Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là một trong những nhà tư tưởng lớn

của Việt Nam thời trung đại. Tư tưởng của ông là sự kết hợp giữa Nho giáo, tư

tưởng - văn hoá bản địa, thực tiễn cuộc đời và thời đại ông sống. Trong đó, vấn đề

giáo dục đạo đức Nho giáo là một nội dung nổi bật trong hệ thống tư tưởng của

Nguyễn Bỉnh Khiêm, được đặt ra từ sự tích luỹ, chiêm nghiệm và vận dụng Nho

giáo vào Việt Nam. Bài viết này sẽ làm rõ những tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm

về vai trò của giáo dục Nho giáo và nội dung giáo dục đạo đức Nho giáo, khẳng

định những cống hiến của ông về phương diện triết học đạo đức, về sự phát triển tư

tưởng Nho giáo ở Việt Nam, từ đó cho thấy những bài học giáo dục đạo đức công

dân trong xã hội ngày nay.

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 1

Trang 1

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 2

Trang 2

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 3

Trang 3

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 4

Trang 4

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 5

Trang 5

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 6

Trang 6

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 7

Trang 7

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 8

Trang 8

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 9

Trang 9

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 11420
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo

Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức nho giáo
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 111-120
This paper is available online at 
TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO
Nguyễn Bá Cường
Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là một trong những nhà tư tưởng lớn
của Việt Nam thời trung đại. Tư tưởng của ông là sự kết hợp giữa Nho giáo, tư
tưởng - văn hoá bản địa, thực tiễn cuộc đời và thời đại ông sống. Trong đó, vấn đề
giáo dục đạo đức Nho giáo là một nội dung nổi bật trong hệ thống tư tưởng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, được đặt ra từ sự tích luỹ, chiêm nghiệm và vận dụng Nho
giáo vào Việt Nam. Bài viết này sẽ làm rõ những tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
về vai trò của giáo dục Nho giáo và nội dung giáo dục đạo đức Nho giáo, khẳng
định những cống hiến của ông về phương diện triết học đạo đức, về sự phát triển tư
tưởng Nho giáo ở Việt Nam, từ đó cho thấy những bài học giáo dục đạo đức công
dân trong xã hội ngày nay.
Từ khóa:Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo dục, đạo đức Nho giáo, trung hiếu, nhân nghĩa.
1. Mở đầu
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong thời kì đất nước bị chia cắt, chiến tranh giữa
các thế lực phong kiến Bắc triều (Mạc) và Nam triều (Lê - Trịnh) diễn ra không ngớt. Ông
ôm hoài bão thống nhất đất nước trên cơ sở những tư tưởng tích cực của Nho giáo nhưng
các thế lực xã hội không chấp nhận tư tưởng đó khiến ông phải trăn trở với các cách xử
thế: “xuất” hay “xử”, “hành” hay “tàng”. Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người
suy tư thế sự, ung dung tự tại với phong thái của một triết nhân “minh triết bảo thân”,
tự mình trở thành tấm gương dạy người, dạy đời. Ông là nhà tư tưởng tiêu biểu, nhà văn
hóa lớn, nhà giáo dục nổi tiếng của dân tộc. Tư tưởng và nhân cách của ông phủ bóng ở
thế kỉ XVI và tiếp tục có ảnh hưởng ở các thế kỉ sau. Bài viết này sẽ làm rõ tư tưởng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục Nho giáo và nội dung giáo dục đạo đức Nho giáo với
mong muốn khẳng định những cống hiến của ông về phương diện triết học đạo đức, về sự
phát triển tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam, từ đó cho thấy những bài học giáo dục đạo đức
