Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương

1. QUAN NIỆM ĐẢNG CẦM QUYỀN

Đảng cầm quyền có nghĩa là đảng lãnh đạo

chính quyền, chi phối chính quyền, làm cho mọi

hoạt động của chính quyền thể hiện và thực hiện

tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng, phù hợp

với lập trường và phục vụ cho lợi ích của giai

cấp, tầng lớp xã hội mà đảng đó là người đại diện.

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 1

Trang 1

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 2

Trang 2

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 3

Trang 3

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 4

Trang 4

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 5

Trang 5

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 6

Trang 6

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 7

Trang 7

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 8

Trang 8

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 9

Trang 9

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang viethung 8180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương

Bài giảng Đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Xuân Phương
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I 
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG 
ĐẢNG CẦM QUYỀN VÀ 
PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO 
CỦA ĐẢNG 
TS. Nguyễn Xuân Phƣơng 
GVCC- TRƢỞNG KHOA 
phuongxdd@gmail.com 
KẾT CẤU BÀI: 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ 
LÝ LUẬN CƠ BẢN 
VỀ ĐẢNG CẦM 
QUYỀN VÀ ĐẢNG 
CỘNG SẢN VIỆT 
NAM CẦM QUYỀN 
II. PHƢƠNG THỨC 
LÃNH ĐẠO CỦA 
ĐẢNG ĐỐI VỚI 
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỆ THỐNG CHÍNH 
TRỊ VÀ CÁC MẶT 
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Đảng cầm quyền - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung 
Quốc - Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, 2003. 
2. Đảng cầm quyền - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Lào - 
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, 2005. 
3. TS Đặng Đình Tân (Chủ biên): Thể chế đảng cầm quyền - Một 
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006. 
4. Ngô Đức Tính (Chủ biên): Một số đảng chính trị trên thế giới, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 
5. TS Nguyễn Xuân Phƣơng (chủ biên): Tập bài giảng Xây dựng 
Đảng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2011. 
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 
 1. QUAN NIỆM ĐẢNG CẦM QUYỀN 
Đảng cầm quyền có nghĩa là đảng lãnh đạo 
chính quyền, chi phối chính quyền, làm cho mọi 
hoạt động của chính quyền thể hiện và thực hiện 
tƣ tƣởng, đƣờng lối chính trị của Đảng, phù hợp 
với lập trƣờng và phục vụ cho lợi ích của giai 
cấp, tầng lớp xã hội mà đảng đó là ngƣời đại 
diện. 
 2. QUYỀN LỰC CỦA ĐẢNG: 
Quyền lực của đảng là quyền lực chính trị. Quyền lực đó 
đƣợc thể hiện ở hai mặt: 
Một là, đảng có quyền đề ra đƣờng lối chính trị để nhà 
nƣớc thể chế hoá thành hiến pháp, pháp luật, các chính sách 
và tổ chức thực hiện. 
Hai là, đảng có quyền bố trí đảng viên nắm giữ các cƣơng 
vị chủ chốt trong bộ máy nhà nƣớc nhằm bảo đảm cho việc 
tổ chức thực hiện đƣờng lối chính trị của đảng đúng mục 
đích, có hiệu quả. 
Lƣu ý: đối với Đảng ta, khi cử đảng viên vào giữ những 
cƣơng vị lãnh đạo, quản lý của cơ quan nhà nƣớc, Đảng tôn 
trong cơ chế bầu cử của cơ quan nhà nƣớc. 
3. CÁC KIỂU ĐẢNG CẦM QUYỀN HIỆN NAY: 
 Trong chế độ đa đảng nhƣng chỉ có 
một đảng cầm quyền. 
