Vài nét đặc trưng đô thị hóa tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000-2015
Đô thị hóa (ĐTH) là một quá trình tất yếu khách quan trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH). ĐTH không chỉ làm thay đổi về dân
cư, sự mở rộng không gian địa lý mà còn làm thay đổi đến các yếu tố kinh tế
xã hội khác, tuy nhiên ở mỗi địa phương quá trình thực hiện không giống
nhau. Xuất phát điểm ĐTH thấp so với một số địa phương trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), với những lợi thế về vị trí địa lý, địa hình,
điều kiện giao lưu về kinh tế, hiện nay Bình Dương trở thành một trong
những tỉnh có tốc độ ĐTH nhanh nhất cả nước. ĐTH nhanh bên cạnh những
thuận lợi luôn song hành những hạn chế. Bài viết này tập trung trình bày vài
nét đặc trưng của quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương và ảnh hưởng của ĐTH
đến sự chuyển dịch đất nông nghiệp, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế
của quá trình chuyển dịch này, trên cơ sở đó đưa ra một số các khuyến nghị
hướng đến sử dụng đất theo hướng hiệu quả, hài hòa trong phát triển kinh tế,
xã hội và môi trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vài nét đặc trưng đô thị hóa tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000-2015
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 1 – 12 1 VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG ĐÔ THỊ HÓA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 Nguyễn Thị Hoài Phương1 1Trường Đại học Thủ Dầu Một Thông tin chung: Ngày nhận bài: 25/07/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 20/09/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2019 Title: Some majorcharacteristics of urbanization in Binh Duong province in the period 2000 - 2015 Keywords: Binh Duong province, characteristics, urbanization, agricultural land, shifting Từ khóa: Bình Dương, đặc trưng, đô thị hóa, đất nông nghiệp, chuyển dịch ABSTRACT Urbanization is an objective inevitability process in the era of industrialization and modernization. It does not only change the population, the geospatial expansion but also changes the socio-economic factors, each locality the process of implementation is not the same. The low point of urbanization compared to some localities in the Southern Key Economic Zone, with the advantages of geographical location, topography and economic exchange conditions, Binh Duong now becomes one in the provinces with the fastest urbanization in the country. Rapid urbanization not only brings advantages but also limits. This paper focuses on some characteristics of urbanization in Binh Duong province, and the impact of urbanization to agricultural land shifting and evaluates the positive and negative aspects of this process. On that basis, a number of recommendations are made towards land use in the direction of efficiency and harmony in economic, social and environmental development. TÓM TẮT Đô thị hóa (ĐTH) là một quá trình tất yếu khách quan trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH). ĐTH không chỉ làm thay đổi về dân cư, sự mở rộng không gian địa lý mà còn làm thay đổi đến các yếu tố kinh tế xã hội khác, tuy nhiên ở mỗi địa phương quá trình thực hiện không giống nhau. Xuất phát điểm ĐTH thấp so với một số địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), với những lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện giao lưu về kinh tế, hiện nay Bình Dương trở thành một trong những tỉnh có tốc độ ĐTH nhanh nhất cả nước. ĐTH nhanh bên cạnh những thuận lợi luôn song hành những hạn chế. Bài viết này tập trung trình bày vài nét đặc trưng của quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương và ảnh hưởng của ĐTH đến sự chuyển dịch đất nông nghiệp, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của quá trình chuyển dịch này, trên cơ sở đó đưa ra một số các khuyến nghị hướng đến sử dụng đất theo hướng hiệu quả, hài hòa trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. 