công dân trong xã hội ngày nay.
Ngày nhận bài 01/07/2013. Ngày nhận đăng 29/09/2013.
Liên lạc Nguyễn Bá Cường, e-mail: cuongnb@hnue.edu.vn
111
Nguyễn Bá Cường
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vai trò của giáo dục Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đối với những nhà nho chân chính, giáo dục - đào tạo con người là sứ mệnh cao cả
được thực hiện một cách tự thân. Người ta theo học đạo Nho để có sự hiểu biết (không
chỉ là kiến thức Nho học, mà còn mở rộng cả Y, Lí, Số,...). Bởi thế, người xưa quan niệm
nhà nho là người thông hiểu trời đất, muôn vật và con người (Thông thiên, địa, nhân viết
Nho). Học Nho để làm người và thành người. Học Nho để có địa vị xã hội, thăng quan
tiến chức, làm vinh hiển cho bản thân và gia đình. Học Nho để hành đạo giúp đời trị bình,
thực hiện sự nghiệp kinh bang tế thế, đem tài đức của mình cống hiến cho đất nước và
nhân dân,... Những mục đích đó được thể hiện đầy đủ ở nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã học Nho, tin theo Nho, hành đạo Nho, giáo dục con người
và xã hội theo đạo Nho. Điều đó chứng tỏ ông đã nhận ra tác dụng, vai trò của giáo dục
Nho giáo nói chung và giáo dục đạo đức Nho giáo nói riêng đối với sự phát triển của mỗi
cá nhân và sự phát triển của toàn xã hội.
2.1.1. Giáo dục đối với sự phát triển cá nhân
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những quan điểm nêu rõ vai trò của giáo dục đối với sự
phát triển của mỗi người, đó là: giáo dục đem lại sự hiểu biết, thúc đẩy ý chí phấn đấu và
tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Đề cao vai trò của giáo dục, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng, cuộc sống con người
chỉ có ý nghĩa khi đạt đến sự hiểu biết (“hay”, “biết”, “làu”, “thông”,...). Theo ông, nếu
không được giáo dục, con người trở nên mờ mịt, tăm tối: “Nếu học thì hay kẻo mịt mùng”.
Việc học tập, tu dưỡng đạo lí không phải là việc nhất thời mà phải là một quá trình thường
xuyên và liên tục. Ông viết: “Làm người có dại ấy nên khôn”; “Học ngần nào, hay ngần
ấy,/ Xem bao giờ, biết bấy giờ” [3;95]. Nhu cầu hiểu biết của con người về sự vận hành
(“lí”) của trời đất, muôn vật là nhu cầu chính đáng với mục đích cuộc sống để làm người
(“đã làm người cho biết lí”) [5;433]. Và nhờ có sự hiểu biết đó mà con người có thể vận
dụng và ứng xử trong thực tiễn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ yêu cầu học trò noi gương thánh hiền thời xưa mà
còn đề cao vai trò của sự tìm tòi, học hỏi. Trong bài Khuyến sĩ thi (Thơ khuyên học trò),
ông cho rằng: khi học cần phải tìm hiểu, suy xét nghĩa lí thật sâu sắc và tinh tường, không
chỉ căn cứ vào một quy cách, phương pháp nhất định; khi vận dụng phải tùy thời để có
cách hành xử sao cho hợp tình hợp lí. Đặc biệt, ông yêu cầu học trò cần nêu cao ý chí vượt
khó, vượt khổ, không quản ngại gì để học hành theo những hình mẫu ở đời, xứng đáng là
đấng nam nhi [3;130]. Ông còn khuyên học trò cần phát huy tính tự lập, chủ động, chăm
chỉ học tập và suy nghĩ, đồng thời phê phán thói lười biếng, không biết tự lo việc học mà
chỉ ngồi chơi, ngủ ngày, ham mê điều tầm thường mà không biết xấu hổ và làm mất niềm
tin ở người lớn (xem bài Trách sĩ nhân bất học) [3;137].
112
Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức Nho giáo
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục trong việc thúc đẩy ý chí
phấn đấu của mỗi người trong xã hội. Theo quan niệm Nho giáo truyền thống, ông coi
việc học phải nhằm vào mục đích “hành đạo”. Ông cũng đồng ý với lẽ thường ở đời là học
tập sẽ tạo nên cơ hội để người học có được vị trí xã hội (làm quan). Ông vừa khuyên răn
học trò chăm chỉ, cần mẫn ngày đêm học đạo, vừa khuyến khích học trò bằng cách hướng
tới tương lai tốt đẹp của họ (thành danh, được mọi người yêu mến). Điều này được ông
