Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19

Phân biệt chủng tộc luôn là vấn đề nhạy cảm, khó giải quyết đối với nhiều quốc gia trên thế giới

hàng trăm năm nay. Sự lây lan dịch bệnh nhanh tới chóng mặt do chủng virus Corona đang diễn ra

trên toàn cầu lại một lần nữa đẩy làn sóng phân biệt lên tới cao trào, đe dọa tới sự an toàn của

cộng đồng người da màu trên toàn thế giới trong đại dịch Covid19. Nhiều người liên tục chia sẻ về

câu chuyện bị phân biệt đối xử, kì thị khi bị nghi ngờ mang trong mình virus corona những lời miệt

thị, khiếm nhã đầy rẫy trên các trang mạng xã hội nhắm đến họ sau khi tin tức về dịch bệnh đang

ngày một nhiều thêm.

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9540
Bạn đang xem tài liệu "Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19

Vấn nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu trong đại dịch Covid-19
1966 
VẤN NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRÊN TOÀN CẦU 
TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19 
Ngô Hà Linh, Lê Diệu Ly 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng 
TÓM TẮT 
Phân biệt chủng tộc luôn là vấn đề nhạy cảm, khó giải quyết đối với nhiều quốc gia trên thế giới 
hàng trăm năm nay. Sự lây lan dịch bệnh nhanh tới chóng mặt do chủng virus Corona đang diễn ra 
trên toàn cầu lại một lần nữa đẩy làn sóng phân biệt lên tới cao trào, đe dọa tới sự an toàn của 
cộng đồng người da màu trên toàn thế giới trong đại dịch Covid 19. Nhiều người liên tục chia sẻ về 
câu chuyện bị phân biệt đối xử, kì thị khi bị nghi ngờ mang trong mình virus corona những lời miệt 
thị, khiếm nhã đầy rẫy trên các trang mạng xã hội nhắm đến họ sau khi tin tức về dịch bệnh đang 
ngày một nhiều thêm. 
Từ khóa: Covid 19, da đen, da vàng, Đông Nam Á, phân biệt chủng tộc. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nạn kỳ thị chủng tộc, phân biệt đối xử và đề cao chủ nghĩa thượng đẳng da trắng, diễn ra tại nhiều 
nơi trên thế giới. Đặc biệt sự kỳ thị không chỉ tồn tại trong lịch sử mà đến ngày nay nhiều nước vẫn 
phải đối mặt với vấn nạn này. Kỳ thị chủng tộc đặt ra nhiều lo ngại về an ninh chính trị của các quốc 
gia, cũng từ đó các cuộc nội chiến đang dần de dọa tới cuộc sống con người và nền hòa bình trên 
thế giới. Trong thời kì đại dịch Covid đang hoành hành, vấn nạn này vẫn diễn ra gây nhiều bức xúc. 
Hình 1: Thống kê dịch bệnh Covid 19 ngày 12/4 
1967 
2 VẤN NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC 
2.1 Sơ lược về tình hình dịch bệnh Covid 19 
Virus corona mới (SARS-CoV-2) được nhận dạng tại thành phố Vũ Hán ở Hồ Bắc, Trung Quốc vào 
giữa tháng 12 năm 2019 khi một nhóm người ở Vũ Hán bị viêm phổi mà không có nguyên nhân rõ 
ràng, trong khi các phương pháp điều trị hiện tại được cho là không hiệu quả. Virus corona mới có 
các đặc điểm tương tự như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung 
Đông (MERS), có thể lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh tới 14 ngày trong khi người nhiễm bệnh có thể 
không có bất kỳ triệu chứng nào và có tỷ lệ tử vong khoảng 2-3%. Đến cuối tháng 1 năm 2020, virus 
corona mới đã lan rộng ra 27 quốc gia và khu vực trên toàn cầu, lây nhiễm gần 15.000 người và 
khiến hơn 300 người tử vong [4]. 
