Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên

Sử dụng điện thoại di động ở lứa tuổi vị thành niên là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Bài

nghiên cứu cho ta thấy rõ được cường độ sử dụng điện thoại của lứa tuổi vị thành niên, mà nguyên

nhân chính là do điện thoại di động quá hấp dẫn và cũng một phần các bậc phụ huynh cho con

mình tiếp xúc sớm với điện thoại di động. Trên cơ sở các nguyên nhân tác động, nghiên cứu đề

xuất các giải pháp để nhằm hạn chế được cường độ cũng như tính lệ thuộc của lứa tuổi vị thành

niên vào điện thoại hiện nay, giúp họ phát triển toàn diện hơn về thể chất lẫn tinh thần

Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên trang 1

Trang 1

Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên trang 2

Trang 2

Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên trang 3

Trang 3

Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên trang 4

Trang 4

Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên trang 5

Trang 5

Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên trang 6

Trang 6

Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 13180
Bạn đang xem tài liệu "Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên

Việc sử dụng điện thoại ở trẻ vị thành niên
2366 
VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 
Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Hoàng Nhựt, Lê Kim Tiến, 
Phan Trí Trung, Trần Thị Như Toàn 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD : ThS. Nguyễn Vĕ Hậu 
TÓM TẮT 
Sử dụng điện thoại di động ở lứa tuổi vị thành niên là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Bài 
nghiên cứu cho ta thấy rõ được cường độ sử dụng điện thoại của lứa tuổi vị thành niên, mà nguyên 
nhân chính là do điện thoại di động quá hấp dẫn và cũng một phần các bậc phụ huynh cho con 
mình tiếp xúc sớm với điện thoại di động. Trên cơ sở các nguyên nhân tác động, nghiên cứu đề 
xuất các giải pháp để nhằm hạn chế được cường độ cũng như tính lệ thuộc của lứa tuổi vị thành 
niên vào điện thoại hiện nay, giúp họ phát triển toàn diện hơn về thể chất lẫn tinh thần. 
Từ khóa: Nhu cầu, lợi ích, sức khỏe, điện thoại thông minh, trẻ vị thành niên. 
1 MỞ ĐẦU 
Ngày nay, trong một xã hội mà thời đại công nghệ thông tin phát triển rực rỡ và mạnh mẽ thì điện 
thoại di động là một phần tất yếu trong cuộc sống, nhất là đối với giới trẻ. Có thể nói, chiếc điện 
thoại di động hầu như là vật bất li thân của các bạn trẻ vì ngoài vẻ ngoài xinh xắn nhỏ gọn, đa 
dạng về mẫu mã và giá thành để có thể vừa túi tiền của từng người mà là còn bởi những công 
năng tiện ích như liên lạc, giải trí mà nó mang lại thật hữu ích, tiện lợi và nhanh chóng thu hút 
được mọi người. Nhưng ngoài những tính năng và lợi ích của chiếc điện thoại di động mang lại 
thì nó cũng kéo theo những hệ luỵ rất nghiêm trọng khi bạn không biết cách tiết chế thời gian sử 
dụng chúng. Theo tổ chức y tế thế giới (2019) sử dụng điện thoại quá 180 phút/ ngày sẽ gây ảnh 
hưởng xấu đến sức khoẻ. Ngoài ra sử dụng điện thoại quá lâu có thể gây ảnh hưởng tới thị giác, 
nhẹ thì có thể gây cận thị, nặng hơn thì có thể gây mù lòa tạm thời... Ngoài ra, có rất nhiều bậc 
phụ huynh đang cho trẻ nhỏ tiếp xúc rất sớm với điện thoại vì có thể khiến chúng ngoan và ngồi 
im xem điện thoại, điều này là không nên vì khi trẻ em tiếp xúc sớm với điện thoại, chúng sẽ dần 
