Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman

Thuốc giả làm thất baị quá trình điều trị, gây biến chứng và có

thể tử vong. Thuốc giả đa dạng về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ và

ngày càng được sản xuất tinh vi. Nhiều trường hợp, thuốc giả đã đến

tay bệnh nhân hoặc thậm chí được bán hết mới có quyết định thu hồi,

đình chỉ. Tình hình thuốc giả ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng

thuốc trên thị trường ngày càng lớn, các phương pháp phân tích

thườ ng quy cho kết quả chính xác nhưng tốn nhiều thời gian. Vì vậy

việc ngăn ngừa và bài trừ thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang là

thách thức lớn đối với cơ quan chức năng. Trước thực trạng ấy, việc

tìm tòi, khai thác các phương pháp mới giúp phân tích nhanh, phân

tích được số lượng thuốc lớn để ứng dụng vào quản lý chất lượng

thuốc tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Luâṭ Dươc̣ 2016 đã nêu ra 4

trườ ng hơp̣ thuốc giả, tuy nhiên để phát hiêṇ đươc̣ thuốc giả ở cả 4

trườ ng hơp̣ của Luâṭ Dươc̣ 2016 cần phải kết hơp̣ rất nhiều phương

pháp phân tích khác nhau. Vì vâỵ nôị dung của đề tài này chỉ tâp̣ trung

phát hiêṇ thuốc giả thuôc̣ hai trườ ng hơp̣ sau: (1) Không có dược chất,

(2) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo

tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu.

Qua quá trình tìm hiểu, nhận thấy phổ tán xa ̣ Raman (goị tắt là phổ

Raman) có nhiều tiềm năng để giải quyết yêu cầu khó khăn trên. Do

vậy, luận án “Nghiên cứu xây dưṇ g phương pháp phân tích phát

hiện thuốc giả bằng phổ Raman” đã được thực hiện.

