Áp dụng mô hình điện dung đánh giá mức độ ảnh hưởng của giếng bơm ép tới giếng khai thác
Trong số các phương pháp kỹ thuật đánh giá vỉa chứa và hiệu quả bơm ép nước, các mô hình dự báo thường sử dụng các phương trình
cân bằng năng lượng hoặc vật chất để đánh giá hiệu suất và đặc tính của vỉa chứa. Phương pháp này cũng như sử dụng tài liệu tracer chi
phí cao, thời gian dài, từ đó khó đưa ra được quyết định sớm nhất.
Dựa trên nguyên lý xếp chồng toán học và các phương trình liên tục, nhóm tác giả phát triển mô hình điện dung (Capacitance
Resistance Model - CRM) để khớp lịch sử khai thác và đánh giá chính xác hiệu quả của phương pháp bơm ép nước duy trì áp suất vỉa. Bài
báo phân tích, lựa chọn phương pháp, sau đó xây dựng các mô hình CRM dựa trên số liệu khai thác thực tế tại bể Cửu Long.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng mô hình điện dung đánh giá mức độ ảnh hưởng của giếng bơm ép tới giếng khai thác
28 DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ các ô lưới, các mô hình CRM mô phỏng động thái dòng chảy phù hợp với sự tương tác giữa các cặp giếng. Mô hình CRM liên quan đến sự ảnh hưởng của độ nén, thể tích rỗng và hệ số sản phẩm của giếng (PI) trong hệ hồi quy đa chiều phi tuyến tính với việc đưa ra 1 hằng số thời gian để biểu thị khoảng thời gian trễ của ảnh hưởng giếng bơm ép tới giếng khai thác. Vì vậy, chỉ số liên kết và hằng số thời gian có thể thể hiện tính chất vỉa và chất lưu giữa giếng bơm ép và giếng khai thác. Dựa trên 2 phép toán là sự thay đổi lưu lượng bơm ép từng bước (SVIR) và thay đổi lưu lượng bơm ép tuyến tính (LVIR), có 3 loại mô hình CRM được xây dựng: - Mô hình đơn giản đại diện cho toàn mỏ (CRMT) là mô hình xét tương tác chỉ có 1 giếng khai thác và 1 giếng bơm ép. - Mô hình đơn giản đại diện cho 1 giếng khai thác (CRMP) là mô hình xét tương tác của các giếng bơm ép tới 1 giếng khai thác. - Mô hình đại diện cho từng cặp giếng bơm ép và khai thác (CRMIP) là mô hình xét tương tác giữa từng cặp giếng bơm ép - khai thác. 2. Mô hình đơn giản đại diện cho toàn mỏ (CRMT) Một vỉa chứa có thể được hình dung như mô hình đơn giản nếu giả sử 1 giếng khai thác và 1 bơm ép tương ứng Ngày nhận bài: 11/4/2019. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 11/4 - 12/6/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 4/7/2019 ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐIỆN DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA GIẾNG BƠM ÉP TỚI GIẾNG KHAI THÁC TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 7 - 2019, trang 28 - 36 ISSN-0866-854X Nguyễn Văn Đô, Trần Văn Tiến, Trần Nguyên Long, Lê Vũ Quân Viện Dầu khí Việt Nam Email: donv@vpi.pvn.vn Tóm tắt Trong số các phương pháp kỹ thuật đánh giá vỉa chứa và hiệu quả bơm ép nước, các mô hình dự báo thường sử dụng các phương trình cân bằng năng lượng hoặc vật chất để đánh giá hiệu suất và đặc tính của vỉa chứa. Phương pháp này cũng như sử dụng tài liệu tracer chi phí cao, thời