Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long

Sự xuất hiện của các đá trầm tích tập G trong cấu tạo Lạc Đà Xanh (LDX), Lô 15-1/05, bể Cửu Long là phát hiện mới so với các nghiên

cứu trước đây về địa chất, hệ thống dầu khí tại Lô 15-1/05. Các thành tạo tập G tạm thời được đặt tên hệ tầng Lạc Đà Vàng, bên dưới hệ

tầng Lạc Đà Nâu (Tập E) và phủ lên trên các đá móng magma xâm nhập granitoid và các đá magma phun trào andesite - basalt có tuổi

trước Đệ tam. Kết quả nghiên cứu về thạch học, mẫu lõi và địa vật lý giếng khoan của các giếng LDX-1X, LDX-2X và LDX-3X thuộc cấu tạo

Lạc Đà Xanh cho thấy các đá trầm tích tập G bao gồm: cát kết xen kẹp bột kết, sét kết/đá phiến sét, được tích tụ trong hệ thống môi trường

quạt bồi tích (alluvial fan), quạt tam giác châu (fan delta), sông (braided fluvial) và hồ (lacustrine). Chất lượng thấm chứa của đá trầm tích

tập G kém, do bị ảnh hưởng bởi sự phát triển mạnh của các khoáng vật thứ sinh cùng với quá trình nén ép do chôn vùi sâu.

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang viethung 6020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long

Ảnh hưởng của đặc điểm thạch học, tướng - Môi trường trầm tích đến chất lượng chứa của tập G, cấu tạo Lạc Đà Xanh, lô 15-1/05, bể Cửu Long
4 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC, TƯỚNG - MÔI TRƯỜNG 
TRẦM TÍCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHỨA CỦA TẬP G, CẤU TẠO 
LẠC ĐÀ XANH, LÔ 15-1/05, BỂ CỬU LONG
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 11 - 2020, trang 4 - 16
ISSN 2615-9902
Vũ Thị Tuyền, Đoàn Thị Thúy, Nguyễn Tấn Triệu
Viện Dầu khí Việt Nam
Email: tuyenvt@vpi.pvn.vn 
https://doi.org/10.47800/PVJ.2020.11-01
Tóm tắt
Sự xuất hiện của các đá trầm tích tập G trong cấu tạo Lạc Đà Xanh (LDX), Lô 15-1/05, bể Cửu Long là phát hiện mới so với các nghiên 
cứu trước đây về địa chất, hệ thống dầu khí tại Lô 15-1/05. Các thành tạo tập G tạm thời được đặt tên hệ tầng Lạc Đà Vàng, bên dưới hệ 
tầng Lạc Đà Nâu (Tập E) và phủ lên trên các đá móng magma xâm nhập granitoid và các đá magma phun trào andesite - basalt có tuổi 
trước Đệ tam. Kết quả nghiên cứu về thạch học, mẫu lõi và địa vật lý giếng khoan của các giếng LDX-1X, LDX-2X và LDX-3X thuộc cấu tạo 
Lạc Đà Xanh cho thấy các đá trầm tích tập G bao gồm: cát kết xen kẹp bột kết, sét kết/đá phiến sét, được tích tụ trong hệ thống môi trường 
quạt bồi tích (alluvial fan), quạt tam giác châu (fan delta), sông (braided fluvial) và hồ (lacustrine). Chất lượng thấm chứa của đá trầm tích 
tập G kém, do bị ảnh hưởng bởi sự phát triển mạnh của các khoáng vật thứ sinh cùng với quá trình nén ép do chôn vùi sâu.
Từ khóa: Thạch học, môi trường trầm tích, khoáng vật thứ sinh, cấu tạo Lạc Đà Xanh, bể Cửu Long.