nêu lên trong bài Sĩ nhân họa vận (Học trò họa vần) [3;137 - 138]. Ông gợi mở cơ hội
thành danh cho người học: “Tiền đồ rộng lớn nên ghi nhớ,/ Ai là kẻ có tiếng thơm, được
coi trọng ở đất Việt?” [2;245].
Với ý chí phấn đấu không ngừng, Nguyễn  ... 
kế sách để ổn định đất nước, ở việc xông pha giết giặc để báo đền ơn nước (Diệt tặc do
hoài báo quốc trung) [2;237,258].
Với 95 năm tuổi đời, gần 50 năm hành đạo (xét từ khi tham gia hoạt động chính trị
và sau đó tiếp tục hoạt động giáo dục), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thực hiện đạo trung theo
quan điểm của mình: Trưởng thành khi triều đại nhà Lê đang trên đà suy vong nhưng ông
không tham gia chính trường. Năm ông 37 tuổi, nhà Mạc lật đổ ngôi vua Lê, ông cũng
không tỏ thái độ vì nhà Lê mà coi khinh vua Mạc. Sau khi xem xét triều chính nhà Mạc
trong 8 năm, ông mới quyết định tự nguyện tham gia triều chính ở chính cái triều đình bị
coi là “ngụy” lúc đó. Ông “đã chọn nhà Mạc để phụng sự và đã toàn tâm, toàn ý phụng sự
nhà Mạc”, “coi việc đánh giặc để giúp các vua Mạc và cứu dân là đại nghĩa” [6;19-22].
Ngay cả khi nhà Mạc phải đương đầu với sự trỗi dậy của nhà Lê (Trung Hưng), dù già yếu
song ông vẫn tỏ rõ trách nhiệm “định kì hạn khôi phục giang sơn cũ”. Do không màng
danh lợi nên sau khi hoàn thành công việc, ông lại tìm về quán Trung Tân sống thanh
bạch. Chính tấm lòng lo nước thương dân đó đã hình thành nên ở ông tư tưởng tiến bộ về
vai trò của người dân, về đạo làm người nhân nghĩa, trung hiếu.
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, đạo hiếu - biểu hiện của quan hệ giữa cha và con được
coi là “cái tình thân tột độ”. Vì thế, ông xác định trách nhiệm và về phẩm chất đạo đức
của cha - con là: “Cha phải từ, con phải hiếu” [2;317]. Để nói lên công ơn sinh thành của
cha mẹ và qua đó nhắc nhở cháu con phải có hiếu với cha mẹ, ông thường dùng ca dao,
tục ngữ như câu “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, “Được làm người, nhờ đức cha”,...
Một mặt ông yêu cầu “con hằng thảo, kính thờ cha” nhưng mặt khác lại cho rằng cha mẹ
phải có trách nhiệm “trồng cây đức để con ăn”, phải “tích đức cho con” [3;110]. Qua bài
Tử sự phụ mẫu (“Con thờ cha mẹ”), ông nêu rõ đạo làm con phải thực hiện “trọn đạo”
với cha mẹ, cụ thể là: cung kính, tận tâm phụng dưỡng cha mẹ, sớm tối siêng năng chăm
sóc, tận tình thăm hỏi, dù cho cha mẹ có giận hờn vẫn “càng kính thuận”, khi được sai
khiến công việc chớ nên phàn nàn về sự vất vả của bản thân [3;125]. Có thể ở đây, ông đã
116
Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức Nho giáo
tiếp thu tư tưởng của Khổng Tử khi đặt nặng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ,
buộc họ phải thuận theo trong mọi trường hợp (xem Luận ngữ, “Lí nhân” - 18). Dấu ấn
đạo đức Nho gia phong kiến vẫn còn đậm nét thể hiện trong bài Khuyến hôn sự công cô
(Khuyên nàng dâu thờ cha mẹ chồng) khi ông yêu cầu người con dâu phải nhất nhất chấp
hành mọi việc làm, thói quen của nhà chồng, mọi tính yêu ghét của nhà chồng, trong mọi
trường hợp đều phải “càng gìn lễ phép”, không được suy nghĩ khác ngay cả khi bị giận
hờn, mắng, thương, lúc nào cũng phải nơm nớp đón ý (ưa thích) của mọi người trong gia
đình để lựa theo cho vừa lòng [3;128]. Ngoài ra, trong nhiều tác phẩm khác, ông cũng nói
lên sự quan tâm của người con đối với cha mẹ. Tuy nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường
gắn trách nhiệm gia đình (hiếu) với trách nhiệm xã hội (trung) nên hay nói đến “nghĩa
quân thân”, “niềm trung hiếu”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm lập thân với chí hướng nối nghiệp Nho gia và vì thế, quan niệm
và cách thức xử thế của ông về “hiếu” và “trung” vẫn trở nên quen thuộc. Ông nhận thức