gian dài, từ đó khó đưa ra được quyết định sớm nhất. Dựa trên nguyên lý xếp chồng toán học và các phương trình liên tục, nhóm tác giả phát triển mô hình điện dung (Capacitance Resistance Model - CRM) để khớp lịch sử khai thác và đánh giá chính xác hiệu quả của phương pháp bơm ép nước duy trì áp suất vỉa. Bài báo phân tích, lựa chọn phương pháp, sau đó xây dựng các mô hình CRM dựa trên số liệu khai thác thực tế tại bể Cửu Long. Từ khóa: Bơm ép nước, mô hình điện dung, bể Cửu Long. 1. Giới thiệu Mô hình CRM dựa trên các kỹ thuật xử lý tín hiệu trong đó coi lưu lượng bơm ép là tín hiệu đầu vào và lưu lượng khai thác là tín hiệu đầu ra. Mô hình này được mô phỏng giống với một mạch điện trở song song, trong đó coi lưu lượng bơm ép là nguồn phát tương ứng với nguồn điện thế (I1), môi trường vỉa chứa tương ứng với trở kháng (R), nguồn thu (I2) tương ứng với giếng khai thác, chênh lệch điện trở (E) tương ứng với chêch lệch áp suất (Hình 1). Trong 1 hệ thống gồm nhiều giếng, các thông số CRM thể hiện sự liên kết giữa từng cặp giếng bơm ép và giếng khai thác dựa trên số liệu lịch sử bơm ép và khai thác. Các thông số CRM, tính liên kết và hằng số thời gian được đánh giá dựa trên lịch sử khai thác và bơm ép. Khi đánh giá được các thông số mô hình thì có thể dự báo được đặc tính khai thác bằng việc khớp các thông số mô hình. CRM cũng có thể được xem như công cụ phân tích hồi quy đa chiều phi tuyến tính, tính toán độ nén và dòng chảy chất lưu trong vỉa dựa trên hằng số thời gian [3]. Không giống như phương pháp mô hình số học dựa trên 29DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 PETROVIETNAM thể hiện cho các giếng khai thác và giếng bơm ép trong mỏ (Hình 2). Trong 1 mỏ chỉ có 1 giếng khai thác và 1 giếng bơm ép, theo cân bằng vật chất sẽ có được phương trình sau cho lưu lượng khai thác q(t) và lưu lượng bơm ép i(t). Trong đó: ct: Tổng độ nén; Vp: Thể tích lỗ rỗng của vỉa; dp dt = − wf wfdpdq t : Áp suất vỉa trung bình. Dựa vào cách xác định hệ số sản phẩm PI (J). Bỏ qua áp suất vỉa trung bình từ phương trình (1) và (2), như công bố của Yousef [3] dẫn đến phương trình vi phân cơ bản bậc nhất cho CRM như sau: Trong đó, J được giả định là hằng số và hằng số thời gian τ được xác định như sau: Để thể hiện cho 1 mỏ hoặc 1 cụm giếng với CRMT, tổng lưu lượng bơm ép sẽ là iF(t) và tổng lưu lượng khai thác là qF(t). Do đó, hằng số thời gian τ sẽ là hằng số thời gian của mỏ (τF) mang tính chất trung bình của mỏ. Giả sử J là hệ số sản phẩm của giếng và hằng số thời gian τ, có phương trình: 2.1. Nguyên lý xếp chồng thời gian cho CRMT Bắt đầu với phương trình (4), giải từng phần của phương trình (3), dựa trên các lưu lượng bơm ép khác nhau giữa 2 điểm dữ liệu liên tiếp nhau thì 2 cách giải được đưa ra đó là: (i) SVIR thay đổi lưu lượng bơm ép từng bước từ I(tk-1) tới I(tk) và (ii) LVIR thay đổi tuyến tính lưu lượng bơm ép giữa I(tk-1) tới I(tk). Trong 2 trường hợp này, lưu lượng bơm ép cố định