Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050

Với mục tiêu nghiên cứu tổng hợp và thiết lập được bộ cơ sở dữ liệu về thủy động lực vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh; Xây dựng được tập bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh đến 2050.

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 1

Trang 1

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 2

Trang 2

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 3

Trang 3

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 4

Trang 4

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 5

Trang 5

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 6

Trang 6

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 7

Trang 7

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 8

Trang 8

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 9

Trang 9

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Danh Thịnh 11/01/2024 2400
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050

Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 km) tỉnh trà vinh đến 2050
TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 27
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ (ATLAS) HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO 
THỦY ĐỘNG LỰC VÙNG BIỂN VÀ BỜ BIỂN (TỪ 0 - 30 KM)
 TỈNH TRÀ VINH ĐẾN 2050
Constructing atlas of current and forecasting hydrodynamic conditions 
distribution in coastal zone (from 0 - 30 km) of Tra Vinh province until 2050
Hoàng Văn Huân 1 và nnk 2 
Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM 
Email: ttkoanh@hcmig.vast.vn
TÓM TẮT 
Với mục tiêu nghiên cứu tổng hợp và thiết lập được bộ cơ sở dữ liệu về thủy động lực vùng biển ven 
bờ tỉnh Trà Vinh; Xây dựng được tập bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển 
và bờ biển (từ 0 - 30 km) ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng vùng biển ven bờ 
tỉnh Trà Vinh đến 2050. Bài báo giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài: “Xây dựng bản 
đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 - 30 m nước) tỉnh Trà Vinh 
đến 2050” và đã cho ta bức tranh toàn cảnh về thủy động lực vùng nghiên cứu cho các trường hợp 
hiện trạng, 2050 có xét đến bão cấp 12.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thủy động lực. 
ABSTRACT 
The missions are to study thoroughly and to build a complete database of hydrodynamic conditions 
maps of Tra Vinh Province coastal zone; Construct an Atlas of current and forecasting hydrody-
namic conditions of Tra Vinh coastal area (from 0 - 30km) corresponding to climate change - sea 
level rise scenarios until 2050. This article aims to introduce to summary results of research project 
“Constructing atlas of current and forecasting hydrodynamic conditions distribution in coastal zone 
(from 0 - 30m dept) of Tra Vinh province until 2050” which has provided us a complete picture of 
hydrodynamic conditions of study area for both of current state, in 2050, and in case of level 12 of 
storm.
Keywords: climate change, hydrodynamic, sea level rise.
1 Phó Giáo sư Tiến sỹ - Viện Kỹ thuận Biển.
2 nnk: Thạc sỹ Lê Thị Vân Linh,Thạc sỹ Hoàng Đức Cường, Thạc sỹ Vũ Tiến Cường - Viện Kỹ thuận Biển; Kỹ 
sư Nguyễn Duy Khang - Viện Địa lý Tài nguyên TP HCM.
