Xây dựng chương trình tính toán chế độ nhiệt máy biến áp dựa trên mô hình động của IEC
Bài báo trình bày kết quả xây dựng chương trình tính toán nhiệt độ của điểm nóng nhất và độ suy giảm tuổi thọ của máy biến áp dựa trên mô hình động của IEC 60076-7. Chương trình tính toán được xây dựng dựa trên mô hình tích phân về chế độ nhiệt của máy biến áp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng chương trình tính toán chế độ nhiệt máy biến áp dựa trên mô hình động của IEC", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng chương trình tính toán chế độ nhiệt máy biến áp dựa trên mô hình động của IEC
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) Số 17 22 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ NHIỆT MÁY BIẾN ÁP DỰA TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CỦA IEC BUILDING PROGRAM FOR THERMAL CALCULATION OF POWER TRANSFORMER BASED ON THE IEC DYNAMIC THERMAL MODEL Vũ Hoàng Giang, Nguyễn Đăng Toản, Lê Nguyễn Thành Trung Trường Đại học Điện lực Ngày nhận bài: 19/9/2018, Ngày chấp nhận đăng: 20/12/2018, Phản biện: TS. Dương Trung Kiên Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả xây dựng chương trình tính toán nhiệt độ của điểm nóng nhất và độ suy giảm tuổi thọ của máy biến áp dựa trên mô hình động của IEC 60076-7. Chương trình tính toán được xây dựng dựa trên mô hình tích phân về chế độ nhiệt của máy biến áp. Để xác nhận tính hợp lệ, kết quả tính toán của chương trình được so sánh với kết quả cho trong tiêu chuẩn. Sau đó bộ thông số mô hình nhiệt của một máy biến áp truyền tải thực tế 600MVA - 500kV với kiểu làm mát ONAF được lựa chọn để tính toán. So sánh kết quả tính toán và dữ liệu đo cho sai lệch bé xác nhận tính khả thi trong ứng dụng chương trình vào giám sát chế độ nhiệt của máy biến áp. Từ khóa: Độ suy giảm tuổi thọ, máy biến áp, mô hình động về chế độ nhiệt, nhiệt độ điểm nóng nhất. Abstract: This paper introduces the results of building a program for calculating the hot-spot temperature and loss of life of power transformer based on the dynamic thermal model of IEC60076-7. The program is developed on the basis of thermal differential equations of the transformer. To validate the program, calculating results are compared to those given by the standard. Afterwards, the parameters of the model of a real transformer 600 MVA - 500 kV with cooling method of ONAF is selected to calculate. The comparison between simulating result and measurement provides with small error that the program can be feasibly applied to the monitoring thermal behavior of the transformer. Key words: Loss of life, power transformer, thermal dynamic model, hot-spot temperature. 1. MỞ ĐẦU Trong hệ thống điện, máy biến áp (MBA) là một phần tử rất quan trọng trong quá trình truyền tải, phân phối điện năng từ nguồn đến nơi tiêu thụ. Hơn nữa, sự cố hư hỏng của MBA có thể gây hậu quả nặng nề về mặt kinh tế do chi phí đầu tư thiết bị lớn, đôi khi gây ảnh hưởng cả về chính trị và xã hội. Vì vậy, việc vận hành MBA một cách an toàn, hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) Số 17 23 Một trong những thông số quan trọng nhất để đánh giá tình trạng vận hành của MBA là nhiệt độ bên trong máy. Nghiên cứu chế độ nhiệt MBA đã được hình thành từ lâu ở đó tính toán chế độ nhiệt đã được hướng dẫn trong các tiêu chuẩn của IEC-60076-7 [1] hay tiêu chuẩn IEEE Std C57.92-1981 [2]. Ngoài ra mô hình động tính toán chế độ nhiệt còn được đề xuất bởi nhiều nghiên cứu như mô hình tuyến tính theo hướng dẫn của IEEE [3], mô hình của Swift [4], mô hình đơn giản hóa của Susa [5]. Ưu điểm của mô hình tuyến tính là đơn giản, khối lượng tính toán nhỏ và có thể dễ dàng sử dụng trong giám sát nhiệt độ trực tuyến. Tuy nhiên, những mô hình này đã áp dụng các giả thiết đơn giản hóa như coi hằng số thời gian của dầu không thay đổi theo các điều kiện vận hành khác nhau nên đã có hạn chế về độ chính xác trong tính toán. Các nghiên cứu [4] và [5] đều đưa ra cách tính toán dựa trên phương trình vi phân xuất phát từ nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên. Đặc biệt mô hình trong [5] còn xét đến sự ảnh hưởng độ nhớt của dầu trong mô hình tính toán. Nhược điểm của các phương pháp này là không xét đến sự đối lưu cưỡng bức và sự thay đổi của điện trở nhiệt. Hơn nữa phương trình mô tả có dạng phi tuyến và việc xác định các thông số là một quá trình phức tạp. Ngoài ra trong các nghiên cứu vừa qua có thể tìm thấy các phương pháp cải tiến tính toán chế độ nhiệt dựa trên mô hình được xây dựng trên cơ sở các hiện tượng vật lý bên trong MBA và có xét đến sự biến thiên của điện trở nhiệt. Tuy nhiên các phương pháp này thường đi kèm với cấu trúc mô hình tính toán phức tạp và trong một số trường hợp các thông số đầu vào của mô hình rất khó xác định. Mô hình tính toán chế độ nhiệt trong MBA theo tiêu chuẩn IEC được áp dụng đã lâu, là mô hình được lựa chọn sử dụng trong bài báo. Các kết quả tính toán theo mô hình của IEC có sai lệch bé so với các dữ liệu đo thực tế [1]. Hơn nữa, tiêu chuẩn này thường xuyên bổ sung cập nhật để hoàn thiện hơn về độ chính xác trong tính toán. Đóng góp chính của nghiên cứu này là xây dựng chương trình tính toán chế độ nhiệt dựa trên cấu trúc mô hình tiêu chuẩn được giới thiệu trong mục 2. Trong mục này, bài báo giới thiệu ứng dụng tính toán giám sát nhiệt độ điểm nóng nhất và độ suy giảm tuổi thọ cho MBA. Trong mục 3, sau khi xác nhận tính hợp lệ của chương trình, nhiệt độ lớp dầu trên của một MBA truyền tải thực tế được tính toán bằng chương trình và so sánh với dữ liệu đo thực tế. Trong quá trình tính toán, thông số của mô hình cũng được lựa chọn hợp lý để thu được kết quả với sai lệch bé nhất. Cuối cùng là một số tổng kết được đưa ra trong mục 4. 2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN DỰA TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG THEO TIÊU CHUẨN IEC 60076-7 2.1. Mô hình động theo tiêu chuẩn IEC 60076-7 Các phương trình vi phân mô tả quá trình truyền nhiệt tương ứng chỉ ở dạng tuyến tính trong trường hợp làm mát với dòng dầu cưỡng bức (OD). Đối với các kiểu làm mát khác (OF và ON) tốc độ tuần hoàn dầu phụ thuộc vào bản thân nhiệt độ của môi chất làm mát. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) Số 17 24 Kết quả là đối với các kiểu làm mát ON và OF, mô hình động được biểu diễn dưới dạng phương trình vi phân là phi tuyến, nghĩa là
File đính kèm:
- xay_dung_chuong_trinh_tinh_toan_che_do_nhiet_may_bien_ap_dua.pdf