1. Giới thiệu
Lô 15-1/05 phân bố ở phía Tây Bắc của bể Cửu Long 
được đánh giá có nhiều triển vọng về dầu khí, đã có các 
giếng khoan thăm dò và thẩm lượng trong lô này. Qua các 
giếng thăm dò tại cấu tạo Lạc Đà Xanh của Lô 15-1/05 đã 
phát hiện đối tượng địa chất mới, đó là các đá trầm tích 
tập G được xếp vào hệ tầng Lạc Đà Vàng, có tuổi Eocene 
(?). Dựa vào kết quả phân tích địa chấn và khoan thăm dò 
cho thấy các trầm tích tập G bị phủ bởi các trầm tích của 
hệ tầng Lạc Đà Nâu (Tập E) và phủ lên trên các đá magma 
xâm nhập granitoid và phun trào andesite - basalt có tuổi 
trước Đệ tam [1]. 
2. Đặc điểm địa chất
Địa tầng Lô 15-1/05 có tuổi từ Eocene đến Pliocene 
- Đệ tứ, gồm các hệ tầng: Lạc Đà Vàng tuổi Eocene (?) 
(Tập G), Lạc Đà Nâu tuổi Oligocene sớm (Tập E), Trà Tân 
tuổi Oligocene muộn (Tập C và D), Bạch Hổ tuổi Miocene 
sớm (Tập BI), Côn Sơn tuổi Miocene giữa (Tập BII), Đồng 
Nai tuổi Miocene muộn (Tập BIII) và hệ tầng Biển Đông 
Pliocene - Đệ tứ (Hình 2). Đá móng xâm nhập được gặp 
tại giếng khoan LDN-1X, LDN-3X, LDX-1X và LDX-2X, bao 
gồm granite và quartz monzonite [1]. Đối sánh với địa 
tầng khu vực và lân cận, trầm tích hệ tầng Lạc Đà Nâu 
tương ứng với phần trên của các trầm tích hệ tầng Trà 
Cú có tuổi Oligocene sớm, phân bố khá rộng rãi trong 
khu vực bể Cửu Long. Các đá trầm tích của hệ tầng Lạc 
Đà Vàng tuổi Eocene (?) lần đầu tiên được phát hiện trên 
thềm lục địa Việt Nam, có thể xem là tương ứng với hệ 
tầng Cà Cối tuổi Eocene phân bố trong đất liền ở Đồng 
bằng sông Cửu Long.
Các đá trầm tích của hệ tầng Lạc Đà Nâu gồm cát kết 
arkose xen kẹp sét kết màu xám tới xám nâu và phiến sét 
giàu vật chất hữu cơ. Cát kết xám nhạt, hạt mịn tới thô, 
chọn lọc kém tới trung bình, bán góc cạnh tới bán tròn 
cạnh và độ rỗng kém tới trung bình. Chiều dày của các lớp 
cát kết thay đổi từ dưới 1 m tới 4 m. Các đá trầm tích của 
hệ tầng được tích tụ trong các môi trường quạt bồi tích 
và sông.
Các đá trầm tích tập G của hệ tầng Lạc Đà Vàng phân 
bố trong Lô 15-1/05 có tuổi được xác định là Eocene hoặc 
cổ hơn trên cơ sở phân tích bào tử phấn hoa. Hệ tầng này 
gồm cát kết xen kẹp với phiến sét, bột kết và có thể có 
đá phun trào ở đáy của tầng tại giếng khoan LDX-2X. Môi 
Ngày nhận bài: 25/5/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 25/5 - 9/10/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 3/11/2020.
5DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
PETROVIETNAM
trường lắng đọng trầm tích của tập 
thay đổi qua các môi trường như: quạt 
bồi tích (alluvial fan), hệ thống sông 
phân nhánh (braided river) và đồng 
bằng ngập lụt (flood plain). 