1. GIỚI THIỆU Bình Dương, một tỉnh nằm trong VKTTĐPN đang có những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế xã hội (KTXH) như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Do vị trí địa lý thuận lợi cùng với những chính sách thông thoáng, hấp dẫn, Bình Dương đã thu AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 1 – 12 2 hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt ở lĩnh vực công nghiệp, là động lực đẩy nhanh quá trình CNH, ĐTH. Không thể phủ nhận sự phát triển kinh tế mạnh mẽ tỉnh Bình Dương chủ yếu do sự phát triển của công nghiệp, kéo theo quá trình ĐTH diễn ra mạnh, hệ thống đô thị của tỉnh phát triển nhanh trong thời gian qua, nhiều đô thị mới được thành lập, nâng cấp các đô thị cũ, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh kết nối các địa phương trong tỉnh và vùng phụ cận, làm cho đất đai của tỉnh chuyển dịch mạnh và sự chuyển dịch này chủ yếu từ diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến đặc điểm của quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương, phương pháp được tiến hành: (1) Phương pháp thu thập số liệu tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từ Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, Tổng Cục Thống kê Việt Nam; Số liệu biến động đất đai lấy từ Cục Quản lý đất đai, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương; Các quyết định của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2) Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu (từ những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đi trước) tiến hành so sánh, chọn lọc, phân loại, tổng hợp các số liệu, tài liệu phù hợp theo mục đích nghiên cứu. 3. NỘI DUNG 3.1 Một vài đặc điểm về tỉnh Bình Dương 3.1.1 Vị trí địa lý Bình Dương nằm trong khu vực trung tâm VKTTĐPN, nằm ở vị trí chuyển tiếp nối Nam Trường Sơn với các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 2.694,43 km2, chiếm 11,4% diện tích vùng Đông Nam Bộ, xếp vị trí thứ 4 trên Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía Nam giáp TP.HCM; Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước; Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và TP.HCM (xem hình 1). Trên địa bàn tỉnh có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia đã được mở rộng, nâng cấp, kết nối các tỉnh trong vùng, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, cơ sở hạ tầng hoàn thiện được xem là một lợi thế hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Giao thông vận tải, 2014, tr.5). Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 3.1.2 Điều kiện tự nhiên - Địa hình và thổ nhưỡng: Tỉnh Bình Dương có cơ cấu đất khá phong phú, gồm đất phù sa (13.754 ha); đất phèn (3.290 ha); đất xám (113.786 ha); đất đỏ vàng (123.684 ha); đất dốc tụ (2.519 ha) (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2010). Với ưu thế về vốn đất, tỉnh Bình Dương có nhiều điều kiện trong phát triển nông nghiệp đa dạng, thích hợp trồng nhiều loại cây, trong đó cây công nghiệp chiếm ưu thế vì diện tích loại đất này AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 1 – 12 3 chiếm tỷ lệ cao nhất. Do địa chất nền đất cứng, độ dốc nhỏ và tương đối bằng phẳng thích hợp xây dựng công trình ... đoạn 2010 - 2015 nhóm đất này tăng mạnh trở lại (xem bảng 5). Nguyên nhân do các khu dân cư, đất đã được giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích đã được quy hoạch chi tiết nhưng chậm triển khai thực hiện, hiện trạng còn để trống nên kiểm kê là đất bằng chưa sử dụng. (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, 2014). 3.3.2 Chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp Sự chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp của tỉnh không chỉ do chuyển đổi sang nhóm đất phi nông nghiệp để phục phụ cho nhu cầu xây khu công nghiệp, nhà ở, cơ sở hạ tầng... mà còn có sự chuyển đổi trong nhóm đất nông nghiệp, phù hợp với sự chuyển biến của kinh tế thị trường, xu hướng của toàn cầu hóa. Đối với đất sản xuất nông nghiệp, sự chuyển đổi chủ yếu diễn ra ở đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 35.547 ha từ năm 2000 đến năm 2015, và chủ yếu chuyển từ cây hàng năm sang trồng cây lâu năm nên diện tích cây lâu năm tăng lên đáng kể, tăng 16.042 ha (xem bảng 6). Diện tích đất có mặt nước nuôi thủy sản giảm, nguyên nhân do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nguồn nước ngày càng ít, san lấp xây dựng các dự án phi nông nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước do hoạt động công nghiệp nên hạn chế người dân tham gia sản xuất. Diện tích đất cỏ cho chăn nuôi cũng giảm do tỉnh có ít lợi thế về chăn nuôi động vật ăn cỏ, khô hạn ngày càng tăng nên diện tích cũng giảm dần. AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 1 – 12 8 Bảng 6. Hiện trạng đất nông nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2015 STT Chỉ tiêu 2000 2015 Năm 2015 so với năm 2000 (+: tăng; -: giảm) Tổng diện tích tự nhiên (ha) 269.554 269.464 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 228.266 207.439 - 20.827 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp (tỷ lệ so với diện tích tự nhiên) 215.475 (79,94%) 195.616 (72,59%) - 19.859 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 45.160 9.613 - 35.547 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 169.557 185.581 + 16.042 1.1.3 Đất cỏ cho chăn nuôi 349 - 349 1.1.4 Đất có mặt nước nuôi thủy sản 409 422 + 13 1.2 Đất lâm nghiệp 12.790 10.542 - 2.248 1.2.1 Đất rừng sản xuất 11.165 6.880 - 4.285 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.509 3.652 + 2.143 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 115 10 - 105 1.3 Đất nông nghiệp khác 0 1.281 + 1.281 Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương, 2000; 2015 - Đất lâm nghiệp: Diện tích tăng tập trung đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng không còn nữa do chuyển đổi mục đích sang đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ. - Đất nông nghiệp khác tăng do tăng cường khai thác từ diện tích đất chưa có mục đích sử dụng. 3.3.3 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người giai đoạn 2000 - 2015 giảm còn 1.057 m2/người (giảm hơn 2,75 lần) (xem bảng 7), sẽ tiếp tục thấp hơn trong những năm tới khi mà nhu cầu về đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình ĐTH, CNH cùng với đó là sự gia tăng về dân số. Bảng 7. Diện tích bình quân đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương Chỉ tiêu Năm Dân số (người) Diện tích đất sxnn (ha) Bình quân đất sxnn (m2/người) 2000 779.420 215.475 2.764 2005 1.109.318 205.578 1.854 2010 1.619.930 192.966 1.191 2015 1.947.220 195.616 1.004 Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Bình Dương và CTKBD, 2000; 2005; 2010; 2015 AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 1 – 12 9 3.3.4 Chuyển dịch diện tích đất cấp huyện Ở cấp huyện giai đoạn 2000 - 2015 do có sự phân chia lại ranh giới từ 7 đơn vị hành chính thành 9 đơn vị hành chính nên diện tích đất chuyển dịch khá mạnh: - Đất sản xuất nông nghiệp: nhìn chung tất cả các huyện đều giảm, giảm mạnh nhất ở thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng (trước cùng thuộc huyện Bến Cát) giảm 9.090 ha, kế đến là thị xã Tân Uyên và huyện Tân Uyên (trước cùng thuộc huyện Tân Uyên) giảm 5.247 ha, giảm ít nhất huyện Phú Giáo giảm 790 ha, duy chỉ có huyện Dầu Tiếng là tăng 813 ha (xem bảng 8). - Đất chuyên dùng: tăng nhanh nhất cũng thuộc thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng tăng 6.489 ha, và kế đến thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên tăng 5.547 ha (xem bảng 8), do chính sách của tỉnh thúc đẩy phát triển công nghiệp các huyện phía Bắc đi cùng là phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nên đất chuyên dùng các nơi này tăng nhanh. Chỉ có huyện Dầu Tiếng diện tích đất chuyên dùng giảm do quy hoạch lại và thực hiện chủ trương triển khai thực hiện trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp du lịch phát triển đàn thú bán hoang dã. Bảng 8. Các loại đất và phân theo huyện giai đoạn 2000- 2015 (đơn vị: ha) STT Phân theo đơn vị cấp huyện Đất sxnn Đất chuyên dùng Đất ở Đất lâm nghiệp Đất sxnn Đất chuyên dùng Đất ở Đất lâm nghiệp 2000 2015 1 TP.TDM 5.484 1.620 1.167 106 3.113 5.064 1.961 - 2 H.Dầu Tiếng 57.891 7.050 525 2.405 58.704 3.087 630 3.862 3 H.Bàu Bàng 51.746 2.791 1.133 593 28.371 3.559 731 - 4 TX. Bến Cát 14.285 5.721 934 10 5 H.Phú Giáo 42.497 3.551 525 5.284 41.707 4.051 617 5.634 6 TX. Tân Uyên 50.466 2.960 819 4.174 11.451 5.109 948 74 7 H.Bắc Tân Uyên 33.768 3.398 335 962 8 TX. Dĩ An 2.663 2.533 617 141 1.011 2.883 1.513 - 9 TX. Thuận An 4.726 2.055 1.056 84 2.781 3.234 1.695 - Biến động diện tích các