Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay

Từ bao đời nay, ‚ăn cơm trước kẻng‛ chính là câu nói mà người đời dành cho các cặp đôi nam nữ

quan hệ lén lút trước hôn nhân. Đây là một vấn đề vi phạm đến đạo đức bản thân, gia đ nh, xã hội

vì nó phá hoại giá trị thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển,

hiện đại không chỉ về khoa học, kỹ thuật mà còn là tư tưởng con người đặc biệt là tầng lớp giới trẻ

ngày nay khi vấn đề ‚ăn cơm trước kẻng‛ được nâng cấp lên cho các cặp đôi nam nữ sinh sống với

nhau trong một thời gian với câu từ mỹ miều hơn là ‚sống thử‛. Sống thử đang là vấn đề được giới

trẻ ủng hộ và thực hiện vì cho rằng nó có khá nhiều mặt tốt. Song bên cạnh đó, đây cũng chính vấn

đề làm cho các bậc phụ huynh lo lắng, không đồng tình vì cho rằng nó làm mất đi giá trị đạo đức

và cũng để lại nhiều hậu quả khôn lường. Sau một thời gian dài xã hội tiếp xúc với lối sống thử, đã

có hàng loạt câu hỏi được đặt ra, ‚cuối cùng sống thử là tốt hay xấu, lợi hay hại, nguyên nhân nào

đã dẫn đến và hậu quả mà sống thử gây ra?‛. Chính vì vậy, sau đây chúng ta sẽ cùng giải đáp

thắc mắc, làm rõ các sự việc liên quan đến “Vấn đề sống thử ở giới trẻ ngày nay

Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay trang 1

Trang 1

Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay trang 2

Trang 2

Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay trang 3

Trang 3

Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay trang 4

Trang 4

Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay trang 5

Trang 5

Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 19060
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay

Vấn đề sống thử ở giới trẻ hiện nay
2323 
VẤN ĐỀ SỐNG THỬ Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY 
Cao Thùy Thu Thảo, Nguyễn Thanh Trúc 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng, Trịnh Thành Vũ 
TÓM TẮT 
Từ bao đời nay, ‚ăn cơm trước kẻng‛ chính là câu nói mà người đời dành cho các cặp đôi nam nữ 
quan hệ lén lút trước hôn nhân. Đây là một vấn đề vi phạm đến đạo đức bản thân, gia đ nh, xã hội 
vì nó phá hoại giá trị thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, 
hiện đại không chỉ về khoa học, kỹ thuật mà còn là tư tưởng con người đặc biệt là tầng lớp giới trẻ 
ngày nay khi vấn đề ‚ăn cơm trước kẻng‛ được nâng cấp lên cho các cặp đôi nam nữ sinh sống với 
nhau trong một thời gian với câu từ mỹ miều hơn là ‚sống thử‛. Sống thử đang là vấn đề được giới 
trẻ ủng hộ và thực hiện vì cho rằng nó có khá nhiều mặt tốt. Song bên cạnh đó, đây cũng chính vấn 
đề làm cho các bậc phụ huynh lo lắng, không đồng tình vì cho rằng nó làm mất đi giá trị đạo đức 
và cũng để lại nhiều hậu quả khôn lường. Sau một thời gian dài xã hội tiếp xúc với lối sống thử, đã 
có hàng loạt câu hỏi được đặt ra, ‚cuối cùng sống thử là tốt hay xấu, lợi hay hại, nguyên nhân nào 
đã dẫn đến và hậu quả mà sống thử gây ra?‛. Chính vì vậy, sau đây chúng ta sẽ cùng giải đáp 
thắc mắc, làm rõ các sự việc liên quan đến “Vấn đề sống thử ở giới trẻ ngày nay” 
1 ĐỊNH NGHĨA VỀ SỐNG THỬ 
Theo các trang mạng hiện nay thì Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ 
thường được báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó 
các cặp đôi có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng 
như đăng kí kết hôn. Họ gọi đó là Chung sống như vợ chồng phi hôn nhân. 
Theo Nguyễn Linh Khiếu (TS. triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đ nh trẻ và trẻ em) thì sống 
thử là quá trình các cặp đôi gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay và sống với người 
khác. Ông nhận định: "Đấy không phải là sống thử mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ 
không phải chuyện đ a. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật". Có điều sự chung sống 
này thiên về thỏa mãn dục vọng, tình cảm tức thời, "chán thì chia tay" chứ không đi liền với các 
nghĩa vụ và trách nhiệm.[1] 
Hay theo ý kiến giới trẻ ngày nay, sống thử chính là ở chung sống với người mình yêu, thể hiện 
tình yêu mình với đối phương, tìm hiểu đối phương trong mọi mặt, là lối sống hiện đại, ‚nghĩ 
thoáng‛ như phương Tây, thõa mãn bản thân trong chuyện quan hệ tình dục... 
Có thể nói, về vấn đề sống thử thì mỗi người mỗi nhận định riêng nhưng chung quy ‚Sống thử‛ là 
việc 2 người yêu nhau, cùng dọn về dưới 1 mái nhà và sống như vợ chồng nhưng không bị ràng 
buộc bởi bất kì điều gì. Họ thoải mái yêu đương và sẵn sàng chia tay khi không hợp nhau nữa. 
2324 
2 THỰC TRẠNG 
Một thống kê tại đại học Mở, Hà Nội, vào năm 2010 thì có tới một phần ba sinh viên sống thử trước 
hôn nhân. Trước đó 5 năm, một nghiên cứu khác ở TP. HCM thì cho thấy tỷ lệ sống thử ở giới trẻ là 
5%. Một khảo sát không chính thức của một blogger có khoảng 3,000 người tham gia thì phần lớn 
người tham gia ủng hộ việc chung sống trước hôn nhân[2]. Hiện không có một tài liệu nào khẳng 
định được độ chính xác của những con số trên. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của trào lưu này có thể 
được giải thích một phần là do thái độ cởi mở của thanh niên trước vấn đề tình dục trước hôn nhân. 
Theo một phúc trình của bộ Y tế năm 2013 gần một nửa thanh niên ở Việt Nam chấp nhận quan hệ 
tình dục trước khi kết hôn. 
3 NGUYÊN NHÂN 
Có rất nhiều nguyên nhân thiết yếu dẫn đến tình trạng sống thử trước hôn nhân nhưng nguyên 
nhân chủ yếu nhất là đến từ cá nhân mỗi người, sau đó là gia đ nh và xã hội. 
3.1 Nguyên nhân bản thân 