Lịch sử phát triển địa chất - kiến 
tạo của Lô 15-1/05 trải qua 3 thời kỳ: 
thành tạo đá móng granitoid trong 
Jurassic muộn - Cretaceous (J3 - K), quá 
trình tách giãn và nén ép từ Eocene 
đến Miocene sớm và bình ổn về kiến 
tạo trong Miocene giữa - Đệ tứ. Qua 
minh giải tài liệu địa chấn cho thấy tập 
G trong cấu tạo LDX có thể chia thành 
3 đơn vị khác nhau: đơn vị trầm tích 1 
(body-1), đơn vị trầm tích 2 (body-2) 
và đơn vị trầm tích 3 (body-3) (Hình 
3). Trong đó, đơn vị trầm tích 1 được 
thành tạo trong giai đoạn kiến tạo 
tương đối yên tĩnh, vật liệu lấp đầy một 
vài nơi trũng giữa núi (intermountain 
troughs), đơn vị trầm tích 2 tích tụ 
trong các bán địa hào được hình thành 
do hoạt động các đứt gãy F1, F3, F4, F6 
và kề áp lên đơn vị trầm tích 1. Sau quá 
trình lắng đọng của đơn vị trầm tích 
2, một pha nén ép có thể xuất hiện và 
tiếp theo là các đứt gãy F1 và F4 có thể 
do tái hoạt động để tạo ra đơn vị trầm 
tích 3 kề áp vào đơn vị trầm tích 2. Nén 
ép mạnh xuất hiện vào cuối thời gian 
thành tạo đơn vị trầm tích 3, tạo ra uốn 
nếp và đứt gãy mạnh mẽ, tác động đến 
các thành tạo và hình thành bề mặt 
bào mòn. Các đứt gãy F1, F2, F3, F4, F5 
và F6 đều ngưng hoạt động vào cuối 
Miocene sớm [2].
Cấu tạo Lạc Đà Xanh hình thành 
trước Oligocene nên được các trầm 
tích Oligocene và Miocene sớm phủ 
lên và bao bọc. Thời  ... đá chứa là cát kết ở các phụ tập G10, G20-3 
và G30 trong khu vực giếng khoan LDX-3X là các tập cát 
mỏng hoặc những thân cát bị phân tách do thường bị bao 
Hình 15. Liên kết tướng và môi trường trầm tích tập G dọc theo 3 giếng khoan [1]
LDX-1X LDX-3X LDX-2X Tầng
E
G30
G20-3
G20-2
G20-1
G5
Andesite/basalt
Granite
Thạch học Môi trường lắng đọng
Tập sét xen kẹp với sét kết. Cát kết 
Feidsparthic greywacke và arkose kích 
thuớc hạt rất mịn tới mịn, độ chọn lọc 
trung bình đến tốt
Tiềp tục tách giãn và sụt 
lún (E 3-1 )
Tiếp tục tách giãn và 
sụt lún (Nâng lên tại E2 
muộn, cuối tập G30)
Bình ổn kiến tạo
Tiếp tục tách giãn và 
sụt lún
Bình ổn kiến tạo
Tách giãn, núi lửa 
(E 2 sớm)
Hồ
Đồng bằng bồi tích, hồ
Đồng bằng bồi tích
Sông phân nhánh
Sông, hồ - Quạt tam giác 
châu
Quạt bồi tích trước núi
Móng
Sự xen kẹp cát kết và sét. Cát kết Arkose, 
Feldsparlhic greywacke kích thước hạt 
rất mịn, mịn và trung bình, độ chọn lọc 
trung bình đến tốt
Chủ yếu là cát kết: Lithic Arkose kích 
thước hạt trung bình đến thô, rất thô 
đến cuội sạn, độ chọn lọc kém đến 
trung bình.
Chủ yếu là cát kết Lithic Arkose kích thước 
hạt trung bình đến thô, rất thô đến cuội 
sạn, độ chọn lọc kém đền trung bình.
Chủ yếu là cát kết Lithic Arkose và cuội 
kết kích thước hạt trung bình, thô đến 
rất thô, chọn lọc kém đến trung bình
Sự xen kẹp cát kết và sét. Cát kết arkose. 
Lithic Arkose, Feldsparthic greywacke 
sandstones kích thước hạt rất mịn, mịn và 
trung bình, độ chọn lọc trung bình đến tốt
Kiến tạo
14 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
bọc bởi lớp sét hồ dày hoặc bùn/sét của đồng bằng ngập lụt, đặc điểm này 
làm hạn chế lưu dòng cũng như giảm đáng kể thể tích vỉa chứa. Vì vậy, đặc 
tính thấm chứa trong các tập cát ở giếng khoan LDX-3X là kém triển vọng 
hơn so với các tập cát kết ở giếng khoan LDX-1X và LDX-2X [4, 6, 7].