ù lì, không chịu khám phá, ngại giao tiếp và sẽ phụ thuộc vào điện thoại. Như đã kể, ngoài 
những tính năng tiện lợi mà chiếc điện thoại mang lại thì chúng cũng có những hậu quả khó 
lường khi không sử dụng hiệu quả và đúng cách. Vậy liệu giới trẻ của chúng ta, những người sử 
dụng điện thoại di động nhiều nhất có đang là người dùng điện thoại một cách thông minh 
không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé! 
2367 
2 CÁC KHÁI NIỆM 
2.1 Điện thoại di động 
Theo Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia, điện thoại di động hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là 
loại điện thoại có thể thực hiện và nhận cuộc gọi thoại thông qua kết nối dựa trên tần số vô tuyến 
vào mạng viễn thông trong khi người dùng đang di chuyển trong khu vực dịch vụ. 
Kết nối vô tuyến thiết lập kết nối với các hệ thống chuyển mạch của nhà khai thác mạng di động, 
cung cấp quyền truy cập vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng. 
2.2 Về nhu cầu 
Theo Nguyễn Thị Khánh Huyền (2018) thì nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, 
đến hành vi của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và 
sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội. 
Riêng Abraham Maslow (1943) nhìn nhận con người theo hướng nhân đạo vì vậy lý thuyết của ông 
được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh. Ông cho rằng, con người cần được đáp ứng những 
nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, đó là nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm 
xã hội (tình yêu thương , nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện. 
Nhu cầu về thể chất, sinh lý: nhu cầu về đồ ăn, nước uống, không khí, nhu cầu về tình dục Nhu 
cầu này được xem là nhu cầu cơ bản nhất trong 5 nhóm nhu cầu theo sự phân định của ông. 
Nhu cầu an toàn: Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức khỏe để bảo đảm sự tồn tại 
của họ. Họ cần có nhà ở để tránh mưa, tránh nắng. Họ cần được khám chữa bệnh, được chăm sóc 
sức khỏe. Họ cần được sống trong môi trường được đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ 
không bị đe dọa. Họ cần có môi trường sinh hoạt, vận động để không gây thương tích 
Nhu cầu tình cảm xã hội: Là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, sự mong muốn được 
quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội (gia đ nh, người thân, bạn bè . Sức mạnh của họ 
sẽ được nhân lên, sự tự tin cũng được tăng cường khi họ là thành viên của các nhóm bởi điều đó 
khẳng định vai trò, vị trí của họ trong xã hội. Sự đơn độc, không gia đ nh, không có nhóm xã hội 
nào để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của 
cá nhân. 
Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn cần được đối xử bình đẳng, được lắng nghe và không bị 
coi thường. Dù đó là ai, trẻ em hay người lớn, người lành lặn hay người bị khuyết tật, người giàu hay 
người nghèo tất cả họ đều có nhu cầu được coi trọng, được ghi nhận về sự hiện diện cũng như 
chính kiến của cá nhân. Con người có trở nên tự tin hay không, thể hiện được sức mạnh của mình 
hay không đó là một phần do họ được đối xử bình đẳng hay không khi còn nhỏ. 
Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động 
sáng tạo để phát triển toàn diện. Nhu cầu này được cho là nhu cầu quan trọng, song chúng 
được xếp ở bậc thang cuối cùng bởi nó chỉ được đề cập tới khi những nhu cầu cơ bản ở các bậc 