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 17 giờ ngày 10/4/2020, thế 
giới ghi nhận 1.610.119 trường hợp mắc COVID-19 tại 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 
96.373 trường hợp tử vong. Các nước có trên 100.000 trường hợp mắc: Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, 
Đức, Pháp. Tâm dịch hiện nay trên thế giới tập trung tại: Hoa Kỳ, châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Đức, 
Pháp), Trung Đông (Iran). Đặc biệt số mắc tại Hoa Kỳ tăng rất nhanh (468.895 trường hợp mắc, 
16.697 trường hợp tử vong). Ý là nước có số tử vong cao nhất (143.626 trường hợp mắc, 18.279 
trường hợp tử vong). Tại Đông Nam Á, số ca mắc tăng nhanh tại Malaysia (4.228 trường hợp mắc, 
67 trường hợp tử vong), Philippines (4.195 trường hợp mắc, 221 trường hợp tử vong), Indonesia 
(3.512 trường hợp mắc, 306 trường hợp tử vong), Thái Lan (2.473 trường hợp mắc, 33 trường hợp tử 
vong) [10]. 
Tại Việt Nam, tính đến 17h00 ngày 10/4/2020 cả nước ghi nhận 257 trường hợp mắc, trong đó 144 
trường hợp đã điều trị khỏi bệnh. Tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm cộng dồn: 118.807 (số 
mẫu dương tính: 257, số mẫu âm tính: 118.550) [10]. 
Với tốc độ lây lan nhanh chóng, các quốc gia trên thế giới đang phải đối phó với nhiều sự khủng 
hoảng nghiêm trọng do dịch bệnh gây ra. Về tài chính, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng 
trưởng toàn cầu sẽ giảm trong năm nay, và thế giới đang đối mặt với "một trận suy thoái tương 
đương, hoặc tệ hơn khủng hoảng tài chính 2008"[6]. Về vận tải, hiệp hội Vận tải Hàng không 
quốc tế (IATA) đánh giá sự bùng phát của dịch COVID-19 có thể khiến các hãng hàng không toàn 
cầu thiệt hại 29 tỷ USD do ngành du lịch chịu tác động nặng nề, theo IATA giao thông hàng 
không toàn cầu có thể giảm 4,7% trong năm nay nhưng có nguy cơ sẽ tăng cao hơn, đánh dấu 
sự sụt giảm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008[1]. Về lao động, dự 
kiến ban đầu của ILO (Lao động Quốc tế) là thế giới có thể mất 25 triệu việc làm do COVID-19 [7], 
81% trong lực lượng lao động toàn cầu là 3,3 tỷ người hiện bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa toàn 
bộ hoặc một phần nơi làm việc [13]. 
Không chỉ tác động về tài chính, vận tải hay việc làm COVID 19 còn gây nên những xáo trộn về tâm 
lý, nhịp sống, ảnh hưởng sâu sắc tới từng người dân và sự yên bình của mỗi quốc gia. 
1968 
2.2 Thực trạng phân biệt chủng tục 
Tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng đã gây ảnh hưởng không chỉ về mặt kinh tế, chính trị của 
một nước mà còn ảnh hưởng tới vấn đề an sinh xã hội. 
