2337 11.0 9. Dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn 2002 9.4 Tổng 21251 100.0 Nguồn: Kết quả khảo sát 32 Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 Tất nhiên những hành vi này đâu chỉ có trong xã hội truyền thống mà hiện tại vẫn còn day dẳng, có điều, sự khác biệt chính là mức độ có phần trầm trọng hơn. Không phải bây giờ mà cách đây một thế kỷ, thi sĩ Tản Đà - cây bút uyên thâm bác cổ, thạo Đông học và Tây học ngẫm về đất nước mà cay xót, dự cảm và thốt lên: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con” cũng chính một phần do lối hành xử tiểu nông và xấu xí của một bộ phận người dân nước ta. Trong công trình Người Việt tự ngắm mình, Nguyen, D. H. (2003) đã mạnh dạn đề cập và bàn luận một cách sâu sắc, toàn diện về cái hay, cái dở trong hành vi, ứng xử của người Việt. Đáng chú ý là 22 thói hư, tật xấu như “ngồi xổm, mặc quần áo ngủ ra đường”, “ăn nhanh, đi chậm, đái đường, hôn bụi dậm”, “ăn vặt, khôn vặt, dâm vặt, gian vặt”, “thể hiện nhiều, thực hiện kém”, Kế đến, để thấy rõ hơn những chuyển biến và mức độ nghiêm trọng về chủ đề này, tác giả chỉ chọn ra một số quan hệ xã hội cụ thể mà cảm quan cho rằng có tính nổi bật, tiêu biểu từ kết quả điều tra của đề tài để tập trung bình luận như hiện tượng sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, hiện tượng ngoại tình, tình yêu đồng giới, mê tín và bạo lực học đường. Thái độ đối với một số hiện tượng xã hội này được khảo sát năm 2018 và tổng hợp ở Bảng 10 và 11 dưới đây. Nhìn chung, xã hội hiện đại ngày nay vẫn bày tỏ thái độ chưa cởi mở khi phần đa ý kiến được khảo sát đều rất không đồng tình với chuyện ngoại tình (75,5%), sống thử (48,3%), tình yêu đồng giới (42,3%) và quan hệ tình dục trước hôn nhân (37,2%). Có lẽ căn nguyên của thái độ có phần cự tuyệt với hiện tượng này trong đời sống xã hội hiện nay như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng bàn luận: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình” (Nghiem, 2014). Bảng 10 Thái độ của người dân trước một số hiện tượng/ quan hệ xã hội (%) Thái độ/hiện tượng Sống thử Quan hệ tình dục trước hôn nhân Ngoại tình Tình yêu đồng giới 1.Rất đồng tình 2.6 3.6 0 6.1 2.Đồng tình 17.4 27.3 0.4 6.4 3.Rất không đồng tình 48.3 37.2 75.5 42.3 4. Không ý kiến 31.7 31.9 24.1 45.3 5. Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả khảo sát Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy mức độ phổ biến trong đời sống xã hội của mê tín (38,4%), hay nạn bạo lực học đường (43,8%). Điều này đang gióng lên hồi chuông về thách thức trong xã hội hiện đại. Ở góc độ nào đó, hiện đại hoá và các giá trị tân thời chưa thể đẩy lùi các hiện tượng mê tín, tâm linh cực đoạn mà xã hội thời gian qua lên án như mua thánh bán thần, cuồng tín, nhưng đồng thời cũng cho thấy, ở mặt khác, hiện đại hoá, mặt trái của xâm lăng văn hoá đang là nguyên nhân gia tăng tính cực đoạn, bạo lực, phi nhân tính cũng như “rạn nứt” trong các quan hệ ứng xử giữa cá nhân - cá nhân, nhóm - nhóm trong cộng đồng, quốc gia như bạo lực bạn học, vụ thảm sát thương tâm, hiện tượng vô cảm, mà phương tiện truyền thông, báo chí đã đưa tin gần đây. Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 33 Bảng 11 Mức độ xuất hiện của một số hiện tượng/ quan hệ xã hội (%) Mức độ xuất hiện/ hiện tượng Mê tín Bạo lực học đường 1. Rất phổ biến 13.4 6.3 2. Phổ biến 38.4 43.8 3. Ít phổ biến 25.9 40.3 4. Không phổ biến 16.4 5.5 5. Khó xác định 6.0 4.2 Tổng 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả khảo sát 4. Một số vấn đề đặt ra nhằm hoàn thiện chế định bắt buộc trước biến đổi của đời sống xã hội nước ta hiện nay Một là, thu nhập của người dân có tăng nhưng mức sống chuyển biến còn chậm, chưa tương xứng. Kết quả khảo sát tiến hành năm 2018 ở 8 tỉnh, thành phố cho thấy phần đa người dân cảm nhận mức độ cải thiện thu nhập còn chậm. Để khắc phục vấn đề này, thiết nghĩ nhà nước cần quan tâm mấy nội dung sau: (i). Quan tâm hơn đến tính hiệu quả của chính sách kinh tế, tạo nhiều điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, mạnh, xem đây là đòn bẩy tăng thu nhập và mức sống cho người dân cũng như tái phân bổ hợp lí nguồn lực xã hội. Ở giác độ hoàn thiện chế định bắt buộc, cần thiết đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trọng tâm là cải cách thể chế, thủ tục hành chính - vốn được xem là rào cản lớn trong phát triển kinh tế nước ta. Ngoài ra, cần kiến tạo hệ thống thể chế có tính định hướng, dẫn dắt và là bệ đỡ thúc đẩy phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm, kiểm soát và khắc chế các tồn tại lâu nay; đồng thời có khả năng giải quyết các vấn đề mới từ tồn tại xã hội cả nông thôn và khu vực thành thị (tập trung, tích tụ ruộng đất, nông nghiệp công nghệ cao,) của nền kinh tế thông qua như xây dựng chính sách phát triển kinh tế số, xây dựng quốc gia số, quốc gia thông minh, (ii). Chú trọng xây dựng giải pháp tổng thể để giải quyết vấn “đề thu nhập - mức sống”: Đối với khu vực nông thôn, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, khu vực thành thị có thêm các giải pháp xoá nghèo bền vững, quan tâm (thông qua) kiến tạo cơ chế từng bước tạo quyền bình đẳng trong thụ hưởng dịch vụ cơ bản cuộc sống cho nhóm người nhập cư, thu nhập thấp, yếu thế (chẳng hạn, nới lỏng tiến tới bãi bỏ chế độ “hộ khẩu”), Hai là, thờ ơ hoặc hiểu biết ít sâu sắc, đầy đủ về đời sống chính trị của một bộ phận dân cư hiện nay vẫn còn khá phổ biến. Từ thực tiễn nghiên cứu, các cơ quan hữu quan cần quan tâm hơn công tác truyền thông rộng để nâng cao nhận thức chính trị, trách nhiệm chính trị trong nền dân chủ mới. Điều này đòi hỏi không chỉ mở rộng về quy mô mà còn đa đang về hình thức, nâng cao chất lượng nội dung truyền thông. Một mặc cần chú trọng phát truyền phương thức truyền thông truyền thống nhưng ở phương thức, giao diện mới của truyền hình, báo đài như có thêm kênh, chương trình mới, có báo mạng bên cạnh báo in, đồng thời chú ý quy hoạch và quản lý hệ thống báo chí quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, chú ý sử dụng có hiệu quả thành tựu công nghệ thông tin, sự phát triển mạng xã hội, để nắm bắt, định hướng dư luận trong thế 34 Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 giới phẳng, đa chiều như hiện nay. Ba là, nhận thức về các tiêu cực, lệch lạc chuẩn mực xã hội có nhiều đổi khác, đặc biệt về quốc nạn tham nhũng. Qua nghiên cứu, ở một số hiện tượng mới trong quan hệ xã hội chẳng hạn sống thử, ngoại tình, bạo lực học đường, tình yêu đồng giới hay hiện tương mê tín, người dân có xu hướng kiên quyết bài trừ. Tuy vậy, đối với quốc nạn tham nhũng, khảo sát cũng