Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ đóng góp rất lớn vào sự phát

triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, qua đó có vai trò quan

trọng thúc đẩy sự thành công trong xây dựng nông thôn mới. Bằng các

phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu cùng điều tra khảo sát

212 hộ dân tại xã Bình Thuận đã cho thấy những khó khăn trong thực

hiện nhóm tiêu chí môi trường tại xã, một trong những tiêu chí khó đạt

nhất của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ

thể xã mới chỉ có 3/17 xóm tổ chức được hoạt động thu gom rác. Kết

quả cũng chỉ ra vai trò của người phụ nữ đối với gia đình, xã hội cũng

như công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Từ đó, nghiên cứu

đưa ra những luận điểm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn, khách

quan về vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông

thôn mới

Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 6020
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Xây dựng nông thôn mới – góc nhìn từ vai trõ của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường tại xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 38 - 44 
 38 Email: jst@tnu.edu.vn 
CONSTRUCTION OF NEW RURAL – VIEW FROM WOMEN’ROLE 
IN ENVIRONMENTAL PROTECTION AT BINH THUAN COMMUNE, 
DAI TU DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE 
Tran Thi Ngoc Ha
*
, Nguyen Thu Huong 
TNU - University of Sciences 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 24/01/2021 Many studies show that women contribute greatly to socio-economic 
development and environmental protection, thereby playing an 
important role in promoting the success of new rural construction. By 
the methods of collecting, analyzing, processing data and surveying 212 
households in Binh Thuan commune, it has shown the difficulties in 
implementing the group of environmental criteria in the commune, one 
of the most difficult criteria of the National Target Program to build a 
new countryside. Specifically, only 3/17 villages in the commune can 
organize garbage collection activities. The results also show the role of 
women in the family and society as well as local environmental 
protection. Since then, the study give the points to help people have a 
correct and objective view of women’s roles in environmental 
protection and building a new countryside. 
Revised: 09/3/2021 
Published: 28/4/2021 
KEYWORDS 
Women 
New rural 
Environment 
Binh Thuan 
Dai Tu 
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI – GÓC NHÌN TỪ VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ 
TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ BÌNH THUẬN, 
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 
Trần Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Thu Hường 
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 24/01/2021 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ đóng góp rất lớn vào sự phát 
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, qua đó có vai trò quan 
trọng thúc đẩy sự thành công trong xây dựng nông thôn mới. Bằng các 
phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu cùng điều tra khảo sát 
212 hộ dân tại xã Bình Thuận đã cho thấy những khó khăn trong thực 
hiện nhóm tiêu chí môi trường tại xã, một trong những tiêu chí khó đạt 
nhất của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ 
thể xã mới chỉ có 3/17 xóm tổ chức được hoạt động thu gom rác. Kết 
quả cũng chỉ ra vai trò của người phụ nữ đối với gia đình, xã hội cũng 
như công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Từ đó, nghiên cứu 
đưa ra những luận điểm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn, khách 
quan về vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông 
thôn mới. 
Ngày hoàn thiện: 09/3/2021 
Ngày đăng: 28/4/2021 
TỪ KHÓA 
Phụ nữ 
Nông thôn mới 
Môi trường 
Bình Thuận 
Đại Từ 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.3941 
*
 Corresponding author. Email: hattn@tnus.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 38 - 44 
 39 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
Trong hơn 10 năm triển khai và thực hiện, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông 
thôn mới đã được khẳng định là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện 
đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Hệ thống hạ tầng 
nông thôn ngày càng phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn, điều kiện 
sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao rõ rệt [1]. 
Trong những kết quả đó, phải khẳng định có sự đóng góp tích cực của phụ nữ trong sản xuất 
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ với tư cách là một 
nửa thế giới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường [2], [3], 
phục hồi tài nguyên thiên nhiên [4]. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cũng khẳng định phụ nữ 
tham gia rất nhiều vào các khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội [5]-[7]. Do vậy, việc 
đi sâu tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương có ý nghĩa 
quan trọng và cần thiết. 
Là một xã trung du nằm sát trung tâm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Thuận có 
tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 940,29 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 
70,71%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,38%, đất lâm nghiệp chiếm 7,97%, đất phi nông nghiệp 
chiếm 28,87% [8]. Tính đến cuối năm 2019 toàn xã có 6.560 người với 1.995 hộ sinh sống và 
làm việc tại 17 xóm [8]. Dân số trong độ tuổi lao động là 3.845 người (chiếm gần 59% tổng dân 
số xã) với tỷ lệ lao động nữ chiếm 54,8% trong tổng số lao động. Đây là lực lượng có vai trò 
quan trọng trong xây dựng nông thôn mới của địa phương. 
Mặc dù, tháng 10 năm 2019, xã Bình Thuận đã về đích nông thôn mới với sự thay đổi nông 
thôn theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, tuy 
nhiên, tiêu chí môi trường được đánh giá là tiêu chí đạt ở mức thấp và cần được tập trung cải 
thiện nâng cao để đến năm 2025 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. 
Trong bối cảnh thực tiễn đó, tác giả đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của 
phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thuận - huyện Đại 
Từ - tỉnh Thái Nguyên, từ đó chỉ ra những luận điểm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn, khách 
quan hơn về vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội và xây dựng nông thôn mới. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường xã Bình Thuận, 
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 
- Phương pháp nghiên cứu: 
+ Phương pháp thu thập số liệu: 
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ Ủy ban nhân dân xã về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã 
hội, hoạt động sản xuất của địa phương và các hộ gia đình, các phong trào, mô hình bảo vệ môi 
trường... Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích và xử lý để sử dụng cho nghiên cứu. 
Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên các hộ gia đình đang 
sinh sống trên địa bàn xã Bình Thuận. Cụ thể nghiên cứu lựa chọn 4 xóm (Chùa 9, Bình Khang, 
Văn Khúc 10, Trại 5) để tiến hành khảo sát. Việc lựa chọn 4/17 xóm là ngẫu nhiên, không chủ 
đích.  ... ện vì các xe ô tô vận chuyển không thể đi vào được mà chỉ có thể sử dụng các xe 
đẩy rác, quãng đường đến khu tập kết xa, cần nhiều nhân công thu gom do vậy chưa thống nhất 
được chi phí các hộ dân phải trả cho hoạt động thu gom này. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến 
công tác thu gom rác của xã vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, ngay tại xóm có hoạt 
động thu gom rác (Bình Khang) thì hoạt động này cũng không được thường xuyên liên tục (cách 2-
3 ngày rác mới được thu gom một lần). Cùng với đó, do chi phí thu gom còn thấp, cho nên rác cũng 
được chính người dân trong xóm (đứng đầu là trưởng xóm) trực tiếp thu gom. Trước những khó 
khăn trong công tác thu gom, người dân trong xã Bình Thuận đã thực hiện nhiều cách khác nhau để 
xử lý rác thải sinh hoạt, cụ thể được thể hiện ở Bảng 2. 
Bảng 2. Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình xã Bình Thuận 
Cách thức 
Chùa 9 Bình Khang Văn Khúc 10 Trại 5 
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 
Tổng số hộ điều tra 42 100 64 100 49 100 57 100 
Chôn lấp 30 71,4 11 17,1 30 61,2 16 28,1 
Tái sử dụng 15 35,7 18 28,1 26 53,1 25 43,9 
Chăn nuôi 32 76,1 46 71,8 39 79,5 49 85,9 
Đốt 34 80,9 8 12,5 46 93,8 23 40,4 
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 38 - 44 
 41 Email: jst@tnu.edu.vn 
