Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương

Tranh cổ động là vũ khí sắc bén, kịp thời trên mặt trận chính trị, tư tưởng của Đảng trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Đào tạo một hoạ sĩ, một cán bộ mỹ thuật phải

hiểu và biết vẽ tranh cổ động. Đây là một thể loại trong chương trình đào tạo của chuyên ngành mỹ thuật.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ , tình cảm thẩm mỹ, động viên sự say mê sáng

tác mỹ thuật cần nghiên cứu khai thác ngôn ngữ đồ hoạ ứng dụng vào vẽ tranh cổ động cho sinh viên mỹ

thuật-hội hoạ Trường Đại học Hùng Vương có hiệu quả. Kết quả ứng dụng, sinh viên đã thể hiện một số

tranh cổ động về chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; về sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo; về xây

dựng và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; về an toàn giao thông; về phòng chống tệ nạn xã hội

Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương trang 1

Trang 1

Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương trang 2

Trang 2

Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương trang 3

Trang 3

Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương trang 4

Trang 4

Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 4400
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương

Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ nâng cao hiệu quả dạy học tranh cổ động cho sinh viên mỹ thuật - Hội hoạ trường đại học Hùng Vương
Khoa hoïc - Coâng ngheä
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä56
1. Mở đầu
Tranh cổ động là một loại 
hình nghệ thuật gần gũi với 
nhân dân, là vũ khí sắc bén, 
kịp thời trên mặt trận tư tưởng 
chính trị của Đảng, góp phần 
lập nên chiến công huy hoàng 
trong sự nghiệp đấu tranh chống 
ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ 
nghĩa. Đào tạo cán bộ văn hoá 
nghệ thuật, trực tiếp làm công 
tác mỹ thuật phải hiểu và biết vẽ 
tranh cổ động. Tại bộ môn mỹ 
thuật của Trường Đại học Hùng 
Vương, với việc môn học trang 
trí, nhất là dạy học thể loại tranh 
cổ động, còn thiếu giáo trình, 
tài liệu chuyên sâu và giảng viên 
cũng còn ít kinh nghiệm thực 
tế trong giảng dạy và sáng tác 
tranh cổ động, sinh viên gặp 
nhiều khó khăn trong học tập và 
nghiên cứu thể loại tranh này. 
Để nâng cao chất lượng 
chuyên môn, đề tài khai thác 
ứng dụng ngôn ngữ đồ họa 
sẽ giúp cho sinh viên học tập, 
nghiên cứu và biết sáng tác 
tranh cổ động có chất lượng, 
đáp ứng yêu cầu đào tạo chuyên 
ngành mỹ thuật - hội hoạ của 
Nhà trường. Từ đó làm cho 
giảng viên, sinh viên có nhận 
thức đúng đắn hơn về nội dung, 
hình thức nghệ thuật, hiểu sâu 
hơn về ngôn ngữ trong tranh 
cổ động, khẳng định vai trò tác 
dụng tuyên truyền, giáo dục của 
tranh cổ động. Đồng thời xây 
dựng cơ sở lí luận về khai thác 
nội dung và vẻ đẹp trong tranh 
cổ động để vận dụng trong giảng 
dạy, học tập góp phần nâng cao 
thị hiếu thẩm mỹ, tình cảm 
thẩm mỹ và khả năng sáng tạo 