Bị kì thị, xa lánh 
Trong thời đại công nghệ 4.0, mạng xã hội ngày càng phát triển mang đến nhiều lợi ích cho con 
người nhưng nó cũng chính là con dao hai lưỡi trong đại dịch Covid 19. Các nhà nghiên cứu tại Viện 
nghiên cứu Network Contagion (NCRI) ” một đơn vị thứ 3 độc lập chuyên theo dõi những thông tin 
sai lệch và ngôn từ kích động trên mạng xã hội đã xét một loạt các nền tảng truyền thông xã hội 
trực tuyến như 4chan (4chan là một trang web diễn đàn hình ảnh), nơi xuất hiện thêm vô số những 
thuật ngữ, bài đăng xúc phạm đối với người châu Á kể từ 2 tháng trở lại đây. Theo đó, các nhà 
nghiên cứu đã tìm thấy tài khoản người dùng nói rằng anh ta và bạn bè sẽ bắn người châu Á ở khu 
phố Tàu (China Town) vì ‚đó là cách duy nhất để tiêu diệt dịch bệnh‛.[5] 
Các cuộc bắt nạt không chỉ dừng lại trên mạng xã hội mà còn xảy ra ngoài đời thực. Những hành vi 
bạo lực học đường đối với học sinh sinh viên gốc châu Á xảy ra nhiều như ở Canada, một bà mẹ 
cho biết con trai mình đã bị đám bạn ở trường bắt nạt và trêu chọc do gốc gác "nửa Hoa" của 
mình.[3]. 
Thậm chí chỉ những biểu hiện ho thông thường cũng kiến những người châu Á chịu sự xa lánh như 
Cầu thủ Son Heung-min người Hàn Quốc. Khi kết thúc trận thắng ... reo bảng cấm người dân Châu Á đặc biệt là người Trung Quốc. Theo 
một tổ chức nhân quyền ở Hong Kong -Hiệp hội Tổ chức cộng đồng (SoCO) thực hiện cuộc khảo sát 
từ ngày 15 tới 28/2, phát hiện hơn 100 nhà hàng trong thành phố công bố thông điệp trên mạng 
hoặc trưng biển để thông báo họ không tiếp đón những người nói tiếng Quan thoại (hay tiếng Hoa 
phổ thông, do khoảng 70% dân số Trung Quốc sử dụng) [2]. 
Còn ở thủ đô Rome của Italia, người dân Trung Quốc bị cấm vào một quán bar gần Đài phun nước 
Trevi, một trong những địa điểm du lịch mang tính biểu tượng của thành phố, lý giải là do các quy 
định an ninh quốc tế. Sự phân biệt đối xử liên quan đến đại dịch Covid-19 không chỉ giới hạn ở 
phương Tây, mà còn lan sang cả các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc và Nhật Bản, khi một số 
doanh nghiệp trưng ra các biển hiệu không tiếp khách du lịch Trung Quốc [3]. 
"Dĩ nhiên, các nhà hàng nên áp dụng các biện pháp để phòng ngừa sự lây lan của dịch, nhưng họ 
không nên tước quyền hay phân biệt đối xử với người từ đại lục"- Richard người đứng đầu SoCO, 
1969 
nhận định dịch COVID-19 không thể là lý do để các cơ sở kinh doanh phân biệt đối xử với những du 
khách hoặc người di cư .[2] 
Khi sự kì thị chuyển thành bạo lực 
Không chỉ dừng lại ở hành động bắt nạt, xa lánh mà nhiều người dân gốc Á còn phải đối mặt với 
cảnh bị đánh đập, hành hung. Tại Anh- đất nước của những con người lịch thiệt lại xảy ra một sự 
việc khiến cộng đồng Châu Á vô cùng tức giận. Một du học sinh người Singapore -Jonathan Mok, 
23 tuổi, sống tại London khoảng 2 năm và theo học trường ĐH Cao đẳng London (UCL) cho biết bản 
thân đang đi bộ trên phố Oxford, London vào ngày 24/2 thì nghe được các bình luận phân biệt 
chủng tộc từ một nhóm thanh niên gần đó, vì không muốn họ nghĩ mình hoảng sợ và "người châu 
Á dễ ăn hiếp" nên đã phản ứng lại, sau đó một người trong nhóm đã hét lớn đầy thách thức. Nhóm 
thanh niên, 3 nam 1 nữ, sau đó tiến lại phía Mok và hành hung anh. [12] 
Hình 2: Du học sinh Jonathan Mok đăng tải hình ảnh bị hành hung của mình lên Twitter 
Đó là trường hợp du học sinh đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc cũng bị hành hung, nhưng còn 