Theo số liệu khảo sát được đưa ra tại bảng 2 cho thấy, các hộ dân xã Bình Thuận sử dụng 
nhiều hình thức khác nhau để xử lý rác và có sự khác nhau giữa các xóm được thu gom và các 
xóm không được thu gom. Đặc biệt với 2 hình thức xử lý là đốt rác và chôn lấp rác tại vườn nhà 
cho thấy sự khác biệt rõ rệt nhất. Cụ thể tại 2 xóm Chùa 9 và Văn Khúc 10, hiện chưa có hoạt 
động thu gom, hình thức xử lý là đốt rác (80,9% ở xóm Chùa 9 và 93,8% ở xóm Văn Khúc 10) và 
chôn lấp (71,4% ở xóm Chùa 9 và 61,2% ở xóm Văn Khúc 10) chiếm tỷ lệ cao. Còn 2 xóm là 
Bình Khang (có hoạt động thu gom toàn xóm) và xóm Trại 5 (được thu gom 1 phần) thì tỷ lệ các 
hộ sử dụng 2 hình thức đốt và chôn lấp có ít hơn. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ngoài hình thức đốt và chôn lấp thì hình thức tái sử dụng 
và tận dụng trong chăn nuôi cũng được nhiều hộ dân trong xã sử dụng, kể cả với xóm có hoạt 
động thu gom như Bình Khang và Trại 5. Đây là hai phương pháp cần khuyến khích người dân 
áp dụng bởi sẽ làm giảm lượng rác thải phát sinh ra ngoài môi trường. Các loại rác thải mà người 
dân tái sử dụng chủ yếu là các chai lọ (chai nước, dầu gội, hộp đựng bánh kẹo...). Tuy nhiên khi 
tận dụng các đồ nhựa để tái sử dụng người dân cũng cần phải có những hiểu biết về các sản phẩm 
đồ nhựa, đặc biệt nếu tận dụng lại để đựng thức ăn. 
Như vậy, hiện nay tại các xóm trên địa bàn xã Bình Thuận công tác thu gom và xử lý rác thải 
sinh hoạt còn nhiều bất cập. Đây chính là khó khăn rất lớn trên con đường định hướng mục tiêu 
đến năm 2025 xã Bình Thuận đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu. 
3.2. Vai trò của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường xã Bình Thuận 
Phụ nữ là một chủ thể rất quan trọng, vừa là người được thụ hưởng đồng thời cũng là nhân tố 
tích cực góp phần không nhỏ vào thực hiện các mục tiêu của xây dựng nông thôn mới tại địa 
phương. Người phụ nữ trong gia đình, bên cạnh tham gia vào các công việc tạo thu nhập, họ còn 
phải đảm đương nhiều công việc khác như: nội trợ, chăm sóc sức khỏe gia đình, dạy con học 
Kết quả phân bố quỹ thời gian một ngày (24 giờ) của phụ nữ khi khảo sát 160 phụ nữ trong độ 
tuổi lao động ở 4 xóm nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3, đã cho thấy tầm quan trọng của người 
phụ nữ trong gia đình. Ngoài thời gian ngủ nghỉ (khoảng 6,41 giờ) thì họ tham gia rất nhiều các 
hoạt động. Trong đó, công việc tạo thu nhập chiếm tới 38,16%, công việc nội trợ chiếm tới 
13,41%... và họ chỉ có khoảng 2,04% để tham gia các hoạt động xã hội (tập huấn, phong trào phụ 
nữ), 7,08% để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Thậm chí, có những phụ nữ được khảo 
sát còn không có thời gian để tham gia hoạt động xã hội hay vui chơi, giải trí. Mặc dù vậy, theo 
quan niệm của người dân vùng nông thôn, các công việc (như nội trợ, chăm sóc gia đình, con 
cái) là thiên chức của người phụ nữ, nên vô hình chung những công việc tưởng chừng như là 
đương nhiên, là trách nhiệm đó lại mất khá nhiều thời gian của họ. Điều này cho thấy vẫn còn 
thiếu sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới khi mà các công việc gia đình vẫn chủ yếu do người 
phụ nữ đảm đương và chịu trách nhiệm. 
Bảng 3. Phân bố quỹ thời gian của phụ nữ xã Bình Thuận trong một ngày (24 giờ) 
Hoạt động Số giờ trung bình 
(giờ) 
Tỷ lệ 
(%) 
Giờ cao nhất 
(giờ) 
Giờ thấp nhất 
(giờ) 
Công việc tạo thu nhập 9,16 38,16 12 6 
Công việc nội trợ 3,22 13,41 6 1 
Chăm sóc sức khỏe gia đình 1,86 7,75 5 1 
Dạy con học 1,16 4,83 3 0,5 
Tham gia hoạt động xã hội 0,49 2,04 3 0 
Vui chơi, giải trí 1,70 7,08 2 0 
Ngủ, nghỉ 6,41 26,7 8 4 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu 160 phụ nữ thuộc xã Bình Thuận, năm 2020 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 38 - 44 
 42 Email: jst@tnu.edu.vn 
Từ các công việc mà phụ nữ phải đảm nhiệm trong gia đình cho thấy họ cũng sẽ đóng góp rất 
lớn vào công tác bảo vệ môi trường của địa phương như: việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa 
một lần khi mua sắm đồ dùng cho gia đình trong công việc nội trợ, tận dụng thực phẩm thừa 
trong quá trình nấu nướng, thải bỏ sản phẩm sau quá trình chế biến thức ăn hay dạy dỗ con cái ý 
thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên Do đó, việc nâng cao nhận thức của người phụ nữ 
và thúc đẩy họ thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong gia đình và địa phương sẽ có ý nghĩa 