 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Là nơi chịu tác động trực tiếp của quá trình 
thủy động lực của biển Đông và dòng chảy trên 
sông Mê Kông; trong những năm qua, vùng biển 
ven bờ tỉnh Trà Vinh (VBVBTTV) diễn biến phức 
tạp, nhiều khu vực bị xói lở với tốc độ nhanh, hàng 
trăm héc ta đất canh tác ven biển bị mất, nhiều khu 
vực rừng phòng hộ bị xói mòn, một số khu vực bãi 
biển có lợi thế phát triển du lịch đang bị sóng và 
dòng chảy gây xói lở, gây nên những tổn thất 
nặng nề, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và 
tài sản của nhà nước và nhân dân. Đặc biệt là 
các khu vực: Xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa 
và Dân Thành. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 
nước biển dâng (BĐKH-NBD) các tác động ảnh 
hưởng của nó ngày càng rõ nét. Tỉnh Trà Vinh đã 
có nhiều chương trình, hành động để ứng phó với 
BĐKH, do đó việc thực hiện đề tài “Xây dựng bản 
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN
28 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018
đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng 
biển và bờ biển (từ 0 - 30 m nước) tỉnh Trà Vinh đến 
2050” là rất cấp thiết và có ý nghĩa to lớn. 
II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Thuộc vùng biển, cửa sông tỉnh Trà Vinh được 
giới hạn bởi 2 cửa sông lớn là cửa Cổ Chiên 
(sông Tiền) và cửa Định An (sông Hậu) có chiều 
dài khoảng 65 km, bắt đầu từ thị trấn Mỹ Long, xã 
Mỹ Long Nam, (huyện Cầu Ngang) đi qua xã Hiệp 
Thạnh, Trường Long Hoà, Dân Thành, Đông Hải 
và kết thúc tại đồn số 4, ấp Cái Cối, xã Long Vĩnh 
(huyện Duyên Hải). Về phía biển Đông ra đến độ 
sâu 30 m (Hình 1, Hình 2).
2. Nội dung nghiên cứu 
(1) Diễn biến đường bờ; (2) Xác định các đặc 
trưng thủy động lực biển bằng mô hình toán; (3) 
Xây dựng bản đồ Atlas.
3. Phương pháp nghiên cứu
(1) Kế thừa toàn diện cơ sở dữ liệu và phương 
pháp tri thức; (2) Điều tra khảo sát bổ sung; (3) 
Phân tích, đánh giá, xử lý thống kê số liệu thu thập 
và thực đo đã tích lũy được; (4) Ứng dụng phương 
pháp mô hình hóa; (5) Ứng dụng công nghệ thông 
tin, sử dụng các phần mềm phù hợp và tiên tiến 
gồm cả ứng dụng ảnh viễn thám; (6) Phương pháp 
chuyên gia, hội thảo.
3.1. Phương pháp mô hình toán được sử 
dụng và thể hiện
- Mô hình sử dụng: Sử dụng mô hình tích hợp 
MIKE21/3 Coupled Model FM
- Số liệu phục vụ tính toán:
+ Số liệu địa hình đáy biển: Địa hình ven biển 
từ Bắc tới Nam do tổng cục Biển - Hải đảo đo năm 
2009; Địa hình trên lưới 15m x 15m do Bộ Tài 
nguyên và Môi trường lập ra năm 2006; Địa hình 
một số vùng ven biển tỉnh Trà Vinh được lấy từ 
kết quả thực đo năm 2010, 2011, 2014, 2015 từ 
các đề tài, dự án, chương trình Naga 1970; Các 
vùng khác trên biển Đông được lấy từ GEBCO của 
Trung tâm dữ liệu hải dương học Anh Quốc có độ 
phân giải 30″ × 30″. 
Hình 1. Vùng nghiên cứu
+ Số liệu lưu lượng, mực nước tại các trạm 
thủy văn, trạm hải văn từ Đài Khí tượng thủy văn 
Nam Bộ và số liệu dự báo từ bộ phần mềm MIKE;
+ Số liệu trường gió: Được trích xuất từ kết quả 
mô hình khí hậu toàn cầu CFSRcủa Trung tâm Dự 
báo môi trường thuộc Cơ quan quản lý đại dương 
và khí quyển Mỹ (NCEP/NOAA);
+ Số liệu trường sóng: Cơ sở dữ liệu sóng ở 
biển Đông được thu thập từ kết quả tính toán của 