- Ảnh hưởng của kiến trúc đá và thành phần khoáng vật
Phụ tập G30 chủ yếu là cát kết với 
đặc điểm kiến trúc hạt vụn tiếp xúc dạng 
điểm và đường thẳng, đôi chỗ là đường 
cong; trong khi cát kết thuộc phụ tập 
G20 có hạt vụn tiếp xúc chủ yếu là dạng 
đường thẳng và đường cong. Điều này 
cho thấy trầm tích thuộc phụ tập G20 
chịu sự nén ép mạnh hơn phụ tập G30. 
Do vậy, có thể dự đoán mức độ rỗng 
được bảo tồn của phụ tập G30 cao hơn 
trong phụ tập G20. 
- Ảnh hưởng của quá trình thành 
đá
Cát kết tập G bị chôn vùi trong 
khoảng độ sâu khá lớn (từ 3.700 m tới 
hơn 4.360 m TVDSS) nên bị biến đổi 
mạnh trong giai đoạn quá trưởng thành. 
Quá trình biến đổi sau trầm tích được 
đặc trưng bởi xi măng hóa mạnh, sự 
nén ép từ trung bình đến mạnh, sự hòa 
tan nhẹ và sự biến đổi nhẹ của một số 
khoáng vật không bền vững.
Khoáng vật thứ sinh và xi măng 
(Bảng 1) chủ yếu gồm: calcite, thạch 
anh thứ sinh, khoáng vật sét thứ sinh 
và zeolite với tỷ lệ khá cao, từ 8 - 25%. 
Các khoáng vật thứ sinh lấp đầy không 
gian lỗ rỗng giữa các hạt và thay thế một 
phần các hạt felspar. 
Thạch anh thứ sinh có xu hướng 
tăng dần trong giai đoạn thành đá 
muộn, phát triển bao quanh các hạt vụn 
thạch anh và một phần lấp đầy khoảng 
không giữa các hạt. Khoáng vật sét thứ 
sinh phát triển tốt, chủ yếu gồm chlorite 
và illite, phát triển bao quanh các hạt 
vụn cùng với các khoáng vật khác làm 
khóa các kênh lỗ rỗng. 
Trong cát kết của tập G, độ rỗng 
giữa hạt cũng bị giảm đi do quá trình 
Hình 17. Hình mẫu lõi phụ tập G20 của giếng khoan LDX-3X (đường kính ~ 10 cm). Hình thể hiện một số khoảng 
mẫu lõi bị dập vỡ trong quá trình lấy và gia công mẫu đồng thời quan sát thấy có tồn tại các nứt nẻ giống như lỗ rỗng 
vug. Có nhiều vi khe nứt/khe nứt, nhưng hầu hết bị lấp đầy bởi calcite và zeolite (mũi tên màu đỏ).
Hình 16. Hình chụp lát mỏng dưới kính hiển vi phân cực và hình chụp dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) của cát kết 
trong giếng khoan LDX-3X; (a, b) 4124,44 m thể hiện rỗng giữa hạt kém; (c) 4124,82 m thể hiện vi lỗ rỗng trong các hạt 
felspar bị hòa tan, (d, e) 4124,06 m và 4123,64 m chỉ ra khoáng vật thứ sinh zeolite (Z), thạch anh thứ sinh (q) lấp đầy 
vào khoảng không giữa các hạt và kênh rỗng, là một trong những yếu tố quan trọng làm mất nhiều độ rỗng và thấm 
của cát kết; (f ) 4006,79 m thể hiện dầu chết (mũi tên) cũng lấp đầy vào các vi khe nứt.