nghệ thuật cho sinh viên. 
Tập trung nghiên cứu, khai 
thác ngôn ngữ đồ hoạ giúp sinh 
viên chủ động trong học tập 
và nghiên cứu ứng dụng nhằm 
nâng cao chất lượng, hiệu quả 
dạy học tranh cổ động theo học 
chế tín chỉ của hệ đào tạo cao 
đẳng mỹ thuật - hội hoạ Trường 
Đại học Hùng Vương.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát
Nghệ thuật trang trí là nghệ 
thuật làm đẹp cho con người 
nhằm thoả mãn nhu cầu tinh 
thần, góp phần làm tăng giá 
trị vật chất và đáp ứng nhu cầu 
thẩm mỹ.
Yêu cầu chung của trang trí 
cơ bản là sắp xếp các hình mảng, 
hoạ tiết, đường nét, màu sắc, tạo 
nhịp điệu để có được bố cục 
chặt chẽ, hợp lí, hài hoà. Trang 
trí ứng dụng là vận dụng những 
kiến thức về trang trí cơ bản để 
trang trí, bài trí cho một không 
gian, một đồ dùng, vật dụng 
hay một bề mặt nào đó để làm 
tăng thêm giá trị sử dụng, giá trị 
thẩm mỹ cho cuộc sống của con 
người.
Đồ hoạ là nghệ thuật của 
mảng, nét, chấm. Nghệ thuật đồ 
hoạ có tính ứng dụng rất cao, 
thiết thực trong tuyên truyền, 
cổ động, quảng cáo, làm đẹp 
cho môi trường sống tạo ra môi 
trường thẩm mỹ lành mạnh. 
Cùng với hội hoạ, đồ hoạ là 
một trong những loại hình nghệ 
thuật phục vụ cuộc sống con 
người một cách tích cực nhất, với 
tiếng nói cô đọng, mạnh mẽ. Đồ 
hoạ có những điểm mạnh riêng 
mà các loại hình khác không có 
được, đó là khả năng nhân bản. 
Tranh đồ hoạ thường là tranh in 
KHAI THAÙC NGOÂN NGÖÕ ÑOÀ HOAÏ
 NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ DAÏY HOÏC TRANH COÅ ÑOÄNG
CHO SINH VIEÂN MYÕ THUAÄT- HOÄI HOAÏ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC HUØNG VÖÔNG
Cù Xuân Tuyên 
Trường Đại học Hùng Vương
TóM TắT
Tranh cổ động là vũ khí sắc bén, kịp thời trên mặt trận chính trị, tư tưởng của Đảng trong sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Đào tạo một hoạ sĩ, một cán bộ mỹ thuật phải 
hiểu và biết vẽ tranh cổ động. Đây là một thể loại trong chương trình đào tạo của chuyên ngành mỹ thuật. 
Để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ , tình cảm thẩm mỹ, động viên sự say mê sáng 
tác mỹ thuật cần nghiên cứu khai thác ngôn ngữ đồ hoạ ứng dụng vào vẽ tranh cổ động cho sinh viên mỹ 
thuật-hội hoạ Trường Đại học Hùng Vương có hiệu quả. Kết quả ứng dụng, sinh viên đã thể hiện một số 
tranh cổ động về chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; về sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo; về xây 
dựng và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; về an toàn giao thông; về phòng chống tệ nạn xã hội.
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 57
Khoa hoïc - Coâng ngheä
và cả tranh vẽ bằng mảng, nét. 
Đồ hoạ được chia làm 2 loại: Đồ 
hoạ độc lập là tranh giá vẽ như 
tranh cổ động, tranh quảng cáo 
và đồ hoạ ấn loát là in ấn như 
sách báo, bao bì, nhãn mác, tem, 
logo. 
2.2. Khái niệm, đặc điểm và 
yê cầu của tranh cổ động
Tranh cổ động (còn được 
gọi là tranh áp phích) là một 
thể loại tranh thuộc nghệ thuật 
đồ hoạ, mang nhiều chất trang 
