Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Có thể nhận thấy rất rõ một điều tại Việt Nam hiện nay là: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng

tạo đang phát triển rất mạnh mẽ. Có tới hơn 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Cùng với

sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Chính xu

hướng khởi nghiệp này đã mở ra sự tăng trưởng lớn trên thị trường điều này càng cho thấy sự phát

triển mạnh mẽ của các mô hình kinh doanh sáng tạo của các doanh nghiệp.Bên cạnh đó thì các

chỉ số về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn đứng sau nhiều nước trong khu vực

như Singapore, Malaysia Đi liền đó là cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự tạo ra cú hích mạnh

cho hoạt động khởi nghiệp. Nội dung chủ yếu của bài báo tập trung phân tích hiện trạng thúc đẩy

khởi nghiệp đổi mới sáng tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập cũng như thách thức hiện

nay. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.

Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 12980
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp
2117 
XU HƯỚNG KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 
 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
Hoàng Thị Thúy, Võ Thị Phi Yến 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cươ 
TÓM TẮT 
Có thể nhận thấy rất rõ một điều tại Việt Nam hiện nay là: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng 
tạo đang phát triển rất mạnh mẽ. Có tới hơn 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Cùng với 
sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Chính xu 
hướng khởi nghiệp này đã mở ra sự tăng trưởng lớn trên thị trường điều này càng cho thấy sự phát 
triển mạnh mẽ của các mô hình kinh doanh sáng tạo của các doanh nghiệp.Bên cạnh đó thì các 
chỉ số về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn đứng sau nhiều nước trong khu vực 
như Singapore, Malaysia Đi liền đó là cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự tạo ra cú hích mạnh 
cho hoạt động khởi nghiệp. Nội dung chủ yếu của bài báo tập trung phân tích hiện trạng thúc đẩy 
khởi nghiệp đổi mới sáng tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập cũng như thách thức hiện 
nay. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. 
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, kinh tế, khởi nghiệp, mô hình kinh doanh sáng tạo. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bối cảnh Việt Nam hiện nay theo số liệu của cục thống kê trong hội thảo kinh tế Việt Nam 2015” 
2035, thì GDP Việt Nam là 2052 USD chỉ bằng GDP của Malaysia năm 1988, GDP Thái Lan năm 
1993, chúng ta đang đầu tư vài những ngành có năng suất thấp một cách truyền thống giống như 
tài chính ngân hàng, bất động sản. Những điều này chứng tỏ ra rằng Việt nam đang thụt lùi so với 
thế giới và các khu vực khác, chúng ta chỉ đang đi theo những lối mòn kinh doanh truyền thống. Đi 
liền đó là cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự tạo ra cú hích mạnh cho hoạt động khởi nghiệp, 
những mô hình kinh doanh sáng tạo, ví dụ như Mỹ một nền kinh tế đứng đầu thế giới họ rất khuyến 
khích những mô hình kinh doanh sáng tạo thúc đẩy sự đổi mới cho nền kinh tế đất nước. 
2 KHỞI NGHIỆP 
2.1 Khái niệm 
Khởi nghiệp là hành động bắt đầu một nghề nghiệp, mà hình thức thường thấy nhất đó là thành 
lập một doanh nghiệp để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Khái niệm ‚khởi nghiệp‛ đã tồn tại 
từ rất lâu và đã diễn ra ở nhiều quốc gia từ hàng trăm năm nay, trong khi đó khái niệm ‚startup‛ chỉ 
mới xuất hiện gần đây. Khởi nghiệp chính là một hình thức kinh doanh phải đảm bảo hai tính chất, 
một là tính đột phá là tạo ra những sản phẩm mới, những công nghệ mới hoặc là những thị trường 
2118 
mới,hai là tính tăng trưởng nghĩa là khởi nghiệp có thể tăng trưởng đến mức tối đa và có thể khai 
phá các nghành mới. 
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có tiềm năng để mở một doanh nghiệp riêng (Learned, 
2002). Một người khởi nghiệp tiềm năng là người đón lấy cơ hội để thành lập công ty riêng ngay 
khi cơ hội xuất hiện (Shapero, 1981). Sự khởi nghiệp là một quá trình bắt đầu từ việc nhận biết cơ 
hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc thành lập công ty mới. Theo tổ chức 
Global Entrepreneurship Monitor thì một doanh nghiệp khi vừa thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn 
từ hình thành, phát triển ý tưởng đến thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển 
doanh nghiệp. 
Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một thành phố thiết lập để thúc đẩy hoạt 
động khởi nghiệp tại địa phương.Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for 
Economic Cooperation and Development - OECD), định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là ‚tổng 
hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện 
tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân 
hàng, và các cơ quan liên quan (Trường Đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công, 
và tiến trình khởi nghiệp (tỷ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng 
tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp, tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương‛ 
Theo định nghĩa của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum, 2013) hệ sinh thái khởi 
nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, giáo dục, (1) 
Thị trường; (2) Nguồn nhân lực; (3) Nguồn vốn và tài chính; (4) Hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (tư vấn); 
(5) Khung pháp lý và cơ sở hạ tầng; (6) Giáo dục và đào tạo; (7) Các Trường Đại học, học viện; và (8) 
Văn hóa quốc gia. 
2.2 Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam 
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới nghiên cứu đề tài tiềm năng khởi nghiệp rất nhiều. Các quốc 
gia này có tầm nhìn hướng về một xã hội, đất nước tốt đẹp, giàu mạnh khi có những doanh nghiệp 
mới được thành lập để cung cấp các giá trị mới cho toàn xã hội.Việt Nam một trong những quốc 
gia được nhắc đến nhiều nhất là một nước công nghiệp 4.0 và một quốc gia khởi nghiệp và đặc 
biệt là một nước giới trẻ đang đua nhau phong trào ‚khởi nghiệp‛. Thời gian gần đây, phong trào 
khởi nghiệp tại Việt Nam đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng xã hội và đặc 
biệt là giới trẻ. Chính vì điều này Việt Nam trở thành một môi trường ‚béo bở‛ đối với các startup 
cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang hướng đến các bạn trẻ. 
Khi so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam với 54 nước khác trên thế giới (Global 
Entrepreneurship Monitor_GEM, 2017), hai chỉ số của Việt Nam có thứ hạng cao nhất là: Năng động 
của thị trường nội địa (5/54), Văn hóa và chuẩn mực xã hội (6/54). Cơ sở hạ tầng, chỉ số có điểm 
trung bình cao nhất ở Việt Nam, có thứ hạng cao thứ ba trong số 12 chỉ số của hệ sinh thái khởi 
nghiệp, xếp thứ 10/54. Hai chỉ số có thứ hạng cao tiếp theo đó là Độ mở của thị trường nội địa 
(12/54) và Chính sách Chính phủ (13/54). Việc chỉ số chính sách của Chính phủ dù chỉ được đánh 
giá ở mức 2,4/5 điểm nhưng vẫn xếp thứ 13/54, cho thấy việc có hệ thống chính sách tốt và hiệu 
2119 
quả nhằm thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển kinh doanh đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt 
Nam mà là của nhiều nước trên thế giới. Ba chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thứ hạng thấp 
nhất của Việt Nam năm 2017 là: Tài chính cho kinh doanh (39/54), Giáo dục kinh doanh sau phổ 
thông (40/54) và Chương trình hỗ trợ Chính phủ (43/54). 
Bảng 1: Thứ hạng các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam 2013 - 2017 
Điều kiện kinh doanh 
2017 2015 2014 2013 
Điểm Thứ 
hạng/54 Điểm 
Thứ 
hạng/62 Điểm 
Thứ 
hạng/73 Điểm 
Thứ 
hạng/69 
Năng động của thị trường nội địa 4,15 5 3,59 11 3,71 6 3,50 15 
Văn hóa và chuẩn mực xã hội 3,62 6 3,23 14 3,13 17 3,10 20 
Cơ sở hạ tầng 4,19 10 4,07 17 3,75 39 3,58 43 
Độ mở của thị trường nội địa 2,79 12 2,51 28 2,43 52 2,66 32 
Chính sách Chính phủ 2,4 13 2,78 15 2,93 20 2,89 20 
Quy định Chính phủ 3,02 25 2,62 25 2,46 32 2,77 13 
Chuyển giao công nghệ 
Giáo dục kinh doanh bậc phổ 
thông 
1,83 34 1,57 47 1,83 51 1,97 46 
Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 2,82 36 2,93 42 2,93 41 2,89 45 
Tài chính cho kinh doanh 2,27 39 2,12 50 2,37 44 2,40 42 
Giáo dục kinh doanh sau phổ 
thông 
2,61 40 2,53 47 2,64 58 2,64 50 
