Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may

SA 8000 là kết quả nghiên cứu lâu dài của hội đồng các công ty công nhận về ưu tiên kinh tế

 CEPAA), Sau này đổi tên là SAI: Tổ chức Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội. Gần đây nhiều công ty ở

 iệt Nam là nhà cung ứng cho các công ty ở Mỹ, Anh, Tây Âu,. cũng đang chịu sức ép phải áp

dụng SA 8000. Chính vì vậy, Tổng Công ty Dệt May iệt Nam INATEX) đã bắt buộc phải áp dụng

SA 8000 trong các công ty may. Bài báo giới thiệu hệ thống SA 8000 áp dụng trong ngành may

Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may trang 1

Trang 1

Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may trang 2

Trang 2

Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may trang 3

Trang 3

Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may trang 4

Trang 4

Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 13960
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may

Áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 trong ngành may
644 
ÁP DỤNG HỆ THỐNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI SA 8000 
TRONG NGÀNH MAY 
Dương Thị Hoàng Oanh, Phạm Thị Bích Hằng, Nguyễn Ngọc Yến Vi, 
Tạ Nguyễn Kim Xuân, Nguyễn Vũ Phan 
Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS.Trần Thị Hồng Mỹ 
TÓM TẮT 
SA 8000 là kết quả nghiên cứu lâu dài của hội đồng các công ty công nhận về ưu tiên kinh tế 
 CEPAA), Sau này đổi tên là SAI: Tổ chức Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội. Gần đây nhiều công ty ở 
 iệt Nam là nhà cung ứng cho các công ty ở Mỹ, Anh, Tây Âu,... cũng đang chịu sức ép phải áp 
dụng SA 8000. Chính vì vậy, Tổng Công ty Dệt May iệt Nam INATEX) đã bắt buộc phải áp dụng 
SA 8000 trong các công ty may. Bài báo giới thiệu hệ thống SA 8000 áp dụng trong ngành may. 
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, giờ làm việc. 
1 SA 8000 LÀ GÌ? 
SA 8000 là tiêu chuẩn chứng nhận xã hội hàng đầu cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu. Nó 
được thành lập bởi Social Accountability International vào năm 1997 như một sáng kiến đa bên. 
Trong những năm qua, tiêu chuẩn đã phát triển thành một khuôn khổ tổng thể giúp các tổ chức 
được chứng nhận thể hiện sự cống hiến của họ đối với sự đối xử công bằng của người lao động 
trong các ngành công nghiệp và ở bất kỳ quốc gia nào. SA 8000 là một tiêu chuẩn chứng nhận 
quốc tế khuyến khích các tổ chức phát triển, duy trì và áp dụng các thực tiễn được xã hội chấp nhận 
tại nơi làm việc. Kể từ khi thành lập năm 1989, tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI), một chi 
nhánh của Hội đồng ưu tiên kinh tế, được xem là tiêu chuẩn nơi làm việc độc lập được chấp nhận 
toàn cầu nhất. Tiêu chuẩn SA 8000 có thể được áp dụng cho bất kỳ công ty nào, ở mọi quy mô trên 
toàn thế giới. 
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và các Hiệp định FTA 
với các nước trên thế giới, SA 8000 sẽ là một trong những tờ giấy thông hành giúp doanh nghiệp 
dệt may Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hóa sang nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, châu Âu 
và các nước thành viên của TPP. Theo Bản tin Kinh tế ngành Dệt May số tháng 7/2020, Hiệp định 
TPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại 4 tiêu chuẩn lao động cơ bản 
được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về những nguyên tắc và 
quyền cơ bản trong lao động bao gồm: (1) Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người 
lao động và người sử dụng lao động (theo Công ước số 87 và số 98 của ILO); (2) Xóa bỏ lao động 
cưỡng bức và lao động bắt buộc (theo Công ước số 29 và số 105 của ILO); (3) Cấm sử dụng lao 
động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (theo Công ước số 138 và Công ước 
số 182 của ILO); (4) Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (theo Công 
645 
ước số 100 và số 111 của ILO). Thực tế, Việt Nam đã tham gia là thành viên của ILO từ năm 1992. Mặc 
dù Việt Nam chưa phê chuẩn các công ước 105, 87 và 98, song đã là thành viên của ILO (theo điều 