Giếng khoan 
Khoáng vật
sét thứ sinh (%) Calcite (%) 
Thạch anh thứ sinh 
(%) Zeolite (%) Tổng 
(%) 
Khoảng Phổ biến Khoảng Phổ biến Khoảng Phổ biến Khoảng Phổ biến 
LDX-1X 1 - 10 3 - 6 0 - 7 3 - 5 1 - 6 2 - 4 4 -16 8 - 12 16 - 27 
LDX-2X 1 - 2 0 - 5 2 - 3 1 - 4 2 - 3 5 - 29 16 - 20 21 - 28 
LDX-3X 1 - 12 3 - 6 0 - 37 3 - 5 1 - 6 2 - 4 4 - 31 10 - 25 18 - 30 
Bảng 1. Thành phần và hàm lượng khoáng vật thứ sinh trong cát kết trong giếng khoan LDX-1X, LDX-2X, LDX-3X [4, 6, 7]
(a)
(d)
(b)
(e)
(c)
(f)
4006,57 m 4013,47 m 4016,75 m 4026,75 m
4006,82 m 4013,72 m 4017,0 m 4027,0 m
15DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
PETROVIETNAM
Bảng 2. Các quá trình thành tạo đá trầm tích và ảnh hưởng đến chất lượng chứa của đá
Quan hệ thời gian
Sớm Muộn Độ rỗng Độ thấm 
Sự kết tủa của chlorite dạng bao riềm hạt
Ảnh hưởng lên
Các hiện tượng của quá trình hình thành đá
Sự kết tủa của pyrite 
Calcite dạng khảm sớm xuất hiện (đôi chỗ)
Sự nén ép xảy ra 
_ _ _ Không đáng kể 
_____
_____
 _ _ _ _ ____ _____ __________
 _ _ _ __ _________ __
Sự hòa tan hạt vụn feldspar _ _ _ ___ _________
Sự kết tủa kaolinite lấp đầy lỗ rỗng _ _ _ ________ _
Thạch anh thứ sinh (pha dầu) _ _ _ ___ ____ _ 
Giảm mạnh 
Giảm mạnh 
Giảm yếuSự kết tủa của illite _ _ _ ___ ____
Giảm mạnh 
Giảm mạnh 
Giảm yếu Giảm mạnh
Tăng nhẹ
Giảm mạnh
Giảm mạnh 
Giảm mạnh 
Sự bảo tồn
Lỗ rỗng giữa hạt
20%
0% 
Sự di cư của dầu/khí và lấp đầy vào lỗ rỗng _ _____ _ 
Sự kết tủa của calcite, thạch anh thứ sinh (pha 2) 
và zeolite. Sự chuyển hóa kaolinite thành zeolite 
Sự hình thành khe nứt (nén ép kiến tạo) _____
chôn vùi sâu làm tăng lên quá trình nén ép và sắp xếp lại các hạt vụn. 
Các tập cát kết được trong tập G bị nén ép mạnh do bị chôn vùi tới độ 
sâu lớn, các hạt vụn hầu hết tiếp xúc hạt dạng đường, đường cong làm 
giảm mạnh kích thước và lỗ rỗng giữa các hạt. Mặt khác, lỗ rỗng ban 
đầu giữa các hạt cũng bị giảm bởi kiến trúc, kích thước hạt thô và độ 
chọn lọc kém. Do vậy, độ rỗng giữa các hạt của cát kết phổ biến là kém 
và không có. Quá trình biến đổi thứ sinh xảy ra bên trong khoáng vật 
feldspar ở các mảnh vụn đá và mảnh khoáng cùng với sự thay thế lấp 
đầy của khoáng vật zeolite làm cho độ rỗng thứ sinh tăng không đáng 
kể trong các tập cát kết của tập G. 