thang nền tảng đã được đáp ứng. 
2368 
2.3 Về trẻ vị thành niên 
 Vị thành niên (dưới tuổi trưởng thành) là một khái niệm chưa được thống nhất. Tổ chức Y tế Thế giới 
(WHO) quy định lứa tuổi 10 ” 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18 24 tuổi. 
Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối Liên minh 
châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 ” 24 tuổi. 
Theo Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia, tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi (Luật Bảo vệ trẻ 
em 2016), thanh niên là từ 16 ” 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. 
Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là 
dưới 18 tuổi (Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được 
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá 
X, kỳ họp thứ 10). 
3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 
Ngày nay, điện thoại di động trở thành một vật bất li thân với nhiều người, trong đó có học sinh. 
Học sinh là lứa tuổi đang còn hạn chế về cả ý thức lẫn nhận thức, điện thoại di động đối với các 
bạn có một sức hấp dẫn khó có thể chối từ, khác hẳn với đống kiến thức đầy ắp ở trường học. Chính 
vì thế, để thỏa mãn sự tò mò và thích thú, các bạn sẵn sàng bỏ sách vở qua một bên chỉ để nghịch 
điện thoại kể cả đang trong giờ học. Các bạn bỏ qua các lời cảnh báo để chơi các trò chơi, xem 
các bộ phim, video bạo lực không dành cho lứa tuổi của mình. Mà ở lứa tuổi học sinh, tâm sinh lý 
thường có những biến đổi khác thường, khiêu khích sự tò mò được nhóm tổng hợp và đánh giá, 
dẫn tới những nhận thức lệch lạc và sai trái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình 
thường của tâm lý tuổi vị thành niên. Các bạn có thể bị cuốn vào cuộc sống đa sắc màu trong điện 
thoại, hay nghĩ hành động của mình là lớn, là ngầu. Hay chia sẻ, bình luận mà không nắm rõ 
thông tin, học đòi yêu sớm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. 
Theo báo dân trí (2015) một nghiên cứu năm 2015 của trung tâm nghiên cứu Pew đã nhận thấy 
rằng 88% trẻ vị thành niên tuổi từ 13 đến 17 đã sử dụng điện thoại di động và 91% trẻ truy cập 
internet qua điện thoại hàng ngày. 
Để đánh giá thực tế sử dụng điện thoại của trẻ vị thành niên, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát 
học sinh tại các địa phương. Kết quả khảo sát trên 71 người (Hình 1, 2). 
Hình 1: Tỷ lệ sử dụng điện thoại theo giới tính 
ở trẻ vị thành niên 
Hình 2: Tỷ lệ sử dụng điện thoại ở hai cấp 
THCS và THPT 
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ khảo sát) 
2369 
Về đặc điểm mẫu khảo sát nhóm khảo sát giữa nam và nữ (Hình 1). Phân loại theo cấp bậc học thì 
có học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Hình 2). 
Từ biểu đồ ta thấy số lượng nữ sử dụng điện thoại nhiều hơn nam (nữ: 53 người, nam: 18) và việc sử 
dụng điện thoại ở hai cấp THCS và THPT gần như bằng nhau. Tuy không có nhiều chênh lệch ở hai 
cấp nhưng có thể thấy trẻ ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng sử dụng điện thoại ngày càng tăng. 
Hình 3: Thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày của học sinh 
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ khảo sát) 
Theo biểu đồ ta có thể rút ra kết luận rằng gần ½ người dùng điện thoại sử dụng thiết bị này từ 4 
đến 8 giờ mỗi ngày và gần ¼ người dùng thiết bị từ 8 đến 15 giờ mỗi ngày. Theo tỷ lệ trên thì hầu 
