Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán

 NỘI DUNG

Tầm quan trọng của cơ chế quản lý giám sát trên thị trường chứng khoán

Quản lý hoạt động trên thị trường chứng khoán

Giám sát hoạt động trên thị trường chứng khoán

Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán - kinh nghiệm của một số nước

 

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 1

Trang 1

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 2

Trang 2

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 3

Trang 3

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 4

Trang 4

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 5

Trang 5

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 6

Trang 6

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 7

Trang 7

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 8

Trang 8

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 9

Trang 9

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang viethung 10640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán

Bài giảng Thị trường chứng khoán 2 - Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
v1.0015106204
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2
Bộ môn: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Trường: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1
v1.0015106204 2
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
I. Mục tiêu học phần
• Hiểu rõ về hoạt động quản lý và giám sát thị trường chứng khoán trên cả giác độ quản lý
Nhà Nước và quản lý của các tổ chức tự quản;
• Nắm được các kiến thức cơ bản về sở giao dịch chứng khoán, thị trường OTC;
• Nắm rõ được các mô hình kinh doanh chứng khoán, hoạt động của các công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán;
• Có một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về phân tích chứng khoán;
• Hiểu được hoạt động quản lý của UBCKNN, SGDCK Tp.HCM và Hà Nội;
• Hiểu được mô hình tổ chức và hoạt động của các CTCK, công ty quản lý quỹ và quỹ đầu
tư chứng khoán ở Việt Nam.
v1.0015106204 3
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
II. Nội dung nghiên cứu
• Bài 1: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
• Bài 2: Sở giao dịch chứng khoán
• Bài 3: Thị trường giao dịch phi tập trung – OTC
• Bài 4: Công ty chứng khoán
• Bài 5: Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán
• Bài 6: Phân tích chứng khoán
v1.0015106204
BÀI 1
QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT 
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Giảng viên: ThS. Vũ Thị Thúy Vân 
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
4
v1.0015106204
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
1. Tại sao UBCKNN phải tiến hành giám sát thị trường?
2. Có những phương thức giám sát thị trường nào?
Giám sát thị trường chứng khoán
Ngày 26/11/2014, trên thị trường chứng khoán xuất hiện một số tin đồn có liên quan đến
hoạt động giám sát, thanh tra của UBCKNN.
Qua kiểm tra, xem xét, UBCKNN bác bỏ những tin đồn trên. Đây là những thông tin sai,
có thể gây tác động xấu đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường. Công tác thanh tra,
giám sát của UBCKNN là hoạt động thường kỳ và vẫn đang thực hiện bình thường theo
quy định hiện hành.
5
v1.0015106204
MỤC TIÊU
• Hiểu được các khái niệm cơ bản về giám sát, thanh tra và quản lý thị trường
chứng khoán.
• Nắm vững được các mô hình giám sát và các nội dung của hoạt động quản
lý thị trường.
6
v1.0015106204
NỘI DUNG
Tầm quan trọng của cơ chế quản lý giám sát trên thị trường chứng khoán
Quản lý hoạt động trên thị trường chứng khoán
Giám sát hoạt động trên thị trường chứng khoán
Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán - kinh nghiệm của một số nước
7
v1.0015106204
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ GIÁM SÁT TRÊN THỊ TRƯỜNG 
CHỨNG KHOÁN
8
• Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.
• Tính hiệu quả, minh bạch trong giao dịch chứng khoán
được đảm bảo thông qua hoạt động quản lý và giám sát
thị trường chứng khoán.
• Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán đảm bảo