nếu chúng ta im lặng thì sao? Mới đây cư dân mạng dậy sóng với đoạn clip một bạn nữ Việt Nam 
đã bị một bạn nữ khác trong trường vỗ vào mặt đang có đeo khẩu trang. Trang phục của Việt Nam 
bị lôi ra làm trò đ a. Trong một tiết mục có vẻ như có yếu tố truyền bá văn hóa, hai bạn mặc trang 
phục Việt bị "nữ phản diện" hét lên từ khán đài ‚corona virus‛. Trường hợp bắt nạt học đường, có 
yếu tố phân biệt chủng tộc mà nạn nhân là người Việt và văn hóa Việt này đã được nhà trường và 
cảnh sát can thiệp nhờ sức mạnh của cộng đồng mạng.[3] 
Trong hai tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 lần đầu bùng phát ở Vũ Hán, tâm lý lo lắng, sợ hãi và 
phân biệt đối xử thậm chí còn lan rộng hơn cả virus corona. Ở Trung Quốc, cư dân của tỉnh Hồ Bắc 
đã trở thành những người "bị bỏ bên lề", trong khi ở nước ngoài, những người mang quốc tịch 
Trung Quốc - và thậm chí bất cứ ai gốc Á, đều trở thành mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc và 
bài ngoại. Đây có thể là thời điểm nhạy cảm đối với việc liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc. 
Nhưng những người có hành động như bịt mũi, miệng, xa lánh người gốc Á có thể không xuất phát 
từ việc họ có ý bài ngoại. Trong suy nghĩ, họ muốn tránh lây lan bởi virus Corona. Đây là một hành 
động dễ hiểu. Thế nhưng, những hành động phỉ báng, châm chọc, cố tình làm tổn thương người 
khác thì cần lên án mạnh mẽ. Điều đó làm tổn thương người khác rất nhiều. Khi nạn nhân phản 
ứng lại. Họ bảo đây chỉ là trò đ a. Không có trò đ a nào ở đây mà chính là vấn nạn phân biệt 
chủng tộc. Thay vì nói người khác mang virus đến. Virus Corona có thể cướp đi mạng người còn bại 
ngoại thì không. Nhưng nạn phân biệt chủng tộc có thể giết chết niềm tin và tổn thương con người 
sâu sắc. [9] 
1970 
Bị chậm trễ trong việc xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh: 
Không chỉ những người gốc Á phải đối mặt với đối mặt với sự phân biệt đối xử, kì thị mà những 
người da đen cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ việc phân biệt ngay giữa đại dịch. Theo Thị trưởng 
thành phố Chicago, ông Lori Lightfoot, 68% số ca tử vong do COVID-19 ở thành phố này là người Mỹ 
gốc Phi, cộng đồng chỉ chiếm 30% dân số của thành phố. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận 
ở các bang Bắc Carolina, Louisiana, Michigan, Wisconsin và thủ đô Washington[8]. Người da màu 
là cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch là do họ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên 
quan đến tiểu đường, tim mạch và phổi. Những căn bệnh này chủ yếu xuất phát từ tình trạng 
nghèo đói và phân biệt chủng tộc khiến họ không được chăm sóc y tế đầy đủ. Tại sở thú Bronx, hổ 
cũng được xét nghiệm Covid trong khi các y bác sĩ da đen tại tuyến đầu lại không được kiểm tra với 
lý do vô lí là không đủ bộ xét nghiệm, từ đó dẫn tới nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV- 2 cao hơn và khi 
đã nhiễm thì tình trạng bệnh cũng chuyển biến nặng hơn.[8] 
2.3 Nguyên nhân 
Hoài nghi về nguồn lây nhiễm, xu hướng đánh đồng người bệnh với cộng đồng của h : 
Ngày càng nhiều thông tin sai lệch về nguồn gốc bị đăng tải trên các phương tiện công nghệ khiến 
người đọc, người xem nghĩ sai lệch về đại dịch Covid rằng chính người châu Á là nguyên nhân gây 
ra bệnh này hay toàn bộ người châu Á đều bị bệnh. Từ đó gây ra một làn sóng hoang mang trên 
toàn Thế giới về dịch bệnh, dần tạo nên khoảng cách giữa những người châu lục khác với người 
châu Á. 