mô hình dự báo toàn cầu WaveWatch III của Trung 
tâm Dự báo môi trường thuộc cơ quan quản lý Hải 
dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NCEP/NOAA); 
+ Các số liệu đo đạc thủy hải văn trên khu vực 
ven biển Trà Vinh từ các đề tài, dự a ... ́n 30km. 
Khu vực giữa của dải ven biển Trà Vinh (từ mặt 
cắt MC3 đến MC13): Vận tốc dòng chảy lớn nhất 
tập trung ở dải ven biển cách bờ 10km, biến đổi 
từ 0,8 đến 1,1m/s. Ở dải cách bờ 1km dòng chảy 
có sự chênh lệch khá nhiều (biến đổi từ 0,2 đến 
0,8m/s), trong đó cao ở khu vực xã Trường Long 
Hòa, Dân Thành và thấp ở khu vực xã Đông Hải. 
Ra xa bờ 20 đến 30km vận tốc dòng chảy biến đổi 
từ 0,6 đến 0,8m/s.
3.4. Chế độ sóng biển hiện trạng
Sóng tại VBVBTTV là sóng hỗn hợp: Sóng do 
gió và sóng lừng. 
- Vào mùa GMĐB:Đây cũng là mùa xuấthiện 
gió Chướng, sóng thường gặp chủ yếu là sóng 
biển khơi có hướng Đông - Đông Bắc là chủ yếu 
(chiếm 49%) và sóng có hướng Bắc chiếm 24%. 
Chiều cao sóng dọc ven bờ biển có xu hướng thấp 
ở khu vực cửa Cung Hầu, cửa Định An và tăng 
dần khi vào khu vực giữa của dải ven biển thuộc 
xã Dân Thành và Trường Long Hòa.
 Dải ven biển cách bờ 1km có chiều cao 
sóng biến đổi từ 0,46 đến 1,76m; riêng khu vực 
bên trong tuyến kè nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 
thì chiều cao sóng rất nhỏ, chỉ đạt 0,12m (vị trí 
T1_7). Ra xa bờ 10km thì chiều cao sóng dải ven 
biển tăng nhanh, biến đổi từ 1,1m ở cửa Định An 
(vị trí T10_15) tăng lên tới 2,91m ở khu vực giữa 
của dải ven biển Trà Vinh (vị trí T10_7), sau đó 
chiều cao sóng giảm dần về 1,72m ở cửa Cung 
Hầu (vị trí T10_1).
- Vào mùa GMTN: Sóng thường gặp là sóng 
hỗn hợp gió - lừng có hướng Nam (chiếm 15%) và 
hướng Tây Nam (chiếm tới 50%). Độ cao sóng nhỏ 
hơn trong mùa GMĐB, trung bình khoảng 0,9m. 
- Bão cấp 12: Chiều cao sóng cách bờ 1km 
biến đổi từ 2,1 đến 2,6m, tăng 0,8m so với bình 
thường. Ra xa bờ 10km, chiều cao sóng từ 2,3 đến 
6,5m. Khu vực giữa của dải ven biển (từ MC4 đến 
MC10) chiều cao sóng lớn hơn khu vực gần cửa 
sông Cung Hầu, Định An (từ MC1 đến MC3 và từ 
MC11 đến MC15) khoảng 2 đến 3,5m và cao hơn 
từ 1,5 đến 3,6m so với điều kiện bình thường. Ra 
xa bờ 20 đến 30km, chiều cao sóng từ 7 đến 7,8m 
ở khu vực từ MC4 đến MC11 và giảm dần ở khu 
vực MC1 đến MC3 và MC12 đến MC15. Chiều cao 
sóng trong bão ở dải ven biển này cao hơn trung 
bình 4m đến 5m so với điều kiện không có bão.
3.5. Chế độ bồi xói hiện trạng
Từ kết quả mô phỏng vùng bờ biển Trà Vinh 
năm 2015 nhưng có lồng ghép thêm phương án 
đã xây dựng kè nhà máy nhiệt điện Duyên Hải,thấy 
hiện tượng bồi xói đan xen, phần lớn bờ biển của 
xã Trường Long Hòa và xã Đông Hải có xu hướng 
bồi tụ. Vùng bị xói chủ yếu thuộc xã Hiệp Thạnh, 
vùng cuối bờ biển xã Dân Thành và đầu dải bờ 
biển của xã Trường Long Hòa. Tuy nhiên, trong 
một năm, hiện tượng xói lở chủ yếu diễn ra trong 
mùa GMĐB. Tới mùa GMTN xảy ra hiện tượng bồi 
tụ, lượng bồi tụ trong mùa GMTN ở vùng bờ biển 
xã Đông Hải đạt khoảng 10 đến 20 cm, vùng bờ 
biển xã Trường Long Hòa đạt khoảng 10 cm. Hiện 
tượng xói và bồi đan xen giữa hai mùa GMĐB và 
GMTN có thể thấy rõ qua biểu đồ đường quá trình 
biến đổi bùn cát đáy tại điểm A và B trên khu vực 
xã Đông Hải và Trường Long Hòa.
4. Kết quả mô phỏng cho kịch bản NBD đến 
năm 2030 và 2050 (Biểu đồ 1) [1]