Các lỗ rỗng khe nứt phát triển trong giếng khoan LDX-3X (mẫu lõi) 
do đá bị dập vỡ và nứt nẻ mạnh, hình thành khe nứt mở lớn giống như 
thể loại hang hốc (vug). Tuy nhiên, các lỗ rỗng trong khe nứt/vi khe nứt 
chủ yếu bị lấp đầy bởi calcite và zeolite. Đánh giá chung, hệ thống lỗ 
hổng của các tập cát kết rất phức tạp do mạng lưới lỗ rỗng chủ yếu được 
Hình 18. Mối quan hệ giữa nén ép và xi măng ảnh hưởng tới độ rỗng [9]
Xi măng (%)
30
20
10
Độ
 rỗn
g g
iữa
 cá
c h
ạt (
%)
Độ rỗng bị mất do xi măng (%)
0 10 20 30 40
0 50 100
40
30
20
10
0
0
50
100
Kh
ôn
g g
ian
 rỗ
ng
 gi
ữa
 cá
c h
ạt
 (%
)
Độ
 rỗ
ng
 bị
 m
ất
 do
 né
n é
p (
%
)
G5
G10
G20-1
G20-2
G20-3
G30
tạo thành bởi các vi lỗ rỗng (< 10 µm), các lỗ 
rỗng lớn chủ yếu là rỗng giữa các hạt vụn; bị 
lấp đầy bởi các khoáng vật xi măng và biến 
đổi thứ sinh làm cho tính rỗng và thấm của 
đá trong tập G trở nên kém.
Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến độ rỗng 
và độ thấm là quá trình thành đá, đặc biệt 
là quá trình xi măng hóa và nén ép. Kết quả 
phân tích mối tương quan giữa các yếu tố 
xi măng hóa, nén ép và độ rỗng của các đá 
cát kết trong tập G được biểu diễn trên biểu 
đồ Houseknecht [9] (Hình 18). Độ rỗng của 
cát kết tập G bị suy giảm chủ yếu là do quá 
trình xi măng hóa. Kết quả này cũng phù 
hợp với kết quả phân tích thành phần thạch 
học, trong mẫu đá phân tích có sự xuất hiện 
nhiều của zeolite thứ sinh.
Cát kết phụ tập G20, G5, G10 độ rỗng 
rất kém, do mẫu trong các tập này chủ yếu 
là mẫu vụn nên bị vỡ hoặc không được bảo 
toàn nên độ rỗng thực tế có thể cao hơn. Đối 
với phụ tập G30, khoảng lấy mẫu lõi, độ rỗng 
quan sát trên lát mỏng thạch học là 0 - 5%.
5. Kết luận
- Các đá trầm tích tập G có tuổi Eocene 
(?) hoặc cổ hơn được phát hiện ở cấu tạo 
Lạc Đà Xanh, phủ lên trên các đá móng 
magma xâm nhập granitoid và các đá 
magma phun trào andesite - basalt có tuổi 
trước Đệ tam là một phát hiện mới. Các đá 
trầm tích này gồm: cát kết xen lẫn với bột 
kết, sét kết/phiến sét được trầm tích trong 
môi trường quạt bồi tích ở phía dưới (phụ 
tập G5) chuyển sang môi trường thuộc hệ 
thống như hồ, quạt tam giác châu, sông 
chẻ nhánh và đồng bằng bồi tích sông có 
sự xen kẽ nhau phản ánh hoạt động kiến 
tạo nâng lên và sụt lún, tách giãn của khu 
vực trong giai đoạn tiền rift đến giai đoạn 
rift chính từ Paleocene đến cuối Eocene của 
bể Cửu Long.
- Cát kết của tập G gồm: lithic arkose 
và arkose với đặc điểm kiến trúc hạt từ góc 
cạnh, bán góc cạnh đến bán tròn cạnh, 
hiếm tròn cạnh. Độ chọn lọc thay đổi từ 
kém, trung bình, trung bình - tốt đến tốt, 
trong đó chủ yếu là chọn lọc trung bình, ít 
16 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
gặp dạng kém, trung bình - tốt và tốt (chủ yếu gặp trong 
phụ tập G-30). Tiếp xúc hạt vụn dạng điểm, đường thẳng, 
đường cong phản ánh đá bị nén ép từ vừa đến mạnh. 
Thành phần tạo đá chủ yếu là thạch anh và lượng đáng 
kể các mảnh vụn thuộc nhóm kém bền vững như felspar, 
granite, đá núi lửa. Các đặc điểm trên phản ánh đá chưa 
trưởng thành về kiến trúc và thành phần khoáng vật, đá 
được trầm tích nơi gần nguồn cung vật liệu có cấu tạo địa 
chất tương đối phức tạp. 