dung hòa lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường.
• Quản lý và giám sát đồng nghĩa với việc ngăn chặn và
kiểm soát các rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống làm sụp đổ
thị trường.
• Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán không thể
thiếu trong điều kiện hội nhập kinh tế.
v1.0015106204
2. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.2. Các cơ quan quản lý 
2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý
2.3. Các hình thức quản lý
2.4. Nội dung quản lý
9
v1.0015106204
2.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ
10
Quản lý thị trường chứng khoán có thể được hiểu là
việc ban hành và sử dụng các văn bản pháp quy, các
quy định chung trong lĩnh vực chứng khoán và các
lĩnh vực khác có liên quan nhằm đạt được các mục
tiêu đề ra đối với thị trường chứng khoán.
v1.0015106204
2.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ (tiếp theo)
11
• Quản lý thị trường chứng khoán là nhằm để đảm bảo 3
mục tiêu sau:
 Đảm bảo tính trung thực, minh bạch của thị trường.
 Đảm bảo tính hiệu quả của thị trường.
 Đảm bảo tính công bằng.
• Việc lựa chọn và ưu tiên cho mục tiêu nào là tùy thuộc
vào chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia ở từng thời
điểm cụ thể.
v1.0015106204
2.2. CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
• Các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường
chứng khoán.
• Các tổ chức tự quản (tổ chức tự định chế).
 Sở giao dịch chứng khoán.
 Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
12
v1.0015106204
2.3. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ
• Quản lý bằng pháp luật: là hình thức quản lý dựa trên
việc sử dụng các văn bản pháp quy của Nhà nước, các
quy định của chính các cơ quan quản lý ban hành làm
công cụ để quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường
chứng khoán.
• Tự quản: Dựa trên các văn bản pháp quy, sự định hướng
và phân cấp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức như Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà
kinh doanh chứng khoán tự quản lý một số hoạt động
của ngành mình
13
v1.0015106204
2.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ
14
Quản lý thị trường chứng khoán có thể phân chia
ra hai nội dung chủ yếu là quản lý hàng hóa
chứng khoán và quản lý các chủ thể tham gia thị
trường.
• Quản lý hàng hóa trên thị trường bao gồm 2
hoạt động là quản lý phát hành và quản lý các
hàng hóa đã được giao dịch trên thị trường.
v1.0015106204
2.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ (tiếp theo)
15
• Quản lý hàng hóa
 Quản lý phát hành: là hoạt động quản lý những chứng
khoán lần đầu tiên được phát hành ra công chúng.
Hoạt động quản lý phát hành được thực hiện theo 2
chế độ:
 Thứ nhất là chế độ đăng ký.
 Thứ hai là chế độ cấp phép.
 Quản lý các giao dịch trên thị trường chứng khoán: là hoạt động quản lý giao dịch
của các loại chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán và trên thị trường phi tập
trung. Việc quản lý giao dịch phải đảm bảo các nguyên tắc công khai, bình đẳng,
cạnh tranh và trung thực. Tự do và công khai có nghĩa là các công ty có quyền tự
do đưa chứng khoán ra thị trường để giao dịch khi hội đủ những điều kiện theo quy
định của pháp luật.
v1.0015106204
2.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ
16
• Quản lý các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
(Quản lý các nhà kinh doanh chứng khoán)
 Nhà kinh doanh chứng khoán trên thị trường là những tổ
chức, cá nhân thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường
chứng khoán như: Môi giới chứng khoán; Tự doanh; Bảo
lãnh phát hành; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Quản lý
danh mục đầu tư; Lưu ký chứng khoán...
 Nhà kinh doanh chứng khoán là một trong các chủ thể
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển
của thị trường. Chính vì vậy, quản lý các nhà kinh doanh
chứng khoán là một nhiệm vụ trọng tâm của nội dung
quản lý thị trường chứng khoán.
v1.0015106204
2.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ (tiếp theo)
17
• Quản lý chứng khoán quốc tế gồm 4 nội dung chính sau:
 Thứ nhất, quản lý việc phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành trong
nước ra thị trường nước ngoài.
 Thứ hai, quản lý việc phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài
trên thị trường chứng khoán trong nước.
 Thứ ba, quản lý các giao dịch chứng khoán của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
trên các thị trường chứng khoán trong nước và ngược lại.
 Thứ tư, quản lý các tổ chức nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
v1.0015106204
3. GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
3.2. Nội dung giám sát
3.1. Khái niệm
3.3. Phương thức giám sát thị trường chứng khoán
18
v1.0015106204
3.1. KHÁI NIỆM
Giám sát thị trường chứng khoán được hiểu là việc
tiến hành theo dõi, kiểm tra các hoạt động của các
chủ thể tham gia thị trường và các hoạt động diễn
ra trên thị trường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời
các vi phạm, khuyến khích phát huy kịp thời các
hành vi tốt đảm bảo tính bình ổn của thị trường.
19
v1.0015106204
3.2. NỘI DUNG GIÁM SÁT
• Giám sát Sở giao dịch
 Hoạt động giám sát có thể tập trung vào hai nhiệm vụ
chính: theo dõi chứng khoán và giám sát thị trường.
 Theo dõi chứng khoán nhằm các mục đích:
 Theo dõi liên tục giá chứng khoán và khối lượng
giao dịch ở các thời điểm khác nhau, phân tích
mức độ tăng giảm để phát hiện ra các giao dịch
bất thường.
 Thu thập các thông tin liên quan đến các công ty niêm yết và giá cả thị trường.
 Theo dõi tình trạng sở hữu của các nhà đầu tư quốc tế.
20
v1.0015106204
3.2. NỘI DUNG GIÁM SÁT (tiếp theo)
21
• Giám sát thị trường chứng khoán nhằm các
mục đích sau:
 Phát hiện các giao dịch nội gián, hành vi thao
túng thị trường.
 Thi hành kỷ luật đối với các giao dịch gian lận,
bất hợp pháp trên thị trường.
 Báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước những
bất ổn của thị trường nhằm có sự điều chỉnh
hợp lý.
v1.0015106204
3.2. NỘI DUNG GIÁM SÁT (tiếp theo)
22
Giám sát thành viên Sở giao dịch chứng khoán
• Giám sát tổ chức niêm yết: bao gồm 3 nội dung.
• Giám sát công ty môi giới, kinh doanh chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
 Đối với nghiệp vụ môi giới: Pháp luật yêu cầu các công ty phải có trách nhiệm thực
hiện giao dịch một cách công bằng, đúng luật. Cụ thể là phải thực hiện đúng thời
hạn, định mức giá phù hợp với giá thị trường, cung cấp đầy đủ các thông tin liên
quan cho khách hàng.
 Đối với nghiệp vụ kinh doanh: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện việc giám sát các
công ty chứng khoán theo các nội dung như: cung cấp thông tin giao dịch kịp thời chính
xác, phương thức nhập lệnh của khách hàng hợp pháp, các thành viên của công ty
không lợi dụng danh nghĩa công ty để thực hiện các giao dịch của riêng mình.
 Đối với công ty quản lý quỹ: Sở giao dịch chứng khoán giám sát về cơ cấu tổ chức,
phương thức hình thành quỹ, tình hình tài chính và các hoạt động trên thị trường.
v1.0015106204
3.3. PHƯƠNG THỨC GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
• Theo dõi chứng khoán
 Theo dõi chứng khoán trong ngày.
 Theo dõi chứng khoán theo khoảng thời gian
(theo dõi dài ngày).
• Thanh tra chứng khoán
23
v1.0015106204
4. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN – KINH NGHIỆM 
CỦA MỘT SỐ NƯỚC
4.2. Hệ thống pháp lý 
4.1. Cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán
4.3. Hệ thống giám sát 
24
v1.0015106204
4.1. CƠ QUAN QUẢN LÝ, GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
• Cơ quan quản lý Nhà nước
 Cơ quan quản lý chứng khoán ra đời sớm nhất là
UBCK Mỹ (SEC) thành lập ngày 6/6/1934 sau sự sụp
đổ của thị trường năm 1929.
 Tại Anh Quốc, mặc dù Uỷ ban chứng khoán và đầu
tư (SIB) được thành lập tương đối muộn (năm 1986)
nhưng lại có mô hình quản lý đặc thù, mô hình tự
quản rất cao, Chính phủ chỉ quản lý và giám sát rất ít.
 Tại Hàn Quốc, tồn tại song song 2 cơ quan quản lý
nhà nước về chứng khoán gồm UBCK Hàn Quốc
(KSEC) và Uỷ ban giám sát chứng khoán (SSB).
 Tại Trung Quốc, Uỷ ban quản lý chứng khoán
(CSRC) thành lập năm 1992.
• Cơ quan điều hành SGDCK
25
v1.0015106204
4.2. HỆ THỐNG PHÁP LÝ