I(t) và lưu lượng bơm ép thay đổi là i(t). Cả 2 trường hợp bơm ép SVIR và LVIR được giải bằng nguyên lý xếp chồng thời gian cho CRMT trong phần này và cho CRMP và CRMIP trong các phần khác. Bằng cách hợp nhất các số hạng, phương trình (5) được viết lại như sau: Nếu lưu lượng bơm ép và áp suất đáy giếng khai thác được giữ Hình 1. Mô hình CRM dp dt = − wf wfdpdq t dp dt = − wf wfdpdq t dp dt = − wf wfdpdq t J τ = 0 0 0 0 ( ) 0 ( ) 1( ) ( ) ( ) tt t t t tt t t t J ξ ξ τ τ τ ξ ξ ξ ξ ξ ξ τ τ =− −− = =− −− = ∫ ∫ J τ = 0 0 0 0 ( ) 0 ( ) 1( ) ( ) ( ) tt t t t tt t t t J ξ ξ τ τ τ ξ ξ ξ ξ ξ ξ τ τ =− −− = =− −− = ∫ ∫ (1) (2) (3) (4) (5) (6) Hình 2. Sơ đồ mô hình đơn giản đại diện cho 1 mỏ với 1 giếng khai thác và 1 giếng bơm ép, CRMT Mô hình điện trở theo Bruce, 1943 Lưu lượng bơm ép i(t) Lư u lư ợn g bơ m é p i(t ) Lưu lượng khai thác q(t) Lư u lư ợn g kh ai th ác q (t ) Thời gian Thời gian Tín hiệu đầu và ... LVBHP), thì giữa 2 điểm dữ liệu liên tiếp (Hình 4 và 5), PI là hằng số suốt khoảng thời gian ∆tk = tk - tk-1. Phương trình (7) có thể được tổng hợp lại từ thời gian tk-1 đến tk như sau: Trong đó: ∆i(k) và thể hiện sự thay đổi lưu lượng bơm ép và áp suất đáy giếng với bất kỳ khoảng thời gian tk-1 tới tk. Phương trình (9) là phép giải chung cho trường hợp 1 giếng bơm ép và 1 giếng khai thác trong đó cả lưu lượng bơm ép và áp suất đáy giếng khai thác coi như tuyến tính giữa các điểm liên tiếp (Hình 4 và 5). 3. Mô hình đơn giản đại diện cho 1 giếng khai thác (CRMP) Đối với kích thước vỉa xung quanh 1 giếng khai thác (Hình 6), Liang (2007) đã mô tả phương trình vi phân cho mô hình điện dung bằng phương trình: Trong đó, τj và fij lần lượt là hằng số thời gian của giếng khai thác j và độ tương tác bơm ép từ giếng bơm ép i tới giếng khai thác j và được tính theo công thức sau: (7) (8) (9) (10) Hình 5. Lưu lượng bơm ép tuyến tính giữa các điểm từ thời gian to đến tnHình 4. Sự thay đổi tuyến tính từng đoạn áp suất đáy giếng từ thời gian to tới tn Hình 3. Sự thay đổi lưu lượng bơm ép từng bước 31DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 PETROVIETNAM Tương tự mô hình CRMT, mô hình cho từng giếng khai thác CRMP cũng áp dụng nguyên lý xếp chồng thời gian để giải với các trường hợp CRMP với sự thay đổi lưu lượng bơm ép từng bước (SVIR) và trường hợp CRMP với lưu lượng bơm ép thay đổi tuyến tính (LVIR). Đối với mô hình CRMP với lưu lượng bơm ép thay đổi từng bước (SVIR) thì phương trình được giải như sau: Đối với trường hợp CRMP với lưu lượng bơm ép thay đổi tuyến tính (LVIR) thì phương trình được giải như sau: t p j j c V J τ = ij ij ( ) ( )i q t f i t = t p j j c V J τ = ij ij ( ) ( )i q t f i t = (11) (12) (13) (14) (15) Hình 6. Sơ đồ thể hiện mô hình vỉa của giếng bơm ép j, CRMP Hình 7. Sơ đồ thể hiện mô hình đơn giản giữa cặp giếng khai thác/bơm ép 4. Mô hình điện dung cho các cặp giếng bơm ép - khai thác (CRMIP) Trong CRMIP, xem xét ảnh hưởng của bất kỳ cặp giếng bơm ép/khai thác nào (ij) thể hiện trong Hình 7. Phương trình vi phân CRMIP được đưa ra bởi Yousef và các cộng sự [3] như sau: Trong đó, hằng số thời gian τij được xác định như sau: Vp là thể tích lỗ rỗng, ct là tổng hệ số nén, J là hệ số sản phẩm của giếng, được kết hợp với thể tích giữa 1 cặp giếng khai thác j và giếng bơm ép i. Như với CRMP, fij là phần lưu lượng bơm ép ổn định của giếng bơm ép i trực tiếp tới giếng khai thác j. So sánh với CRMT và CRMP, chỉ 1 hằng số thời gian, 1 lưu lượng khai thác ban đầu và PI; trong CRMIP ta có Ninj × Npro hằng số thời gian, các hằng số thời gian τij', các lưu lượng khai thác qij(0) và các hệ số sản phẩm Jij. Phép giải từng phần của phương trình (15) giống như hệ thống 1 giếng khai thác và 1 giếng bơm ép, như phương trình (6), trong đó q(t), τ, và i(t) được thay tương ứng bằng qij(t), τij và fiji(t). Vì vậy, mô hình thể tích đơn giản giữa giếng bơm ép i và giếng khai thác j được viết thành: Để tính lưu lượng giếng khai thác j, trước tiên giải cho lưu lượng dòng gắn liền với từng cặp giếng khai thác/bơm ép (qij) thông qua xếp chồng các khoảng thời gian của các lưu lượng bơm ép khác nhau và thay đổi của BHP; sau đó áp dụng phương pháp xếp chồng khoảng cách để tính ra lưu lượng dòng liên quan tới từng giếng khai thác qj bằng cách tổng hợp các thành phần từ từng giếng bơm ép. Như với các phương pháp CRMT và CRMP, SVIR, LVIR đã được trình bày để đưa ra phép giải cho CRMIP. (16) (17) 32 DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ 4.1. Phép giải CRMIP cho SVIR Phép giải CRIMP với sự thay đổi lưu lượng tuyến tính nối tiếp (LVIR) 5. Xây dựng mô hình CRM để đánh giá mức độ tương tác bơm ép nước của giếng bơm ép tới giếng khai thác 5.1. Ưu nhược điểm của các mô hình CRM - CRMT Ưu điểm: Tính toán nhanh mức độ tương tác của tổng toàn bộ giếng bơm ép đối với tổng toàn bộ các giếng khai thác. Đặc biệt được sử dụng khi 1 tập vỉa chỉ có 1 giếng khai thác và 1 giếng bơm ép. Nhược điểm: Mô hình đơn giản, không thể đánh giá mức độ tương tác của từng giếng bơm ép đến 1 giếng khai thác nào đó trong hệ thống. - CRMP Ưu điểm: Mô hình CRMP có thể được sử dụng để đánh giá mức độ tương tác của từng giếng bơm ép tới 1 giếng khai thác. Nhược điểm: Không đánh giá được mức độ tương tác của nhiều giếng bơm ép tới nhiều giếng khai thác. - CRMIP Ưu điểm: Đánh giá đầy đủ mức độ tương tác cho từng cặp giếng bơm ép - khai thác. Nhược điểm: Mô hình CRMIP không thể đánh giá chính xác mức độ tương tác khi lưu lượng khai thác thay đổi do: kích thước choke thay đổi đột ngột, đóng giếng, xử lý vùng cận đáy giếng Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khớp lưu lượng khai thác trong mô hình CRM. 5.2. Xây dựng mô hình CRM Dựa trên lý thuyết về các phép giải mô hình CRM, nhóm tác giả đã lựa chọn mô hình CRMIP để xác định mức Hình 8. Quy trình tính toán trong mô hình độ tương tác của 1 hay nhiều giếng bơm ép đến 1 hay nhiều giếng khai thác. CRMIP là mô hình đầy đủ có thể đánh giá mức độ tương tác của từng cặp giếng bơm ép - khai thác trong bộ thể tích vỉa. Mô hình CRMIP được xây dựng dựa trên công thức sau: Trong đó: i: Số lượng giếng bơm ép; ii: Lưu lượng bơm ép; J: Hệ số sản phẩm; ΔPwf, j: Hiệu số áp suất đáy; to: Thời gian ban đầu; fij: Sự tương tác của giếng bơm ép tới giếng khai thác (0 ≤ f ≤ 1); tn: Thời gian; τij: Thời gian tương tác; qij(tn): Lưu lượng khai thác theo thời gian; Δti: Bước nhảy thời gian bơm ép; qij(to): Lưu lượng khai thác ban đầu n: Tổng số điểm đưa vào. k: Số điểm từ 1 - n; (18) (19) Số liệu bơm ép Số liệu khai thác Tối ưu Sai Đúng Kết quả Suy đoán fij, τj Cập nhật Tính toán lưu lượng khai thác CRM 33DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 PETROVIETNAM Hình 9. Giao diện mô hình CRM Hình 10. Vị trí các giếng mỏ Sư Tử Đen Hình 11. Kết quả khớp lịch sử khai thác bằng mô hình điện dung Sản lượng giếng khai thác 28P Ngày Độ lệch: 61,0941 Dự đoán Thực tế Sản lượng giếng khai thác 26P Ngày Độ lệch: 176,428 Dự đoán Thực tế Sản lượng giếng khai thác 20P Ngày Độ lệch: 386,603 Dự đoán Thực tế Sản lượng giếng khai thác 15P Ngày Độ lệch: 132,21 Dự đoán Thực tế Sản lượng giếng khai thác 23P Ngày Độ lệch: 198,112 Dự đoán Thực tế Sản lượng giếng khai thác 1PST Ngày Độ lệch: 170,851 Dự đoán Thực tế 34 DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ Hình 12. Kết quả khớp lịch sử khai thác bằng mô hình điện dung Mức độ ảnh hưởng 28P 26P 23P 20P 1PST 15P 14P 12PST 11P 10P 8PST NE6P 27l 0,020 0,059 0,087 0,035 0,013 0,056 0,055 0,103 0,078 0,073 0,017 0,232 16I 0,001 0,021 0,043 0,082 0,016 0,014 0,001 0,085 0,041 0,041 0,036 0,009 13I 0,015 0,002 0,024 0,048 0,041 0,001 0,001 0,001 0,047 0,027 0,037 0,024 Thời gian ảnh hưởng (ngày) 28P 26P 23P 20P 1PST 15P 14P 12PST 11P 10P 8PST NE6P 27l 2,30 33,59 652,66 330,85 0 518,10 14,50 842,98 1000 38,80 1,57 86,08 16I 172,04 0,94 2,49 1,39 647,72 150,27 212,18 225,16 4,51 1,31 171,89 228,10 13I 67,25 220,61 647,05 138,76 0,61 1000 1,35 236,54 629,63 182,73 308,33 23,84 Bảng 1. Mức độ và thời gian tương tác của các giếng bơm ép tới các giếng khai thác Sản lượng giếng khai thác 14P Sản lượng giếng khai thác 12PST Sản lượng giếng khai thác 10P Sản lượng giếng khai thác NE6P Sản lượng giếng khai thác 11P Sản lượng giếng khai thác 8PST Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Độ lệch: 160,359 Độ lệch: 605,497 Độ lệch: 201,068 Độ lệch: 219,753 Độ lệch: 114,908 Độ lệch: 88,4364 Dự đoán Thực tế Dự đoán Thực tế Dự đoán Thực tế Dự đoán Thực tế Dự đoán Thực tế Dự đoán Thực tế 35DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 PETROVIETNAM Đây là phương trình đầy đủ đánh giá mức độ tương tác của từng cặp giếng bơm ép - khai thác khi cả lưu lượng bơm ép và áp suất đáy giếng có thể thay đổi. Mô hình được xây dựng dựa trên việc tối ưu các thông số mức độ tương tác của giếng bơm ép đến giếng khai thác fij và thời gian tương tác τij sao cho đường cong lưu lượng mô hình tính toán khớp chính xác nhất