Bài giảng Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
NỘI DUNG CHÍNH
I. Đạo đức và đạo đức cách mạng
II. Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
III. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TS. Nguyễn Xuân Phƣơng GVCC - TRƢỞNG KHOA phuongxdd@gmail.com HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG ***** NỘI DUNG CHÍNH I. Đạo đức và đạo đức cách mạng II. Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh III. Tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng Hồ Chí Minh I. ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG 1. ĐẠO ĐỨC: Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống quan điểm, quan niệm, những qui tắc, chuẩn mực xã hội; hình thành, tồn tại và phát triển từ nhu cầu xã hội nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con ngƣời. Bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán,.. Ý thức, năng lực, hành vi tự giác (Tự nhận thức) Phải phù hợp lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân Mang tính kế thừa, phát triển, giao thoa 2. ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG a. Khái niệm: Đạo đức cách mạng là những chuẩn mực của ngƣời cộng sản về “cái chân, cái thiện, cái mỹ” nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử giữa họ với nhau, với tổ quốc và với nhân dân. Đạo đức cách mạng mang bản chất, phẩm chất GCCN và NDLD, kết hợp với những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Biểu hiện: - Nhận rõ phải, trái, tiếp thu cái tốt, bài trừ cái xấu, lạc hậu; - Giữ vững lập trƣờng cách mạng, bản lĩnh chính trị, suốt đời đấu tranh cho cách mạng, phục vụ giai cấp và nhân dân; - Tận trung với nƣớc, tận hiếu với dân; - Không sợ khó khăn, không ngại hi sinh, gian khổ; - Đặt lợi ích giai cấp, nhân dân lên trƣớc lợi ích cá nhân. b. Vai trò của đạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng Là “cái gốc” của ngƣời cách mạng. Giữa đức và tài thì đức là gốc. Đạo đức cách mạng là cơ sở để phát triển tài năng con ngƣời, là nguồn lực, động lực tinh thần để thực hiện sự nghiệp cách mạng. Đạo đức cách mạng là nhân tố làm nên sức lôi cuốn của cán bộ, đảng viên, sức mạnh của Đảng, của dân tộc và sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội đối với nhân dân và xã hội. II. NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN 1. Tận trung với nƣớc, với Đảng, tận hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân Kế thừa tƣ tƣởng trung hiếu phong kiến nhƣng phát triển lên tầm cao mới, chiều sâu mới: Trung với nƣớc, với Đảng, với cách mạng và hiếu với nhân dân, chứ không chỉ trung với vua và hiếu với cha mẹ nhƣ xã hội phong kiến Đây là chuẩn mực đạo đức bao trùm, là định hƣớng chính trị đạo đức lớn nhất của mỗi con ngƣời Là khát vọng của con ngƣời muốn vƣơn lên để tự hoàn thiện mình. *TẬN TRUNG VỚI NƢỚC, VỚI ĐẢNG: - Trung thành với mục đích, lý tƣởng của Đảng, của dân tộc. - Tận tuỵ hy sinh phấn đấu vì mục đích, lý tƣởng của Đảng, của nhân dân, của dân tộc. Muốn trung phải: - Học tập nâng cao nhận thức tƣ tƣởng, chính trị; tin tƣởng vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. - Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc Đảng và nhân dân giao phó; - Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tƣởng của Đảng, những nhận thức lệch lạc, sai trái trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. - Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, những âm mƣu phá hoại Đảng, chế độ của các thế lực thù địch. *TẬN HIẾU VỚI DÂN LÀ TÌNH YÊU THƢƠNG CON NGƢỜI Mục đích của ngƣời cộng sản là đấu tranh để giải phóng con ngƣời, vì con ngƣời Yêu thƣơng tất cả mọi ngƣời, không phân biệt, nhƣng trƣớc hết là ngƣời lao động, nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Tôn trọng con ngƣời, biết nâng đỡ, rộng lƣợng và khoan dung với mọi ngƣời; nhƣng phải luôn nghiêm khắc với bản thân mình Tin tƣởng vào khả năng tự giải phóng, tự hoàn thiện mình theo lý tƣởng “chân, thiện, mỹ” của con ngƣời. Để hiếu với dân phải: • Gần gũi nhân dân, nắm vững tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân để đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phục vụ cho mục đích, lợi ích của nhân dân. • Nói cho dân biết, hƣớng dẫn cho dân làm và làm cho dân tin, dân theo. • Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, hách dịch, sách nhiễu dân... - Trau dồi chủ nghĩa tập thể yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên biết kết hợp một cách hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ, tự do và trách nhiệm, lợi ích của cá nhân và lợi ích của tập thể trong hoạt động của mình theo phƣơng châm: “ Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, nhằm xây dựng cộng đồng vững mạnh, góp phần đắc lực của mỗi ngƣời vào sự nghiệp chung, thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tƣ, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. - Chống chủ nghĩa cá nhân là chống các biểu hiện nhƣ: thói ích kỷ, tƣ tƣởng cục bộ, bản vị, vô tổ chức, háo danh, kèn cựa địa vịtrái với chủ nghĩa tập thể, gây tác hại lớn cho sự nghiệp cách mạng. 2. TRAU DỒI CN TẬP THỂ, CHỐNG CN CÁ NHÂN 3. YÊU LAO ĐỘNG, LAO ĐỘNG SÁNG TẠO, CHỐNG CHÂY LƢỜI, ĂN BÁM Lao động là điểm khác căn bản giữa con ngƣời với động vật. Lao động là để cải tạo tự nhiên, xã hội, bản thân để phục vụ mục đích và lợi ích của con ngƣời. Bất cứ lao động nào cũng đều đƣợc quí trọng. Vì vậy phải yêu lao động và yêu ngƣời lao động. Tuy nhiên, Trong lao động phải luôn sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, có năng suất, chất lƣợng cao. Yêu lao động, quí trọng ngƣời lao động cho nên phải kiên quyết chống tƣ tƣởng coi khinh ngƣời lao động, lƣời lao động, ăn bám. 4. TINH THẦN NỖ LỰC HỌC TẬP, CẦU TIẾN BỘ: • Phải học tập để tiếp thu kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn của cuộc sống, làm giàu trí tuệ cho mình, góp phần xây dựng đất nƣớc. • Học tập là để tránh bảo thủ, giáo điều, chủ quan, duy ý chí, kinh nghiệm chủ nghĩa. • Trong học tập phải có thái độ nghiêm túc, cầu tiến bộ; chống tƣ tƣởng coi thƣờng học tập, coi thƣờng khoa học, coi khinh lý luận. * Tinh thần quốc tế trong sáng luôn đối lập với chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc chủ nghĩa nƣớc lớn (sô vanh). • Tinh thần quốc tế trong sáng hƣớng vào mục tiêu hoà bình, hữu nghị, dân chủ và tiến bộ xã hội, chống sự can thiệp nội bộ của nhau. • Tinh thần quốc tế trong sáng sẽ làm cho con ngƣời sống cao thƣợng, đẹp đẽ. 5. TINH THẦN QUỐC TẾ TRONG SÁNG: Nhân, nghĩa: Là yêu nƣớc, yêu đồng bào, quê hƣơng, gia đình, bạn bè; luôn phụng sự cho mục đích của dân tộc, của nhân dân; đấu tranh chống lại những điều bất nhân, bất nghĩa, những hành động gây tội ác đối với con ngƣời Ngoài những nội dung trên, Hồ Chí Minh còn cụ thể hóa các đức tính “nhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiện, liêm, chính, chí công, vô tƣ” thành những tiêu chí cụ thể cho những ngƣời cộng sản để tu dƣỡng, rèn luyện hàng ngày. Đây là những đức tính hoàn toàn khác với tƣ tƣởng đạo đức phong kiến. Trí, dũng: Trí là sự sáng suốt trong suy nghĩ, biết phân biệt đúng sai để có cách xử lý đúng đắn đối với mọi ngƣời. Dũng là có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, bảo vệ chân lý, không sợ khó khăn, dũng cảm tự phê bình và phê bình để phát huy ƣu điểm, khắc phục khuyết điểm. Cần, kiệm: Cần là siêng năng, chăm chỉ, đạt năng suất cao trong lao động, công tác và học tập. Kiệm là biết sử dụng sức ngƣời, tiền của, thời gian hợp lý nhất, có lợi nhất, không để lãng phí, mất mát, gây tổn thất tiền của của Nhà nƣớc và nhân dân. - Liêm, chính: Liêm là luôn giữ mình trong sạch, không tham ô, không tƣ lợi, tôn trọng và bảo vệ của công, không vì lợi ích của mình mà xâm hại lợi ích ngƣời khác. Chính là ngay thẳng, thật thà, không a dua, xu nịnh, không khuất phục bất cứ ai làm những việc bất công, phi pháp, phi đạo lý để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng xã hội và phẩm giá con ngƣời. - Chí công, vô tư: Là khi làm bất cứ một việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trƣớc mà phải luôn nghĩ đến ngƣời khác, khi hƣởng thụ thì mình nên đi sau; phải lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ. III. TU