 Trong chế độ đa đảng, có hai hoặc 
một số đảng liên minh cầm quyền. 
 Trong chế độ đa đảng nhƣng chỉ có 
hai đảng thay nhau cầm quyền. 
 Chỉ có một đảng duy nhất cầm 
quyền. 
4. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN: 
 Khi có chính quyền, nhiệm vụ chính trị 
của Đảng đã thay đổi căn bản. 
 Có nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. 
 Phƣơng pháp lãnh đạo của Đảng đã có 
những thay đổi căn bản. 
5. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN 
a. Tính tất yếu: 
 Đảng nào cầm quyền cũng tổ chức ra HTCT, trƣớc hết 
là Nhà nƣớc để thông qua đó Đảng thực hiện sự lãnh đạo 
đối với toàn xã hội. Đảng ta cũng vậy. 
 Đảng lãnh đạo là để Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị – xã 
hội đều là của dân, do dân, vì dân, phục vụ cho mục đích, 
lợi ích của nhân dân. 
Lưu ý: Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc là thực hiện vị trí, vai trò 
tiên phong, vai trò định hƣớng chính trị cho hoạt động của 
Nhà nƣớc chứ Đảng không phải là một tổ chức quyền lực 
đứng trên Nhà nƣớc và pháp luật, mà phải hoạt động trong 
khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nƣớc. 
b. Đặc điểm: 
• Đảng ra đời là do yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân, 
của dân tộc, nhờ vậy mà giữa Đảng và nhân dân 
luôn thống nhất mục đích, ý chí và hành động. 
• Cán bộ, đảng viên và Đảng ta đã đƣợc rèn luyện, 
thử thách và trƣởng thành trong đấu tranh. 
• Đảng ta lãnh đạo với những thuận lợi và cả những 
khó khăn của một đảng duy nhất cầm quyền lãnh 
đạo phát triển đất nƣớc trong điều kiện mới. 
• Nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta đang trong quá 
trình xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện. 
• Đảng lãnh đạo trong điều kiện Đảng đang tích cực 
tự đổi mới, tự chỉnh đốn. 
c. Bài học kinh nghiệm: 
 Luôn giữ vững và kiên định vai trò lãnh đạo, 
vị thế cầm quyền của Đảng, không chấp nhận đa 
nguyên chính trị, đa đảng đối lập. 
 Phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững bản 
chất cách mạng và khoa học của Đảng. 
 Xây dựng đƣờng lối chính trị đúng đắn, sáng 
tạo, phù hợp. 
 Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách 
mạng, trình độ trí tuệ cho đảng viên; chăm lo 
củng cố Đảng về tổ chức, bảo đảm nội bộ đoàn kết 
thống nhất, có sức chiến đấu cao. 
 Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh 
toàn diện cho cả hệ thống chính trị và trên tất cả 
các lĩnh vực, nhất là cán bộ chủ chốt. 
 Liên hệ chặt chẽ, chăm lo và bảo vệ lợi ích 
chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ, vai 
trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng 
Đảng, Nhà nƣớc, góp ý, phê bình cán bộ, đảng 
viên. 
 Đổi mới mạnh mẽ phƣơng thức lãnh đạo đối 
với hệ thống chính trị, nhất là với Nhà nƣớc. 
II. PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG 
a. Khái niệm: 
Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các 
hình thức, phƣơng pháp, biện pháp, qui trình, lề 
lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng 
để tác động vào các lực lƣợng xã hội, các tổ chức, 
cá nhân..., biến các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính 
sách của Đảng thành nhận thức và hành động của 
đối tƣợng lãnh đạo, nhằm thực hiện bằng đƣợc 
các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra. 
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 
 Về khoa học tổ chức: Là hành động kết hợp, 
liên kết, tổ chức lực lƣợng cách mạng dƣới sự tác 
động của đƣờng lối của Đảng. 
Về tâm lý lãnh đạo: Là hành động khơi dậy tinh 