trí. Tranh cổ động nhằm tuyên 
truyền, kêu gọi, vận động, cổ vũ 
cho một mục đích chính trị, một 
hoạt động văn hoá xã hội, một 
hoạt động kinh tế mang tính 
xã hội. Tranh cổ động là một 
loại hình nghệ thuật đã trở lên 
gần gũi với đời sống nhân dân 
ta. Nó có giá trị tác động rất 
lớn đối với xã hội, là một loại 
hình xung kích trong công tác 
tuyên truyền chính trị, chủ yếu 
nhằm vận động nhân dân thực 
hiện các chủ trương, chính sách 
của Đảng và Nhà nước, những 
nhiệm vụ trước mắt hay trong 
từng giai đoạn cũng như nhiệm 
vụ lâu dài. Tìm hiểu, khai thác 
vẻ đẹp ngôn ngữ, nâng cao khả 
năng cảm thụ thẩm mỹ và tập 
sáng tác tranh cổ động là công 
việc rất cần thiết đối với sinh 
viên mỹ thuật - hội hoạ. Tranh 
cổ động có tính chất tập trung, 
khái quát, tính chiến đấu, tính 
thời sự, tính quần chúng, tính 
chân thực và sinh động. Đặc 
điểm của tranh cổ động là nội 
dung chủ đề phải rõ ràng, điển 
hình, cô đọng; hình tượng và 
hoạ tiết khái quát, tượng trưng, 
cách điệu cao, có sức hấp dẫn 
người xem. Phần chữ phản 
ánh nội dung tuyên truyền cổ 
vũ, cũng là một bộ phận trong 
bố cục của tranh cổ động, nó 
chiếm vị trí quan trọng sau hình 
ảnh chính. Màu sắc trong tranh 
cổ động thường là những màu 
mạnh, cô đọng, ước lệ, giàu tính 
biểu cảm và cách điệu. 
Thời lượng học phần trang 
trí cơ bản là 2 tín chỉ tương ứng 
30 tiết quy chuẩn trên lớp, sinh 
viên tự học ngoài giờ là 60 tiết. 
Ở đây sinh viên luôn luôn phải 
chủ động, tích cực tự học, tự 
làm bài sau khi có sự hướng dẫn, 
định hướng của giảng viên. Thời 
lượng học phần trang trí ứng 
dụng là 3 tín chỉ quy chuẩn 45 
tiết trên lớp và 90 tiết sinh viên 
tự học, trong đó có bài tranh cổ 
động là một thể loại khó đối với 
sinh viên. Sinh viên cần hiểu rõ 
khái niệm, lịch sử phát triển của 
tranh cổ động, đồng thời phải 
nắm chắc tính chất và đặc điểm 
của tranh cổ động, phương pháp 
vẽ một bức tranh cổ động. Từ đó 
sinh viên biết ứng dụng vẽ tranh 
cổ động về các chủ đề kinh tế, 
chính trị, xã hội hoặc văn hoá, 
giáo dục... 
Dạy vẽ tranh cổ động theo 
học chế tín chỉ, với thời gian 
phân phối cho một học phần 
và bài học trên lớp ngắn hơn, 
yêu cầu học sinh phải làm việc 
thực sự tích cực, tự giác hơn cả 
trong và ngoài giờ học. Trước 
hết cần nghiên cứu để xác định, 
tìm chọn và khai thác nội dung 
sao cho có sức tuyên truyền, 
vận động mạnh mẽ và nhanh 
nhạy nhất, tác động ngay đến 
tình cảm và suy nghĩ của người 
xem. Sinh viên có thể đưa ra 
nhiều phương án để chọn lựa, 
trước tiên phải xây dựng bố cục 
tổng thể hài hoà. Trong bố cục 
có mảng hình chính lớn nhất 
thể hiện hình tượng chính của 
tranh, có thể bao quát gần hết 
mặt tranh để ngay lập tức thu 
hút người xem, mảng hình phụ 
nhỏ hơn, gợi không gian ước lệ. 
Trên cơ sở đó tìm và xây dựng 
hình tượng cụ thể, những hình 
ảnh trong tranh cổ động phải 
tiêu biểu, điển hình, khái quát 
thể hiện ý tưởng nhằm chuyển 
tải nội dung một cách ấn tượng 
nhất. Việc sử dụng màu sắc cần 
cô đọng, đơn giản, màu sắc 