• Tại Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, những nước có lịch sử hình thành và
phát triển thị trường chứng khoán lâu đời, hệ thống pháp lý khá hoàn chỉnh và chặt
chẽ. Hệ thống các văn bản pháp quy chủ yếu gồm Luật, Đạo luật và các quy chế do
cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức tự quản ban hành.
• Tại các nước đang phát triển như Trung quốc, Indonesia, bản thân toàn bộ hệ thống
pháp lý quốc gia chưa đồng bộ và hoàn chỉnh nên các văn bản pháp quy trong lĩnh
vực chứng khoán còn nhiều bất cập, thiếu sót cần bổ sung, sửa chữa. Chúng tồn tại
hầu hết dưới dạng các văn bản dưới luật (nghị định, quyết định, quy chế).
26
v1.0015106204
4.3. HỆ THỐNG GIÁM SÁT
• Tại đa số các nước, hệ thống giám sát có trách nhiệm
quan trọng nhất là giám sát, kiểm tra việc thực thi các
quy định trong lĩnh vực chứng khoán.
• Nội dung chính của việc giám sát là kiểm tra tình hình
tài chính và mức độ tuân thủ các chỉ tiêu tài chính theo
luật định. Đồng thời, xem xét các giao dịch trái phép
với giá cả và khối lượng vượt chuẩn định, giao dịch
nội gián hoặc sử dụng tiền ký quỹ của khách hàng sai
mục đích.
27
v1.0015106204
5. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
• Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 20/7/2000 với sự
khai trương của trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Trước đó, để chuẩn
bị cho sự ra đời của thị trường, UBCKNN (SSC) được thành lập theo Nghị định 75/CP
ngày 28/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
• SSC là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán, có nhiệm vụ
chuẩn bị các điều kiện về pháp lý, hàng hóa, con người và cơ sở vật chất cho thị trường
chứng khoán Việt Nam.
• Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về một
số vấn đề nhất định trong lĩnh vực chứng khoán.
28
v1.0015106204
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trả lời
1. UBCKNN phải giám sát thị trường vì: Quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư; tính hiệu quả, minh bạch trong
giao dịch chứng khoán được đảm bảo thông qua hoạt động quản lý và giám sát thị
trường chứng khoán; quản lý và giám sát thị trường chứng khoán đảm bảo dung hòa
lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường; quản lý và giám sát đồng nghĩa với việc
ngăn chặn và kiểm soát các rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống làm sụp đổ thị trường.
2. Việc giám sát thị trường chứng khoán thường được thực hiện thông qua hai phương
pháp chủ yếu là theo dõi chứng khoán và thanh tra.
29
1. Tại sao UBCKNN phải tiến hành giám sát thị trường?
2. Có những phương thức giám sát thị trường nào?
29
v1.0015106204
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Quản lý thị trường chứng khoán bao gồm các mục tiêu sau:
A. đảm bảo tính trung thực, minh bạch, hiệu quả và công bằng của thị trường.
B. đảm bảo tính trung thực của thị trường.
C. đảm bảo tính hiệu quả của thị trường.
D. đảm bảo tính chính xác, minh bạch, trung thực của thị trường.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. đảm bảo tính trung thực, minh bạch, hiệu quả và công bằng của
thị trường.
• Giải thích: Vì đây là những mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý thị trường (Tài
liệu giảng dạy, Bài 1).
30
v1.0015106204
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Hai nội dung cơ bản của quản lý thị trường chứng khoán là:
A. quản lý hàng hóa và quản lý các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
B. đảm bảo tính trung thực, minh bạch, hiệu quả và công bằng của thị trường.
C. quản lý các tổ chức trung gian.
D. quản lý nhà đầu tư chứng khoán.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Quản lý hàng hóa và quản lý các chủ thể tham gia thị trường
chứng khoán.
• Giải thích: Theo Bài giảng text Thị trường chứng khoán.
31
v1.0015106204
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Tầm quan trọng của hoạt động quản lý giám sát thị trường chứng khoán.
• Quản lý thị trường chứng khoán.
• Giám sát thị trường chứng khoán.
32

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_truong_chung_khoan_2_bai_1_quan_ly_va_giam_sat.pdf