đường lưu lượng khai thác thực tế. Quy trình tính toán và giao diện của mô hình (Hình 8): Mô hình CRM được xây dựng trên cơ sở lý thuyết điện trở điện dung theo công thức trên và xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ Matlab cùng với hàm tối ưu có sẵn trong ngôn ngữ này, mô hình đã có thể xác định được lưu lượng khai thác theo mô hình sao cho độ chênh lệch giữa lưu lượng của mô hình và lưu lượng thực tế là thấp nhất. Sau khi khớp lưu lượng khai thác thì mô hình sẽ đưa ra kết quả về hệ số liên kết và hằng số thời gian của từng cặp giếng bơm ép/khai thác fij, τij. Dựa trên số liệu đã có nhóm tác giả tiến hành đánh giá sự tương tác của giếng bơm ép tới giếng khai thác của đối tượng Miocene dưới mỏ Sư Tử Đen (đây là đối tượng đã tiến hành nghiên cứu tracer được dùng để kiểm tra phương pháp nghiên cứu). Số liệu khai thác đến năm 2015 cho thấy mỏ Sư Tử Đen có 12 giếng khai thác và 3 giếng bơm ép tại tầng B10 (Hình 10). Kết quả khớp giữa lưu lượng thực tế với lưu lượng dự báo và mức độ tương tác, thời gian ảnh hưởng của 12 giếng khai thác cho thấy số lượng giếng có kết quả khớp tốt chiếm tương đối cao và các giếng chủ yếu chịu sự ảnh hưởng của giếng bơm ép (Bảng 1). Khi phần mềm không tìm được giá trị phù hợp theo điều kiện trên sẽ cho ra kết quả giá trị lớn nhất và nhỏ nhất theo mức độ ảnh hưởng, thời gian ảnh hưởng lần lượt là 0,001 và 1.000 ở các giếng: 1PST, 15P, 11P, 14P, 12PST. Với kết quả này, sản lượng dầu dự báo sẽ không thể khớp được với sản lượng dầu thực tế. Đây cũng là hạn chế của mô hình khi không thể xử lý được khi có sự thay đổi đột ngột về sản lượng do điều chỉnh côn khai thác hay xử lý giếng. Hình 10, 13 và Bảng 1 thể hiện sự ảnh hưởng lớn của giếng 27I tới các giếng ở khu vực trung tâm. Đứt gãy ngăn giữa khu vực trung tâm và khu vực Đông Bắc là đứt gãy hở, khả năng liên thông cao ở gần khu vực giếng 27I nên giếng 27I có thể ảnh hưởng đến các giếng khai thác ở khu vực trung tâm. Ngược lại, giếng 13I ảnh hưởng rất kém cho thấy khu vực đứt gãy ở gần giếng này có khả năng liên thông thấp nên giếng 13I chỉ có thể ảnh hưởng đến giếng NE6P và SD-28P. Còn ở khu vực trung tâm, mức độ ảnh hưởng của giếng 16I cho thấy khu vực này độ thấm, độ rỗng tương đối tốt nên khi giếng 16I bơm ép đã ảnh hưởng tới các giếng lân cận với thời gian ảnh hưởng sớm. Kết quả đánh giá hiệu quả tương tác bơm ép nước bằng mô hình CRMIP cho thấy sự phù hợp với thực tế hiện trạng khai thác mỏ theo nghiên cứu của Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Cuu Long JOC) (Hình 14) cũng như trên mô hình mô phỏng. 