Khác biệt về suy nghĩ: 
- Một trong những nguyên nhân gây ra nạn kì thị là do sự khác biệt vể suy nghĩ. Đối với các nước 
châu Á, châu Âu và Mỹ, khẩu cách các hãng truyền thông đưa tin về các biện pháp phòng dịch 
Covid-19 giữa các quốc gia là khá khác nhau, trong đó có việc đeo khẩu trang đã gây ra những 
hiểu lầm, hay gia tăng sự phân biệt đối xử. Nhìn chung tại châu Á, hầu hết mọi người đều có tâm lý 
chung là đeo khẩu trang không phải vì bị nhiễm bệnh mà là để đề phòng bị lây bệnh. Ngày càng 
có nhiều người dân châu Á coi khẩu trang như là một biện pháp hiệu quả, giúp ngăn ngừa virus 
Corona, cho nên dù đắt mấy vẫn chấp nhận mua để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đ nh 
Ngược lại, chính phủ của các quốc gia phương Tây đều không khuyến cáo người dân đeo khẩu 
trang nếu bản thân không có triệu chứng và đang ở trong môi trường có nguy cơ thấp. Điều đó có 
nghĩa là người dân chỉ đeo khẩu trang khi có dấu hiệu nhiễm bệnh. 
2.4 Hậu quả 
Người nhiễm bệnh bị mọi người xung quanh kỳ thị sẽ khiến tinh thần của họ bị căng thẳng, dễ dẫn 
đến stress. Tinh thần không thoải mái cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực của người bệnh, cơ 
thể sẽ bị suy nhược khiến cho việc điều trị gặp khó khăn. 
Người không nhiễm bệnh bị phân biệt chủng tộc phải sống trong sự xa lánh, phân biệt ở nơi công 
cộng, không dám hòa nhập vào xã hội. 
1971 
Về mặt xã hội, do vẫn giữ tâm lý kì thị nên có người còn thái độ thờ ơ, bỏ mặc, không giúp đỡ 
những người mắc bệnh đang gặp khó khăn. Điều đó dẫn đến suy đồi đạo đức của cả cộng đồng, 
không có sự yêu thương giữa người với người, mọi nguồi trở nên lạnh lùng thiếu tình cảm. bệnh lây 
lan nhiều và nhanh hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn xã hội 
Hơn nữa do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người bệnh giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, 
không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống dịch. Cán bộ 
chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây dịch cho người khác, 
làm cho người nhiễm dịch trở thành "quần thể ẩn", rất khó tiếp cận. Như vậy sẽ làm cho dịch bệnh 
lây lan nhiều và nhanh hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn xã hội. 
Do không tiếp cận được với người mắc Covid 19 nên cũng khó có được số ca bệnh chính xác, từ đó 
khó ước tính và dự báo chính xác được tình hình dịch, dẫn đến việc không kiểm soát được dịch 
bệnh. 
2.5 Kiến nghị 
Nâng cao ý thức, kiến thức của người dân qua công tác truyền thông: 
Vì mang suy nghĩ virus Corona có nguồn gốc từ châu Á, cộng thêm sự thiếu hụt kiến thức về phòng 
chống lây lan nên khi gặp những người gốc Á một số cá nhân đã bị sự sợ hãi, hoảng loạn chi phối 
hành động, dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc. Để đề phòng sự việc tương tự xảy ra, chính quyền địa 
phương tại các quốc gia xảy ra tình trạng phân biệt chủng tộc trên nên nâng cao kiến thức về bệnh, 
cũng như cách phòng chống bệnh tới người dân, đặc biệt là việc tách rời căn bệnh khỏi điểm xuất 
phát của nó để tránh hiểu sai về dịch bệnh và phân biệt chủng tộc bùng phát. Trong thời gian cách 
ly xã hội, đa phần mọi người sẽ sử dụng máy tính, TV, điện thoại,.nhằm mục đích giải trí và cập 
nhật tình hình dịch bệnh nên cách nhanh nhất để truyền tải kiến thức, nâng cao sự nhận biết của 
người dân là thông qua các phương tiện đại chúng. 