được rằng chỉ có thể chọn một trong hai con đường: hành đạo hoặc ẩn dật, chứ không thể
“cầu đạo được hai”. Và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã quyết hành đạo thì cũng có nghĩa là ông
hết lòng thực hiện đạo trung hiếu. Ông chủ trương trong từng mối quan hệ xã hội đều phải
làm đúng theo chuẩn mực đạo đức của Nho gia, trong đó: “Làm tôi phải trung, làm con
phải hiếu”. Đây cũng là cách thực hiện đạo cương thường: “Tôi hết ngay chầu chực chúa,/
Con hằng thảo kính thờ cha” [3;123 - 124]. Quan điểm của ông tỏ ra có tính chất một
chiều áp đặt tình cảm và nghĩa vụ của kẻ dưới (con, bề tôi) với người trên (cha, vua/chúa).
Ông nêu quan điểm quen thuộc của Nho giáo về quy định trong việc thực hiện trung hiếu
là “trung với vua, hiếu với cha” nhưng điểm khác biệt là ở sự lập luận rằng, thực hiện điều
đó nghĩa là đã đi vào con đường đúng đắn rồi. Ông viết: “Đi trên mặt phẳng, noi theo
đường chính, không lầm lẫn rẽ sang lối khác. Làm việc của mình, đối đãi với người, nghĩ
về chỗ đó, ở vào chỗ đó. Thờ cha hết lòng hiếu, thờ vua chớ dối trá” [2;334].
Với những quan niệm trên đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm phong phú thêm nội
hàm của “trung” và “hiếu”. Điều có ý nghĩa giáo dục về trung hiếu không phải chỉ ở những
quan niệm mà ở chính đời sống thực tiễn, phương cách hành xử, nhân cách và bản lĩnh
của mỗi người. Đây mới là điều có giá trị lâu bền cả trong giáo dục cũng như trong quá
trình giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều
trí thức Nho học chân chính đều noi gương ông.
2.2.2. Giáo dục nhân nghĩa
Mục đích giáo dục nhân nghĩa của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là sự phản ánh
về thực tại xã hội đưa đẩy con người vào những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức mà
còn được thể hiện trong sự cảm thông, chia sẻ với những nỗi khổ sở, vất vả của người dân.
Trong bài Giới dĩ phú lăng bần (Răn chớ cậy mình giàu mà áp bức người nghèo), ông nêu
lên tình cảm yêu thương người nghèo khổ nhưng biện pháp giải quyết để họ thoát khỏi
tình trạng đó lại dựa trên lòng thương xót của kẻ giàu có [3;135]. Ở đây, Nguyễn Bỉnh
117
Nguyễn Bá Cường
Khiêm chưa vượt lên khỏi được ý thức hệ phong kiến mà vẫn chấp nhận trật tự đẳng cấp
giàu, nghèo nên ông chỉ kêu gọi, khuyên răn người giàu thương lấy người nghèo khổ theo
kiểu ban ơn. Ông cũng hiểu rằng, lòng tham của con người là vô cùng nhưng lại mong
muốn những kẻ giàu có hãy bằng tình yêu thương con người để đối xử “nhân nghĩa” hơn
đối với người nghèo (“không nỡ” mua rẻ của người nghèo, khi cho vay “xin đừng lấy lãi
đau”. . . ). Ông càng nhận thấy khó mà thay đổi được địa vị và thân phận của người nghèo,
và kẻ giàu có cũng khó mà thực hiện những điều “nhân nghĩa” nên ông đành đánh vào tận
cùng lòng tham của họ - đó là sự nhất thời của giàu sang bất chính (“Giàu ấy hầu toan mới
được lâu”) [3;135]. Bằng cách đó, ông hy vọng những điều khuyên răn trên sẽ được thực
hiện ở mức độ nhất định và như thế cũng là tốt hơn cho người nghèo. Đây là hạn chế của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, thể hiện tư tưởng chấp nhận hiện thực, lấy yếu tố tinh thần để thay
thế cho điều kiện vật chất.
Từ hiện thực xã hội đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm xót xa khi cảm nhận rằng
nhân nghĩa ở đời là điều hết sức quý giá nhưng người ta lại coi trọng của cải hơn cả. Ông
viết: “Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười,/ Có của thì hơn hết mọi lời” [3;77]. Do đó, ông
khuyên người đời cần phải thận trọng phòng ngừa kẻ bất nhân, chớ đặt niềm tin vào họ
vì những kẻ đó cũng chỉ ham lợi ích vật chất mà không hề có tình nghĩa gì cả (“Tua sá
quan phòng kẻ bất nhân./ Thớt có tanh tao ruồi háo miệng,/ Gang không mật mỡ kiến đam
thân?”) [3;72]. Tuy nhiên, ông tin tưởng ở kỉ cương làm người (nhân kỷ) và nêu rõ tác
