Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh

Câu 1: Giải quyết công việc theo lẽ phải,công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đây là biểu hiện của phẩm chất nào sau đây ?

A. Liêm khiết. B. Chí công vô tư. C. Trung thưc. D. Tự trọng.

Câu 2: Người chí công vô tư, khi giải quyết công việc luôn

A. thiên vị bạn bè và người thân. B. nhường nhịn giúp đỡ người yêu.

C. tôn trọng lẽ phải, công bằng, không thiên vị. D. ưu tiên người có chức quyền.

Câu 3: Khi giải quyết công việc người chí công vô tư luôn xuất phát từ

A. lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung. B. lợi ích chung lên lợi ích tập thể.

C. lợi ích tập thê sau lợi ích cá nhân. D. lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Câu 4: Chí công vô tư đem lại

A. lợi ích cá nhân mỗi người. B. lợi ích của xã hội chung.

C. lợi của một nhóm người. D. lợi ích tập thể và cộng đồng.

 

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 1

Trang 1

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 2

Trang 2

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 3

Trang 3

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 4

Trang 4

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 5

Trang 5

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 6

Trang 6

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 7

Trang 7

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 8

Trang 8

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh trang 9

Trang 9

doc 9 trang viethung 6680
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh

Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Lê Nhật Anh
Lê Nhật Anh
TRẮC NGHIỆM
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9
Câu 1: Giải quyết công việc theo lẽ phải,công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đây là biểu hiện của phẩm chất nào sau đây ?
A. Liêm khiết.	B. Chí công vô tư.	C. Trung thưc.	D. Tự trọng.
Câu 2: Người chí công vô tư, khi giải quyết công việc luôn
A. thiên vị bạn bè và người thân.	B. nhường nhịn giúp đỡ người yêu.
C. tôn trọng lẽ phải, công bằng, không thiên vị.	D. ưu tiên người có chức quyền.
Câu 3: Khi giải quyết công việc người chí công vô tư luôn xuất phát từ
A. lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.	B. lợi ích chung lên lợi ích tập thể.
C. lợi ích tập thê sau lợi ích cá nhân.	D. lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Câu 4: Chí công vô tư đem lại
A. lợi ích cá nhân mỗi người.	B. lợi ích của xã hội chung.
C. lợi của một nhóm người.	D. lợi ích tập thể và cộng đồng.
Câu 5: Theo em việc làm nào không chí công vô tư ?
A. Làm việc vì lợi ích chung.	B. Giải quyết công việc công bằng.
C. Chỉ chăm lo lợi ích của mình.	D. Phân công trách nhiệm không thiên vi.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện không công bằng ?
A. Lớp trưởng ghi tên và nhắc nhở tất cả các bạn vi phạm kỷ luật.
B. Cô giáo phê bình và kỉ luật những bạn vi phạm nội qui lớp học.
C. Bạn Lan chỉ chuyên học tập, không tham gia hoạt động tập thể.
D. Lớp phó học tập nhắc nhở ghi tên những bạn bỏ bài, lười học.
Câu 7: Em đồng tình với việc làm nào sau đây ?
A. Giải quyết công việc thiên vị.	B. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân.
C. Dùng tiền bạc của nhà nước cho cá nhân.	D. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng.
Câu 8: Câu nói của Bác Hồ: “Phải để công việc, việc nước lên trên,lên trước việc tư, việc nhà” là nói về nội dung nào sau đây ?
A. Pháp luật và kỷ luật.	B. Tôn trọng người khác.
C. Tôn trọng lẽ phải.	D. Chí công vô tư.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?
A. Bỏ qua lỗi cho nhân viên thân cận.	B. Bảo vệ ý kiến người đã giúp đỡ mình.
C. Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm.	D. Dành đặc ân cho người có tiền.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện chí công vô tư ?
A. Chỉ làm nhưng gì khi có lợi cho bản thân.
B. Không chịu hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể.
C. Giải quyết công việc ưu tiên người nhà ,thân quen.
D. Phản đối hành vi cá nhân đi ngược lại lợi ích tâp thể.
Câu 11: Biểu hiện nào trái ngược với chí công vô tư ?