cho thấy một bộ phận người dân có phần công khai thừa nhận nó nhự tất yếu và có sự thoả hiệp cần có trong xã hội ngày nay. Đồng thời, người dân cũng chỉ ra căn nguyên chủ yếu của nạn tham nhũng trong đó 03 vấn đề chính xoay quanh: (1). Chế độ lương bổng, (2). Hệ thống thể chế và (3). Đạo đức công vụ. Do vậy, để ngăn ngừa và phòng chống có hiệu quả tham nhũng cần tập trung hoàn thiện trước mắt về thể chế, cơ chế, chính sách cho 3 trụ cột này. Thời gian qua, Đảng và Quốc hội đã có nhiều nỗ lực trong chống tham nhũng như: Sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 với nhiều quy định mới, ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Quyết định 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 về thực hiện phong trào thi đua văn hoá công sơ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hay cơ cấu lại cơ quan phòng chống tham nhũng từ trung ương đến cơ sở, Hiện tại, hệ thống công cụ, chế tài cơ bản đã đủ song cốt lõi vẫn là khâu triển khai và kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện các văn bản này. Bốn là, nguy cơ rạn nứt quan hệ xã hội nền tảng, đặc biệt từ đơn vị tế bào của xã hội - quan hệ giữa thành viên trong gia đình và họ tộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đang có sự lỏng lẻo và dần rạn nứt trong quan hệ vốn rất bền chặt trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, người thân. Khảo sát cho thấy việc gặp gỡ bạn bè không phải là ưu tiên số 1 trong quỹ thời gian rảnh của người dân (xếp sau chat trên mạng, chơi game hay mua sắm,). Thời gian dành cho gia đình, gặp gỡ bạn bè vào dịp lễ, tết tuy có tỉ lệ cao hơn các hoạt động khác nhưng nó không cho thấy sự “ưu tiên đặc biệt” ở đây. Phải chăng, lối sống hiện đại và bận rộn đang khiến cho đời sống gia đình và nhận thức của người dân về gia đình có những biến đổi nhất định? Năm là, trong ứng xử với thế giới bên kia, tâm linh, sự cuồn tín là điều dễ nhận thấy và đáng lo lắng. Người dân, nhất là khu vực nông thôn tham gia sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ngày càng nhiều bên cạnh các hoạt động bói toán, nhờ thầy phong thuỷ khi giải quyết chuyện hiếu, chuyện hỉ, đất cát, nhà cửa, trong gia đình. Đáng nói là việc cuồng tin và lạm dụng, làm sai lệch nét đẹp văn hoá tâm linh, hiện tượng mua thánh bán thần, lộn xộn trong tham gia lễ hội, đang cho thấy sự lệch lạc nhất định trong lĩnh vực này của người dân. Để giải quyết thực trạng này, ngoài chế định bắt buộc của cơ quan quản lý thì vai trò, tiến nói của công luận, các thiết chế tôn giáo, thiết chế tự quản, hội - nhóm, nếu được khai thác tốt sẽ phát huy hiệu quả của mình. Sáu là, bước tiến về bình đẳng giới và chống bạo hành vẫn còn khoảng cách xa so với kỳ vọng. Công tác thực hiện bình đẳng giới trên các lĩnh vực đang cho thấy sự nỗ lực lớn của Việt Nam với nhiều gam màu “sáng”. Thành tựu có, song thực tế tỉ lệ bình đẳng giới còn thấp, nhận thức bình đẳng giới trong một bộ phận dân cư vẫn chưa đầy đủ, hoặc thờ ơ hoặc xem nhẹ. Đối với bạo hành gia đình: Tuy tỉ lệ khảo sát cho thấy tỉ lệ không quá cao nhưng thực tế vẫn còn dai dẳng. Do đó, thời gian tới, về hoàn thiện hệ thông chế định bắt buộc về lĩnh vực này, cần quan tâm: (1). Rà soát, loại bỏ các điểm chưa thống nhất, mâu thuẫn trong thực thi pháp luật về bình đẳng giới (chẳng hạn