thần trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng, tính 
tích cực xã hội của nhân dân. 
  Về năng lực lãnh đạo của Đảng: Là trình độ tổ 
chức mọi hoạt động lãnh đạo một cách khoa học, 
sáng tạo, hợp qui luật khách quan, phù hợp với 
từng đối tƣợng lãnh đạo, lĩnh vực hoạt động. 
b. Biểu hiện của phƣơng thức lãnh đạo: 
 Về nghệ thuật lãnh đạo: Là sự kết hợp 
nhuần nhuyễn tính cách mạng và tính khoa 
học, chiến lƣợc và sách lƣợc, sự nhiệt tình 
cách mạng và trí tuệ thông minh. 
 Về hiệu quả lãnh đạo: Là những phƣơng 
án hành động tối ƣu để huy động lực lƣợng 
hành động đạt kết quả cao nhất, ít tốn kém 
nhất. 
 Ba vấn đề cần đặc biệt chú ý: 
Thứ nhất: Chủ thể lãnh đạo là Đảng và đối tƣợng lãnh đạo là 
các lực lƣợng xã hội, các tổ chức, cá nhân. 
Thứ hai: Phƣơng thức lãnh đạo luôn gắn chặt với nội dung 
lãnh đạo (đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị); với tổ chức bộ máy 
và cán bộ; với nguồn lực vật chất và đặc điểm môi trƣờng 
hoạt động. Theo đó, chất lƣợng, hiệu quả phƣơng thức lãnh 
đạo của Đảng đƣợc đánh giá bằng chất lƣợng, hiệu quả thực 
hiện đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị, bằng giá trị, tác dụng của 
chủ thể lãnh đạo đối với đối tƣợng lãnh đạo. 
Thứ ba: Phƣơng thức lãnh đạo luôn có sự thay đổi cho phù 
hợp với đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và đặc điểm, 
môi trƣờng hoạt động trong từng thời kỳ. 
 b. Quan điểm của Lênin: 
Phƣơng thức lãnh đạo là phƣơng pháp cách mạng của Đảng, 
là nội dung chủ yếu của phƣơng pháp cách mạng. Đó là 
phƣơng thức chuẩn bị, tổ chức lực lƣợng và tiến hành đấu 
tranh để thực hiện mục tiêu cách mạng do đƣờng lối của Đảng 
qui định (Chiến lƣợc, sách lƣợc). 
 Ở vị trí đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo bằng: 
  Cƣơng lĩnh, chủ trƣơng, đƣờng lối, chỉ thị, nghị quyết. 
  Thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong bộ 
máy nhà nƣớc, các tổ chức chính trị – xã hội. 
  Công tác kiểm tra. 
  Công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia quản 
lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. 
Phƣơng thức lãnh đạo là “cách lãnh đạo”, tức là 
lãnh đạo nhƣ thế nào cho đúng. 
Muốn lãnh đạo đúng thì: 
 Việc gì cũng phải học hỏi, bàn bạc, giải thích cho 
quần chúng; phải có lòng tin vào quần chúng. 
Phải dựa vào quần chúng mà sửa chữa chủ 
trƣơng không hợp của Đảng, sửa chữa cán bộ và tổ 
chức; phải khéo tập trung ý kiến quần chúng, biến 
thành đƣờng lối để lãnh đạo quần chúng; 
c. Quan điểm của Hồ Chí Minh: 
Phải dựa trên ba tiêu chí cơ bản: 
Một là: Phải đƣa ra đƣƣợc những quyết định đúng 
đắn. Muốn có quyết định đúng, phải tổng kết kinh 
nghiệm từ thực tiễn của quần chúng. 
Hai là: Phải tổ chức lực lƣợng quần chúng để thực 
hiện thành công những quyết định ấy. 
Ba là: Phải tổ chức kiểm soát công việc một cách 
chặt chẽ bằng cách dựa vào quần chúng. 
 Phải đƣa chính trị vào giữa nhân gian, không áp 
đặt từ trên dội xuống mà phải phát động tƣ tƣởng 
quần chúng từ dƣới lên, làm cho quần chúng tự giác 
hành động. 
 Tổ chức và lãnh đạo quần chúng hành động trong 
các phong trào. 
Phải: 
 Cụ thể hoá đƣờng lối, chính sách chung thành những 
nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp hoàn cảnh thực tế; tổ 
chức thực hiện với quyết tâm cao; 
 Xây dựng lực lƣợng kiên trung, nòng cốt để làm chỗ 
dựa, đòn bẩy, động lực của phong trào; 
 Xuất phát từ trong quần chúng mà ra rồi trở lại phục 
vụ cho quần chúng: Căn cứ yêu cầu của quần chúng mà đề 
ra chính sách; mang chính sách đó giải thích và tổ chức cho 