4.1. Kết quả mô phỏng mực nước
Với kịch bản NBD đến năm 2030: Mực nước 
đỉnh triều trên vùng ven biển Trà Vinh cách bờ 
1 km biến đổi từ 1,64 m đến 1,70 m trong mùa 
GMĐB và 1,50 m đến 1,54 m trong mùa GMTN. 
Ra xa bờ 10 km đầu, mực nước giảm trung bình 2 
cm đến 3 cm. Ra xa bờ 10 km tiếp theo mực nước 
giảm với tốc độ khoảng 3,8 cm/10 km. Trong bão 
cấp 12: Mực nước biến đổi từ 1,78 m đến 2,16 m 
ở khu vực dải ven biển cách bờ 1 km, ra xa bờ 10 
km thì mực nước biến đổi từ 1,87 m đến 2,04 m, 
ra xa bờ 20 đến 30 km thì mực nước biến đổi từ 
1,78 đến 1,93 m. Mực nước trong bão với kịch bản 
NBD đến 2030 tăng trung bình 28 cm so với hiện 
trạng năm 2015.
Với kịch bản NBD đến năm 2050: Mực nước 
đỉnh triều vùng ven biến cách bờ 1 km biến đổi từ 
1,73 m đến 1,81 m trong mùa GMĐB và biến đổi 
từ 1,59 m đến 1,64 m trong mùa GMTN. Ra xa bờ 
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN
32 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018
10 km mực nước giảm khoảng 3 cm, và cứ ra xa 
bờ 10 km tiếp theo mực nước giảm khoảng 4 cm. 
Trong bão cấp 12, mực nước biến đổi từ 1,82 m 
đến 2,22 m, tăng trung bình 39 cm so với kịch bản 
NBD 2030.
Sự biến đổi mực nước tại 60 vị trí cách bờ 1 
km, 10 km, 20 km, 30 km trên 15 mặt cắt cho thấy 
mực nước đỉnh triều trong mùa GMĐB ở hai cửa 
sông có xu hướng cao hơn ở khu vực giữa của 
dải ven biển. Trong mùa GMTN thì mực nước đỉnh 
triều có xu hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam. 
Tại vị trí T1_7 (vị trí cách bờ 1 km trên mặt cắt 
MC7) có giá trị mực nước thấp hơn vì vị trí này 
nằm trong khu vực kè nhà máy nhiệt điện Duyên 
Hải nên tại thời điểm đỉnh triều mực nước trong kè 
thấp hơn ở khu vực ngoài.
Biểu đồ 1. Biến đổi mực nước đỉnh triều trong mùa GMĐB - kịch bản NBD 2030 (trên) và 
kịch bản NBD 2050 (dưới)
4.2. Vận tốc dòng chảy
Kịch bản NBD được xây dựng với giả thiết 
mực nước triều tăng theo kịch bản NBD của Bộ 
Tài nguyên và Môi trường 2016; Địa hình đáy vùng 
cửa sông và vùng biển không thay đổi so với hiện 
trạng 2015; Chế độ gió giống với 2015; Lưu lượng 
dòng chảy trên sông Mê Kông thay đổi theo kịch 
bản xây dựng hồ chứa. 
Kết quả mô phỏng vận tốc dòng chảy với kịch 
bản NBD 2030 và NBD 2050 cho thấy: Vận tốc 
dòng chảy trên vùng nghiên cứu có sự phân bố 
theo không gian giống với trường vận tốc của năm 
hiện trạng 2015. Vận tốc dòng chảy với kịch bản 
NBD 2030 nhỏ hơn năm hiện trạng 2015 trung 
bình 1,3cm/s và vận tốc dòng chảy với kịch bản 
NBD 2050 nhỏ hơn kịch bản NBD 2030 trung bình 
1,6cm/s.Dòng chảy có xu hướng cao ở vùng cửa 
sông và thấp ở khu vực giữa của dải ven biển Trà 
Vinh (xã Dân Thành và Trường Long Hòa). Tại 
vùng cách bờ 1km vận tốc dòng chảy không đồng 
đều, chỗ cao chỗ thấp vì vùng này bị ảnh hưởng 
mạnh của địa hình đường bờ biển và kè nhà máy 
nhiệt điện nên có những điểm như (T1_1, T1_2, 
T1_3, T1_4) ở khu vực xã Trường Long Hòa và 
T1_7 (trong khu vực kè nhà máy nhiệt điện) vận 
tốc dòng chảy nhỏ hơn các vùng khác. Khi ra xa 
bờ 10km, không còn sự che chắn của đường bờ và 
kè nhà máy nhiệt điện nên vận tốc dòng chảy cao 
hơn (từ điểm T10_1 đến T10_8) so với dải cách 
bờ 1km. Khi ra xa bờ 20 đến 30km, vận tốc dòng 
chảy giảm do độ sâu tăng. Vận tốc dòng chảy khu 
vực này ổn định trong khoảng 0,3 đến 0,4m/s, và 