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang minhkhanh 11220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích phát hiện thuốc giả bằng phổ Raman
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 
Đặng Thị Ngọc Lan 
NGHIÊN CỨU XÂY DƯṆG PHƯƠNG PHÁP 
PHÂN TÍCH PHÁT HIỆN THUỐC GIẢ 
BẰNG PHỔ RAMAN 
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT 
MÃ SỐ: 62720410 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC 
HÀ NỘI, NĂM 2017 
 Công trình được hoàn thành tại : 
 Trường Đại học Dược Hà Nội 
 Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương 
 Người hướng dẫn khoa học 
GS. TS. Thái Nguyễn Hùng Thu 
PGS.TS. Đoàn Cao Sơn 
 Phản biện 1 : ......... 
 Phản biện 2 : ......... 
 Phản biện 3 : ......... 
 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp 
Trường tổ chức tại Trường Đại học Dược Hà Nội. 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
Thư viện Quốc gia VN 
Thư viện trường ĐH Dược HN 
1 
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Tính cấp thiết của luận án 
Thuốc giả làm thất baị quá trình điều trị, gây biến chứng và có 
thể tử vong. Thuốc giả đa dạng về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ và 
ngày càng được sản xuất tinh vi. Nhiều trường hợp, thuốc giả đã đến 
tay bệnh nhân hoặc thậm chí được bán hết mới có quyết định thu hồi, 
đình chỉ. Tình hình thuốc giả ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng 
thuốc trên thị trường ngày càng lớn, các phương pháp phân tích 
thường quy cho kết quả chính xác nhưng tốn nhiều thời gian. Vì vậy 
việc ngăn ngừa và bài trừ thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang là 
thách thức lớn đối với cơ quan chức năng. Trước thực trạng ấy, việc 
tìm tòi, khai thác các phương pháp mới giúp phân tích nhanh, phân 
tích được số lượng thuốc lớn để ứng dụng vào quản lý chất lượng 
thuốc tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Luâṭ Dươc̣ 2016 đã nêu ra 4 
trường hơp̣ thuốc giả, tuy nhiên để phát hiêṇ đươc̣ thuốc giả ở cả 4 
trường hơp̣ của Luâṭ Dươc̣ 2016 cần phải kết hơp̣ rất nhiều phương 
pháp phân tích khác nhau. Vi ̀vâỵ nôị dung của đề tài này chỉ tâp̣ trung 
phát hiêṇ thuốc giả thuôc̣ hai trường hơp̣ sau: (1) Không có dược chất, 
(2) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo 
tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu. 
Qua quá trình tìm hiểu, nhận thấy phổ tán xa ̣Raman (goị tắt là phổ 
Raman) có nhiều tiềm năng để giải quyết yêu cầu khó khăn trên. Do 
vậy, luận án “Nghiên cứu xây dưṇg phương pháp phân tích phát 
hiện thuốc giả bằng phổ Raman” đã được thực hiện. 
 2. Mục tiêu của luận án 
1) Triển khai xây dựng bộ phổ Raman chuẩn cho 10 dược chất 
và xác định các tiêu chí định tính cơ bản. 
2) Thử nghiêṃ phương pháp trên để kiểm tra nhằm phát hiện 
thuốc giả dạng không có dược chất hoặc sử duṇg sai dươc̣ chất so với 
công thức trên thị trường Việt Nam. 
2 
3. Những đóng góp mới của luận án 
 Ứng dụng quang phổ Raman trong lĩnh vực kiểm nghiệm dược 
phẩm 
 Đề tài là nghiên cứu đầu tiên đưa quang phổ Raman vào ứng dụng 
trong kiểm tra chất lượng thuốc trên thị trường Việt Nam và xây dựng 
được quy trình phân tích trên thiết bị đo quang phổ Raman để bàn và 
cầm tay. 
 Đã xây dựng được quy trình định tính cho các dược chất trên các 
nền tá dược cơ bản, sử dụng hệ số HQI để đánh giá kết quả theo như 
hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị. Quy trình này đã được ứng dụng 
để kiểm tra các thuốc dạng viên nang cứng, viên nén có chứa 10 dược 
chất nghiên cứu trên thị trường. 