dụng của việc giáo dục nhân nghĩa: Từ xưa đến nay, người có lòng nhân được biết đến với
sức mạnh vô địch, bởi thế việc gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh (Cổ lai nhân giả tri
vô địch,/Hà tất khu khu sự chiến tranh) [2;218]. Do đó, ông chủ trương giáo dục lòng nhân
theo cách “lấy lòng nhân mà đánh kẻ bất nhân” [2;306]. Nguyễn Bỉnh Khiêm tin rằng con
người và thế vận không thể bế tắc khi mà đường lối giáo dục nhân nghĩa được thực hiện:
“Đầu mối của đạo nhân từ đó mà rút ra,/ Tột độ của trị bình tới đó là đứng vững” (Nhân
đoan thị sở suy,/ Chí trị thị sở chỉ) [2;320].
Tình yêu thương con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ ở sự khoan dung,
độ lượng. Ông còn tiến xa hơn trong tư tưởng về con người khi nêu quan điểm cần phải tôn
trọng và tạo điều kiện để thế hệ sau phát triển bởi trong bản thân họ đã chứa đựng mầm
mống vươn lên khẳng định sức mạnh của mình (“Dù thấy hậu sinh thời chớ dể,/ Sừng kia
chẳng mọc, mọc hơn tai”) [3;49]. Có thể khẳng định nhân nghĩa ở Nguyễn Bỉnh Khiêm
là hướng con người vào những điều chính nghĩa (“trung chính”, “chí thiện”), là tình yêu
thương con người mà rộng nhất là yêu dân, yêu người lao động. Nhân nghĩa còn là cơ sở
của nhiều phẩm chất đạo đức và giá trị nhân văn khác. Mặc dù nhận thức được nguyên
nhân vật chất tác động đến việc thực hiện nhân nghĩa nhưng ông vẫn chủ yếu dựa vào ý
chí đạo đức để kêu gọi người ta thực hiện tình yêu thương con người.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra một số quan điểm có tính chất gợi ý, khuyên răn mọi
người suy nghĩ và hành động theo nhân nghĩa. Chẳng hạn, ông khuyên nên sáng suốt chọn
chỗ ở phải là nơi có nhiều người tốt (“nhân”) để có được cuộc sống yên vui, đầm ấm với
118
Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức Nho giáo
láng giềng [2;209]. Hoặc trong Giới sùng Phật vô ích (Răn thờ Phật vô ích), Nguyễn Bỉnh
Khiêm quan niệm cần tin vào chính con người và cho rằng tất cả là do sức mạnh (trí khôn)
của con người mà thôi. Từ nhận định: “Suy lí cho cùng Phật ấy ta”, ông khuyên con người
cần phải tu dưỡng bản thân để trở nên hiền lành, chớ dối trá, chớ đặt điều mê tín mà cần
theo triết lí: sống hiền lành thì mới hay gặp đất tốt, còn sống ác thì tuy có tìm được đất tốt
nhưng vẫn phải lo âu (“Phúc địa chi cho kẻ cưỡng cầu,/ Được chăng dun dủi bởi cơ mầu./
Ở lành chẳng rắp hay nên gặp,/ Nẻo dữ tuy tìm lại phải âu”) [3;136]. Nguyễn Bỉnh Khiêm
nêu lên phương pháp tư duy thực tế dựa trên chính điều kiện sống (làng, xã), tin vào bản
thân, không ảo tưởng và bằng chính hành động (cách sống, cách đối xử) để tạo dựng cho
cuộc sống của mỗi người. Chính điểm này, ông đã vượt lên được những giáo điều, bảo thủ
của Nho giáo, biểu hiện quan điểm thực tế khi suy nghĩ và hành động.
Như vậy, trong nội dung giáo dục nhân nghĩa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không chỉ
nhấn mạnh giáo dục tình yêu thương con người mà còn chỉ ra phương pháp tư duy và hành
động dựa trên nền tảng nhân nghĩa. Qua quan niệm của ông, tính nhân văn và chiều sâu tư
tưởng được bổ sung vào Nho giáo, góp phần hình thành và phát triển bản sắc dân tộc dựa
trên cơ sở của nhân nghĩa. Cùng với nội dung giáo dục nhân nghĩa, ông cũng chú trọng
giáo dục trung hiếu để nhằm đào tạo con người theo những phẩm chất đạo đức của Nho
gia. Nội dung cơ bản trong giáo dục nhân nghĩa được ông chú trọng là tình yêu thương con
người và coi đó là nền tảng tư duy, hành động của con người. Đây là đặc điểm của “nhân
nghĩa” Đại Việt được Nguyễn Trãi vận dụng và phát huy ở thế kỉ XV. Mặc dù tư tưởng
nhân nghĩa của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện ở tình yêu thương con người mà trước hết
hướng về người nghèo khổ nhưng ông chưa đưa ra được biện pháp thực tế để thi hành tư