có xu hướng tăng dần từ Bắc tới Nam (Biểu đồ 2).
TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 33
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN
Trong bão cấp 12: Vận tốc dòng chảy với kịch 
bản NBD 2030 và 2050 có thể nói là giống với vận 
tốc dòng chảy trong bão của năm hiện trạng 2015, 
sự chênh lệch giá trị chỉ từ 2 - 3 cm/s.
4.3. Chế độ sóng biển
- Với kịch bản NBD 2030: Chiều cao sóng có 
xu hướng tăng trung bình 5 cm trong mùa GMĐB, 
1 cm trong mùa GMTN và trung bình cả năm tăng 
3 cm so với năm hiện trạng 2015.
- Với kịch bản NBD 2050: Chiều cao sóng có 
xu hướng tăng trung bình 6 cm trong mùa GMĐB, 
2 cm trong GMTN và trung bình cả năm tăng 4 cm 
so với kịch bản NBD 2030.
Biểu đồ 2. Vận tốc dòng chảy trên vùng nghiên cứu khi triều lên trong mùa GMĐB - kịch bản NBD 2030 (trái) 
và kịch bản NBD 2050 (phải)
Hình 3. Trường sóng trong mùa GMĐB - kịch bản NBD 2030 (trái) vàkịch bản NBD 2050 (phải)
4.4. Chế độ bồi xói
Theo kết quả mô phỏng chế độ thủy động lực 
và chế độ sóng với kịch bản NBD 2030 và 2050 
cho thấy: Khi mực nước biển tăng thì vận tốc dòng 
chảy có xu hướng giảm, chiều cao sóng có xu 
hướng tăng, tuy nhiên mức độ tăng giảm của vận 
tốc dòng chảy và chiều cao sóng là không đáng kể. 
Sự biến đổi lượng bồi xói sau 1 năm cũng không 
biến đổi nhiều so với năm hiện trạng. Về xu thế 
thấy rằng:
- Vùng ven biển Trà Vinh có hiện tượng giảm 
lượng bùn cát bồi lắng trên diện rộng (từ bờ ra tới 
ngoài khơi xa cách bờ 30 km). 
- Tăng vùng xói: Xu thế này chưa rõ nét nhưng 
đã có sự mở rộng vùng xói ở vùng ven biển các bờ 
8 - 10 km thuộc xã Trường Long Hòa.
- Sau khi xây dựng kè nhà máy nhiệt điện 
Duyên Hải, vùng ven biển xã Dân Thành được bảo 
vệ an toàn. Tuy nhiên cần có biện pháp bảo vệ khu 
vực đầu tuyến kè và vùng bờ biển ở khu vực cuối 
xã Dân Thành, đầu xã Đông Hải vì bị sóng biển 
xâm thực mạnh.
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN
34 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018
Kết quả mô phỏng diễn biến bồi xói sau 1 năm đối với kịch bản NBD 2030 và 2050 được trình bày 
trong Hình 4 và Biểu đồ 3.
Hình 4. Bề dày lớp bồi/xói sau một 
năm trên vùng nghiên cứu - kịch bản 
NBD 2030
Biểu đồ 3. So sánh lượng bồi xói sau 1 năm giữa các kịch bản tại 
các vị trí cách bờ 1km
5. Xây dựng bản đồ Atlascác yếu tố thủy 
động lực biển
Từ kết quả mô phỏng trên mô hình toán theo [1] 
các yếu tố thủy động lực, đề tài đã xây dựng được 
tập bản đồ (Atlas) tỷ lệ 1/25000 hiện trạng thủy 
động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 đến 30 km); 
Xây dựng được tập bản đồ (Atlas) tỷ lệ 1/25000 
dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 
đến 30 km) ứng với các kịch bản BĐKH - NBD cho 
VBVBTTV đến 2050. Một số kết quả được trình 
bày từ Hình 5 đến Hình 12. 
Hình 5. Bản đồ hoa gió tại vị trí cách bờ 1 km
Hình 6. Đường diễn biến mực nước cao nhất trong 
30 năm tại các trạm tỉnh Trà Vinh
Hình 7. Bản đồ dòng chảy tổng hợp khi triều dâng 
trong mùa GMĐB
Hình 8. Bản đồ trường sóng có nghĩa gió 
cấp 12 khi triều dâng
TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 35
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN
Hình 9. Bản đồ hàm lượng bùn cát lơ lửng khi triều dâng trong mùa GMĐB
Hình 10. Bản đồ đường bờ từ 2002 - 2017 xã Hiệp Thạnh đoạn cửa sông