 Xác định bộ dịch chuyển Raman cơ bản cho các dược chất 
 Lần đầu tiên bộ dịch chuyển Raman cơ bản (BDCRCB) được xác 
định nhằm tăng khả năng nhận diện của dược chất trong các nền mẫu. 
Bộ dịch chuyển này gồm vị trí và tỷ lệ cường độ của một số đỉnh có 
cường độ lớn đặc trưng cho dược chất nghiên cứu 
 Đã triển khai xác định BDCRCB cho 5 dược chất là isoniazid, 
ethambutol HCl, sildenafil citrat, ibuprofen, lamivudin. 
 Ứng dụng công nghệ thông tin để xác định bộ dịch chuyển 
Raman cơ bản của các dược chất 
 Đã ứng duṇg công nghê ̣thông tin để xây dựng chương trình phần 
mềm xác định BDCRCB tăng tính khách quan và giảm thời gian xử lý 
dữ liêụ phổ thu đươc̣. Phần mềm gọn, dễ dàng cài đặt trong máy tính 
xách tay, kết hợp với dữ liệu phổ thu được bằng thiết bị cầm tay để có 
thể xử lý cho ra kết quả ngay sau khi đo phổ tại hiện trường. 
 Quy trình phân tích định tính để phát hiện thuốc giả 
 Đã xây dựng được quy trình sử dụng quang phổ Raman để kiểm tra 
phát hiện thuốc giả (dạng không có dược chất hay sử duṇg sai dươc̣ 
3 
chất so với công thức đa ̃đăng ký) trên thị trường bằng phối hợp sử 
dụng hệ số HQI và BDCRCB. 
4. Ý nghĩa của luận án 
Đề tài đã xây dựng được quy trình để kiểm tra thuốc giả trên thị 
trường qua các bước sau: 
1. Xây dựng bộ phổ chuẩn Raman cho các dược chất cần phân tích. 
2. Xác định BDCRCB cho các dược chất đã xây dựng bộ phổ Raman 
chuẩn. Có 2 cách xác định BDCRCB: xử lý dữ liệu phổ trực tiếp và 
xử lý qua phần mềm. Cách xử lý dữ liệu qua phần mềm sẽ cho 
BDCRCB đầy đủ được xếp theo thứ tự đặc trưng ưu tiên giảm dần 
từ trên xuống. Cách xử lý dữ liệu trực tiếp sẽ cho BDCRCB ngắn 
hơn với những đỉnh được ưu tiên cao trong danh sách. 
3. Sử dụng thiết bị Raman cầm tay để sàng lọc nhanh tất cả các mẫu 
thuốc cần phân tích. Đánh giá kết quả theo hệ số HQI được cài đặt 
trong máy. 
4. Xác định hệ số HQI theo phần mềm đã được cài đặt trong thiết bị và 
dữ liệu bộ phổ Raman chuẩn đã xác định được. 
5. Xử lý kết quả tùy theo hệ số HQI xác định được như sau: 
 HQI ≥ 90%: mẫu thử dương tính với dược chất và đạt yêu cầu. 
 HQI < 80%: mẫu thử âm tính với dược chất nên tiếp tục làm thêm 
các biện pháp khẳng định trước khi kết luận và xử lý hành chính. 
 80% HQI < 90%: mẫu thuốc thuộc trường hợp nghi ngờ và sẽ 
tiếp tục được kiểm tra thêm bằng BDCRCB trước khi kết luận. Cách 
xử lý cụ thể như sau: 
- Nếu tất cả các đỉnh trong BDCRCB của mẫu phân tích có vị trí và tỷ 
lệ cường độ nằm trong khoảng xác định thì có thể kết luận là mẫu 
dương tính với dược chất. 
- Nếu có ít nhất từ 2 đỉnh hoăc̣ tỷ lê ̣nằm ngoài BDCRCB thì lấy mẫu 
và phân ... t và một số loại tá dược cơ bản. Chẳng hạn với viên nén 
thường bao gồm hai phần: phần vỏ và phần lõi. Phần vỏ gồm các tá 
dược bao và tá dược màu, phần lõi gồm dược chất và các tá dược độn, 
rã, dính, trơn. Do việc nghiên cứu chế tạo viên mô hình và việc nghiên 
cứu phổ là độc lập, nên kết quả phân tích là khách quan. 
4.1.2. Về cách chuẩn bị mẫu đo 
Dưạ trên những ưu điểm của phương pháp quang phổ Raman nên 
đề tài đã có bước cải tiến là đo mẫu qua bao bì PE mỏng, trong suốt. 
Bước cải tiến này tuy nhỏ nhưng cũng giúp tăng tuổi thọ của các đầu 
đo, tránh bị lẫn các mẫu đo với nhau và giảm thời gian phân tích do 
sau mỗi lần đo mẫu cần vệ sinh đầu đo. 
4.1.3. Về cách biểu diễn phổ Raman 
Các phổ đồ của các dươc̣ chất đo đươc̣ đã thể hiêṇ đươc̣ bản chất 
của phổ Raman, mỗi đỉnh phổ đều thể hiêṇ dao đôṇg của liên kết trong 
phân tử. Tuy nhiên cách dùng các đỉnh đặc trưng theo các nhóm chức 