A. Hi sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích tập thể.	B. Tòa án xét xử đúng người đúng tội.
C. Tính toán, so đo thiệt hơn khi làm mọi việc.	D. Giải quyêt công việc không ưu tiên người nhà.
Câu 12: Em đồng ý với việc ý kiến nào dưới đây ?
A. Đã là bạn thân giấu khuyết điểm của nhau trước lớp.
B. Trong nhà người em luôn được phần nhiều hơn anh chị.
C. Cha mẹ luôn đối xử con trai và con gái như nhau.
D. Con nhà cán bộ được ưu ái hơn con nông dân.
Câu 13: Hành vi nào dưới đây thê hiện chí công vô tư ?
A. Nam chỉ ghi tên những bạn nói chuyện mà mình không thích.
B. Hồng tích cực tham gia hoạt động tập thể khi thấy có lợi cho mình.
C. Cô giáo chỉ phê bình và kỷ luật những em hay thăc mắc.
D. Lớp trưởng, học sinh vi phạm đều bị kỷ luật.
Câu 14: Đối tượng nào cần có phẩm chất chí công vô tư ?
A. Người lao động.	B. Người lãnh đạo.	C. Học sinh ,sinh viên.	D. Tất cả mọi người.
Câu 15: Em đồng ý việc làm nào sau đây ?
A. Biết bố buôn bán ma túy nhưng không tố cáo.
B. Ba bạn bỏ học đi chơi điện tử chỉ kỷ luật một bạn.
C. Người quen bác sĩ, đi khám bệnh đều phải xếp hàng.
D. Anh Nam tìm mọi cách không đi nghĩa vụ quân sự.
Câu 16: Theo em cần ủng hộ hành vi nào ?
A. Kiên quyết loại bỏ người không có đủ năng lực vào làm việc.
B. Bao che cho những người thân khi họ phạm tội.
C. Nhân danh tập thể để trục lợi cá nhân.
D. Lãnh đạo tìm cách trù dập những người tố cáo mình.
Câu 17: Em không đồng ý với việc làm nào sau đây ?
A. Thầy Hùng dạy thêm cho học sinh nghèo không thu tiền.
B. Bác Lâm tình nguyện hiến đất vườn làm đường cho cho bà con.
C. Lan tích cực tình nguyện giúp thí sinh mùa thi khi cơ nhỡ.
D. Ông Tú ưu tiên đưa người thân vào cơ quan do mình quản lí.
Câu 18: Lan làm lớp trưởng, chơi thân với Hằng, hàng ngày Hằng thường xuyên đi học muộn, quên đồng phục với cương vị là bạn thân,lớp trưởng. Theo em Lan nên lưa chọn cách ứng xử nào sau đây ?
A. Bao che cho bạn.	B. Nói thẳng không giữ ý.
C. Bỏ qua cho bạn.	D. Góp ý giúp bạn tiến bộ.
Câu 19: Mục đích của việc xây dựng tình hữu nghị
A. Để nước nghèo được nhận viện trợ của nước giàu có.
B. Thế giới không còn bệnh tật.
C. Để được tham gia nhiều những cuộc biểu tình chống chiến tranh.
D. Tạo điều kiện để các nước cùng nhau giải quyết hiệu quả những vấn đề toàn cầu.
Câu 20: Tính đến năm 2009 Việt Nam đã có quan hệ về ngoại giao và kinh tế với bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ trên thế giới?
A. Có quan hệ ngoại giao với 166 nước và quan hệ kinh tế với 221 nước, vùng lãnh thổ
B. Có quan hệ ngoại giao với 167 nước và quan hệ kinh tế với 222 nước, vùng lãnh thổ
C. Có quan hệ ngoại giao với 169 nước và quan hệ kinh tế với 224 nước, vùng lãnh thổ.
D. Có quan hệ ngoại giao với 168 nước và quan hệ kinh tế với 223 nước, vùng lãnh thổ
Câu 21: Câu nào sau đây thể hiện tình hữu nghị?
A. Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em	B. Ra đi vừa gặp bạn hiền
 Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
C. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.	D. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 22: Việc nước này can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là
A. hành động có lợi cho việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
B. hành động cần thiết để xây dựng nền kinh tế văn hóa mới cho nước bạn.
C. hành động không có lợi trong quá trình xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
D. hành động giúp các nước tránh xung đột và nguy cơ chiến tranh.
Câu 23: Trường hợp nào sau đây cần phê phán?
A. Nước phát triền cử chuyên gia sang giúp đỡ nước chậm phát triển.
B. Phối hợp với cảnh sát quốc tế để truy bắt tội phạm.
C. Nước lớn tìm cách gây sức ép và buộc nước nhỏ  ... à cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
Câu 51: Công ti H kinh doanh thêm cả quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ti H đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.
Câu 52: Hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế là:
A. vi phạm kỉ luật.	B. vi phạm pháp luật.
C. vi phạm hành chính.	D. không hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 53: Anh Hoà 20 tuổi, có sức khoẻ bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Trong trường hợp này , anh Hoà đã