quần chúng thực hiện; gắn kết lãnh đạo với quần chúng; 
không bao biện làm thay; khi thi hành phải biết việc chính, 
việc phụ, việc trƣớc, việc sau; luôn lắng nghe và hỏi ý kiến 
quần chúng nhƣng không theo đuôi quần chúng. 
d. Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng ta: 
Khi chƣa có chính quyền, Đảng lãnh đạo bằng: 
 Đƣờng lối, chiến lƣợc đấu tranh cách mạng 
 Xây dựng các tổ chức quần chúng, lực lƣợng cách mạng, 
phát động các phong trào đấu tranh của quần chúng trên cơ 
sở đƣờng lối, chiến lƣợc, sách lƣợc của Đảng. 
 Bố trí cán bộ, đảng viên trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phong 
trào cách mạng. 
 Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp. 
Khi có chính quyền: 
 Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc, các đoàn thể cụ thể hoá, thể chế 
hoá đƣờng lối của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, chính 
sách của nhà nƣớc, các nhiệm vụ chính trị của các đoàn thể. 
 Giáo dục, vận động Nhà nƣớc, các đoàn thể và quần chúng 
nhân dân thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng 
 Lãnh đạo xây dựng Nhà nƣớc, các đoàn thể chính trị – xã 
hội; xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động trong các tổ chức đó; 
  Kiểm tra hoạt động của Nhà nƣớc, các đoàn thể trong việc 
thực hiện Cƣơng lĩnh, đƣờng lối chính trị của Đảng; 
  Phát huy vai trò tiên phong, gƣơng mẫu của các tổ chức 
đảng, đội ngũ đảng viên hoạt động trong HTCT. 
2. TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI PTLĐ CỦA ĐẢNGCỦA ĐẢNG .. 
 Đảng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của 
PTLĐ; kết hợp đổi mới PTLĐ với đổi mới, chỉnh 
đốn Đảng, đổi mới HTCT và đổi mới kinh tế 
 Có tiến bộ trong hoạch định nội dung, phạm vi 
lãnh đạo; linh hoạt, sáng tạo, đa dạng và hiệu quả 
hơn trong thực thi PTLĐ. 
 Đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và quyết định 
những vấn đề trọng yếu, bảo đảm tập trung thống 
nhất, khắc phục dần tình trạng bao biện hoặc 
buông lỏng vai trò lãnh đạo. 
a. Ƣu điểm: 
 Phát huy vai trò chủ động của cơ quan Nhà nƣớc, 
các đoàn thể và tính tích cực xã hội của các tầng lớp 
nhân dân. 
 Từng bƣớc đổi mới qui trình, nâng cao chất 
lƣợng các quyết định. 
 Cải tiến lề lối làm việc, phát huy dân chủ, đề cao 
trách nhiệm cá nhân, vai trò tiên phong của tổ chức 
đảng và đảng viên. 
 Phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, sức 
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. 
 Chậm ban hành những qui định cụ thể về 
phƣơng thức Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc; chậm xây 
dựng các cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong hệ 
thống chính trị. Phần lớn đang dừng ở nguyên tắc. 
 Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, trách 
nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện giữa 
cơ quan Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể chƣa cụ 
thể, rõ ràng; dẫn đến vẫn còn tình trạng bao biện 
hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. 
b. Hạn chế, khuyết điểm: 
 Phƣơng thức lãnh đạo công tác tƣ tƣởng, công 
tác tổ chức và cán bộ chƣa thực sự đổi mới. 
 Chƣa thực sự đổi mới lề lối, phong cách làm 
việc, tình trạng nói chƣa đi đôi với làm, đùn đẩy 
trách nhiệm, thiếu gƣơng mẫu vẫn còn diễn ra ở 
nhiều nơi. 
 Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trƣơng lớn 
chậm đƣợc cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức 
thực hiện chƣa tốt. 
3. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PTLĐ CỦA ĐẢNG...: 
a. Mục tiêu: 
 Giữ vững và tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng 
cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối 
với Nhà nƣớc và toàn xã hội, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với 
nhân dân; 
 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc, chất 
lƣợng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị; 
 Phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; 
 Tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng trong Đảng và trong xã hội; 
 Để nƣớc ta phát triển nhanh và bền vững theo định hƣớng 
xã hội chủ nghĩa. 
b. Quan điểm: 
 Phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn 
Đảng, đổi mới tổ chức và hoạt động của HTCT, nâng cao 
chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng bộ 
với đổi mới kinh tế, xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp 
quyền, thích ứng với quá trình CNH, HĐH và hội nhập; 
 Phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt 
động của Đảng; thực hiện nguyên tắc TTDC; thực hành dân 
chủ trong Đảng và trong xã hội, đẩy mạnh phân cấp, tăng 
cƣờng chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là ngƣời đứng đầu; 
 Phải chủ động, tích cực, có quyết tâm cao, 
nhƣng phải thận trọng, có bƣớc đi vững chắc, vừa 
làm, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm; 
 Phải quán triệt các nguyên tắc chung, nhƣng 
không rập khuôn, máy móc, mà phải phù hợp với 
đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của từng 
cấp, từng ngành. 
Đối với Nhà nƣớc: 
Định hƣớng cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc: 
 Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc bằng Cƣơng lĩnh, chiến lƣợc, các 
định hƣớng về chính sách và chủ trƣơng công tác; bằng công 
tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và 
bằng hành động gƣơng mẫu của đảng viên. 
 Đảng giới thiệu những đảng viên ƣu tú có đủ năng lực và 
phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan chính quyền. 
 Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc đồng thời hoạt động trong khuôn 
khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nƣớc. 
c. Nhiệm vụ và giải pháp: 
Một là: Xây dựng quyết sách chính trị đúng đắn, phù hợp 
+ Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ 
tƣởng Hồ Chí Minh. 
+ Nắm vững qui luật phát triển của thời đại. 
+ Phải xuất phát từ thực trạng của đất nƣớc, từ lợi ích của 
nhân dân, của dân tộc. 
+ Biết tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc. 
+ Phát huy trí tuệ của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc 
tham gia xây dựng đƣờng lối, nghị quyết. 
+ Nâng cao năng lực, trình độ của Đảng, của cán bộ, đảng viên. 
Nhiệm vụ và giải pháp: 
Hai là, nâng cao hiệu quả lãnh đạo Nhà nƣớc thể chế hoá đƣờng 
lối của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, chính sách... 
- Quán triệt, nâng cao nhận thức về chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị 
quyết của Đảng cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc. 
- Lãnh đạo cụ thể hoá chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết của 
Đảng thành pháp luật, các chính sách, nhiệm vụ chính trị cho 
phù hợp với thực tiễn. 
- Phát huy vai trò của quần chúng tham gia xây dựng chính 
sách, pháp luật của Nhà nƣớc. 
- Cùng với Nhà nƣớc vận động, tập hợp lực lƣợng thực hiện 
thắng lợi chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết trong thực tiễn. 
- Thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi việc cụ thể hoá, thể chế hoá 