DƢỠNG, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 1. PHƢƠNG CHÂM: - Tự mình tu dƣỡng đạo đức là chính, sự giúp đỡ của tổ chức, của tập thể là quan trọng. - Tu dƣỡng đạo đức suốt đời. - Nói đi đôi với làm, phải luôn luôn nêu gƣơng đạo đức cách mạng. - Xây đi đôi với chống: Xây dựng đạo đức mới, chống tƣ tƣởng đạo đức lạc hậu, chống các hành vi vi phạm đạo đức. 2. BIỆN PHÁP: Đối với cá nhân: Một là: Phải “chính tâm tu thân”, tự mình tu dƣỡng đạo đức cách mạng: - Tự mình nỗ lực phấn đấu, rèn luyện đạo đức theo tƣ tƣởng và tác phong Hồ Chí Minh; kiên quyết khắc phục những thói hƣ, tật xấu, khuyết, nhƣợc điểm, chống những biểu hiện cá nhân chủ nghĩa của bản thân mình trong suy nghĩ và hành động. - Tự mình học tập những gƣơng đạo đức tốt, thông qua hành động cụ thể mà nêu gƣơng đạo đức cách mạng, làm tấm gƣơng sáng cho những ngƣời xung quanh học tập, noi theo. Hai là: Kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tƣ tƣởng lạc hậu, những hành vi đạo đức xấu nhƣ: - Những nhận thức lệch lạc, trái với quan điểm, đƣờng lối của Đảng, trái với ý chí và nguyện vọng của nhân dân. - Lối sống không lành mạnh, buông thả, sống không có mục đích, lý tƣởng rõ ràng, trái với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá của dân tộc - Bệnh cá nhân chủ nghĩa nhƣ: tham lam, lợi dụng cƣơng vị công tác để mƣu cầu lợi ích cá nhân, không quan tâm đến những ngƣời xung quanh, coi thƣờng những ngƣời lao động chân tay - Thói ỷ lại, dựa dẫm ngƣời khác, dựa dẫm vào tập thể, vào cấp trên, lƣời lao động, ăn bám Ba là: Nỗ lực học tập, cầu tiến bộ, Tích cực học tập bằng nhiều hình thức, phƣơng pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực để hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Chống tƣ tƣởng lƣời học tập, coi khinh khoa học... Bốn là, nêu cao tinh thần trách nhiệm trƣớc công việc: - Nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc đƣợc phân công, nói đi đôi với làm, làm việc khoa học, sáng tạo, đạt chất lƣợng, hiệu quả cao nhất; thƣờng xuyên quan tâm giúp đỡ những ngƣời xung quanh để họ cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. - Kiên quyết đấu tranh chống tƣ tƣởng vô trách nhiệm trƣớc công việc đƣợc giao ngay cả đối với bản thân mình. - Tạo điều kiện thuận lợi để mọi ngƣời đƣợc học tập nâng cao nhận thức tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Luôn quan tâm và tổ chức tốt việc giáo dục lý tƣởng, lẽ sống, phong cách làm việc cho các thành viên của tổ chức mình, nhất là đối với thế hệ trẻ. Đối với tập thể: Phải luôn chăm lo giúp đỡ, giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho các thành viên của mình. Cụ thể là: • Quan tâm giáo dục lý luận cách mạng, truyền thống văn hoá của dân tộc, truyền thống cơ quan, đơn vị; xây dựng điển hình tiên tiến, nêu gƣơng đạo đức tốt để mọi ngƣời học tập, phê phán những hành vi đạo đức, lối sống không lành mạnh • Tổ chức tốt việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị; thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, phổ biến những kinh nghiệm hay, những nhân tố mới trong quá trình thực hiện. Tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh là nguồn, là nhân tố làm nên sức mạnh của dân tộc, của Đảng, thúc đẩy mọi ngƣời vƣơn lên tự hoàn thiện mình, xây dựng một xã hội nhân đạo và văn minh. Việc học tập tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng, nhất là đối với cán bộ, đảng viên trƣớc yêu cầu phát triển mới của cách mạng và xu hƣớng biến đổi của thời đại. Tuy nhiên, việc học tập mới chỉ nâng cao nhận thức lý luận về tƣ tƣởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Vấn đề quan trọng hơn, có ý nghĩa quyết định đó là hành động theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Nâng cao phẩm chất đạo đức theo tƣ tƣởng, tác phong Hồ Chí Minh là “một cuộc chiến khổng lồ” nhằm “chống lại những gì đã cũ kỹ, hƣ hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tƣơi” (Lời Hồ Chí Minh), xây dựng một nền đạo đức mới: Đạo đức cách mạng. KẾT LUẬN
File đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_ren_luyen_dao_duc_cach_mang_cho_can_bo_da.pdf