Bài giảng Tâm lý học đại cương
Lời giới thiệu
Chương 1 Khái niệm tâm lý học đại cương 04
Chương 2 Nhân cách con người và những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý và nhân cách con người.
Chương 3: Các phẩm chất tâm lý của nhân cách
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý học đại cương
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Tâm lý học đại cương NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 2 LỜI GIỚI THIỆU Người xưa với câu danh ngôn nổi tiếng "Hãy tự biết lấy mình", "Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng" đều nói lên vai trò của các tri thức tâm lý, nhấn mạnh vai trò của tự nhận thức, tự ý thức Tâm lý con người có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nên tâm lý học có vai trò to lớn với tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người như: lao động sản xuất, y tế, giáo dục, thể thao, an ninh quốc phòng. Mục đích cao nhất của hoạt động lao động là tạo ra năng suất lao động cao. Muốn vậy phải chú ý nhiều mặt từ việc chế tạo công cụ lao động, đảm bảo an toàn lao động, tổ chức lao động hợp lí khoa học, xây dựng bầu không khí lao động tập thể, động viên khen thưởng trong lao động... tất cả các mặt đó của lao động đều cần đến các tri thức tâm lý học lao động, tâm lý học kĩ sư, tâm lý học xã hội. Lĩnh vực quản lí xã hội và đặc biệt công tác tổ chức cán bộ vận dụng nhiều tri thức tâm lý học. Vấn đề hiểu người, dùng người, bồi dưỡng và đánh giá con người trong công việc, bầu không khí tâm lý trong tập thể quản lí, dư luận xã hội, các quan hệ cá nhân khác nhau trong tập thể đều sử dụng các tri thức tâm lý và đồng thời là các vấn đề của tâm lý học. Ngoài ra, hầu khắp các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: tư pháp, thanh tra, y tế, thương mại, du lịch... đều cần sự có mặt của khoa học tâm lý, sự ra đời các khoa học liên ngành như tâm lý học y học, tâm lý học tư pháp, tâm lý học du lịch... là minh chứng cụ thể khẳng định vai trò to lớn của tâm lý học với các khoa học khác và cuộc sống xã hội con người. Đặc biệt với công tác giáo dục, lĩnh vực trồng người" tâm lý học có vị trí đặc biệt quan trọng, những tri thức tâm lý học là cơ sở khoa học cho việc định hướng đúng trong dạy học và giáo dục học sinh: Hiểu tâm lý lứa tuổi là cơ sở cho dạy học, giáo dục phù hợp, sử dụng các biện pháp các phương tiện giáo dục có hiệu quả đem lại chất lượng cao cho công tác giáo dục học sinh. Có thể nêu ra vài ví dụ về vấn đề này: Vận dụng các quy luật cảm giác, tri giác để điều chỉnh ngôn ngữ, sử dụng đồ dùng trực quan... có hiệu quả nâng cao mức độ nhận thức bài giảng cho học sinh. Hiểu biết các quy luật tình cảm là cơ sở khoa học cho việc tổ chức các biện pháp giáo dục "ôn nghèo gợi khổ" để "giáo dục trong tập thể và bằng tập thể". Nhận thức đúng lôgic phát triển nhận thức của học sinh đi từ "Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" định hướng cho cách dạy học của giáo viên. Các quy luật hình thành kĩ xảo: Quy luật "đỉnh", quy luật tiến bộ không đồng đều... gợi mở cách thức rèn luyện kĩ xảo cho học sinh đặc biệt là các em học sinh nhỏ bậc Tiểu học khi bắt đầu học viết, học đọc, học tính toán... những tri thức khởi đầu trong kho tàng tri thức phong phú của nhân loại. Tóm lại, tâm lý học từ chỗ mô tả, giảng giải, tư biện dần dần chuyển sang tâm lý học hoạt động, trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp, thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ thực tiễn xã hội. 3 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 02 2. Chương 1 Khái niệm tâm lý học đại cương 04 3. Chương 2 Nhân cách con người và những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý và nhân cách con người. 