Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn

Nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao là nguồn lực quan trọng để

phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của Thái Nguyên mà cả nước nói

chung. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nguồn lao

động, cơ cấu sử dụng lao động và vấn đề việc làm ở tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2010-2019. Bài viết vận dụng phương pháp thống kê; thu

thập, xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên; phân tích,

tổng hợp các báo cáo của Phòng Việc làm và An toàn lao động - Sở

Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu

đã cho thấy, Thái Nguyên có nguồn lao động rất đông đảo, trình độ

chuyên môn cao hơn mức trung bình của vùng Trung du miền núi Bắc

Bộ và của cả nước. Tuy nhiên, khả năng giải quyết việc làm của tỉnh

còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp

tương đối cao. Việc đề xuất một số giải pháp đúng đắn và thực hiện

một cách nghiêm túc, có hiệu quả đã góp phần nâng cao trình độ cho

người lao động, từ đó tạo việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm,

giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong tỉnh.

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 1

Trang 1

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 2

Trang 2

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 3

Trang 3

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 4

Trang 4

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 5

Trang 5

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 6

Trang 6

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 7

Trang 7

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 8

Trang 8

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 9

Trang 9

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 77420
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn

Vấn đề lao động và việc làm của tỉnh Thái Nguyên: tiếp cận từ góc độ lí luận đến thực tiễn
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 54 - 63 
 54 Email: jst@tnu.edu.vn 
LABOR AND EMPLOYMENT ISSUES OF THAI NGUYEN PROVINCE: 
ACCESS FROM THEORY TO PRACTICE 
Duong Quynh Phuong, Chu Thi Trang Nhung
*
TNU - University of Education 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 05/02/2021 Abundant and high-quality labor force is an important resource for socio-
economic development not only of Thai Nguyen but also the whole 
country in general. The article focuses on analyzing and evaluating the 
current situation of labor resources, employment structure and 
employment issues in Thai Nguyen province in the period 2010-2019. 
This study applied statistical methods; collected and processed data from 
the Statistical Yearbook of Thai Nguyen province; analyzed and 
synthesized reports from the Department of Employment and Labor 
Safety - Department of Labor, Invalids and Social Affairs of Thai 
Nguyen province. The results showed that Thai Nguyen has a large 
workforce with higher professional qualifications, the average level of the 
Northern Midlands and Mountains region and the whole country. 
However, the province's job creation capacity is still inadequate, leading 
to relatively high job shortage and unemployment. Proposing a number of 
correct solutions and seriously and effectively implemented has 
contributed to improving the qualifications of workers, thereby creating 
jobs for thousands of workers each year, significantly reducing the rate 
unemployment and job shortage in the province. 
Revised: 19/3/2021 
Published: 28/4/2021 
KEYWORDS 
Labor source 
Workforce 
Job 
Unemployment 
Job shortage 
VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN: 
TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ LÍ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN 
Dương Quỳnh Phương, Chu Thị Trang Nhung* 
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 05/02/2021 Nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao là nguồn lực quan trọng để 
phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của Thái Nguyên mà cả nước nói 
chung. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nguồn lao 
động, cơ cấu sử dụng lao động và vấn đề việc làm ở tỉnh Thái Nguyên 
giai đoạn 2010-2019. Bài viết vận dụng phương pháp thống kê; thu 
thập, xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên; phân tích, 
tổng hợp các báo cáo của Phòng Việc làm và An toàn lao động - Sở 
Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu 
đã cho thấy, Thái Nguyên có nguồn lao động rất đông đảo, trình độ 
chuyên môn cao hơn mức trung bình của vùng Trung du miền núi Bắc 
Bộ và của cả nước. Tuy nhiên, khả năng giải quyết việc làm của tỉnh 
còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp 
tương đối cao. Việc đề xuất một số giải pháp đúng đắn và thực hiện 
một cách nghiêm túc, có hiệu quả đã góp phần nâng cao trình độ cho 
người lao động, từ đó tạo việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm, 
giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong tỉnh. 
Ngày hoàn thiện: 19/3/2021 
Ngày đăng: 28/4/2021 
TỪ KHÓA 
Nguồn lao động 
Lực lượng lao động 
Việc làm 
Thất nghiệp 
Thiếu việc làm 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.3994 
*
 Corresponding author. Email: trangnhungspdl@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 54 - 63 
 55 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới 
nói chung và của các nước nói riêng, bất kì quốc gia nào cũng đặt vai trò nguồn nhân lực lên 
hàng đầu [1]. Đối với nước ta, Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: 
“Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một 
trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [2]. 
Thái Nguyên là một trung tâm về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba của cả nước, là 
trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thái Nguyên có vị trí 
địa lí thuận lợi, nằm liền kề Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc [3]. 
Chính vì vậy, hàng năm Thái Nguyên thu hút được đông đảo lực lượng lao động. Năm 2019, lực 
lượng lao động của tỉnh đạt 777,2 nghìn người (chiếm 60,2% dân số toàn tỉnh), cao hơn tỉ lệ này 
của cả nước là 50,4% [4]. Trong vòng 9 năm, từ 2010 đến năm 2019, lực lượng lao động của tỉnh 
tăng thêm 92 nghìn người, trung bình mỗi năm tăng từ 10-11 nghìn lao động. Bên cạnh đó, Thái 
Nguyên đã và đang từng bước giải quyết tốt việc làm cho người lao động. Năm 2019, số lao động 
được tạo việc làm tăng thêm của toàn tỉnh đạt 24.744 người vượt 43,3% kế hoạch năm và tăng 
8.594 lao động có việc làm so với năm 2010 [5]. 
Mặc dù nguồn lao động chiếm tỉ lệ cao nhưng hiện nay vấn đề lao động và việc làm của tỉnh 
vẫn còn nhiều bất cập, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn khá cao (năm 2019, tỉ lệ thất nghiệp 
của tỉnh là 1,61%, tỉ lệ thiếu việc làm 0,97%). Xét theo từng nhóm tuổi thì lao động trẻ từ 15-24 
tuổi là những người thất nghiệp nhiều nhất là 4,54%, trong đó khu vực thành thị là 6,81% và khu 
vực nông thôn là 3,48%. Tỷ lệ thiếu việc làm cũng có sự chênh lệch giữa giới nam và nữ (năm 
2019 tương ứng là 1,15% và 0,78%), giữa khu vực thành thị và nông thôn (khu vực thành thị tỷ lệ 
này cao hơn là 1,24%, nông thôn là 0,87% vào năm 2019) [4] [6]. 
Bài báo này tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn lao động và vấn đề việc làm trên địa bàn 
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2019, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn 
lao động và giải quyết tốt vấn đề việc làm của tỉnh Thái Nguyên (tăng cường hội nhập, hợp tác 
quốc tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, toàn diện; làm tốt công tác hướng nghiệp, 
nhất là lao động trẻ nhằm tăng cơ hội tìm được việc làm...), từ đó góp phần thực hiện thành công 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong xu thế hội nhập và phát triển. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu  ... o, giáo dục nghề nghiệp chưa 
thực sự dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội; đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu 
về chuyên môn nghiệp vụ, còn sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các địa phương trong 
tỉnh. Thứ ba, hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực của tỉnh chưa 
đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã hội, văn hoá tỉnh Thái 
Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Việc tổ chức, đánh giá chất lượng dạy và học ngoại ngữ, 
bồi dưỡng một số hiểu biết, kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế chưa đáp ứng yêu cầu [2]. 
3.3. Vấn đề việc làm của tỉnh Thái Nguyên 
Lĩnh vực việc làm đang là vấn đề được toàn thể xã hội nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói 
riêng hết sức quan tâm. Trong giai đoạn 2010-2019, toàn tỉnh đã tạo việc làm tăng thêm cho 
230.356 lao động. Năm 2019 Thái Nguyên đã giải quyết việc làm tăng thêm cho 24.744 người, 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 54 - 63 