- Khoáng vật xi măng và tại sinh với đặc trưng 
hàm lượng zeolite cao, smectite hoàn toàn biến mất và 
kaolinite chỉ còn gặp ít trong phụ tập G-30 phản ánh đá 
đi vào giai đoạn thành đá giữa với nhiệt độ từ 90 - 150 oC. 
- Cát kết được tích tụ trong môi trường quạt tam 
giác châu và sông trong các phụ tập G-5, G20-1 và G20-2 
được đánh giá là đá chứa có triển vọng do có chiều dày 
tương đối lớn và tính liên thông theo phương ngang tốt. 
Tuy nhiên, cát kết tập G chủ yếu có độ rỗng kém đến rất 
kém do ảnh hưởng chủ yếu từ quá trình xi măng hóa, bị 
lấp đầy bởi các khoáng vật thứ sinh, đặc biệt là zeolite. Sự 
gia tăng nén ép, sắp xếp lại các hạt vụn là nguyên nhân 
thứ yếu, góp phần làm suy giảm độ rỗng của đá.
Tài liệu tham khảo
[1] PVEP POC, “Potential of clastic basement G 
sequence in Lac Da Vang discovery based on study of its 
characterization, Block 15-1/05, offshore Vietnam”, 2012.
[2] PVEP POC, “Integration of characteristics of fault 
and fracture study in basement of Block 15-1/05, offshore 
Vietnam”, 2012.
[3] Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Địa chất và Tài nguyên 
Dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 
2019.
[4] VPI, "Petrography report, 15-1/05-LDV-1X well", 
2010.
[5] Robert L. Folk, Petrology of sedimentary rocks. 
Hemphill Publishing Company, Texas, 1980. 
[6] VPI, "Petrography report, 15-1/05-LDV-3X well", 
2011.
[7] VPI, "Petrography report, 15-1/05-LDV-2X well", 
2011.
[8] Richard H. Worden and Sadoon Morad, Clay 
mineral cements in sandstones. Wiley-Blackwell, 2003. DOI: 
10.1002/9781444304336.
[9] D.W. Houseknecht, “Assessing the relative 
importance of compaction processes and cementation to 
reduction of porosity in sandstones”, American Association 
of Petroleum Geologist Bulletin, Vol. 71, No. 6, pp. 633 - 642, 
1987.
[10] Peter A. Scholle and Darwin Spearing, Sandstone 
depositional environments. American Association of 
Petroleum Geologists, 1982. DOI: 10.1306/M31424.
Summary
The presence of sedimentary rocks of G sequences in the LDX structure in Block 15-1/05, Cuu Long basin is a new discovery compared to 
previous studies on the geology and petroleum system in Block 15-1/05. The G sequences formations are temporarily named the Lac Da Vang 
formation, which is covered by Lac Da Nau formation (E sequences) and overlaid on granitoid and andesite - basalt intrusive of pre-Tertiary 
basement rocks. The studies on petrography, core and geophysical data of wells LDX-1X, LDX-2X and LDX-3X show that the G sedimentary 
rocks include interbeds of sandstone, siltstone, claystone/shale, and sedimentary rocks deposited in the alluvial fan, fan delta, braided fluvial 
and lacustrine environments. The reservoir quality of sedimentary rocks of G sequences is poor, due to the impact of the strong development 
of secondary minerals along with the burial compression process. 
Key words: Lithology, sedimentary environment, secondary mineral, Lac Da Xanh structure, Cuu Long basin.
IMPACTS OF LITHOLOGICAL CHARACTERISTICS, FACIES AND 
SEDIMENTARY ENVIRONMENTS ON THE RESERVOIR QUALITY 
IN G SEQUENCES, LAC DA XANH STRUCTURE, BLOCK 15-1/05, 
CUU LONG BASIN
Vu Thi Tuyen, Doan Thi Thuy, Nguyen Tan Trieu
Vietnam Petroleum Institute
Email: tuyenvt@vpi.pvn.vn 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_dac_diem_thach_hoc_tuong_moi_truong_tram_tich.pdf