Chương tr nh hỗ trợ Chính phủ 2,09 43 2,14 50 2,35 54 2,50 38 
Nguồn: Khảo sát chuyên gia trên toàn cầu các năm 2013 - 2017 
3 Đ NH GIÁ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 
Một quốc gia muốn đi lên, đổi mới thì cần có những người biết sáng tạo đổi mới trong tất cả các 
lĩnh vực, cụ thể hơn là cần có những người khởi nghiệp, những người trẻ khởi nghiệp bằng ý tưởng 
mới, đột phá. Và các bạn trẻ chọn khởi nghiệp đó chính là sự quyết tâm dấn thân lập nghiệp để 
thực hiện đam mê của họ với niềm tin kinh doanh là con đường dẫn đến sự thành công. 
3.1 Chính sách và các hoạt động của Chính phủ 
Trong văn bản chính sách hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp. Một số thiết chế (quỹ, 
đề án, chương trình,...) đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc, với mục tiêu tư vấn, hỗ trợ, thúc 
đẩy hoạt động khởi nghiệp như: Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính 
phủ phê duyệt Đề án ‚Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025‛, nhằm tuyển 
chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp. Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN được 
thành lập ngày 16/12/2014 theo Quyết định số 1286/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhằm thu hút 
đội ngũ tri thức, tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nhà khoa học đóng góp vào các lĩnh vực phát triển 
kinh tế, tham gia thành lập các doanh nghiệp KH&CN. Chương trình Thanh niên Khởi nghiệp giai 
2120 
đoạn 2016-2021, nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình 
khởi nghiệp. 
3.2 Giá trị 
Khuyến khích xu hướng khởi nghiệp sẽ đưa ra một môi trường nơi đó người trẻ có thể học hỏi nhiều 
nhất, có thể thể hiện được sức sáng tạo cũng như các ý tưởng của mình, các bạn trẻ là những 
người rất đam mê nhiệt huyết táo bạo.Việc khuyến khích khởi nghiệp của giới trẻ sẽ mang lại 
những lợi ích kinh tế bởi vì khởi nghiệp chính là những mô hình ý tưởng cốt yếu công nghệ và đột 
phá, khi ý tưởng thành công có thể áp dụng vào những công nghệ cuộc sống và áp dụng vào 
những mô hình Startup khác (ứng dụng FB . Chúng ta mở rộng thị trường lao động khiến cho nó 
đa dạng hơn, mở rộng hơn (Uber,grab.. . Giải quyết ra những vấn đề xã hội khi mà trong cuộc 
sống cạnh tranh các công ty truyền thống chỉ nghĩ đến cái lợi nhuận là cái trước mắt, bên cạnh đó 
thì khởi nghiệp chúng ta có thể mang lại những phức lợi xã hội. 
Theo Forbes thì 80% khởi nghiệp đều thất bại, theo toavnnet thì 10 người khởi nghiệp thì hết 9 
người thất bại. Từ đây chúng ta có thể thấy một viễn cảnh khởi nghiệp Việt Nam nước ta là rất cao 
và nguyên nhân chủ yêu là do người trẻ thiếu kinh nghiệm, thiếu chính sách ưu tiên cho khởi 
nghiệp, thủ tục chưa phù hợp đặc thù của khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp còn nhiều hạn 
chế. Và do nhiều người theo xu hướng đám đông thấy người khác khởi nghiệp thì họ cũng khởi 
nghiệp theo mà không trang bị đủ được đủ kiến thức và tinh thần. Thất bại của xu hướng khởi 
nghiệp ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần vật chất, sau khi thất bại họ chịu những cú sốc tinh 
thần rất lớn, mất niềm tin bản thân, ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế mất rất nhiều tiền lên đến 
hàng trăm triệu đồng. 
Các bạn trẻ khởi nghiệp nếu chưa trang bị đầy đủ kiến thức và tinh thần thì thay vì khuyến khích thì 
nên cho họ thực tập ở các công ty lớn để họ có thêm kinh nghiệm và biết mình là ai, mình có đang 
thật sự muốn khởi nghiệp hay không hay họ chỉ đang chạy theo những xu hướng mà mọi người 
đang chạy theo hay không. 
Khi bạn khởi nghiệp ở đây có thể là thất bại của bạn nhưng sau này bạn làm việc ở một công ty có 
thể là thất bại của người khác nhưng bạn phải gánh chịu (VD: bạn là ở bộ phận sản xuất nhưng lỗi 
do bên bộ phận thiết kế không phải là lỗi của bạn). Tức là bạn không chủ động, không thực sự chịu 
trách nhiệm đề đón nhận sự sụp đổ đó, phải tập làm quen với môi trường thất bại, chuẩn bị tinh 
thần để đón nhận. Steve Jobs với ý tưởng táo bạo về những chiếc smartphone, những chiếc 
Macbook có thể bỏ vừa một cái phong bì. Với họ thì những người trẻ không có địa vị, không có kinh 
nghiệm ở một môi trường truyền thồng thì làm sao họ có thể làm được ý tưởng này. Cũng như ứng 