Hình 11. Bản đồ diễn biến rừng ngập mặn tỉnh Trà 
Vinh 2002 - 2017
Hình 12. Bản đồ dự báo đường bờ tỉnh Trà Vinh 
2020, 2025
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với mục tiêu nghiên cứu tổnghợp và thiết lập 
được bộ cơ sở dữ liệu về thủy động lực VBVBTTV; 
Xây dựng được tập bản đồ (Atlas) hiện trạng và 
dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 
0 đến 30km) ứng với các kịch bản BĐKH- NBD 
cho VBVBTTV đến 2050. Đề tài: “Xây dựng bản 
đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng 
biển và bờ biển (từ 0 - 30m nước) tỉnh Trà Vinh đến 
2050” đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
- Đánh giá hiện trạng diễn biến đường bờ biển 
từ các kết quả điều tra thực tế cũng như nghiên 
cứu trên ảnh viễn thám kết quả đã chỉ ra rằng: Xói 
lở, bồi tụ 2 mùa (GMĐB và GMTN) có kết quả khác 
nhau, xói lở mạnh vào mùa GMĐB, bồi mạnh vào 
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN
36 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018
mùa GMTN. Kết quả dự báo đường bờ năm 2020 
và 2025 cho thấy không có nhiều biến động (so với 
năm 2017).
- Làm rõ bức tranh thủy động lực ven biển bao 
gổm: Chế độ dòng chảy, sóng, mực nước,... từ 0 
đến 30 km cho một năm tài liệu với 2 mùa GMĐB 
và GMTN cho các trường hợp (Hiện trạng; bão cấp 
12;với các kịch bản BĐKH - NBD cho vùng ven 
biển Trà Vinh đến 2050).
- Xây dựng được tập bản đồ (Atlas) hiện trạng 
và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 
0 đến 30 km) ứng với các kịch bản BĐKH-NBD cho 
VBVBTTV đến 2050.
- Đã xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu về 
động lực biển khu vực VBVBTTV.
2. Kiến nghị
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra bức 
tranh thủy động lực biển hiện trạng và dự báo 
2050, kiến nghị trong tính toán thiết kế các công 
trình ven biển Trà Vinh có thể tham khảo về các 
thông số (mực nước, sóng, dòng chảy, xói bồi) 
như kết quả đề xuất của đề tài.
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài 
nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh hàng năm có 
kinh phí cập nhật, tính toán bổ sung để bộ bản đồ 
Atlas được cập nhật tài liệu mới nhất, gần với thực 
tiễn hơn.
[1] Hoàng Văn Huân & nnk. Báo cáo tổng kết Đề 
tài cấp tỉnh “ Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện 
trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và 
bờ biển (từ 0 - 30m nước) tỉnh Trà Vinh đến 
2050”.Viện Kỹ thuật Biển (2017).
[2] Nguyễn Hữu Nhân, Phan Mạnh Hùng, Hoàng 
Văn Huân, Quách Đình Hùng, Đỗ Thị Hồng 
Thư. Tác động của chế độ thủy động lực 
vùng ven bờ ảnh hưởng đến diễn biến xói bồi 
bờ biển tỉnh Trà Vinh. Tạp chí KHCN Thủy lợi 
(2013).
[3] Hoàng Văn Huân & nnk. Báo cáo tổng kết đề 
tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu các giải pháp khoa 
học và công nghệ bảo vệ bờ biển trên địa bàn 
tỉnh Trà Vinh”.Viện Khoa học Thủy lợi miền 
Nam (2010).
[4] Hoàng Văn Huân & nnk. Báo cáo tổng kết đề 
tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu đề xuất các 
giải pháp Khoa học Công nghệ dự báo, phòng 
chống biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và 
vùng phụ cận”.Viện Kỹ thuật Biển (2013).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_ban_do_atlas_hien_trang_va_du_bao_thuy_dong_luc_vun.pdf