mang tính ước lệ, cách điệu cao, 
thể hiện rõ đặc điểm và tính chất 
của tranh cổ động. Giảng viên 
trong nhóm nghiên cứu cần chú 
ý hướng dẫn, gợi mở cho sinh 
viên suy nghĩ tìm màu sắc sao 
cho phù hợp với nội dung chủ 
đề, có sức thuyết phục và thu hút 
người xem. Màu sắc trong tranh 
cổ động, đó là những màu sắc có 
cường độ mạnh, tương phản, rực 
rỡ, được biểu hiện ngay ở tương 
quan về sắc độ, tương quan về 
đậm nhạt và tương quan nóng 
lạnh trong mỗi tranh cổ động 
cũng được dùng ở cường độ cao 
nhất. Về chất liệu màu để thể 
hiện tranh cổ động, chúng tôi 
luôn khuyến khích sinh viên tìm 
tòi linh hoạt, sáng tạo sao phù 
hợp và đạt hiệu quả. 
Người vẽ tranh cổ động thực 
sự phải có quan điểm chính trị 
đúng đắn, lập trường tư tưởng 
vững vàng, bám sát thực tiễn 
cuộc sống. Nhưng cái khó nhất 
lại là phải làm sao thể hiện được 
quan điểm, lập trường đúng đắn 
ấy một cách hiệu quả nhất khi 
suy nghĩ về những nội dung đề 
tài sẽ xuất hiện ý tưởng, rồi từ 
việc ấp ủ và nhen nhóm ý tưởng 
ấy mà những bức tranh cổ động 
được ra đời kịp thời. Song song 
với việc hình thành ý tưởng về 
nội dung là ý tưởng về hình thức 
nghệ thuật và thủ pháp thể hiện. 
Yêu cầu của tranh cổ động là: 
Nội dung phải rõ ràng, cô đọng 
vì nhiệm vụ quan trọng của 
tranh cổ động là tuyên truyền, 
vận động một cách nhanh nhạy, 
nó cần tác động đến tinh thần 
và suy nghĩ của người xem, bởi 
vậy hình ảnh nêu lên phải vừa 
rõ ràng, dễ hiểu vừa phải khêu 
gợi chiều sâu suy nghĩ, đáp ứng 
những mặt khác nhau thuộc tâm 
lí xã hội. Trong rất nhiều hình 
ảnh liên quan đến đề tài, nhưng 
chọn hình ảnh nào là điển hình, 
đưa hình ảnh đó lên tranh với 
ý nghĩa gì? Cần phải nhận thức 
rõ ý nghĩa độc đáo, sâu sắc của 
Khoa hoïc - Coâng ngheä
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä58
hình tượng là phần quan trọng 
nhất làm nên sự thành công của 
bức tranh cổ động. Hình tượng, 
hoạ tiết trong tranh cổ động phải 
khái quát, tượng trưng, độc đáo 
và hấp dẫn người xem. Bố cục 
rõ ràng, mạch lạc, nêu bật được 
chủ đề và gây ấn tượng mạnh, 
nhìn từ xa cũng có thể nhận biết 
được. Sắp xếp mảng hình chính, 
rất lớn có thể bao quát gần hết 
mặt tranh, để ngay lập tức thu 
hút mắt người xem. Để bao hàm 
được nhiều ý nghĩa của tranh cổ 
động, người ta còn dùng phương 
pháp ghép các mảng hình trong 
một bố cục miễn là hợp lý, logic 
và có tính thẩm mỹ. Tranh cổ 
động cho phép dung nạp nhiều 
lối vẽ, có khi người ta dùng cả 
tấm hình chụp để làm tranh cổ 
động, ví dụ tranh cổ động về du 
lịch quảng bá hình ảnh. Có thể 
dùng ảnh ghép với những hình 
vẽ tay trông cũng rất lạ mắt, có 
thể vẽ trên máy vi tính rồi in và 
nhiều thủ pháp khác. Như vậy 
lối vẽ trong tranh cổ động có 
thể dùng nét, dùng mảng, dùng 
nét và mảng kết hợp, vờn khối 
hay vẽ mảng phẳng, nhưng chủ 
yếu thiên về khơi gợi, ước lệ chứ 
không diễn tả. Màu sắc trong 
tranh cổ động thường dùng 
những màu sắc mạnh, tươi, rực 
được biểu hiện ở tương quan sắc 
độ, đậm nhạt. Và tương phản 