loại đất năm 2015 so với năm 2000 (ha) (dấu +: tăng; dấu -: giảm; sxnn: sản xuất nông nghiệp) Đất sxnn Đất chuyên dùng Đất ở Đất lâm nghiệp 1 TP.TDM - 2.371 + 3.444 + 794 - 106 2 H.Dầu Tiếng + 813 - 3.963 + 105 + 1.457 3 H.Bàu Bàng - 9.090 + 6.489 + 532 - 583 4 TX.Bến Cát AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 1 – 12 10 5 H.Phú Giáo - 790 + 501 + 92 + 350 6 TX.Tân Uyên - 5.247 + 5.547 + 464 - 3.138 7 H.Tân Uyên 8 TX. Dĩ An - 1.652 + 350 + 896 - 141 9 TX. Thuận An - 1.945 + 1.179 + 639 - 84 Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương, 2000; 2015 - Đất ở: Tăng nhiều nhất theo thứ tự thị xã Dĩ An, đến TP.TDM (tăng 794 ha), đến thị xã Thuận An (639 ha). Đất ở 3 khu vực này tăng nhiều do giao thông thuận lợi, tiếp giáp TP.HCM và nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển sớm và do điều chỉnh địa giới hành chính.)( CPVN, 2009). 3.4 Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến chuyển dịch đất nông nghiệp tỉnh Bình Dương * Tích cực: - Thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chuyển dịch phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng vao trò vừa là yếu tố bị ảnh hưởng bởi xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa là tác nhân thúc đẩy tác động ảnh hưởng ngược lại xu hướng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các dự án công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thu hút đầu tư, tăng cường năng lực sản xuất, thông qua đó làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao thu nhập cho người dân. - Tạo tiền đề phát triển cơ sở hạ tầng xã hội: ĐTH đi cùng với CNH - HĐH làm tăng kết cấu hạ tầng KTXH, do đó làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất (chủ yếu đất nông nghiệp) cho phát triển các dự án công nghiệp, hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục. Đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ khá đồng bộ, là một trong các yếu tố góp phần đưa tỉnh trở thành một trong những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) dẫn đầu nước ta. - Góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn theo hướng ĐTH: phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tăng cường năng lực phục vụ của các công trình phúc lợi xã hội, góp phần nâng cao dân trí người dân ở nông thôn. * Hạn chế: - Việc quy hoạch phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đã lấy đi nhiều diện tích đất nông nghiệp dẫn đến dư thừa lao động nông nghiệp đã đặt gánh nặng về cơ sở hạ tầng, về sinh kế cả khu vực nông thôn lẫn đô thị. - Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở một số địa phương còn gây ra nhiều bất ổn do chính sách đền bù chưa thỏa đáng, tạo ra sự bất công đối với người bị thu hồi đất và hình thành lợi ích nhóm giữa cán bộ liên quan và nhà đầu tư đất. - Việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho lĩnh vực phi nông nghiệp đang làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo, đặc biệt là các vùng nông nghiệp hóa công nghiệp. Nếu quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh, người nông dân bị thu hồi đất chưa có điều kiện để tiếp cận với trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm, quan hệ xã hội để chuyển sang các ngành phi nông nghiệp càng làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo ngay ở khu vực nông thôn do chưa chuẩn bị kỹ về mọi mặt nên một bộ phận những người nông dân bị thu hồi đất bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Tiền bồi thường hỗ trợ không sử dụng đúng mục đích gây lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp, gây xung đột trong nội bộ gia đình, tệ nạn xã hội có nguy cơ phát triển. AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 1 – 12 11 - Sự gia tăng dân nhập cư vào các khu công nghiệp, gây áp lực lớn cho nhà ở, hạ tầng đô thị và quản lý của chính quyển địa phương; đất nông nghiệp bị thu hẹp còn do những hoạt động chưa hợp lý của việc quy hoạch; những hoạt động đầu cơ kinh doanh đất đai trên những khu vực sắp ĐTH; nhiều khu đất canh tác trên địa bàn tỉnh bị bỏ hoang, gây lãng phí do công tác quản lý kém hiệu quả. 4. Kết luận và khuyến nghị Đô thị hóa là một quá trình phức tạp, quan hệ đan xen và đa chiều, xét trong mối quan hệ này thì ĐTH là nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả. Sau 20 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, ĐTH ở Bình Dương với lợi thế xuất phát sau nên sẽ có nhiều ưu thế trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị. ĐTH cùng với CNH - HĐH gây nhiều áp lực về hạ tầng, làm cho đất đai chuyển dịch mạnh mẽ, đặc biệt là sự chuyển dịch từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trong tương lai, chiến lược quy hoạch và xây dựng đô thị của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, điều này có nghĩa là diện tích đất nông nghiệp của tỉnh sẽ còn nhiều biến động trong thời gian tới. Do đó, các cấp chính quyền cần nỗ lực đổi mới tư duy trong công tác quy hoạch, quản lí, sử dụng hợp lý đất đai nhằm đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH theo hướng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục Thống kê tỉnh Bình Dương. (2000; 2005; 2010; 2013; 2015). Bình Dương: Niên giám Thống kê. Nguyễn Sinh Cúc. (Ngày 17, tháng 12, 2004). Bình Dương - một mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tạp chí cộng sản (thực tiễn kinh nghiệm), số 23, 56-60. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (1997). Nghị định số 54/1997/NĐ-CP về việc thành lập các phường Phú Thọ, Phú Hoà thuộc thị xã Thủ Dầu Một và thị trấn Tân Phước Khánh thuộc huyện Tân Uyên ngày 28/7/1997, so-54-1997-nd-cp-cua-chinh-phu/ Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2008). Nghị định số 73/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập phường thuộc thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ngày 09/6/2008, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may- hanh-chinh/Nghi-dinh-73-2008-ND-CP-dieu- chinh-dia-gioi-hanh-chinh-xa-phuong-thanh- lap-phuong-thuoc-thi-xa-Thu-Dau-Mot-tinh- Binh-Duong-66802.aspx Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2009). Nghị quyết số 36/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên để mở rộng địa giới hành chính thị xã Thủ Dầu Một; thành lập phường thuộc thị xã Thủ Dầu Một, thành lập thị trấn Thái Hòa thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ngày 11/8/2009, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may- hanh-chinh/Nghi-quyet-36-NQ-CP-dieu- chinh-dia-gioi-hanh-chinh-92861 Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2011). Nghị quyết số 4/NQ-CP về việc thành lập thị xã Dĩ An, thành lập các phường thuộc thị xã Dĩ An và thành lập thị xã Thuận An, thành lập các phường thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày 13/01/2011, nhphu/hethongvanban?class_id=509&mode=d etail&document_id=98690 Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2013). Nghị quyết số 136/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và thành lập 16 phường thuộc thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ngày 29/12/2013, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may- hanh-chinh/Nghi-quyet-136-NQ-CP-nam- AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 1 – 12 12 2013-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-Ben-Cat- Thuan-An-Binh-Duong-217913.aspx Vũ Đình Nhân. (2012). Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Địa chính, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. Truy cập từ https://text.123doc.org/document/1030624 Phạm Thị Xuân Thọ. (2008). Địa lý đô thị. Tiền Giang: Nhà xuất bản Giáo dục. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam. (2010). Điều tra chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ đánh giá đất đai, đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Dương. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Tổng Cục Thống kê. (2000; 2010; 2015). Niên giám Thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Giao thông vận tải. (2014). Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Số 133/ GTVT- KCHTGT 10/02/2014. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. (2000; 2005; 2010; 2015). Bình Dương: Báo cáo kết quả kiểm tra đất đai tỉnh Bình Dương. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. (2014). Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tỉnh Bình Dương. Ngày 30/10/2015.
File đính kèm:
- vai_net_dac_trung_do_thi_hoa_tinh_binh_duong_giai_doan_2000.pdf