và tổ chức thực hiện nghị quyết; kịp thời uốn nắn lệch lạc, tổng 
kết, rút kinh nghiệm, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nghị quyết. 
Ba là: Lãnh đạo xây dựng Nhà nƣớc phù hợp với yêu cầu 
nhiệm vụ mới, bảo đảm xây dựng Nhà nƣớc trong sạch, vững 
mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao. 
- Lãnh đạo xây dựng các cơ quan nhà nƣớc (Lập pháp, hành 
pháp, tƣ pháp, xây dựng chính quyền địa phƣơng các cấp). 
- Lãnh đạo việc xây dựng cơ chế vận hành của các cơ quan nhà 
nƣớc, các nguyên tắc, qui định phối hợp giữa Nhà nƣớc với các 
tổ chức trong hệ thống chính trị 
- Lãnh đạo tốt cuộc cải cách hành chính các cấp. 
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 
- Giới thiệu đảng viên ƣu tú để Nhà nƣớc bầu vào các cƣơng vị 
lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp 
-Phát huy trách nhiệm của các tổ chức, phát huy mọi sáng kiến 
của cán bộ, đảng viên là công chức, viên chức nhà nƣớc. 
Bốn là: Kết hợp chặt chẽ việc lãnh đạo bằng tổ chức đảng với 
lãnh đạo thông qua cá nhân đảng viên, nhất là ngƣời đứng đầu 
- Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức đảng. 
- Nâng cao trách nhiệm và tính đảng của đảng viên hoạt động 
trong cơ quan nhà nƣớc. 
- Thƣờng xuyên giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo 
đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. 
- Thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động của đảng viên, kịp thời biểu 
dƣơng những nhân tố tích cực, tiên tiến, phê phán những tiêu 
cực, xử lý nghiêm những ngƣời vi phạm. 
- Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. 
-Tôn trọng dân, gắn bó với nhân dân. 
Năm là: Kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nƣớc 
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra hoạt động của nhà nƣớc thông 
qua tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà 
nƣớc và thông qua ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân. 
- Lãnh đạo tốt công tác thanh tra nhà nƣớc. 
- Lãnh đạo tổ chức, động viên quần chúng kiểm tra, giám sát 
các công việc và hoạt động của Nhà nƣớc. 
- Lãnh đạo phối hợp hoạt động kiểm tra đảng với thanh tra 
nhà nƣớc và thanh tra nhân dân. 
- Kịp thời biểu dƣơng, nhân điển hình tiên tiến, phát huy mặt 
tốt, khắc phục mặt yếu kém, tiêu cực. 
 ĐỐI VỚI MẶT TRẬN VÀ CÁC ĐOÀN THỂ 
Một là: Nâng cao chất lƣợng định hƣớng của Đảng đối với 
Mặt trận và các đoàn thể (về chính trị, tƣ tƣởng, phƣơng thức 
hoạt động; về tổ chức và cán bộ; về mục tiêu, phƣơng hƣớng 
phát triển, nội dung hoạt động trong từng thời kỳ). 
Hai là: Lãnh đạo thể chế hoá kịp thời các chủ trƣơng của 
Đảng về dân vận, về đại đoàn kết, về công tác mặt trận, đoàn 
thể thành chính sách, pháp luật nhà nƣớc. 
Ba là: Đổi mới cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với Mặt 
trận và các đoàn thể chính trị – xã hội; xây dựng các qui chế, 
qui định; tăng cƣờng hoạt động của ban dân vận cấp uỷ. 
Bốn là: Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động. 
NỘI DUNG TRAO ĐỔI 
(Thời gian 2 tiết) 
1. Thế nào là phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Việc thực hiện 
phƣơng thức lãnh đạo của cấp uỷ, chi bộ đối với chính quyền 
và các đoàn thể biểu hiện ở những mặt nào. Những khó khăn, 
vƣớng mắc hiện nay ở địa phƣơng, đơn vị? 
2. Để đổi mới phƣơng thức lãnh đạo cho phù hợp với loại hình 
chi bộ, đảng bộ mình thì cần phải làm tốt những việc gì. Các 
giải pháp thực hiện cụ thể ? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dang_cam_quyen_va_phuong_thuc_lanh_dao_cua_dang_ng.pdf