A. vi phạm pháp luật về lao động.	B. vi phạm quyền lao động.
C. không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân.	D. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Câu 54: Các bạn học sinh lớp 9A trao đổi với nhau về quyền và nghĩa vụ lao động, có nhiều ý kiến khác nhau. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Lao động là việc làm của người lớn, học sinh lớp 9 chỉ có nghĩa vụ học tập, không nên lao động chân tay.
B. Học sinh lớp 9 cần tham gia lao động tuỳ theo sức của mình.
C. Chỉ có học sinh nhà nghèo tham gia lao động, còn học sinh nhà giàu thì không cần.
D. Học nhiều cũng không bằng nghỉ học để kiếm nhiều tiền.
Câu 55: Huệ 15 tuổi đang học lớp 9.Muốn có việc làm có tiền để giúp gia đình, Huệ phải làm cách nào sau đây?
A. Xin làm hợp đồng dài hạn trong cơ quan Nhà nước.
B. Xin làm hợp đồng ở Công ty.
C. Mở xưởng sản xuất, thuê người lao động.
D. Nhận hàng may mặc về gia công.
Câu 56: Bà An nhận em Hà 14 tuổi vào làm việc tại xưởng sản xuất và bắt em làm những công việc nặng nhọc. Trong trường hợp trên bà An đã vi phạm các quy định gì của luật lao đông?
A. Cấm được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
B. Quyền được thuê mướn lao động?
C. Trẻ em cũng phải có nghĩa vụ lao động để giúp đỡ gia đình.
D. Lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
Câu 57: Pháp luật nghiêm cấm chủ doanh nghiệp thuê mướn người chưa đủ. tuổi vào làm việc
A. 15	B. 16.	C. 17.	D. 18.
Câu 58: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. thoả thuận lao động.	B. hợp đồng thuê mướn.
C. hợp đồng lao động.	D. thoả ước lao động tập thể.
Câu 59: Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về
A. đạo đức trong kinh doanh.
B. mặt hàng kinh doanh.
C. đăng kí và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
D. quyền công dân trong kinh doanh.
Câu 60: Việc Nhà nước tạo mọi điều kiện cho công dân buôn bán để phát triển kinh tế theo đúng quy định của pháp luật thể hiện
A. quyền lao động.	B. quyền tự do kinh doanh.
C. quyền tham gia quản lí Nhà nước.	D. quyền sở hữu tài sản.
Câu 61: Anh T đi mua xăng bị đong thiếu. Vậy người bán xăng vi phạm gì trong kinh doanh?
A. Kê khai không đúng số vốn.	B. Trốn thuế.
C. Gian lận.	D. Kinh doanh hàng lậu.
Câu 62: Nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước là
A. vốn viện trợ ODA của nước ngoài.
B. sự đóng góp của Việt Kiều.
C. tiền lãi từ nguồn hàng xuất khẩu.
D. từ thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
Câu 63: Công ti H kinh doanh thêm cả quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ti H đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.
Câu 64: Hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế là:
A. vi phạm kỉ luật.	B. vi phạm pháp luật.
C. vi phạm hành chính.	D. không hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 65: Anh Hoà 20 tuổi, có sức khoẻ bình thường nhưng lười lao động, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Trong trường hợp này , anh Hoà đã
A. vi phạm pháp luật về lao động.	B. vi phạm quyền lao động.
C. không thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân.	D. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Câu 66: Các bạn học sinh lớp 9A trao đổi với nhau về quyền và nghĩa vụ lao động, có nhiều ý kiến khác nhau. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Lao động là việc làm của người lớn, học sinh lớp 9 chỉ có nghĩa vụ học tập, không nên lao động chân tay.
B. Học sinh lớp 9 cần tham gia lao động tuỳ theo sức của mình.
C. Chỉ có học sinh nhà nghèo tham gia lao động, còn học sinh nhà giàu thì không cần.
D. Học nhiều cũng không bằng nghỉ học để kiếm nhiều tiền.
Câu 67: Huệ 15 tuổi đang học lớp 9.Muốn có việc làm có tiền để giúp gia đình, Huệ phải làm cách nào sau đây?
A. Xin làm hợp đồng dài hạn trong cơ quan Nhà nước.
B. Xin làm hợp đồng ở Công ty.
C. Mở xưởng sản xuất, thuê người lao động.
D. Nhận hàng may mặc về gia công.
Câu 68: Bà An nhận em Hà 14 tuổi vào làm việc tại xưởng sản xuất và bắt em làm những công việc nặng nhọc. Trong trường hợp trên bà An đã vi phạm các quy định gì của luật lao đông?