không được chọn để biểu diễn quang phổ Raman trong nghiên cứu 
này, do nội dung của luận án không phải đi theo hướng nghiên cứu 
cấu trúc mà chỉ tập trung nhận dạng các chất bằng so phổ mẫu thử với 
phổ chuẩn. Muc̣ đích cuối cùng của luâṇ án là xây dưṇg phương pháp 
để góp thêm môṭ công cu ̣ cho các cơ quan quản lý trong viêc̣ kiểm 
soát chất lươṇg dươc̣ phẩm trên thi ̣ trường. 
4.1.4. Khả năng ứng dụng trong phát hiện thuốc giả 
Phương pháp phổ Raman giúp phân tích nhanh, sàng lọc và đánh 
giá sơ bộ số lượng lớn chất lượng của các thuốc đang lưu hành trên thị 
19 
trường, giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng 
dược phẩm. 
Với các chế phẩm có hàm lươṇg dươc̣ chất (khối lươṇg/khối 
lươṇg) trong viên lớn nên phổ Raman thường có nhiều đin̉h và các 
đỉnh có cường đô ̣lớn, có thể sử duṇg các thiết bi ̣ cầm tay để phân tích 
ngay taị hiêṇ trường, cho kết quả nhanh chóng. Điều này làm cho phổ 
Raman có thêm ưu thế trong phát hiêṇ thuốc giả có thành phần không 
đúng như công thức đã đăng ký. 
Ngươc̣ laị, tá dược thường có đáp ứng nhỏ, phổ của dược chất có 
cường độ lớn, lại nhiều đỉnh, phổ của tá dược bị lẫn vào phổ dược chất 
là khó tránh khỏi, nhất là trong các trường hợp tỉ lệ tá dược bị làm giả 
thấp thì cực kỳ khó phát hiện. Khi phân tích thuốc giả về tá dược, cần 
sử dụng các thiết bị Raman có độ phân giải cao, các máy để bàn sẽ 
giải quyết vấn đề này tốt hơn máy cầm tay. 
4.2. VỀ KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CÁC DƯỢC CHẤT BẰNG 
PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ RAMAN 
Hệ số HQI được tự động tính toán dựa trên sự so sánh toàn phổ 
giữa mẫu thử và mẫu chuẩn trong vùng dải đo được lựa chọn. Vì thế 
nó bị ảnh hưởng bởi nhiễu nền và tá dược mà người làm phân tích 
không can thiệp được. Nhưng bên cạnh đó, việc tính toán theo hệ số 
HQI có ưu điểm là cho kết quả nhanh, thuận tiện vì phần mềm tính 
toán được tích hợp cùng thiết bị đo. Do đó, các thiết bị cầm tay với 
cách tính kết quả bằng HQI sẽ thích hợp cho nghiên cứu sàng lọc số 
lượng mẫu lớn trên thị trường. 
Trong quá trình thực hiện đề tài, quy trình phân tích xây dựng đã 
được áp dụng với một số lượng lớn mẫu thuốc trên thị trường. Tuy 
chưa phát hiện được mẫu thuốc giả nào (dạng không có dược chất 
hoặc thiếu thành phần), nhưng phương pháp này đã giảm gánh nặng 
cho công tác kiểm tra giám sát chất lượng thuốc tại thực địa của các cơ 
quan chức năng: không phải mang hóa chất thuốc thử đi theo như các 
20 
phương pháp khác (mini-lab, sắc ký lớp mỏng), thời gian phân tích 
một mẫu rất nhanh (15-20 giây/mẫu) giúp sàng lọc được số lượng mẫu 
lớn trong thời gian ngắn, tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí. 
4.3. VỀ KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BỘ DỊCH CHUYỂN RAMAN CƠ 
BẢN CỦA MỘT SỐ DƯỢC CHẤT 
Quy trình này được xây dựng để định tính các chất thông qua bản 
chất phổ, tức là dựa vào vị trí và cường độ của các giá trị dịch chuyển 
Raman. Đối với các thuốc thường nền mẫu phức tạp vì có nhiều tá 
dược nên cần làm giảm sự ảnh hưởng nền mẫu tới phép đo. Nếu chất 
phân tích có cường độ tán xạ Raman mạnh và nền mẫu có cường độ 
Raman yếu thì kết quả phép đo sẽ chính xác hơn. 
Ngoài các đỉnh của các liên kết đặc trưng, khi có bức xạ kích thích 
chiếu vào, phân tử còn tán xạ ra các bức xạ là tương tác giữa các gốc, 
các liên kết trong phân tử với nhau tạo nên các đỉnh đặc trưng riêng 
cho mỗi phân tử. Các đỉnh đặc trưng này có thể được sử dụng như 
“dấu vân tay” để so sánh và xác định xem các tín hiệu đó có phải là 