nóng lạnh được dùng ở cường 
độ cao nhất. 
2.3. Áp dụng ngôn ngữ đồ 
họa trong vẽ tranh cổ động tại 
Đại học Hùng Vương
Sinh viên Trường Đại học 
Hùng Vương đã vận dụng khai 
thác ngôn ngữ đồ hoạ trong 
thực hành ứng dụng vẽ tranh cổ 
động có hiệu quả. Đề tài ca ngợi 
Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại 
là một đề tài về chính trị nghiêm 
túc, thể hiện niềm tin vào Đảng 
quang vinh và sự tôn kính lãnh 
tụ kính yêu của dân tộc đã được 
sinh viên mỹ thuật - hội hoạ luôn 
quan tâm và thể hiện trong từng 
bức tranh. Trên cơ sở ý tưởng 
và khai thác mọi khía cạnh của 
đề tài, sinh viên tiến hành làm 
phác thảo tìm bố cục hình mảng 
và xây dựng hình tượng chính. 
Hầu hết sinh viên đã nghiên cứu 
rất kỹ nội dung chủ đề, dựa vào 
đặc điểm, tính chất của tranh 
cổ động trước khi tìm hình, dự 
định màu, phân phối đậm nhạt 
để diễn đạt trọn vẹn ý tưởng và 
cảm xúc thẩm mỹ. 
Ở mỗi bức tranh cổ động, 
sinh viên đã tập trung vào tìm 
màu trên cơ sở phác thảo hình 
mảng và đậm nhạt, đã chú ý 
tới màu sắc đơn giản, cô đọng, 
ước lệ và cách điệu cao. Trên 
tranh, sinh viên đã biết dùng 
màu mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu 
rất cần có trong tranh cổ động. 
Hình vẽ chi tiết với hình tượng 
nổi bật, đường nét khúc chiết, 
đây là một bước quan trọng mà 
mỗi sinh viên đã đầu tư suy nghĩ 
và dành thời gian thích hợp để 
thể hiện. 
Trên cơ sở của các bước trên, 
sinh viên dùng giấy can để can 
hình trên nền giấy theo kích 
thước quy định đã bồi sẵn trên 
bảng. Dựa vào phác thảo màu, 
màu bột được nghiền thật kỹ, 
pha trộn hơi già keo một chút so 
với vẽ các loại tranh khác. Khi 
lên màu, sinh viên tô màu vào 
các mảng hình trọng tâm - mảng 
lớn trước, mảng nhỏ sau, với 
kỹ thuật đảm bảo diện màu tô 
phẳng, ke, nuột. Màu được phủ 
kín vào các mảng hình rồi mới đi 
nét. Phần chữ trong tranh, sinh 
viên kẻ ngay ngắn, đúng kiểu, có 
tranh dùng chữ cách điệu theo 
lối trang trí, tất cả đều phù hợp 
với nội dung của đề tài. 
Nhìn vào kết quả ứng dụng 
khai thác ngôn ngữ đồ hoạ để 
vẽ tranh cổ động, sinh viên mỹ 
thuật - hội hoạ đã khẳng định đề 
tài về ca ngợi Đảng quang vinh, 
Tranh cổ động của hoạ sĩ Việt Nam
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 59
Khoa hoïc - Coâng ngheä
Bác Hồ vĩ đại là một đề tài chính 
trị hết sức nghiêm túc. Tranh cổ 
động của sinh viên đã thể hiện 
niềm tin vào Đảng quang vinh 
và sự tôn kính lãnh tụ kính yêu 
của dân tộc. 
Đề tài tuyên truyền cổ động 
cho sự nghiệp Giáo dục - đào 
tạo của chúng ta cũng là một 
đề tài rất quen thuộc, có thể 
nói nó đã gắn bó với mỗi sinh 
viên, đó cũng là đề tài rộng lớn 
và sâu sắc. Với nội dung yêu cầu 
nghiên cứu ứng dụng ngôn ngữ 
đồ hoạ trong vẽ tranh cổ động 
mà nhóm nghiên cứu nêu ra, 
sinh viên đã suy nghĩ rất kỹ để 
tìm ra ý tưởng đáp ứng đúng yêu 
cầu nội dung chủ đề của tranh 
được thể hiện có tính điển hình, 
khái quát về sự nghiệp Giáo dục 
- Đào tạo.
Với sự cảnh báo về môi 
trường, sự biến đổi khí hậu trên 