giữa Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các nghị định, thông tư hướng dẫn); (2). Chú trọng xây dựng chế định phòng chống bất bình đẳng giới như tại nơi làm việc, công sở, doanh nghiệp ngoài quốc doanh; phòng chống buôn bán người, phụ nữ, trẻ em (hiện nay là thiện tượng mang thai hộ), xâm hại tình dục nơi công sở, (3). Chế định chặt chẽ hơn về trách nhiệm của cấp uỷ, người đứng đầu chính quyền, đoàn thể trong việc đảm bảo bình đẳng giới tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình, Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 35 Bảy là, thói hư, tật xấu người Việt trong cách cư xử với nhau và với tự nhiên vẫn kéo dài day dẳng, có mặt biểu hiện nghiêm trọng hơn. Các chế định bắt buộc trong trường hợp này gần như đầy đủ. Tuy nhiên, nếu chỉ quản lý dựa vào chúng hiệu quả khó đạt được. Thiết nghĩ, cần kết hợp chế tài mạnh với việc giáo dục, tạo dư luận lên án hành vi này; đồng thời, phát huy thiết chế nhà trường, gia đình, thiết chế tự quản như khu phố, tổ dân phố và đoàn thể trong tham gia giáo dục, kiểm soát các hành vi lệch lạc này trong xã hội trong thời gian tới. 5. Kết luận Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến lối sống của người dân nước ta. Kết quả nghiên cứu 3.600 người dân trên 8 tỉnh, thành năm 2018 cho thấy, một mặt dân ta ra sức gìn giữ những lối sống cổ truyền tốt đẹp, một mặt tiếp thu có chọn lọc, tiếp biến lối sống mới một cách có chủ động, hợp thời nhưng thực tế đang cho thấy có sự chuyển biến mạnh mẽ trong lối sống một cách cực đoan, thái quá, lệch vơi chuẩn mực xã hội của một bộ phận dân cư cả trên nhân thức và hành vi của các lĩnh vực đời sống xã hội. Biến đổi lối sống như đã phân tích là quy luật tất yếu khó cưỡng lại được. Việc nắm bắt và nhìn nhận thấu đáo quá trình, hệ quả biến chuyển này có ý nghĩa quan trọng trong quản lý phát triển xã hội hiện nay mà các nhà lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách cần quan tâm. Tài liệu tham khảo Phan, B. K. (2001). Việt Nam phong tục [Vietnamese customs]. Hanoi, Vietnam: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Nguyen, C. T. (1996). Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người [Contributing to cultural and ethnic research]. Hanoi, Vietnam: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Nguyen, D. H. (2003). Người Việt tự ngắm mình [Vietnamese contemplate themselves]. Hanoi, Vietnam: NXB Thanh Niên. Mai, H. V. (2012). Quan hệ dòng họ và những quan niệm khác nhau về vai trò của nó [Lineages relations and various notions about its role]. Tạp chí Văn hoá văn nghệ online. Retrieved April 5, 2020, from quan-he-dong-ho-va-nhung-quan-niem-khac-nhau-ve-vai-tro-cua-no Nghiem, N. T. (2014). Một số biến đổi của văn hoá gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá [Vietnamese family culture’s amendments in the globalization context]. Tạp chí Cộng sản điện tử. Retrieved April 10, 2020, from luan/2014/30264/Mot-so-bien-doi-cua-van-hoa-gia-dinh-Viet-Nam-trong.aspx. Tran, T. (1984). Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ [The organizational structure of the traditional Vietnamese village in the North]. Hanoi, Vietnam: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
File đính kèm:
- bien_doi_loi_song_o_do_thi_va_nong_thon_trong_qua_trinh_cong.pdf