 60 Email: jst@tnu.edu.vn 
đạt 165% so với kế hoạch năm là 15.000 người, tăng 8.594 lao động so với năm 2010. Trong đó 
TP. Thái Nguyên: 5.250 người, TP. Sông Công: 1.470 người, thị xã Phổ Yên: 5.102 người, huyện 
Định Hóa: 1.167 người, huyện Đại Từ: 3.460 người, huyện Phú Lương: 3.072 người, huyện Võ 
Nhai: 801 người, huyện Đồng Hỷ: 1.142 người, huyện Phú Bình: 3.280 người [4], [5], [6]. Điều 
này cho thấy, các thành phố lớn, thị xã và các huyện tập trung nhiều khu công nghiệp, kinh tế 
phát triển thì khả năng tạo việc làm sẽ cao hơn so với các huyện thuần nông, vùng núi, vùng sâu 
vùng xa. 
3.3.1. Việc làm phân theo ngành kinh tế 
Trong giai đoạn gần đây, tỷ trọng lao động có việc làm theo ngành có sự dịch chuyển rất tích 
cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ 
trọng lao động trong khu vực Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ. Tỷ trọng lao động có việc làm 
trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm liên tục trong những năm qua, từ 60,7% năm 
2010 xuống còn 55,5% năm 2014 và đạt 39,6% vào năm 2019. Lần đầu tiên, số lao động làm việc 
trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản dưới 40% vào năm 2019 [4]. 
Cơ cấu lao động làm việc trong khu vực Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ tăng nhanh, năm 
2019 đạt gần 60%, gấp gần 2 lần so với năm 2010 (khu vực Công nghiệp, xây dựng từ 17,1% 
năm 2010 tăng lên 33,4% năm 2019; khu vực Dịch vụ tăng từ 22,2% năm 2010 tăng lên 27,1% 
năm 2019). 
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đang diễn ra 
mạnh mẽ trong toàn quốc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trong tổng số 21 ngành kinh 
tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là ngành có tỷ trọng lao động nhiều nhất, gần 40%; tiếp đến 
là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe 
có động cơ khác, lần lượt chiếm tỷ trọng 24,4% và 9,0%... còn lại lao động trong các ngành kinh 
tế khác chiếm tỷ trọng nhỏ. 
3.3.2. Việc làm phân theo thành phần kinh tế 
Theo số liệu Thống kê năm 2019, lao động của tỉnh Thái Nguyên hoạt động chủ yếu trong khu 
vực ngoài Nhà nước (chiếm trên 75%), số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước đạt 583,8 
nghìn người, đứng thứ hai là lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2019 đạt 111,0 
nghìn người, chiếm 24,5%); chiếm tỷ trọng thấp nhất là lao động trong khu vực Nhà nước (số lao 
động khu vực Nhà nước 71,6 nghìn người, chiếm 9,3%) [4]. 
Tuy nhiên, do Thái Nguyên có nhiều chính sách mở của hội nhập, phát triển nển kinh tế 
hàng hóa, nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên cơ cấu lao động theo thành 
phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo, đây là sự thay đổi tích cực, hòa chung cùng xu 
hướng chuyển dịch của cả nước. Giai đoạn 2010-2019, lao động trong khu vực Nhà nước và 
ngoài Nhà nước giảm tỷ trọng (tương ứng giảm 1,3% và 12,4%), thay vào đó là tăng mạnh tỷ 
trọng của lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 23,7%). Điều này là do cơ 
chế mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sự hợp tác đầu tư của Công ty Samsung trên 
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 
3.3.3. Việc làm phân theo khu vực thành thị và nông thôn 
Lao động của tỉnh Thái Nguyên đang làm việc hàng năm có sự chênh lệch đáng kể giữa khu 
vực thành thị và nông thôn. Chủ yếu lao động hoạt động trong khu vực nông thôn, lớn hơn gấp 
2,5 lần khu vực thành thị. Vì vậy tỷ lệ lao động đang làm việc ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng 
rất cao, luôn trên 70% (năm 2019 đạt 70,8%); khu vực thành thị chỉ chiếm 30% vào năm 2019 [4]. 
Tuy nhiên, khu vực thành thị số lượng lao động đang làm việc tăng nhanh hơn khu vực nông 
thôn (tăng tương ứng là 1,55 lần đối với khu vực thành thị và 1,04 lần đối với khu vực nông 
thôn). Từ đó kéo theo xu hướng thay đổi tỷ trọng lao động đang làm việc ở hai khu vực này có sự 
khác nhau. Tại khu vực thành thị tăng nhanh tỷ trọng (năm 2010 là 20,9%, tăng lên 28,2% vào 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 54 - 63 
 61 Email: jst@tnu.edu.vn 
năm 2019); khu vực nông thôn giảm mạnh tỷ trọng (năm 2010 đạt tới 79,1%, sau 9 năm giảm 
xuống còn 71,8%) [3]. 
Có thể nói đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, theo xu hướng chung của cả nước. Nguyên 
nhân chính dẫn đến sự chuyển dịch này là do tỉnh Thái Nguyên đang tích cực đẩy mạnh quá trình 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có nhiều chính sách tạo việc làm, đa dạng hóa ngành nghề, đặc 