Nhân viên y tế công cộng và người làm truyền thông chung tay ngăn chặn tình trạng 
kì thị: 
Nhân viên của các cơ sở y tế và người làm truyền thông có thể ngăn chặn hành động kì thị chủng 
tộc bằng cách giữ quyền riêng tư và bảo mật thông tin cho những người cần được chăm sóc y tế 
và những đối tượng là một phần trong bất kì cuộc điều tra có tiếp xúc với bệnh nhân, sẵn sàng 
phản đối các hành vi tiêu cực xảy ra xung quanh môi trường làm việc của họ, chia sẻ những thông 
tin chính xác về cách lây lan của vi rút, lên tiếng phản đối các hành vi tiêu cực, bao gồm những phát 
biểu tiêu cực trên các phương tiện truyền thông xã hội về vấn nạn phân biệt chủng tộc. 
Chính quyền địa phương cần hành động nghiêm nhằm giảm bớt sự phân biệt chủng 
tộc: 
Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi, lời nói mang tính chất kì thị, chính quyền địa phương tại các 
quốc gia xảy ra phân biệt chủng tộc cần phải có hình thức xử phạt nghiêm khắc như hình thức tạm 
giam hoặc nhẹ nhất là phạt tiền, thêm nữa là công khai hình ảnh (không công khai danh tính, địa 
chỉ của đối tượng) lên các phương tiện đại chúng để răn đe, cảnh cáo. Việc công khai hình ảnh có 
1972 
thể sẽ đánh vào tâm lý của nhiều đối tượng khiến họ phải dè chừng và suy nghĩ lại trước khi có 
những lời nói hoặc hành động mang tính chất kì thị đối với người da màu. Bên cạnh đó nên khuyến 
khích, tuyên dương, khen thưởng người dân ngăn chặn, tố cáo khi phát hiện các hành vi phân biệt 
chủng tộc. Người dân cùng tham gia vào việc ngăn chặn hành vi phân biệt sẽ làm giảm gánh 
nặng cho giới chức trách địa phương từ đó tập trung vào công tác phòng, chữa bệnh, giảm bớt sự 
lây lan của virus. 
3 KẾT LUẬN 
Tuy các chính sách đảm bảo quyền lợi dành cho người Châu Á và da đen được đặt ra, con người 
dần trở nên văn minh, nhân ái hơn song vấn đề phân biệt chủng tộc vẫn luôn hiện hữu trong xã hội 
từ xưa tới nay. Đại dịch Covid -19 xảy ra càng làm cho vấn đề kì thị sắc tộc trở nên nhức nhối hơn 
bao giờ hết. Trước những lời nói và hành vi mang tính chất kì thị, chúng ta phải lên tiếng trước khi nó 
xảy ra với nhiều người khác. Đừng đánh đồng người bệnh với cộng đồng của họ, đừng biến nỗi sợ 
hãi trở thành định kiến. 
‚Có hai điều mọi người cần nhớ mỗi sáng thức dậy: Rửa tay và đừng trở thành kẻ phân biệt chủng 
tộc‛, Giáo sư Roger Keil nhắn nhủ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Anh Minh (21/2/2020) ITATA dự báo hàng không thế giới mất 30 tỷ USD doanh thu vì COVID 
19, Báo Đầu tư, https://baodautu.vn/iata-du-bao-hang-khong-the-gioi-mat-30-ty-usd-
doanh-thu-vi-Covid19-d116463.html, 26/04/2020. 