toàn cầu, thì đề tài về xây dựng 
và bảo vệ môi trường hiện nay 
là một vấn đề có tính cấp bách 
mà cả nhân loại đang quan tâm. 
Trong mỗi đề tài đều có yêu cầu 
cụ thể, sinh viên đã tập trung 
suy nghĩ, tìm ra được ý tứ để 
chuyển tải nội dung cần đề cập. 
Kết quả trong tranh cổ động của 
sinh viên mỹ thuật K6, K7, K8 
đã thể hiện sự chủ động, tích cực 
tìm tòi, sáng tạo. Mặt khác thông 
qua việc tham khảo tài liệu, khai 
thác tư liệu ghi chép thực tế đã 
đưa ra được nhiều ý tưởng rất 
mới lạ, mỗi nhóm và từng sinh 
viên đã thể hiện được ý tưởng 
của mình trong từng bức tranh 
cổ động. 
An toàn khi tham gia giao 
thông, tránh xảy ra tai nạn là 
một vấn đề bức xúc hiện nay ở 
nước ta, đây cũng là một nội 
dung giáo dục cần được tuyên 
truyền cổ động thông qua ngôn 
ngữ tạo hình một cách nhanh 
nhạy, kịp thời. Nội dung ý tưởng 
và hình thức nghệ thuật trong 
tranh cổ động của sinh viên mỹ 
thuật - hội hoạ về chủ đề này 
được thể hiện đã bật lên tính 
điển hình, cô đọng, khái quát về 
một vấn đề mang tính xã hội ở 
Việt Nam.
Công tác tuyên truyền giáo 
dục con người nói chung, đặc 
biệt với thế hệ trẻ về phòng 
chống các tệ nạn xã hội là một 
chiến dịch lâu dài và hết sức 
quyết liệt ở nước ta cũng như 
trên thế giới. Tuyên truyền cổ 
động về phòng chống tệ nạn xã 
hội rất bức xúc hiện nay. Kết quả 
thực tế sinh viên mỹ thuật đã 
trao đổi, thảo luận chung và nêu 
Tranh cổ động của SV Trường ĐH Hùng Vương
Khoa hoïc - Coâng ngheä
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä60
ra ý tưởng riêng của mình, họ đã 
nêu ra được những khía cạnh đa 
dạng, phong phú để phản ánh 
thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay 
thông qua việc xây dựng hình 
tượng khái quát, điển hình, song 
cũng hết sức cô đọng trong mỗi 
bức tranh như một lời cảnh báo 
và kêu gọi hành động. 
Về chất liệu, tranh cổ động 
của sinh viên mỹ thuật - hội hoạ 
chủ yếu được vẽ bằng bột màu, 
phần lớn sinh viên đã làm chủ 
chất liệu, biết khai thác ưu thế 
của chất liệu màu, đã tận dụng 
độ sáng, độ trong trẻo của bột 
màu để thể hiện ngôn ngữ đồ 
hoạ trong tranh cổ động đem 
lại hiệu quả thẩm mỹ có sức lôi 
cuốn người xem. Về chất liệu cắt 
dán đề can, giấy màu cũng được 
sinh viên mỹ thuật quan tâm 
ứng dụng làm tranh cổ động, 
điểm thuận lợi của đề can, giấy 
màu là thể hiện nhanh hơn bột 
màu, các mảng màu sắc, ke, gọn. 
Sử dụng chất liệu này chủ yếu là 
dùng mảng với màu sắc mạnh.
Với khả năng bước đầu 
nghiên cứu khai thác ngôn ngữ 
đồ hoạ ứng dụng vào vẽ tranh 
cổ động, sinh viên mỹ thuật - 
hội hoạ Trường Đại học Hùng 
Vương đã tập trung vào tìm bố 
cục mảng trên cơ sở ý tưởng và 
hình tượng nghệ thuật. Họ đã 
chú ý xây dựng hình đơn giản, 
có tính cách điệu cao. Nét vẽ 
trong tranh cổ động của sinh 
viên đã thể hiện sự khoẻ khoắn, 
khúc chiết làm tăng thêm tính cổ 
động, đã nhấn mạnh trọng tâm 
để làm nổi rõ nội dung tuyên 
truyền cổ động của từng bức 
tranh. Mỗi sinh viên đều biết 
cách sử dụng màu sắc đơn giản, 
ước lệ, cách điệu, dùng sắc độ 