A. Cấm được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
B. Quyền được thuê mướn lao động?
C. Trẻ em cũng phải có nghĩa vụ lao động để giúp đỡ gia đình.
D. Lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.
Câu 69: Pháp luật nghiêm cấm chủ doanh nghiệp thuê mướn người chưa đủ. tuổi vào làm việc.
A. 15	B. 16.	C. 17.	D. 18.
Câu 70: Sự thảo thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. thoả thuận lao động.	B. hợp đồng thuê mướn.
C. hợp đồng lao động.	D. thoả ước lao động tập thể.
Câu 71: Ông Ba buôn bán ma túy trái phép. Ông Ba đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.	B. Hành chính.	C. Dân sự.	D. Kỉ luật.
Câu 72: Anh An đi xe ô tô, đến ngã ba anh vượt đèn đỏ. Anh An phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.	B. Hành chính.	C. Dân sự.	D. Kỉ luật.
Câu 73: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Lan thường xuyên nghỉ học không có lí do.
B. Chị Hoa buôn bán trẻ em sang trung Quốc.
C. Bà Hà lấn chiếm vỉa hè để buôn bán.
D. Anh Hùng Chiếm đoạt tài sản của em trai mình.
Câu 74: Trong kì thi học kì, Quỳnh đã sử dụng điện thoại di động. Quỳnh đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.	B. Hành chính.	C. Dân sự.	D. Kỉ luật.
Câu 75: Để thu lãi cao, bà Tân đã mua lợn chết do mắc bệnh với giá rẻ về chế biến để bán với giá cao. Bà Tân phải chịu trách nhiệm gì?
A. Hình sự.	B. Hành chính.	C. Dân sự.	D. Kỉ luật.
Câu 76: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh Phi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
B. Anh Đông và mấy thanh niên đá bóng dưới lòng đường.
C. Bác An trồng rau sạch, chất lượng cao để bán.
D. Chị Huệ thường đổ rác xuống lòng đường.
Câu 77: Quyền tham gia bầu cử và ứng cử của công dân theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền gì sau đây?
A. Quyền tự do cơ bản của công dân.	B. Quyền dân chủ của công dân.
C. Quyền thăng tiến của công dân.	D. Quyền bình đẳng của công dân.
Câu 78: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội.
B. Quyền tố cáo của công dân.
C. Quyền khiếu nại của công dân.
D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội.
Câu 79: Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phát huy tính tự do của công dân.
B. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.
C. Phát huy quyền bình đẳng của công dân.
D. Phát huy tính tự giác và sáng tạo của công dân.
Câu 80: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ công khai.	B. Dân chủ đa số.	C. Dân chủ gián tiếp.	D. Dân chủ trực tiếp.
Câu 81: Chính quyền xã H đã không tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông trưởng thôn X tham ô công quỹ trong việc làm đường giao thông nông thôn mới. Hành động của chính quyền xã H đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nào sau đây?
A. Quyền dân biết về các công việc chung.
B. Quyền dân bàn về các công việc chung.
C. Quyền dân làm và thực hiện các công việc chung.
D. Quyền dân kiểm tra, giám sát các công việc chung.
Câu 82: Vừa qua, trường THCS Tân Phú tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động "Trường học thân thiên, học sinh tích cực" Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền bình đẳng trước pháp luật.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do dân chủ.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Câu 83: Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?
A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
C. Tham gia biểu tình ủng hộ khủng bố.
D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh.
Câu 84: Hãy lựa chọn đáp án không đúng dưới đây nói về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của học sinh hiện nay?
A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, thể chất.
B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.
C. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.
D. Gia đình dùng tiền, mối quan hệ để không tham gia nghĩa vụ quân sự.
Câu 85: Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ thế nào trong cách phương án sau?
A. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự.
B. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia.
C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ.
D. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia.
Câu 86: Những hành vi nào sau đây, hành vi nào không bị pháp luật xử lí nghiêm vì làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
A. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
C. Xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh cho toàn dân.
D. Cấu kết nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền quốc gia.
Câu 87: Hãy lựa chọn những hành vi sau thể hiện vi phạm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
A. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ.
B. Khuyên bạn bè tham gia thực hiện các phong trào địa phương.
C. Tổ chức, vận động với bạn bè tham gia thực hiện tập quân sự.
D. Báo cáo với giáo viên những hành vi kỉ luật sai trái của bạn khác.
Câu 88: Những việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc?
A. Trốn tập quân sự trong trường học.	B. Không tham gia sinh hoạt Đoàn- Đội.
C. Tham gia đội An ninh xung kích của trường.	D. Rủ rê bạn bè nói xấu chính quyền địa phương.
Câu 89: Em tán thành với quan điểm nào sau đây để rèn luyện đạo đức và tuân thủ pháp luật?
A. Cần rèn luyện đạo đức và ý thức pháp luật ngay từ khi còn nhỏ
B. Chỉ những người lớn mới phải rèn luyện phẩm chất này
C. Chỉ cần cư xử tốt với mọi người mình quen biết là đủ
D. Sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người mới tránh được những sai phạm
Câu 90: Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người
A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau	B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc
C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình	D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật
Câu 91: Thắng sinh ra trong một gia đình giàu có.Nhà chỉ có một mình nên cậu được nuông chiều.Chính vì vậy mà Thắng không quan tâm đến ai và thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải làm theo ý mình.Việc làm của bạn Thắng cho thấy cậu ta là người như thế nào?
A. Người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ
B. Người sống thiếu tình cảm gia đình
C. Không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của người con
D. Con người có cá tính, thích độc lập
Câu 92: Em hãy lựa chọn trong số những việc làm sau để rèn luyện ý thức pháp luật cho mình
A. Hạn chế ra ngoài đường để không vi phạm pháp luật
B. Học tập, tìm hiểu kiến thức pháp luật để trang bị cho mình
C. Tích cực, tự giác trong các phong trào văn nghệ
D. Tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật
Câu 93: Theo em, việc làm nào dưới đây vừa là việc làm có đạo đức và tuân thủ pháp luật
A. Chăm ngoan, học giỏi, không sa ngã vào tệ nạn xã hội
B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
C. Giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó học tập
D. Tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy học đường
Câu 94: Chị Hằng đã có gia đình nhưng chồng đi công tác xa .Ở nhà chị có quan hệ lén lút với người đàn ông khác.Em nhận thấy chị Hằng trong câu chuyện trên là người như thế nào ?
A. Sống vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục của xã hội
B. Không có đạo đức và không tuân theo pháp luật
C. Sống vô trách nhiệm với chồng và gia đình hai bên
D. Là người ích kỉ chỉ biết đến lợi ích của mình
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
B
C
D
D
C
C
D
D
C
D
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐA
C
C
D
D
C
A
D
D
D
C
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
ĐA
A
C
C
D
B
A
D
C
C
D
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
ĐA
B
A
D
C
C
D
B
B
A
C
Câu
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
ĐA
C
D
A
B
C
A
C
B
C
D
Câu
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
ĐA
C
B
B
B
D
A
A
C
C
B
Câu
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
ĐA
C
D
C
B
B
B
D
A
A
C
Câu
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
ĐA
A
B
C
D
B
C
B
A
B
D
Câu
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
ĐA
D
D
C
D
A
C
A
C
A
D
Câu
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
ĐA
C
B
A
B

File đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_giao_duc_cong_dan_lop_9_le_nhat_anh.doc