10 4.Chương 3: Các phẩm chất tâm lý của nhân cách 16 4 Chương 1 Khái niệm tâm lý học đại cương 1. Mục tiêu: - Biết được khái niệm về tâm lý - Hiểu được bản chất, chức năng, phân loại của các hiện tượng tâm lý - Vận dụng kiến thức tâm lý đại cương trong cuộc sông cũng như trong công việc. 2. Nội dung của chương I. Khái niệm chung và ý nghĩa về tâm lý học 1. Khái niệm Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi[1][2], tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất rộng. Các nhà tâm lý học tìm hiểu về những tính chất rõ nét của não bộ và những hiện tượng đa dạng liên kết với những tính chất trên. Ở phương diện y sinh này, tâm lý học gắn bó chặt chẽ và là một phần của khoa học thần kinh. Từ phương diện khoa học xã hội, tâm lý học tìm hiểu về các cá nhân và cộng đồng bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp đặc trưng.[3][4] Trong lĩnh vực này, người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu lý thuyết được gọi là nhà tâm lý học, hoặc có thể được phân loại thành nhà nghiên cứu xã hội, nhà nghiên cứu hành vi hay nhà nghiên cứu nhận thức. Nhiệm vụ của nhà tâm lý học là tìm hiểu vai trò của chức năng tâm thần (mental functions) trong hành vi cá nhân hay hành vi xã hội, cùng với việc khám phá những quy trình sinh học thần kinh và sinh lý, là cơ sở của chức năng nhận thức và hành vi. Nhà tâm lý học khám phá các quy trình tâm thần và hành vi, bao gồm những khái niệm như tri giác, nhận thức, chú ý, cảm xúc, trí tuệ, trải nghiệm chủ quan, động cơ, chức năng não, và nhân cách; mở rộng ra những lĩnh vực về giao tiếp con người như mối quan hệ cá nhân, bao gồm bình tâm năng, gia tâm năng và những khái niệm có liên quan khác. Các trạng thái và hoạt động của tâm trí vô thức cũng được nghiên cứu và xem xét trong tâm lý học.[5] Nhà tâm lý học sử dụng các phương thức nghiên cứu kinh nghiệm để diễn giải mối quan hệ nhân quả và tương quan giữa những yếu tố tâm lý - xã hội. Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm và suy diễn, một số nhà tâm lý học - nhất là các nhà tâm lý học lâm sàng và tham vấn - đôi khi cũng dựa vào thông diễn học và các phương pháp quy nạp khác. Tâm lý học được miêu tả như một ngành"khoa học trung tâm",[6] với những khám phá trong ngành có ảnh hưởng đến những nghiên cứu và quan điểm của những bộ môn như khoa học xã hội, khoa học thần kinh, và y học. Bên cạnh việc những kiến thức tâm lý học thường được ứng dụng vào việc đánh giá tâm lý và trị liệu cho các vấn đ ... II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách 1. Yếu tố bẩm sinh di truyền 2. Yếu tố môi trường 3. Yếu tố giáo dục 4. Yếu tố hoạt động 5 Yếu tố giao lưu, giao tiếp 6. Yếu tố tập thể Chương 3: Các phẩm chất tâm lý của nhân cách 1. Mục tiêu: - Trình bày được định nghĩa của xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực. - Hiểu rõ và phân biệt được giữa các nét tính cách và tính cách. - Vận dụng được các kiến thức về khí chất, tính cách, năng lực vào cuộc sống. 2. Nội dung của chương I. Tình cảm 1. Khái niệm Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định đối với những sự vạt hiện tượng trong thế giới khách quan của con người, phản ảnh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ 2. Các mức độ của đời sống tình cảm 17 Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú và đa dạng tạo thành một mặt quan trọng của hoạt động cá nhân. Tính chất phong phú và đa dạng đó không chỉ hiểu qua các cảm xúc mà còn ở những mức độ khác nhau của đời sống tình cảm cá nhân. Màu sắc xúc cảm của cảm giác Đây là mức độ thấp nhất của phản ánh cảm xúc. Nó là một sắc thái của cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác. Ví dụ: cảm giác về màu xanh gây cho ta xúc cảm dễ chịu. cảm giác màu đỏ gây cho ta cảm xúc rạo rực, nhức nhối. b. Xúc cảm Đây là một mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó là sự thể nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó trong một hoàn cảnh xác định. Tuy nhiên, tùy theo cường độ, tính ổn định (thời gian tồn tại) và tính ý thức cao hay thấp người ta lại chia xúc cảm nói chung làm hai loại: Xúc động: là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và khi xảy ra xúc động con người thường không làm chủ được bản thân mình ("cả giận mất khôn"), không ý thức được hậu quả hành động của mình. Tâm trạng: là một dạng khác của xúc cảm, nó có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, có khi hàng tháng, hàng năm và con người không ý thức được nguyên nhân gây ra nó. Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm chung bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt động của cơn người, có ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của họ trong một thời gian khá dài, ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến đời sống tình cảm của con người. Nguồn gốc của tâm trạng rất khác nhau: có những nguồn gốc gần và những nguồn gốc xa. Nguồn gốc chủ yếu để gây tâm trạng là vị trí của cá nhân trong xã hộ c. Tình cảm Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình, nó là một thuộc tính tâm lý của nhân cách. Tình cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá dài và được ý thức rất rõ ràng - sự say mê, có những say mê tích cực (say mê học tập, nghiên cứu) và có những say mê tiêu cực thường gọi là đam mê (đam mê cờ - bạc, rượu chè...). - Người ta còn phân chia tình cảm thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao, tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan tới sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu sinh lí. Tình cảm cấp cao gồm có tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hành động... - Tình cảm đạo đức: là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ của con người đối với những người khác, đối với tập thể và đối với bản thân. Ví dụ: tình yêu tổ quốc, tinh thần quốc tế, tình cảm nghĩa vụ... - Tình cảm trí tuệ: là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. 18 - Tình cảm thẩm mĩ. là những tình cảm có liên quan tới nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái đẹp, thể hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với tự nhiên, xã hội, lao động... Tình cảm thẩm mĩ cũng như tình cảm đạo đức được quy định bởi xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội. - Tình cảm hoạt động: là sự thể hiện thái độ của con người đối với hoạt động nhất định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu hoạt động đó. Lao động là cơ sở tồn tại của cơn người. Vì vậy thái độ cảm xúc dương tính đối với lao động như lòng yêu lao động, sự tôn trọng người lao động... Để tồn tại và phát triển con người cần phải hoạt động. Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích và con người luôn tỏ thái độ đối với đối tượng hoạt động đó. - Tình cảm mang tính chất thế giới quan, nhân sinh quan là mức độ cao nhất của tình cảm con người. ở mức độ này tình cảm có đặc điểm rất bền vững và ổn định, có tính khái quát cao, có tính tự giác và tính ý thức cao trở thành một quan điểm, một nguyên tắc trong thái độ và hành vi của cá nhân. Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, tính giai cấp... 3. Vai trò của tình cảm a. Tình cảm đối với nhận thức Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi đối với kết quả của nhận thức. Ngược lại, nhận thức định hướng, điều khiển, điều chỉnh tình cảm đi đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người. b. Tình cảm đối với hành động Tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người. Tình cảm nảy sinh, biểu hiện, thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. c. Tình cảm đối với các thuộc tính tâm lý khác Tình cảm có mối quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách. Tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan. niềm tin; tình cảm là mặt nhân lõi của tính cách; là điều kiện và động lực để hình thành năng lực; là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất con người. d. Tình cảm đối với nghề dạy học Tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng, nó vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục. Tài năng của nhà giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu nghề và tình thương yêu tuổi trẻ, thiếu lòng yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc thì thầy giáo khó trở thành nhà giáo dục tốt 4. Các quy luật của đời sống tình cảm a. Quy luật "lây lan" Con người luôn luôn sống trong xã hội, trong các mối quan hệ người - người. Vì vậy xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền "lây"sang người khác. Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy hiện tượng "vui lây", "buồn lây", "cảm thông", "đồng 19 cảm"... Nền tảng Của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm con người.Tuy nhiên, việc "lây lan" tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm. b. Quy luật “thích ứng” Tương tự như trong quá trình cảm giác, trong xúc cảm, tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng. Nghĩa là một xúc cảm, tìnhcảm nào đó được lặp đi lặp laạ nhiều lần với một cường độvkhông thay đổi thì cuối cùng cũng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng thường được gọi là sự "chai dạn" của tình cảm. c. Quy luật "tương phản"hay "cảm ứng" Giống như cảm giác, tình cảm cũng có sự tương phản. Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất iên hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể là tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nhau Đó là hiện tương "cảm ứng" hay "tương phản" trong tình cảm. Người ta vận dụng quy luật này trong văn học, nghệ thuật, càng yêu nhân vật chính diện bao nhiêu càng ghét nhân vật phản diện bấy nhiêu... d. Quy luật "di chuvển " Tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó, chẳng hạn hiện tượng "giận cá chém thớt', "ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng", "vì cây mà dây quấn". e. Quy luật "pha trộn" Trong đời sống tình cảm của một con người cụ thể, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng "pha trộn" vào nhau. ví dụ: "giận mà thương", "bởi trưng hay ghét cũng vì hay yêu"... g. Quy luật về sự hình thành tình cảm - Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa động hình hóa và khái quát hóa. những xúc cảm đồng loại, chẳng hạn tình cảm mẹ con; lòng yêu tổ quốc, tình yêu quê hương... - Tình cảm được xây dưng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì tình cảm lai chi phối và thể hiện qua các xúc cảm đa dạng. II. Mặt ý chí và hành động ý chí 1. Khái niệm Khái niệm về hành động ý chí:Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra. Hành động ý chí có các đặc điểm: tiếp quyết định hành động bằng cường độ vật lí mà thông qua cơ chế động cơ hoá hành động, trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không. 2. Cấu trúc của hành động ý chí Tất cả các hành động ý chí được chia thành hai loại: đơn giản và phức tạp. Bộ phận này là khái quát nhất. Như có thể thấy từ định nghĩa, cấu trúc của một hành động ý chí đơn giản không liên quan đến các thành phần bổ sung. Trong trường hợp này, người đó hiểu rõ mục tiêu của mình là gì và làm thế nào để đạt được nó. Anh ta chỉ 20 đơn giản là thực hiện các hành động cần thiết sẽ dẫn anh ta đến điểm mong muốn.Cấu trúc của hành động ý chí bao gồm hai phần hoặc giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thứ hai là thực hiện trực tiếp các hành động. 3. Các phẩm chất ý chí Đó là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì tính tự chủ. a. Tính mục đích Tính mục đích là phẩm chất quan trọng của ý chí, đó là kĩ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình mục đích. Biết điều khiển hành vi của mình phục từng các mục đích - Nhưng tính mục đích của người lớn phụ thuộc vào thế giới quan và những nguyên tắc đạo đức của người đó - Tính mục đích còn mang tính giai cấp. Vì vậy mà khi xem xét tính mục đích không phải xem xét ở góc độ hình thức mà phải xét ở mặt nội dung. Khác ở chỗ người chiến sĩ cách mạng đã biết