tưởng nhân nghĩa nhằm mang lại cuộc sống ấm no, yên bình cho người dân. Ông mới chỉ
dừng lại ở sự kêu gọi, khuyên răn và cổ vũ lí tưởng nhân nghĩa trong giai cấp cầm quyền.
Xét theo quan điểm lịch sử cụ thể, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã
có tác dụng tích cực đối với đương thời.
3. Kết luận
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tư tưởng lỗi lạc ở Việt Nam thế kỉ XVI. Ông không
chỉ thực hành đạo Nho thông qua hoạt động chính trị mà còn dành nhiều tâm sức đào tạo
nhiều nhân tài trở thành trụ cột cho các chính quyền Mạc, Lê - Trịnh. Ông dạy học là để
truyền thụ cái chí hướng dựng nước, cứu đời. Mặc dù được coi là nhà Lí học, song ông
không giảng dạy những vấn đề có tính chất cao siêu mà trực tiếp bàn về đời sống thực tiễn
của xã hội đương thời [7;246 - 261]. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, tư tưởng về giáo dục Nho
giáo gắn liền với lí tưởng xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất và chấn hưng xã hội.
Ngày nay trong xã hội, nhất là ở những nước phát triển kinh tế thị trường, xã hội công
nghiệp - dịch vụ, đang có những biểu hiện của việc xuống cấp đạo đức trong gia đình và
xã hội, chẳng hạn con cái bất hiếu với cha mẹ, bề dưới bất kính với bề trên, sự bất tín
(trung) trong công việc, sự thờ ơ lãnh cảm trước những việc làm “nhân nghĩa”, sự thờ ơ
119
Nguyễn Bá Cường
trước vận mệnh dân tộc, trước tập thể, trước số phận người khác,. . . Điều đó khiến cho xã
hội ngày càng trở nên bất ổn, bất toàn; hiệu quả kinh tế xã hội của nguồn nhân lực giảm
sút. Vì vậy, nội dung giáo dục đạo đức Nho giáo trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
vẫn còn nguyên giá trị thời sự, vẫn có tác dụng điều hoà, quản lí xã hội theo khuynh hướng
tích cực nếu chúng ta biết gạn lọc những hạt nhân hợp lí, nhân văn của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quang Đạm, 1999. Nho giáo xưa và nay. Nxb Văn hóa - Thông tin.
[2] Đinh Gia Khánh chủ biên, 1983. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nxb Văn học, Hà Nội.
[3] Bùi Văn Nguyên, 1989. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập một - Bạch Vân quốc ngữ
thi tập. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Nguyễn Tài Thư chủ biên, 1993. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I. Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
[5] Tổng tập văn học Việt Nam, tập 6. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977.
[6] Viện Khoa học xã hội - Sở Văn hoá thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, 1991. Nguyễn
Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hoá dân tộc. Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm
xuất bản, Tp. Hồ Chí Minh.
[7] Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam - Viện Harvard - Yenching Hoa Kỳ, 2009.
Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành. Nxb Thế giới, Hà
Nội.
ABSTRACT
Nguyen Binh Khiem’s thouhg of confucian ethical education
Nguyen Binh Khiem (1491–1585) was a great Vietnamese great thinker in the
Middle Ages. His thinking was a combination of Confusianism, original cultural thought,
his own experiences and his age. The ethics of Confucianism was a important content
in Nguyen Binh Khiem’s Thinking system. It was the effect of an accumulation,
meditation and process of applying Confucian in Vietnam. This article will clarify Nguyen
Binh Khiem’ thoughs on the educational role of Confucianism as well as the ethical
contents of Confucianism. This article confirms his dedications to ethical philosophy, the
development of Confucian thought in Vietnam, and this article wants to clearly indicate
the lessons of citizen ethical education in society today.
120

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_nguyen_binh_khiem_ve_giao_duc_dao_duc_nho_giao.pdf