[2] Cửu Dương (05/03/2020), Lo COVID-19, Nhà hàng ở Hong Kong đồng loạt từ chối phục vụ 
khách từ đại lục,Vietnambiz, https://vietnambiz.vn/lo-Covid-19-nha-hang-o-hong-kong-
dong-loat-tu-choi-phuc-vu-khach-tu-dai-luc-20200306101020376.htm, 22/4/2020. 
[3] Bắc Hiệp (19/02/2020), Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19, Ngày nay, 
https://ngaynay.vn/the-gioi/phan-biet-chung-toc-trong-thoi-ky-Covid19-166144.html, 
14/4/2020. 
[4] Hollingsworth, Julia ( 2/2 /2020). ‚First Wuhan coronavirus death reported outside China, 
CNN, https://edition.cnn.com/2020/02/02/asia/wuhan-coronavirus-philippines-intl-
hnk/index.html,26/4/2020. 
[5] Kim Nguyễn (11/04/2020), Covid-19 làm gia tăng nạn phân biệt chủng tộc, Thương gia online, 
30544.htm, 23/4/2020. 
[6] Phúc Long (01/04/2020), Đại dịch Covid 19 gây suy thoái hay khủng hoàng kinh tế thế giới, 
Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/dai-dich-Covid-19-gay-suy-thoai-hay-khung-hoang-kinh-te-the-
gioi-20200401110816013.htm, 24/04/2020. 
1973 
[7] Thái Thịnh (22/04/2020), Khủng hoảng việc làm nghiêm trọng do dịch Covid-19, Thời đại, 
https://thoidai.com.vn/khung-hoang-viec-lam-nghiem-trong-do-dich-Covid-19-
106607.html&mobile=yes&=1, 24/01/2020. 
[8] Thanh Tuấn (12/07/2016), Phân biệt chủng tộc vẫn là nỗi nhức nhối trong lòng nước 
Mỹ,Vietnamplus ,https://www.vietnamplus.vn/phan-biet-chung-toc-van-la-noi-nhuc-nhoi-
trong-long-nuoc-my/395626.vnp ,15/04/2020. 
[9] Thuý Ngân (24/2/2020), Virus Corona hay nạn phân biệt chủng tộc là thứ đáng sợ hơn?, 
Btaskee, https://blog.btaskee.com/virus-corona-hay-nan-phan-biet-chung-toc-la-thu-dang-
so-hon/, 15/04/2020. 
[10] Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, BẢN TIN CẬP NHẬT TÌNH 
HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 10/4/2020), Bộ Y tế Cục Y tế dự phòng, 
nhat-tinh-hinh-dich-benh-Covid-19-ngay-10-4-2020, 13/4/2020. 
[11] Việt Khoa ( 25/02/2020), Dịch Covid 19: Ngành du lịch và hàng không toàn cầu thiệt hại 
khoảng 32 tỷ USD, Tin tức, https://baotintuc.vn/the-gioi/dich-Covid19-nganh-du-lich-va-
hang-khong-toan-cau-thiet-hai-khoang-32-ty-usd-20200225075006031.htm, 25/04/2020. 
[12] Vũ Nguyên (03/03/2020), Phản đối phân biệt chủng tộc vì COVID-19, du học sinh Singapore 
bị hành hung ở London, Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/phan-doi-phan-biet-chung-toc-vi-Covid-
19-du-hoc-sinh-singapore-bi-hanh-hung-o-london-20200303144531798.htm, 15/4/2020. 
[13] Xuân Hoàng (22/04/2020), ILO cảnh báo khủng hoảng việc làm nghiêm trọng do dịch 
COVID-19, 
[14] VietNamplus, https://www.vietnamplus.vn/ilo-canh-bao-khung-hoang-viec-lam-nghiem-
trong-do-dich-Covid19/636067.vnp, 22/4/2020. 

File đính kèm:

  • pdfvan_nan_phan_biet_chung_toc_tren_toan_cau_trong_dai_dich_cov.pdf