Trước hết là do sự ‚thoải mái‛ khi yêu của giới trẻ. Vì còn trẻ nên họ thích sự mới lạ, thích một cuộc 
sống hưởng thụ, phóng đãng, những trải nghiệm thú vị cùng người mình yêu. Họ bị thúc đẩy bởi 
nhu cầu tình dục và cần được thỏa mãn mà không cần phải suy tính cho tương lai. 
Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất nên thấy việc sống thử như giúp kéo bản thân 
thoát khỏi sự cô đơn lúc bấy giờ. 
Mặc khác, có một số người vì sự nghiệp chưa ổn định nên không muốn kết hôn ngay mà họ chỉ 
muốn thoải mái yêu đương, thoả mãn nhu cầu bản thân, không cần bận tâm đến ‚cơm, áo, 
gạo, tiền‛. 
Theo TS. Tâm lý học Trương Thị Bích Hà "Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác 
sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, sự du nhập 
văn hoá thực dụng làm giới trẻ chạy theo "tây hoá" mà không còn biết đến nền tảng đạo đức của 
con người". 
3.2 Nguyên nhân gia đ nh 
Phần lớn do cha mẹ không hạnh phúc, thường xuyên cãi nhau, đánh đập Việc chứng kiến những 
cảnh ấy khiến con cái mất niềm tin vào hôn nhân, sợ hôn nhân, sợ bị ràng buộc bởi tờ giấy hôn thú 
và sợ bản thân rơi vào vết xe đổ của cha mẹ. 
Ngoài ra, có trường hợp bố mẹ ngoại tình, ‚ông ăn chả bà ăn nem‛, không làm gương được cho 
con cái noi theo, dẫn tới không thể bảo ban, khuyên răn được con cái mình. 
Phần còn lại là do bố mẹ quá bận với những mối lo cơm áo gạo tiền, quan hệ xã hội không 
quan tâm tới con cái, không chia sẻ chuyện trò với con dẫn tới không thấy được sự thay đổi của con 
mình khi tới tuổi trưởng thành. Thậm chí, họ bận rộn đến mức vô tâm không hề hay biết việc con cái 
mình đang sống thử. Chính vì thế, mà con trẻ có những suy nghĩ lệch lạc trong việc nhận thức và 
nhìn nhận việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đ nh. 
2325 
3.3 Nguyên nhân xã hội 
Xã hội ngày nay không ngừng phát triển, khoa học công nghệ cũng ngày một tiên tiến. Điều đó 
dẫn sự du nhập của các nước phương Tây tác động không ít đến suy nghĩ và nhận thức của giới trẻ. 
Chính việc ‚học hỏi‛ và ‚hưởng ứng‛ sự ‚hiện đại‛ và thoải mái trong lối sống mà tình trạng quan hệ 
tình dục và "sống thử" trước hôn nhân ở giới trẻ (trong đó có Việt Nam) đang tăng cao. Theo một 
phúc trình của Y tế Việt Nam ngày 27/3/2013, khoảng 44% thanh niên và vị thành niên ở Việt Nam 
chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân.[3] Nhiều bạn trẻ dễ dãi, cho rằng việc đó là bình 
thường, họ suy nghĩ đơn giản rằng chỉ là "thử" thì sẽ không gây hậu quả gì. Một số khác thì sống 
thử do tác động của ‚hiệu ứng số đông‛, điển hình là tại các trang mạng xã hội, việc thấy bạn bè 
đăng tải những hình ảnh sống thử sẽ khiến cho bản thân bị thúc đẩy, tò mò muốn trải nghiệm cảm 
giác sống thử là như thế nào và từ đó dẫn đến việc họ cảm thấy ‚sống thử‛ trở nên bình thường 
hoá. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả mình theo sống thử, không thấy 
hợp thì chia tay, xem nhẹ việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đ nh. 
4 CÁC MẶT TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CỦA VIỆC SỐNG THỬ 
4.1 Tiêu cực 
Không bền lâu: 
– Chính vì cái mác ‚sống thử‛ mà người ta cũng ít có trách nhiệm với nhau hơn. Đó là cuộc 
sống tạm bợ, dễ làm cho người ta chán nhau, nhất là những cặp sinh viên ‚sống thử‛ còn 
phải mang theo nỗi lo học hành thì việc phải chăm lo, bận tâm cho người yêu thì càng khiến 
họ dễ cáu gắt và từ bỏ sớm. 
– Những cặp nam nữ "sống thử" có tỷ lệ ngoại tình cao gấp 4 lần so với những cặp vợ chồng 
thực sự, chất lượng đời sống thể chất và tình cảm cũng thấp hơn. Vì vậy nếu xảy ra xung đột 
hoặc nhận thấy không hoà hợp, họ sẵn sàng chia tay, nên nó không có tính bền vững. Theo 
thống kê tại Việt Nam thì sống thử trước hôn nhân, đặc biệt là ở sinh viên, có trên 90% các 
cặp đôi tan vỡ, bởi họ chưa có khả năng tự quyết định cuộc sống của mình, chưa có công ăn 