hết mọi người đều dùng điện thoại hơn 180 phút/ngày và điều này thật sự đáng báo động vì nó 
dẫn đến việc sức khỏe của trẻ vị thành niên sẽ suy giảm dần do ích vận động và dùng phần lớn 
thời gian để sử dụng điện thoại. 
Hình 4: Các hoạt động sử dụng điện thoại của lứa tuổi vị thành niên 
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ khảo sát) 
Biểu đồ trên thể hiện rằng gần ½ trẻ vị thành niên sử dụng điện thoại chủ yếu cho việc vào mạng 
xã hội. Việc dùng mạng xã hội nhiều có thể giúp trẻ dễ tiếp xúc với thông tin xã hội, tuy vậy việc đó 
có thể làm xao nhãng việc học là không thể tránh khỏi. 
Hình 5: Hành vi sử dụng điện thọa ngay khi thức 
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ khảo sát) 
2370 
Theo biểu đồ ta thấy rằng hơn một nửa người dùng điện thoại sử dụng điện thoại ngay khi thức 
dậy, điều đó chứng minh có nhiều người đang phụ thuộc nhiều vào điện thoại cũng như luôn mang 
điện thoại theo bên mình và như vậy là không tốt cho sức khỏe do sóng điện từ phát ra từ điện 
thoại có ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ (Tổ chức Y tế Thế giới, 2019). 
4 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 
+ Ưu điểm 
– Điện thoại di động đem lại rất nhiều lợi ích. Ngoài những chức năng cơ bản như đàm thoại, 
gửi tin nhắn thì hiện tại điện thoại di động đã phát triển thành cổ máy đa chức năng thu nhỏ. 
Chiếc máy chỉ cỡ bàn tay ấy được tích hợp gần như tất cả những công dụng của những chiếc 
máy đắt tiền như một chiếc Camera kỹ thuật số, một chiếc máy tính hay một cái loa, 
– Những tính năng trên chiếc điện thoại thông minh: Nghe-gọi, lướt web, chơi game, nghe 
nhạc, gửi-nhận email, chụp ảnh, kết nối wifi, bluetooth, đồng hồ, ghi âm, note,  
– Chiếc điện thoại thông minh gần như là vật bất ly thân với những người hiện đại chúng ta. Để 
được trọng dụng như vậy là vì nó có những công dụng hữu ích hỗ trợ cho đắc lực cho cuộc 
sống chúng ta. Trong những tiện ích nó đem lại, ta có thể nói đến: nhanh chóng ghi chú lại 
những điều quan trọng mà không cần công cụ khác, liên lạc với người thân bạn bè nhanh 
chóng, thanh toán các loại hóa đơn (như điện, nước, dễ dàng hơn. 
+ Nhược điểm 
– Đem lại nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng phát triển bình 
thường của trẻ, dễ bị các bệnh về mắt, dần trở nên lười vận động dẫn tới các bệnh béo phì, 
tim mạch, gây cảm giác ảo tưởng có xu hướng bạo lực và đặt biệt hơn là bệnh thần kinh như 
tự kỉ. 
5 NHỮNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI 
+ Tích cực: 
– Sử dụng điện thoại giúp ta liên lạc được với người thân bạn bè nhanh nhất dù ở khoảng cách xa. 
– Sử dụng điện thoại giúp tra cứu những thứ người dùng chưa biết. Giúp lưu trữ những tài liệu 
học tập, hình ảnh, các thông tin khó nhớ, 
– Giúp giải quyết các công việc nhanh chóng. 
– Giúp người dùng học được mọi lúc mọi nơi qua hình thức online. 
– Giúp cập nhật thông tin thời sự trong và ngoài nước nhanh chóng tiện lợi hơn. 
– Tạo việc làm qua hình thức bán online trên điện thoại. 
– Người dùng có thể thanh toán qua ứng dụng điện thoại, hạn chế nguy hiểm khi đem nhiều 
tiền mặt bên ngoài. 
2371 
+ Tiêu cực: 
– Hạn chế sự tư duy của người dùng trong việc làm bài tập, trong công việc được giao. 
– Sử dụng điện thoại làm giảm thời gian tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hạn chế vận động của 
người sử dụng. 
– Dễ bị lừa đảo trên điện thoại. 
– Dễ tiếp nhận thông tin sai lệch. 