2 của tuyên bố 1998 ILO) các quốc gia đều có nghĩa vụ phải tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện các 
công ước của ILO. Bên cạnh đó, khi Hiệp định TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam muốn 
xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác cũng phải đạt các nguyên tắc cơ bản trong lao động. Đó 
là chưa kể đến việc người tiêu dùng tại nhiều nước phát triển ngày càng quan tâm đến nguồn gốc 
của sản phẩm, điều kiện làm việc của người công nhân tạo ra các sản phẩm đó. Liên quan đến 
tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000, các yêu cầu chính về trách nhiệm xã hội mà tiêu chuẩn này 
đặt ra bao gồm: 
– Lao động trẻ em. 
– Lao động bắt buộc. 
– Sức khỏe và an toàn. 
– Tự do Hiệp hội & Quyền thương lượng tập thể. 
– Phân biệt đối xử. 
– Thực hành kỷ luật. 
– Số giờ làm việc. 
– Tiền công và hệ thống quản lý. 
Xét trên phương diện chung Chính phủ và công đoàn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giám 
sát thực hiện SA 8000, các đơn vị cấp chứng chỉ phải thăm dò ý kiến các nhóm lợi ích tại địa 
phương trước khi tiến hành kiểm tra một xí nghiệp về việc thực hiện SA 8000 để đảm bảo dung hòa 
những lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng tại địa phương. Vai trò của các tổ 
chức xã hội thể hiện rõ nhất trong quá trình kiểm tra, giám sát. Một hệ thống kiểm tra giám sát chỉ 
thành công khi giành được sự tin tưởng của công nhân. 
Vai trò của các tổ chức Phi Chính phủ và công đoàn rất quan trọng trong việc khuyến khích công 
nhân và làm rõ vai trò trách nhiệm của cơ quan đánh giá để công nhân có thể hợp tác chặt chẽ với 
các cơ quan này. Vì vậy nên công ty doanh nghiệp cần phải: Phát triển công đoàn lớn mạnh để 
đảm bảo cho lợi ích người lao động. Đào tạo, nâng cao năng lực giám sát cho các tổ chức đánh 
giá trong nước. 
2 LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG SA 8000 
Về mặt kinh tế: Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã 
hội. Tránh được thiệt hại về kinh tế khi sản phẩm hàng hóa bị các nhà bán lẻ, nhập khẩu tại các 
nước phát triển từ chối hợp tác. Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao 
động và bệnh nghề nghiệp. Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhân sự. Hạn 
chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp. 
Về mặt thị trường: Nâng cao cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường các nước phát triển như: 
châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, những nơi yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt 
646 
buộc. Ví dụ: AEDT là đại diện cho 500.000 nhà bán lẻ quần áo ở châu Âu, đang sử dụng SA 8000 
như là một tiêu chuẩn đề nghị cho các nhà cung ứng của họ. Nâng cao uy tín và hình ảnh của 
doanh nghiệp với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng. Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng 
cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội. Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được 
lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất trong mọi doanh nghiệp, tổ chức. Thu hút thêm nhân 
tài, những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường đang có sự cạnh 
tranh mạnh mẽ như hiện nay. Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ 
điều kiện làm việc tốt hơn. 
Quản lý rủi ro: Là phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại. Có thể 
giảm phí bảo hiểm hàng năm. Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm 
(nếu có). Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận. Được sự đảm bảo của 
bên thứ 3. ượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại. 
Doanh nghiệp đối với khách hàng: Nếu công ty đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các 
sản phẩm của mình được bán ra đứng tên và nhãn mác của công ty mình được tạo ra đáp ứng với 
mong đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát. Những 
đơn vị được chứng nhận SA 8000 tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩm và dịch vụ được 
tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cầu về cải tiến liên tục và sự 
cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên thứ 3 là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của 
công ty. 
Như vậy, với những lợi thế không thể chối cãi của Tiêu chuẩn SA 8000 trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh thì việc các doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia áp dụng tiêu chuẩn trên là điều cấp 
thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 
3 GIẢI PHÁP ÁP DỤNG SA 8000 ĐẠT HIỆU QUẢ 
Đại diện cho một phần lớn lực lượng lao động, công ty có thể yêu cầu làm thêm giờ theo thoả ước 
để đáp ứng sự đ i hỏi của công việc kinh doanh ngắn hạn: 
– Tiền lương chuẩn mực: Công ty phải đảm bảo tiền lương được trả cho một tuần làm việc tiêu 
chuẩn ở các mức tiêu chuẩn tối thiểu theo pháp luật hoặc ngành công nghiệp và phải luôn 
đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân viên và để cung cấp thu nhập nào đó tùy theo 
tình hình. 
– Công ty phải đảm bảo việc không trừ lương vì mục đích kỷ luật và phải đảm bảo cơ cấu 
lương và phúc lợi cho người lao động được tính toán rõ ràng và đều đặn; Công ty cũng phải 
đảm bảo tiền lương và phúc lợi được chi trả phù hợp đầy đủ theo luật và tiền thù lao được chi 
trả bằng tiền mặt hoặc ở dạng chi phiếu theo cách nào thuận tiện cho người lao động. 
– Công ty phải đảm bảo không lợi dụng hợp đồng lao động hay chế độ học nghề để trốn tránh 
việc hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với nhân viên theo luật và các văn bản pháp quy về 
lao động và an ninh xã hội. 
647 
– Về mặt chính sách: Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách của công ty nhằm đảm bảo 
trách nhiệm xã hội và các điều kiện lao động, bao gồm: Sự cam kết tuân thủ toàn bộ các yêu 
cầu của tiêu chuẩn này, luật quốc gia và tôn trọng những định chế quốc tế. Sự cam kết đối 
với việc cải tiến liên tục. 
– Lập tài liệu, thực hiện, duy trì, thông tin một cách hiệu lực và theo thể thức làm cho mọi nhân 
viên dễ dàng thấu hiểu, kể cả các giám đốc, người điều hành, người quản lý, tổ trưởng và 
nhân viên được thuê mướn trực tiếp hoặc hợp đồng hay đại diện công ty. 
– Chính sách phải để sẵn và được thông báo rộng rãi. 
4 QUY TRÌNH TƯ VẤN VÀ CHỨNG NHẬN SA 8000 CHO CÁC DOANH NGHIỆP 
RA SAO? 
Quy trình thực hiện qua các bước sau: 
– Liên hệ với đơn vị chứng nhận để được thông tin tư vấn về SA 8000. 
– Tiếp tục đăng ký với tổ chức chứng nhận để được đào tạo và chứng nhận về tiêu chuẩn SA 
8000. 
– Thực hiện các hoạt động đào tạo, soạn thảo tài liệu, điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết, áp 
dụng, đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo, thời gian từ ba tháng – một năm tùy theo 
quy mô, hiện trạng cơ sở hạ tầng và sự quyết tâm của doanh nghiệp. 
– Phải có hồ sơ hoạt động theo hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội khoảng ba tháng. 
– Đăng ký dịch vụ chứng nhận SA 8000 ở một tổ chức chứng nhận độc lập có uy tín. 
– Thực hiện đánh giá chứng nhận. 
– Khắc phục lỗi (nếu có). 
– Nhận giấy chứng nhận và duy trì hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000. 
5 KẾT LUẬN 
Ở nhiều nước trên thế giới các công nhân may thường nhận được tiền lương dưới mức tối thiểu để 
sống và làm việc trong những điều kiện cựa kỳ nặng nhọc. Tình hình cạnh tranh quyết liệt để có chi 
phí lao động thấp cũng như việc tháo dỡ hàng rào mậu dịch đã mang sản xuất ngành may đến 
những nước có chi phí lao động thấp hơn. 
An toàn sức khỏe và điều kiện làm việc nhằm cải thiện tính an toàn, sức khỏe và điều kiện làm việc 
cho người lao động, phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước. Giảm số tai nạn, nâng cao 
sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường xung quanh, góp phần xây dựng xã hội phát 
triển bền vững và làm tăng năng suất, lợi nhuận cho doanh nghiệp 
648 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Giáo trình Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Hutech. 
[2]  
[3]  
[4]  

File đính kèm:

  • pdfap_dung_he_thong_trach_nhiem_xa_hoi_sa_8000_trong_nganh_may.pdf