việc làm ổn định. Khảo sát năm 2006 cho thấy, 56% sinh viên cho biết hiện đang có người 
yêu, nhưng chỉ có 26% trong số họ cho biết mức độ yêu là nghiêm túc để có thể dẫn đến hôn 
nhân, do vậy khi gặp vấn đề trở ngại thì khả năng tan vỡ mối tình là rất cao.[4] 
Tước đi quyền được sống và hạnh phúc của con cái: 
– Các cặp đôi đến với nhau để thoả mãn sở thích, nhu cầu bản thân nhưng đến khi đổ vỡ, 
người phụ nữ không may mang thai thì lúc này nỗi bất hạnh sẽ đến với những đứa trẻ khi có 
thể chúng sẽ không được thấy ánh dương mặt trời của sự ‚nhẫn tâm và tàn nhẫn‛ của cha 
mẹ. Theo Hội kế hoạch hóa gia đ nh Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang dẫn đầu 
khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Đáng chú ý hơn là vị thành niên, thanh niên 
chiếm 22% số vụ nạo phá thai và đang có xu hướng tăng. Thống kê của Bệnh viện Phụ sản 
Trung ương cho thấy, trong hơn 5.000 ca nạo phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24 
tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 
18%.[5] 
2326 
– Mặc khác, nếu đứa trẻ được sinh ra thì cũng sẽ rất đáng thương vì ‚thiếu vắng sự ấm áp‛ từ 
tình thương của cha hoặc mẹ. Và như thế, chúng sẽ là những đứa trẻ phát triển không bình 
thường về thể lý và tâm lý. 
Sống thử thường gây nhiều thiệt thòi cho phụ nữ: 
– Về sức khỏe, khi quan hệ không an toàn thì họ có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường 
tình dục như AIDS, giang mai... các viêm nhiễm đường sinh sản, nạo thai dẫn đến tai biến 
như vô sinh, ung thư... Về tâm lý, sau cú sốc họ sẽ trở nên chai sạn, mất niềm tin vào tình 
yêu và hôn nhân. Nhiều người khác thì trở nên buông thả, vì không còn trinh tiết để giữ gìn 
nữa nên họ sẵn sàng quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người khác. 
– Giới trẻ ngày nay hưởng ứng quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng lại rất ít người biết cách 
quan hệ an toàn. Và khi có thai chỉ có 36% là sẽ cưới (Khảo sát ở Đại Đại học Y dược Thái 
nguyên). Theo con số 36% này dễ dàng nhận thấy có rất nhiều trường hợp người đàn ông tìm 
cách bỏ rơi bạn gái và cái thai.[6] Người con gái sẽ bị xã hội phê phán, coi thường, dèm pha. 
Nghiêm trọng hơn nếu mối quan hệ đó không đi đến hôn nhân, thì người con gái từng lầm lỡ 
một lần trong đời khó mà được chấp nhận trong những mối quan hệ và hôn nhân sau này. 
Bên cạnh đó, tổn thương sẽ mang lại tâm lý tiêu cực cho người phụ nữ, một mình họ chống 
chọi với dư luận cũng như phải nuôi con ở tuổi còn quá trẻ, đó thật sự là điều rất thiệt thòi cho 
người phụ nữ. Những điều đó sẽ gây nên áp lực cực kì lớn đối với người phụ nữ, với họ lúc 
này như sống ở địa ngục vậy. Thời gian lâu dài sẽ dẫn đến trầm cảm hoặc tệ hơn là họ tìm 
đến cái chết để giải thoát cho bản thân. 
– Chưa kể ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng rủi ro mắc 
bệnh lây truyền qua đường tình dục, các viêm nhiễm đường sinh sản, mang thai ngoài ý 
muốn vẫn hiện hữu. Ví dụ, mỗi lần sử dụng bao cao su, tỷ lệ rủi ro lây nhiễm bệnh hoặc 
mang thai vẫn vào khoảng 5% (tỷ lệ rách bao cao su là từ 0,4% đến 2,3%, tỷ lệ tuột là 0,6% và 
1,3%). Chưa dừng lại ở đó, có trường hợp bao cao su không bị rách hoặc tuột thì có 1”2% phụ 
nữ được kiểm tra là vẫn có tinh dịch sau khi quan hệ tình dục dùng bao cao su. 
– Mặc khác, có một số phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Việc làm này tuy có hiệu quả 
trước mắt nhưng sẽ để lại nhiều di chứng lâu dài, khiến niêm mạc tử cung bị teo lại, trứng 
không làm tổ được, dẫn tới mang thai ngoài dạ con, vô sinh. 
Không còn hào hứng sau kết hôn: 
– Đây là điều mà các cặp đôi sống thử và có ý định kết hôn cần lưu ý. Đôi khi, việc 2 người sống 
chung 1 mái nhà sẽ dẫn đến việc bạn quá hiểu đối phương, cảm thấy họ không còn thú vị. 