biệt ở khu vực thành thị. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực thành thị và 
nông thôn, do đó kéo theo sự chuyển dịch lao động làm việc theo hai khu vực trên. 
3.3.4. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm 
Thất nghiệp là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến đối với hầu hết các địa phương trong đó có 
tỉnh Thái Nguyên. Năm 2019, trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, số người thất 
nghệp trên địa bàn tỉnh là 9.300 người (bao gồm 4.965 nam và 4.335 nữ) và tập trung nhiều ở 
thành phố Thái Nguyên (có 3,4 nghìn người, chiếm 36,2% tổng số thất nghiệp toàn tỉnh). Tỷ lệ 
thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh Thái Nguyên ở mức thấp là 1,61% (cả 
nước là 2,17%); tuy nhiên cao hơn v ng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 1,29%. Tỷ lệ này có xu 
hướng giảm liên tục, trong vòng 9 năm, từ năm 2010 đến năm 2019 giảm 0,67% [4]. 
Tỷ lệ người thất nghiệp và số người thất nghiệp cũng có sự khác nhau giữa các địa phương 
trong tỉnh. Số người thất nghiệp của lao động lớn nhất là Thành phố Thái Nguyên với 3.363 
người, do đó tỷ lệ thất nghiệp cũng lớn nhất (2,05%), lớn hơn tỷ lệ chung của cả tỉnh. Số người 
thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thuộc về các huyện miền núi và các huyện thuần nông, 
kinh tế chậm phát triển như Phú Bình, Định Hóa, Võ Nhai [4]. 
Tỷ lệ thiếu việc làm của tỉnh thấp hơn mức trung bình so với cả nước (năm 2019, tỉnh Thái 
Nguyên có tỷ lệ thiếu việc làm là 0,97% trong khi đó cả nước là 1,27%) và thấp hơn so với toàn 
vùng (vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 1,37%). Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng giảm, năm 
2010 là 1,82%, sau 9 năm giảm xuống còn 0,97%. Có sự chênh lệch giữa giới nam và nữ (tương 
ứng là 1,15% và 0,78%), giữa khu vực thành thị và nông thôn (khu vực thành thị tỷ lệ này cao 
hơn là 1,24%, nông thôn là 0,87%). Do tỉnh Thái Nguyên ngày càng chú trọng phát triển nông 
nghiệp nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, có nhiều chính sách tạo việc làm phù 
hợp..., vì vậy đã phần nhiều giảm bớt sức ép của vấn đề việc làm [4], [6]. 
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc 
làm của tỉnh Thái Nguyên 
Trong điều kiện hiện nay của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, nhằm nâng 
cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm, cần phải chú ý và thực hiện đồng bộ một 
số giải pháp sau: 
Thứ nhất, nâng cao trí lực cho người lao động: Cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu 
khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, nhất là các trường đại học định 
hướng nghiên cứu [2]. Nhà trường chủ động tiếp cận thị trường và tạo ra nhu cầu cho doanh 
nghiệp. Thương mại hóa mạnh mẽ sản phẩm khoa học công nghệ và khởi nghiệp của các nhà 
khoa học. Tăng cường kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp. 
Thứ hai, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế: Các trường Đại học, Cao đẳng của tỉnh nên 
đẩy mạnh hoạt động tổ chức liên kết với các trường có chất lượng trên thế giới [3]. Ðồng thời 
với việc cử đi đào tạo ở nước ngoài, cần xây dựng chiến lược và lộ trình đầy đủ cho việc hội 
nhập quốc tế ngay trong từng khoa, từng ngành đào tạo [7]. Đổi mới theo hướng hội nhập hệ 
thống chương trình đào tạo với thế giới. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo quốc tế tại các 
trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh, để vừa giảm gánh nặng kinh phí, vừa đạt được hiệu 
quả trong điều kiện thực tế. Thực hiện các chính sách thu hút người tài thông qua kêu gọi các 
nhà khoa học ở nước ngoài về xây dựng quê hương. Ðây là nguồn nhân lực đáng kể, cần có 
chính sách thỏa đáng để thu hút nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội 
của Thái Nguyên. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 54 - 63 
 62 Email: jst@tnu.edu.vn 
Thứ ba, giải quyết việc làm cho người lao động: Cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
theo quy hoạch của đất nước, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, toàn diện [7]. Đẩy mạnh cải cách 
thủ tục hành chính, thu hút đầu tư và tăng cường phân cấp quản lý đối với các nội dung liên quan 
như thủ tục vay vốn hỗ trợ việc làm, công tác xuất khẩu lao động, cấp giấy phép hoạt động giới 
thiệu việc làm, dạy nghề. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tập 