đặt mục đích là vì nhân dân vì Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc... Vì vậy nhà trường phải thường xuyên giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, giúp cho các em trở thành người sống. làm việc có mục đích cao đẹp. b. Tính độc lập Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của người khác. Tính độc lập thể hiện ở chỗ con người có thể từ bỏ ý kiến của mình để phục từng người khác (nhưng là ý kiến đúng). Điều đáng chú ý là tính độc lập ở đây không giống với tính bướng bỉnh, tính bảo thủ, nghĩa là bất luận ý kiến của người khác đúng hay sai họ đều phủ định giữ nguyên ý kiến của mình. Tính độc lập - không có nghĩa là không phục tùng ý kiến của người khác, của tập thể. Song cũng không có nghĩa là phải "a dua", "gió chiều nào theo chiều đó" hay bắt chước một cách không có ý thức. Tính độc lập giúp cho con người hình thành được niềm tin vào sức mạnh của mình. c. Tính quyết đoán Là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời, không dao động, không phụ thuộc vào người khác. Tính quyết đoán không phải thể hiện ở hành động thiếu suy nghĩ, mà là những hành động có cân nhắc, có căn cứ. Con người có tính quyết đoán là có niềm tin vào sự thành công, vào sự đúng đắn của những suy nghĩ của mình. Tiền đề của tính quyết đoán là tính dũng cảm, nghĩa là sự nhút nhát, mềm yếu thì không thể có được tính quyết đoán. Người có tính quyết đoán luôn luôn có hành động dứt khoát, nhanh, đúng lúc, không dao động. Ngược lại người không có tính quyết đoán thường hay do dự, dao động và hành động không đúng lúc, không kịp thời và hay hoài nghi. d. Tính bền bỉ (hay kiên trì) Phẩm chất này được biểu hiện ở kĩ năng vượt khó khăn để đạt mục đích không tính thời gian ngắn hay dài miễn đạt mục đích đặt ra. Không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, những khó khăn không làm họ nhụt chí mà còn làm tăng nghị lực để vượt 21 qua khó khăn. Phẩm chất bền bỉ rất cần đối với người làm công tác giáo dục. Song chúng ta cũng cần phân biệt người có tình bền bỉ, dẻo dai khác với người có tính lì lợm, bướng bỉnh, kém ý chí. Tính bướng bỉnh ở học sinh được biểu hiện rõ nhất là thái độ phản ứng của các em đối với người lớn khi có thái độ thiếu tế nhị hoặc ở tính đỏng đảnh của đứa trẻ được gia đình nuông chiều, từ đó các em quan niệm sai về phẩm chất này các em đánh giá tính bướng bỉnh, nũng nịu, đỏng đảnh là thể hiện tính cứng rắn, tính độc lập, không dao động. e. Tính tự chủ Là khả năng làm chủ bản thân, duy trì được sự kiểm soát các hành vi của bản thân: như chiến thắng với những thúc đẩy không mong muốn, không lành mạnh, tính tự chủ là khả năng kiểm soát, làm chủ được những xúc động, cảm xúc (sợ hãi, giận dữ) xảy ra không đúng lúc, không cần thiết của mỗi người. Tính tự chủ giúp con người khắc phục được tính cục cằn cũng như các trạng thái tâm lý khác (buồn chán, hoang mang, dao động, hoài nghi...), những trạng thái tâm lý này thường nảy sinh trong công tác, trong quan hệ với đồng nghiệp, trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Tính tự chủ của con người được hiểu là sự kiềm chế những cảm xúc, xúc động trong tình cảm. Khi kiềm chế những cảm xúc đó người ta gắn liền nó với những phản ứng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Sở dĩ có những cách hiểu bó hẹp như vậy vì phẩm chất ý chí này thường biểu hiện rõ nhất trong phạm vi điều khiển, điều chỉnh các cảm xúc - thực ra nó còn có khả năng điều khiển, điều chỉnh hành vi con người trong giao tiếp. III. Những thuộc tính tâm lý của nhân cách 1. Xu hướng 2. Tính cách 3. Khí chất 4. Năng lực 5. Kiểm tra 6. Ôn tập 4. Tài liệu cần tham khảo: 1. Nguyễn Ngọc Bích, 2008, Tâm lý học nhân cách, NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) – Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành, 2008 Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội
File đính kèm:
- bai_giang_tam_ly_hoc_dai_cuong.pdf