rất lớn đảm bảo nhóm tiêu chí môi trường định hướng xây dựng nông thôn mới. 
Nhận biết được vấn đề này, nhiều phong trào đã được triển khai đến các chị em phụ nữ nhằm 
nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của địa phương. Trong đó 
phải kể đến là phong trào “5 không 3 sạch” được triển khai rất rộng khắp với các mục tiêu: 
Không nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới, 
không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học, sạch nhà, sạch bếp, 
sạch ngõ. Mặc dù được khởi động từ năm 2016, nhưng trong giai đoạn đó phong trào không được 
người dân hưởng ứng và đến năm 2018 hoạt động tiếp tục được khởi động lại với ban đầu chỉ có 
6 chi hội phụ nữ xóm tham gia, nhưng đến năm 2020, gần như 100% các chi hội đều tham gia 
phong trào. Thông qua phong trào, phụ nữ xã Bình Thuận đã tích cực hưởng ứng và đã tham gia 
nhiều hoạt động để bảo vệ môi trường tại địa phương và gia đình. Kết quả khảo sát về sự tham 
gia của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường địa phương được đưa ra ở bảng 4. 
Bảng 4. Phụ nữ xã Bình Thuận tham gia bảo vệ môi trường 
Hoạt động 
Chùa 9 Bình Khang Văn Khúc 10 Trại 5 
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 
Tổng số phụ nữ điều tra 40 100 40 100 40 100 40 100 
Sử dụng làn đi chợ 28 70 32 80 25 62,5 26 65 
Phân loại rác thải 12 30 18 45 13 32,5 20 50 
Tái sử dụng rác 30 75 35 87,5 28 70 32 80 
Tái chế 15 37,5 16 40 12 30 17 42,5 
Tham gia hoạt động vệ sinh thôn xóm 32 80 38 95 28 70 34 85 
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020 
Từ khảo sát cho thấy, phụ nữ xã Bình Thuận là lực lượng chủ chốt tham gia công tác bảo vệ 
môi trường nông thôn với tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động vệ sinh thôn xóm rất cao (trong đó 
cao nhất là xóm Bình Khang 95%, thấp nhất là xóm Văn Khúc 10 với 70%). Hoạt động vệ sinh 
thôn xóm được triển khai trung bình 1 tháng 1 lần nhằm dọn dẹp đường làng ngõ xóm, quét dọn 
kênh mương, xây dựng con đường trồng hoa Người dân được phỏng vấn cũng cho hay, từ khi 
có hoạt động này, đường về các thôn xóm của xã Bình Thuận đã sạch đẹp hơn trước rất nhiều. 
Ngoài ra, sau khi phong trào “giảm thiểu sử dụng túi nilon và đồ nhựa một lần” được xã triển 
khai thì phụ nữ các thôn xóm cũng quan tâm và dần chuyển đổi hành động, cụ thể từ 62,5% đến 
80% phụ nữ ở các xóm khác nhau cho biết họ có sử dụng làn đi chợ, tuy nhiên công việc này có 
lúc không được thực hiện một cách thường xuyên do sự tiện lợi của túi nilon và sự bất tiện nếu 
phải mang theo làn nhựa khi ra khỏi nhà. 
Theo kết quả phỏng vấn thì có tới 80% số hộ cho thông tin phụ nữ trong gia đình là người trực 
tiếp thu gom, đổ rác và xử lý rác (chôn lấp, đốt). Do vậy người phụ nữ có vai trò quan trọng đối 
với lượng phát sinh rác thải ra ngoài môi trường. Việc phân loại rác của phụ nữ xã Bình Thuận 
còn hạn chế, hầu hết chỉ dừng lại ở việc tận dụng các sản phẩm còn dùng được để tái sử dụng 
như: túi nilong sạch, hộp bánh kẹo, chai nhựa hay thu gom những sản phẩm như đồ nhựa, đồ 
điện tử cũ hỏng... để bán hoặc tái chế thành các sản phẩm khác như: can xà phòng tái chế thành 
chậu trồng hoa, trồng hành 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 38 - 44 
 43 Email: jst@tnu.edu.vn 
Cùng với đó, các chị em phụ nữ luôn là người giữ lửa, là điểm tựa tinh thần vững chắc, gắn 
kết các thành viên cùng chăm lo xây dựng gia đình văn hóa, tuyên truyền, vận động các thành 
viên trong cộng đồng để không chỉ phụ nữ mà cả nam giới nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, 
tích cực tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới của địa phương. 
Theo kết quả nghiên cứu khi khảo sát các hộ gia đình xã Bình Thuận, có tới 183 hộ gia đình 
phỏng vấn (chiếm 86,3%) cho thông tin người phụ nữ là người gần gũi với con cái nhất trong gia 
đình, việc chăm lo, dạy dỗ con cái học thường được người phụ nữ trong gia đình đảm đương. Do 
vậy, ý thức và hành động bảo vệ môi trường của người mẹ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức và 
hành động của trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. 
Tóm lại, phụ nữ có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường đóng góp vào công 
cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương. Do vậy, việc nâng cao hơn nữa nhận thức, trách 