6. Kết luận Bơm ép nước là phương pháp duy trì áp suất vỉa được sử dụng chủ yếu ở các mỏ dầu. Vì vậy, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của giếng bơm ép tới các giếng khai thác là rất quan trọng, từ đó xác định hiệu quả của giếng bơm ép. Khi đánh giá mức độ tương tác và thời gian tương tác của giếng bơm ép tới các giếng khai thác từ đó có thể đưa ra đánh giá về hướng tương tác của nước bơm ép cũng như là các yếu tố địa chất: độ thấm, độ rỗng, liên thông thủy lực giữa giếng khai thác và giếng bơm ép. Mô hình điện dung nhóm tác giả xây dựng đã phản ánh mức độ tương tác của các giếng bơm ép tới các giếng Hình 13. Mức độ ảnh hưởng của các giếng bơm ép tới các giếng khai thác Hình 14. Hiện trạng khai thác các giếng mỏ Sư Tử Đen Khu vực Đông Bắc Khu vực phía Tây Khu trung tâm Áp suất đáy giếng Miocene dưới mỏ Sư Tử Đen 36 DẦU KHÍ - SỐ 7/2019 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ khai thác. Từ đó, cho phép đánh giá nhanh mức độ tương tác của giếng bơm ép nước đến giếng khai thác với kết quả chính xác, chi phí thấp. Tài liệu tham khảo 1. Morteza Sayarpour. Development and application of capacitance resistive models to water/CO2 floods. The University of Texas at Austin. 2008. 2. Fei Cao, Haishan Luo, Larry W.Lake. Development of a two phase flow coupled capacitance resistance model. SPE Improved Oil Recovery Symposium, Tulsa, Oklahoma, USA. 12 - 16 April, 2014. 3. Ali A.Yousef, Larry Wayne Lake, Jerry L.Jensen. Analysis and interpretation of interwell connectivity from production and injection rate fluctuations using a capacitance model. SPE/DOE Symposium on Improved Oil Recovery, Tulsa, Oklahoma, USA. 22 - 26 April, 2006. 4. Alejandro Albertoni, Larry W.Lake. Inferring interwell connectivity only from well-rate fluctuations in waterfloods. SPE Reservoir Evaluation & Engineering. 2003; 6(1): p. 6 - 16. 5. Lê Quốc Trung. Đánh giá các biện pháp tăng cường khai thác và lựa chọn các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi cho tầng Miocene dưới của các mỏ dầu ở bể Cửu Long. Viện Dầu khí Việt Nam. 2017. 6. Nguyễn Văn Đô và nnk. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của giếng bơm ép tới giếng khai thác bằng phương pháp điện trở điện dung. Viện Dầu khí Việt Nam. 2018. Summary Among the technical methods of reservoir characterisation and injection efficiency assessment, the predictive models often use energy or material balance equations to evaluate the reservoir's performance and properties. However, these and the tracer method often require a lot of money and time, so it is difficult to make early decision. Based on the principle of superposition in time solution, the authors developed Capacitance Resistance Models (CRM) to match production history and to accurately evaluate the efficiency of water injection. The paper analyses and selects the optimal method, then build the CRM models based on the actual data of some fields in the Cuu Long basin. Key words: Water injection, capacitance resistance model, Cuu Long basin. APPLICATION OF CAPACITANCE-RESISTIVE MODELS FOR EVALUATION OF INJECTION WELL’S IMPACT ON PRODUCTION WELL Nguyen Van Do, Tran Van Tien, Tran Nguyen Long, Le Vu Quan Vietnam Petroleum Institute Email: donv@vpi.pvn.vn
File đính kèm:
- ap_dung_mo_hinh_dien_dung_danh_gia_muc_do_anh_huong_cua_gien.pdf