Đến khi tiến tới kết hôn thì cuộc sống vợ chồng trở nên nhạt nhẻo, mong manh. Bởi khi sống 
thử, các bạn trẻ đã cống hiến cho nhau hết, chẳng còn khoảng cách, chẳng giấu giếm điều 
gì, nên sự mặn nồng trong đời sống vợ chồng là không còn. 
2327 
4.2 Tích cực 
Việc sống thử trước hôn nhân có khá nhiều tiêu cực, tuy nhiên cũng tùy vào trách nhiệm, ý thức mỗi 
người mà nó sẽ thay đổi trở nên tích cực hơn. 
Có nhiều thời gian bên nhau hơn: 
– Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, họ khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên người đặc biệt 
của đời mình. Tuy nhiên, nếu quyết định sống thử, họ sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề 
này nữa. Dù có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bản thân cũng sẽ thấy rất vui 
và hạnh phúc khi có người đang chờ ở nhà. 
Hiểu nhau rõ hơn: 
– Những lần hẹn hò chỉ giúp hiểu phần nào về đối phương. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau sẽ 
có cơ hội để hiểu về đối phương rõ hơn nhiều. Họ có thể hiểu rõ hơn về sở thích, lối sống, và 
những khuyết điểm của đối phương. Tránh được việc vỡ mộng sau hôn nhân. 
Chia sẻ tài chính: 
– Việc sống cùng nhau sẽ giúp cả hai có thể chia sẻ hóa đơn tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí 
sinh hoạt hàng ngày Đây là một ưu điểm của lối sống này. Chính nhờ thế, áp lực về tài 
chính của cả bạn và người ấy sẽ đỡ nặng nề hơn. 
Tự do “y u đương”: 
– Sự thân mật về mặt thể xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng 
và thoái mái trong cuộc sống của các cặp đôi. Việc này giúp họ giải tỏa mọi ức chế khi 
những ham muốn tình dục của họ được thỏa mãn. 
5 GIẢI PHÁP 
Để việc sống thử trước hôn nhân không còn là một tệ nạn thì: 
– Cá nhân mỗi người nên xác định rõ ràng bản thân mình cần gì. Nhận thức được cái ‚được‛ 
và ‚mất‛ của việc sống thử. Đừng để những ‚thú vui‛ trước mắt mê hoặc rồi sau này phải hối 
hận. 
– Về phía gia đ nh cần quan tâm, chia sẻ với con cái nhiều hơn. Quan sát và bảo ban con khi 
con vào độ tuổi đang trưởng thành. Hãy làm một tấm gương sáng để các con mình noi theo. 
– Các nguồn truyền thông, báo chí nên tuyên truyền lối sống lành mạnh, chỉ ra những tác hại 
khôn lường của ‚sống thử‛. 
6 TỔNG KẾT 
Sống thử nên hay không? Đây là một câu hỏi rất khó để có câu trả lời và nó phụ thuộc vào cách suy 
nghĩ cách sống của mỗi người. Sống thử có thể nói vừa có lợi vừa có hại nhưng xét nhiều khía cạnh 
thì phần hại lại chiếm đa phần hơn. Một thực tế mà ai cũng phải công nhận là hậu quả của việc 
sống thử để lại là không thể lường trước được. Và nếu xem qua các diễn đàn, các phương tiện 
truyền thông như internet, báo, đài thì các ý kiến không đồng tình là chiếm đa số. 
2328 
Vậy các bạn trẻ trước khi quyết định sống thử hãy suy nghĩ thật kỹ. Tại sao chúng ta không sống 
thật mà lại phải sống thử? Tại sao chúng ta phải mang cả cuộc đời của mình ra thử, ra nháp? Nếu 
bạn muốn sống thử, hãy đảm bảo rằng bản thân bạn đã chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cần có 
khi bắt đầu cuộc sống với một người, cùng với đó là những biện pháp quan hệ an toàn và phải 
chắc rằng bạn đã có cách đương đầu và giải quyết những tình huống xấu xảy ra. Hãy quyết định 
thật sáng suốt để không phải hối hận khi lựa chọn việc sống thử của mình. Hãy sống sao để sau 
này khi nhìn lại quá khứ ta sẽ thấy hạnh phúc về những đều mình đã làm thay vì hối hận. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] https://vnexpress.net/song-thu-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-xa-hoi-van-hoa-2003570.html 
[2] https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586 
[3] https://thanhnien.vn/gioi-tre/tinh-duc-truoc-hon-nhan-lon-ma-chua-du-khon-33515.html 
[4] 
20190305160922154.htm 
[5] 
20190904150523754.htm 
[6]  

File đính kèm:

  • pdfvan_de_song_thu_o_gioi_tre_hien_nay.pdf