dụng Facebook rất nổi tiếng của Mark Zuckerberg là ứng dụng mạng xã hội giải trí cao nhất, và đã 
tạo ra được những công việc mới (VD: bán hàng online tạo ra những ngành nghề mới, làm 
phong phú hơn trong ngành nghề. 
2121 
4 GIẢI PHÁP 
Đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu với các 
doanh nghiệp để ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực công 
nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao. Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối của Bộ Khoa học và 
Công nghệ, bên cạnh đó thúc đẩy phát triển các tác trung tâm, sàn kết nối cung cầu về công nghệ, 
thông qua việc tổ chức các hội thảo, diễn đàn, hội chợ kết nối công nghệ. 
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, xử lý 
nước thải, các khu công nghiệp. Quan tâm đến hình thành các cụm công nghiệp, nơi có các doanh 
nghiệp lớn, Tập đoàn đa quốc gia làm đầu tàu để thu hút các doanh nghiệp trong công nghiệp 
phụ trợ. Mặt khác, Việt Nam cũng cần xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để 
khuyến khích thành phần tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông. 
Xây dựng một cơ quan đầu mối tập hợp các chương trình hỗ trợ kinh doanh của Chính phủ để 
doanh nghiệp và những người làm kinh doanh dễ dàng tiếp cận. Cần sớm ban hành văn bản 
hướng dẫn thi hành và triển khai có hiệu quả Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo 
tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội để cùng với Nhà nước hỗ trợ 
phát triển DNNVV. 
Khi người trẻ đủ chính chắn họ sẽ thành công hơn. Vậy khi nào người trẻ đủ chính chắn? Khi mà họ 
vấp ngã họ tự biết đứng lên và biết nhận ra những sai sót và từ những cái thất bại sai sót đó họ rút 
ra bài học và cải thiện làm tốt hơn. Thất bại ở đây không phải là bạn suy nghĩ sai hay vì bạn đi sai 
hướng mà chỉ đơn giản là bạn chưa đủ sáng tạo mà thôi, từ đó bạn chỉ cần sáng tạo hơn để chứng 
minh mình. 
Nhà nước cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng các chương trình hỗ trợ, khuyến 
khích phát triển khởi nghiệp, cần cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp để thúc đẩy phong trào khởi 
nghiệp và phát triển kinh doanh, xây dựng sinh thái khởi nghiệp tương như Silicon ở Hoa Kỳ. Lan 
truyền các kiến thức về khởi nghiệp trên các phương tiện truyền thông, báo chí. 
Tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp nơi mà những nhà đầu tư mạo hiểm có thể nhìn thấy những ý 
tưởng đáng giá. Chúng ta nên khuyến khích họ mặc khi họ thành công hay thất bại để giúp họ cởi 
mở hơn, thoát khỏi những nỗi sợ thất bại, và họ đã biết làm những điều tốt đẹp.Người trẻ có những 
ý tưởng nhưng chưa có kinh nghiệm thì thay vì startup bây giờ thì họ có thể rèn luyện để khi có đủ 
khả năng ấy rồi thì họ có thể startup và khả năng rủi ro thấp hơn. 
5 KẾT LUẬN 
Khởi nghiệp đáp ứng được nhu cầu của xã hội là đổi mới và sáng tạo liên tục để mình phù hợp với 
hoàn cảnh, khi thành công đến mức đến chế thì nó sẽ là nền tảng cho các ngành công nghiệp 
đươc phát triển dựa trên nó. Khởi nghiệp sáng tạo mang lại những lợi ích kinh tế, tạo ra được nhiều 
việc làm mới, tạo sự phong phú, mới mẻ về các ngành nghề cho bản thân và xã hội. Những doanh 
nghiệp biết quan tâm đến đến cộng đồng giải quyết những vấn đề xã hội một xã hội người trẻ họ 
chủ động đổi mới và phát triển xã hội của mình. Sự khác nhau giữa kinh doanh truyền thống và 
2122 
startup là các bạn chủ động chấp nhận thất bại tìm ra cuộc sống cho chính mình, làm chủ vấn đề 
có trách nhiệm với bản thân và công việc, ủng hộ giúp cho những người thất bại có thêm động lực, 
vượt qua tiếp tục cải thiện đạt được mục tiêu, cống hiến mà họ đạt ra ban đầu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Mason, C. & Brown, R. (2014). Entrepreneurial Ecosystems and Growth Oriented 
Entrepreneurship. OECD, (p. 5). The Hague 
[2] Global Entrepreneurship Monitor - GEM 2017/18 Global Report. 
[3] Mason, C. & Brown, R (2014). Entrepreneurial Ecosystems. OECD, The Hague. 
[4] Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp ở Việt Nam 2017/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 
Nam - VCCI. 
[5] Wikipedia.org 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_khoi_nghiep_tai_viet_nam_thuc_trang_va_giai_phap.pdf