màu mạnh mẽ phù hợp với yêu 
cầu về nội dung và rõ đặc điểm, 
tính chất của tranh cổ động, có 
sức hấp dẫn thu hút người xem. 
Tuy nhiên trong tranh của một 
số sinh viên mỹ thuật khi sử 
dụng màu sắc còn nệ thực, chưa 
dám mạnh dạn ước lệ, cách điệu.
3. Kết luận 
Với các bài ứng dụng sáng 
tác tranh cổ động, sinh viên 
mỹ thuật - hội hoạ đã thể hiện 
đề tài ca ngợi Đảng quang vinh, 
Bác Hồ vĩ đại, tuyên truyền về 
sự nghiệp giáo dục đào tạo, xây 
dựng và bảo vệ môi trường, đẩy 
lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện 
an toàn giao thông đem lại sự 
bình an cho cuộc sống. Đây 
là những nội dung cần được 
nghiên cứu, tuyên truyền cổ vũ 
bằng ngôn ngữ tranh cổ động để 
khẳng định hiệu quả của công 
tác đào tạo nói chung và dạy 
vẽ tranh cổ động nói riêng của 
bộ môn mỹ thuật trong chương 
trình đào tạo chuyên ngành mỹ 
thuật - hội hoạ theo học chế tín 
chỉ của Trường Đại học Hùng 
Vương.
Khai thác ngôn ngữ đồ hoạ 
nhằm nâng cao hiệu quả dạy 
học tranh cổ động cho sinh viên 
mỹ thuật - hội hoạ Trường Đại 
học Hùng Vương đã giúp cho 
giảng viên, sinh viên có thêm tư 
liệu tham khảo khi nghiên cứu, 
giảng dạy, học tập. Đề tài nghiên 
cứu thiết thực đã giúp cho giảng 
viên, sinh viên có định hướng 
đúng đắn hơn trong dạy, học vẽ 
tranh cổ động. Ngoài ra, đề tài 
đã giúp cho sinh viên mỹ thuật 
- hội hoạ phát huy khả năng chủ 
động, sáng tạo trong học tập, 
nghiên cứu, tích cực tham gia 
sáng tác mỹ thuật nói chung và 
vẽ tranh cổ động nói riêng có 
hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo
[1]. Cục Văn hoá Thông tin 
cơ sở (2007), Tuyển tập tranh cổ 
động, NXB Văn hoá, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Viết Châu 
(1974), Chữ có nét chân, NXB 
Văn hoá, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thế Hùng, 
Nguyễn Thị Nhung (2007), Giáo 
trình trang trí tập 3, NXB Đại 
học sư phạm, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Quân (1986), 
Tiếng nói của hình và sắc, NXB 
Văn hoá, Hà Nội.
[5]. Trường Đại học Hùng 
Vương (2011) Chương trình CĐ 
Hội hoạ, lưu hành nội bộ.
SUMMARY
UTILIZING GRAPHICS LANGUAGE TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF TEACHING 
THE DRAWING OF PROPAGANDA POSTERS TO STUDENTS OF ARTS AT HUNG VUONG 
UNIVERSITY
Cu Xuan Tuyen
Hung Vuong University
Propaganda posters are powerful and timely weapons on the political front of the Party during the course 
of national construction and defense. Drawing propaganda posters is included in the training program 
provided for students of arts. In order to improve the quality of training, develop artistic taste, arouse artistic 
sentiments, foster the passion for artistic creations, it is necessary to study and apply effectively the graphics 
language to teaching the drawing of propaganda posters to arts students from Hung Vuong University. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_ngon_ngu_do_hoa_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_tranh_co.pdf