của chất khảo sát hay không. BDCRCB chính là tập hợp các “dấu vân 
tay” để tăng khả năng xác định dược chất trong viên. 
Các BDCRCB của một số dược chất vừa xác định được đã được 
ứng dụng kiểm tra cho một số thuốc trên thị trường và cho kết quả khả 
quan. Bô ̣dic̣h chuyển này có thể áp duṇg cho nhiều loaị chế phẩm có 
hàm lươṇg dươc̣ chất (khối lươṇg/khối lươṇg) khác nhau trên thi ̣ 
trường vì về bản chất bô ̣dic̣h chuyển lưạ choṇ những đỉnh đăc̣ trưng 
dưạ trên chuẩn dươc̣ chất ít bi ̣ ảnh hưởng của các tá dươc̣ thường 
dùng. Vi ̀thế với các viên có khối lươṇg lớn, tỷ lê ̣tá dươc̣ lớn thì các 
đỉnh có cường đô ̣lớn của tá dươc̣ đều đã bi ̣ loaị bỏ khỏi BDCRCB nên 
viêc̣ so đỉnh ít bi ̣ ảnh hưởng. Do đó, nếu viên thưc̣ tế có hàm lượng 
không đúng như viên mô hình nhưng vẫn thể hiện đủ các đỉnh với vi ̣ 
trí và tỷ lê ̣cường đô ̣như bô ̣dic̣h chuyển thì vẫn kết luận đươc̣ là có 
dược chất. 
21 
4.4. VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ XÁC ĐỊNH 
BỘ DỊCH CHUYỂN RAMAN CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ DƯỢC 
CHẤT 
Phương pháp định tính theo HQI cũng có một số nhược điểm 
như đã nêu ở trên (bị ảnh hưởng bởi nền mẫu). Do đó, cần phải tìm ra 
bộ dữ liệu Raman đặc trưng để tăng khả năng phát hiện của các dược 
chất trong viên, cũng như các chương trình xử lý số liệu để mở rộng 
khả năng áp dụng của bộ dữ liệu này. 
Để nhận diện dược chất có trong các mẫu thử vẫn có thể dùng 
HQI để sàng lọc ban đầu. Những trường hợp cho HQI đủ lớn có thể 
khẳng định ngay sự có mặt của dược chất trong mẫu. Những trường 
hợp có HQI quá bé có thể kết luận được sự không có mặt của dược 
chất trong mẫu. Những trường hợp còn chưa kết luận được cần sử 
dụng thêm các biện pháp khác để có kết luận phù hợp. 
Chương trình xử lý số liệu bằng Microsoft Visual FoxPro 
được xây dựng dựa trên nguyên tắc xác định BDCRCB theo cách trực 
tiếp nhằm tăng tính khách quan và cho kết quả chính xác hơn. Phần 
mềm cũng đã được thiết kế để xác định được BDCRCB cho các viên 
mô hình với các hàm lươṇg khác nhau. Do đó, phạm vi áp dụng của 
phần mềm này là rất rộng, khi gặp nhiều đối tượng phân tích khác 
nhau (các thuốc có hàm lượng thay đổi khác nhau trên thị trường), 
phần mềm này vẫn xử lý được với số lươṇg viên mô hình tùy choṇ. 
Với phần mềm xác điṇh BDCRCB cho thiết bi ̣ cầm tay se ̃là 
môṭ công cu ̣hữu ích giúp cơ quan quản lý có thể kiểm tra chất lươṇg 
thuốc ngay taị hiêṇ trường. Với mỗi dươc̣ chất có thể quét phổ của tất 
cả các chế phẩm có số đăng ký ở Cuc̣ Quản lý Dươc̣ làm nguồn dữ 
liêụ đầu vào, sử duṇg BDCRCB xác điṇh đươc̣ có thể kiểm tra đươc̣ 
tất cả các mẫu trên thi ̣ trường. 
Microsoft Visual FoxPro là môṭ phần mềm khá phổ biến, dê ̃
sử duṇg và hoàn toàn có thể chuyển đổi dữ liêụ phổ thu đươc̣ từ cả 
22 
máy Raman để bàn và cầm tay. Với các chương triǹh đã đươc̣ xây 
dưṇg để xử lý kết quả phổ đo đươc̣ se ̃là môṭ công cu ̣maṇh giúp phân 
tích đươc̣ số lươṇg lớn thuốc và cho kết quả ngay taị hiêṇ trường. 
4.5. VỀ THỬ NGHIÊṂ PHƯƠNG PHÁP TRONG KIỂM TRA 
PHÁT HIÊṆ THUỐC GIẢ TRÊN THI ̣ TRƯỜNG 
Trong thời gian thưc̣ hiêṇ đề tài, không có mẫu thuốc giả nào 
(daṇg không có dươc̣ chất hoăc̣ sử duṇg sai dươc̣ chất) đươc̣ phát hiêṇ 
(mẫu dương tính) nên tiến hành làm mẫu giả tư ̣ taọ như sau: 40 chế 
phẩm trên thi ̣ trường đươc̣ lấy về đã đươc̣ làm mù mẫu, mã hóa và 
kiểm tra bằng phần mềm xây dưṇg cho thiết bi ̣ cầm tay. Kết quả cho 
thấy 5 mẫu dương tính đều chứa đúng dươc̣ chất đươc̣ kiểm tra, 35 
mẫu còn laị đều âm tińh với dươc̣ chất đươc̣ kiểm tra. Do vâỵ, quy 