trung vốn vào các dự án thu hút nhiều lao động, các ngành nghề mới đẩy nhanh tốc độ chuyển 
dịch cơ cấu lao động. Gắn công tác dạy nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao 
động, dạy nghề theo đơn đặt hàng, Làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng, định hướng 
cho người lao động, nhất là lao động trẻ sớm học nghề và thành thạo ở nghề đã học nhằm tăng cơ 
hội tìm được việc làm. Cần kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt công tác tổ chức thi tuyển việc làm, 
không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực để bảo đảm tính cạnh tranh công bằng, tạo cơ hội cho 
những người có năng lực, phẩm chất tốt nhất có cơ hội làm việc trong các cơ quan công lập [8]. 
4. Kết luận 
Thái Nguyên là trung tâm giáo dục, văn hóa, kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều thành tựu trong việc sử dụng hợp lí 
nguồn lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Cùng với đó là sự phát triển kinh tế của 
tỉnh đã ghi được nhiều dấu ấn quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp – một ngành kinh tế 
đã góp phần giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời đem lại lợi nhuận cao 
cho nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của tỉnh Thái Nguyên còn thấp, nguồn lao 
động sống ở khu vực nông thôn, miền núi và vùng dân tộc còn nhiều, do vậy xét về mặt bằng 
chung, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn thiếu nguồn lao động chất lượng cao, nhiều lao động chưa đáp 
ứng được xu thế phát triển của thời kì hội nhập và những đổi mới của cuộc cách mạng 4.0. Chính 
vì vậy, trong thời gian tới, để trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, Thái Nguyên 
cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao thể lực, trí lực cho người lao động, đồng 
thời giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng là những vấn đề cần đặt lên hàng 
đầu trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển của tỉnh. 
Lời cảm ơn 
Trong suốt quá trình nghiên cứu và viết bài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của 
nhiều các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết 
ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo là giảng viên khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái 
Nguyên đã giúp đỡ và động viên về mọi mặt để chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu. Chúng tôi 
xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Thái 
Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng Việc làm và An toàn lao động - Sở Lao động 
Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên để chúng tôi có đầy đủ số liệu và tài liệu nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] N. T. K. Ngan, “Job creation in the integration period,” Communist Review, no. 23, p. 143, 2007. 
[2] P. N. Anh, “Solutions to create jobs for rural workers,” (in Vietnamese), Political Theory, no.7, p. 19, 1999. 
[3] N. T. T. Phuong, “Current status of vocational training and job creation for workers in Thai Nguyen 
province today,” Vietnam Journal of Education, no. 423, pp. 4-8, 2018. 
[4] Thai Nguyen Statistical Office, Statistical yearbook 2010, 2019, Thai Nguyen. [Online]. Available: 
/asset_publisher/H6ZZmmTe73rP/content/niem-giam-thong-ke-tinh-thai-nguyen-nam-
2019?redirect=%2Fnien-giam-thong-ke&inheritRedirect=true. [Accessed July. 10, 2020]. 
[5] Khanh Huyen, “Creating additional jobs for 21.5 thousand people,” 2019. [Online]. Available: 
[Accessed Dec. 17, 2020]. 
[6] Thai Nguyen Statistical Office, Results of the Thai Nguyen Population and Housing Census at 0:00 on 
April 1, 2019, Thai Nguyen. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 54 - 63 
 63 Email: jst@tnu.edu.vn 
[7] T. H. Lam, “Some solutions to improve the quality of Vietnamese human resources in the context of 
integration,” Journal of Labor and Society, 2016. [Online]. Available: 
giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-1304507.html. 
[Accessed July. 29, 2020]. 
[8] D. T. Ninh, D. T. Thuy, and B. T. M. Ha, "Employment policy solutions for ethnic minority people 
graduated from universties in the Northwest area,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, 
no. 15, pp. 220-226. [Online]. Available:  [Accessed Dec. 
31, 2020]. 
[9] M. T. Nguyen, General socio-economic geography. Hanoi Pedagogical University Publishing House, 2005. 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_lao_dong_va_viec_lam_cua_tinh_thai_nguyen_tiep_can_tu.pdf