nhiệm của người phụ nữ là rất cần thiết và cần được đẩy mạnh. 
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường 
Phụ nữ có vai trò rất to lớn trong sản xuất, đời sống, xây dựng nông thôn mới. Để nâng cao 
vai trò của người phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tiêu chí môi trường 
trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nghiên cứu khuyến nghị những giải pháp sau: 
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông để trang bị cho phụ nữ các kiến thức 
liên quan đến bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường với nội dung giáo dục về giới, sức khỏe, xóa đói giảm 
nghèo nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục về môi trường. 
- Chú trọng xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ phụ nữ ở cơ sở để làm nòng cốt 
trong tuyên truyền, vận động phụ nữ và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và thực hiện pháp 
luật bảo vệ môi trường. 
- Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh các mô hình, phong trào bảo vệ ở các thôn xóm. Vận động 
các chị em phụ nữ tham gia sinh hoạt, tổ chức đoàn thể để có điều kiện tiếp xúc với nhiều 
thông tin như sách, báo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ, tạo điều kiện để 
họ phát huy khẳng định vai trò của mình đối với gia đình và xã hội. 
4. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ xã Bình Thuận có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi 
trường và xây dựng nông thôn mới của địa phương. Họ có vai trò quan trọng đối với lượng rác 
thải phát sinh ra ngoài môi trường cũng như ảnh hưởng tới ý thức bảo vệ môi trường của các 
thành viên trong gia đình. Vì vậy, nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai 
trò của người phụ nữ nông thôn trong công cuộc hoàn thiện tiêu chí môi trường định hướng xây 
dựng nông thôn mới kiểu mẫu xã Bình Thuận. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] Govement Office, Announcement on the conclusion of Prime Minister Nguyen Xuan Phuc at the 
national conference on 10-year review of the national target program on building a new rural period 
2010-2020, (in Vietnammese), No 449/TB-VPCP, 20/12/2019, Ha Noi. 
[2] OECD (Organisation for Economic Cooperation and Development), Gender and Sustainable 
development: Maximising the economic, Social and environmental role of women, The OECD 
Horizontal Programme on Sustainable Development, 2008. 
[3] R. M. Olalekan, S. R. Monsurat, O. Emmanuel, S. J. Tolulope, O. Modupe, A. S. Olalekan, and M. B 
Christianah, “Women Role in Environmental Conservation and Development in Nigeria,” Ecology & 
Coservation Science, Juniper Publishers: Open Access, ISSN: 2689-4637, vol. 1, no. 2, pp. 42-56, July 
2019. 
[4] S. K. Aditya, “Role of Women in Environmental Conservation,” International Journal of Political 
Science and Development, vol. 4, no. 4, pp. 140-145, 2016. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 38 - 44 
 44 Email: jst@tnu.edu.vn 
[5] T. A. T. Le and T. X. Nguyen, “The reform rural construction-the observation from Nam Dinh 
women’s roles in economic development,” (in Vietnammese), Vietnamese Journal of Forest Sciences, 
no. 2, pp 3862-3870, 2015. 
[6] T. X. Nguyen and T. A. T. Le, “The women’s roles in Nam Dinh province with development of local 
political system in the reform rural construction,” (in Vietnammese), Journal of Science and 
Technology – Viet Nam National University of Forestry, no. 4, pp. 142-150, 2015. 
[7] T. A. T. Nguyen, “Women in rural production and social participation: Current situation, policy 
recommendations,” (in Vietnammese), Journal of Agriculture & Rural Development, no. 2, pp. 4-9, 
9/2015. 
[8] People's Committee of Binh Thuan Commune, Report on implementation of socio-economic 
development tasks in 2020 and directions and tasks of socio-economic development in 2021, Thai 
Nguyen, 2020. 
[9] T. K. T. Tran, Sociological investigation method. National Economics University Publishing house 
(NEUPH) (in Vietnammese), Ha Noi, 2012. 
[10] People's Committee of Binh Thuan Commune, Project on building a new countryside in Binh Thuan 
commune in the period of commune 2017-2020, (in Vietnamese), Thai Nguyen, 2017. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_nong_thon_moi_goc_nhin_tu_vai_tro_cua_phu_nu_trong.pdf