– Dễ bị lộ thông tin, vị trí người dùng. 
6 GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ GIẢM TÁC HẠI TỪ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CỦA TRẺ VỊ 
THÀNH NIÊN 
– Cần kiểm soát việc sử dụng điện của trẻ một cách hợp lý cho phép trẻ sử dụng điện thoại dưới 
2h mỗi ngày. 
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, cho trẻ tham gia thể thao. 
– Hạn chế trẻ tiếp xúc sớm với điện thoại đến khi trẻ đủ trưởng thành. 
– Biến sự hấp dẫn của điện thoại thành sự khuyến khích trẻ ví dụ như cho trẻ giải trí 30 phút sau 
giờ học ở nhà vừa hạn chế việc sử dụng điện thoại lâu của trẻ vừa tạo cho trẻ sự hào hứng trong 
học tập. 
– Thay việc chơi game của trẻ bằng việc học các khóa học online trên các app hoạt hình vui nhộn 
vừa thỏa mãn việc sử dụng điện thoại vừa giúp trẻ có thêm kiến thức. 
7 GIẢI PHÁP GIÚP GIỚI TRẺ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CÓ Ý NGHĨA 
– Chỉ sử dụng điện thoại khi cần thiết. 
– Sử dụng điện thoại nhiều vào việc học, hạn chế việc giải trí (15 phút sau giờ học). 
– Tuyên truyền các tác hại của điện thoại di động cho giới trẻ hiểu rõ. 
– Tạo các ứng dụng học tập online trên nền tảng điện thoại để trẻ có thể vừa học vừa chơi. 
– Hướng dẫn trẻ nhận biết, tìm kiếm thông tin đúng. 
8 KẾT LUẬN 
Điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến gần gũi đến mức nhiều học sinh hiện nay coi nó là 
một vật bất ly thân. Bởi điện thoại là một thế giới đa sắc màu, là nơi mà các bạn có thể trình bày 
những tâm sự các vấn đề của mình không thể mở lời trong cuộc sống, nơi tạo ra niềm vui bằng việc 
giải trí đồng thời cũng là nơi trả lời các câu hỏi, giải đáp các thắc mắc của các bạn một cách nhanh 
chóng. Chúng ta không thể phủ nhận được điện thoại di động là một thành tựu khoa học kỹ thuật 
hiện đại. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều thời gian cho điện thoại lại cho ra một kết quả vô cùng đáng 
buồn, nhiều bạn trẻ bỏ bê việc học, tự cách ly bản thân, ngại hòa đồng với bạn bè xã hội, ảnh 
hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe. Vì thế nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, sức mạnh thể chất lẫn 
2372 
tinh thần các bậc phụ huynh cần: ngoài giờ học nên cho con mình tham gia các hoạt động xã hội, 
các câu lạc bộ, thể thao nhằm hạn chế được việc sử dụng điện thoại quá mức cũng như đảm bảo 
được sức khỏe cho trẻ, sức khỏe của mầm non tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Dương liễu (2019), báo động tình trạng học sinh ‚nghiện‛ sử dụng điện thoại di động thông 
minh, baohoabinh.com.vn, truy cập ngày 22/04/2020 
[2] Hà Thanh (2020), 43,7 triệu người Việt đang sở hữu smartphone, m.kinhtedothi.vn, truy cập 
ngày 22/04/2020 
[3] Hải Dương (2019), Ảnh hưởng xấu của điện thoại di động đối với trẻ vị thành niên, 
/cuocsongantoan.vn, truy cập ngày 22/04/2020 
[4] Linh Mai (2020), Chứng sợ không có điện thoại ở Việt Nam và trên thế giới ,tinmoi.vn , truy cập 
ngày 22/04/2020 
[5] Phạm Thế Quang Huy (2015), Những tác hại khi để trẻ em sử dụng smartphone và máy tính 
bảng, tinmoi.vn, truy cập ngày 22/04/2020. 
[6] Thiên Hương (2018), Vấn đề giữa trẻ vị thành niên và việc sử dụng điện thoại mà bạn nên 
biết, dantri.com.vn, truy cập ngày 22/04/2020. 
[7] Maslow, A.H.J.P.r (1943). ‘A theory of human motivation’ .50(4) 370. 

File đính kèm:

  • pdfviec_su_dung_dien_thoai_o_tre_vi_thanh_nien.pdf