trình đã xây dưṇg là khả thi và có thể phát hiêṇ đươc̣ thuốc giả daṇg 
không có dươc̣ chất hoăc̣ sử duṇg sai dươc̣ chất so với công thức đa ̃
đăng ký. 
Các nghiên cứu phát hiêṇ thuốc giả trên thế giới chủ yếu tâp̣ 
trung theo hướng phát hiêṇ thuốc sản xuất maọ danh các nhà sản xuất. 
Những nghiên cứu này đều đã tâṇ duṇg đươc̣ những ưu thế nổi bâṭ của 
phổ Raman trong phát hiêṇ thuốc giả. Tuy nhiên, se ̃cần phải có công 
thức chuẩn và nguyên liêụ chuẩn cho từng chế phẩm của mỗi nhà sản 
xuất. Do vâỵ, hướng nghiên cứu này se ̃phù hơp̣ cho các nhà sản xuất 
hơn là cho các cơ quan quản lý với muc̣ tiêu kiểm tra chất lươṇg thuốc 
trên thi ̣ trường. Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu thuốc giả maọ 
danh, thuốc nhái các nhà sản xuất vì muc̣ tiêu chińh là xây dưṇg 
phương pháp để góp thêm môṭ công cu ̣ hữu hiêụ giúp các cơ quan 
quản lý kiểm tra nhanh đươc̣ số lươṇg lớn thuốc ngay taị thưc̣ điạ. Đối 
với thuốc giả daṇg không đủ hàm lươṇg như đã đăng ký cần có những 
nghiên cứu tiếp theo sâu hơn để phát hiêṇ. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
KẾT LUẬN 
23 
Luận án đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và thu được các kết quả 
như sau: 
1. Đã triển khai xây dựng được bộ phổ Raman chuẩn cho 10 dược 
chất và xác định được các tiêu chí định tính cơ bản. 
- Xây dựng thư viện phổ chuẩn: Thư viện phổ chuẩn bước đầu đã 
được xây dựng cho 10 dược chất. Các bộ phổ chuẩn thiết lập được 
cũng đã được thẩm định cho kết quả độ lặp lại của HQI cao (RSD < 
0,5%). So sánh phổ chuẩn đã thiết lập với phổ của một số chất chuẩn 
khác (USP, Asean, Châu Âu) trong cùng điều kiện không có sự khác 
nhau giữa các phổ thu được. 
- Xác định được tiêu chí định tính cơ bản cho các dược chất là 
BDCRCB gồm vị trí và tỉ lệ cường độ Raman của một số đỉnh có 
cường độ lớn, có tính đến ảnh hưởng của các tá dược thường dùng 
trong bào chế các loại viên. 
- Đã xác định được BDCRCB cho 5 dược chất là ethambutol HCl, 
ibuprofen, isoniazid, sildenafil citrat, lamivudin. 
- Đã ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý dữ liệu phổ Raman bằng 
xây dựng phần mềm với Microsoft Visual FoxPro cho cả thiết bi ̣ để 
bàn và cầm tay để tăng tính khách quan và độ chính xác trong xác 
định các BDCRCB. 
- Đã đề xuất được quy trình phân tích định tính sử dụng quang phổ 
Raman để kiểm tra phát hiện thuốc giả (dạng không có dược chất hoăc̣ 
sử duṇg sai dươc̣ chất so với công thức đăng ký) trên thị trường bằng 
phối hợp sử dụng hệ số HQI và BDCRCB gồm 5 bước. 
2. Đã thử nghiêṃ phương pháp trên để kiểm tra nhằm phát hiện 
thuốc giả dạng không có dược chất hoặc sử duṇg sai dươc̣ chất so 
với công thức trên thị trường Việt Nam. 
- Quy trình phân tích định tính bằng quang phổ Raman đã được áp 
dụng để sàng loc̣ cho khoảng 500 mẫu ở một số địa phương (Hà Nội, 
24 
TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai và Đà Nẵng) bằng thiết bi ̣ cầm tay. Kết quả 
các mẫu đều dương tińh với dươc̣ chất ghi trên nhãn. 
- 40 chế phẩm đươc̣ lấy mẫu về phòng thí nghiêṃ đã đươc̣ kiểm tra 
bằng quy trình điṇh tính xây dưṇg trên cả thiết bi ̣ để bàn và cầm tay. 
Kết quả, các chế phẩm này đều dương tính với dươc̣ chất ghi trên nhãn 
với hê ̣số HQI đều lớn hơn 95%. 
- Đã áp dụng BDCRCB xây dựng được cho 25 chế phẩm thuốc trên thị 
trường (gồm 5 dược chất nghiên cứu) cho kết quả khả quan. 
- Đã đánh giá được ưu nhược điểm của từng loại thiết bị (để bàn và 
cầm tay) cũng như khả năng ứng dụng thực tiễn của hai thiết bị này. 
- 40 chế phẩm trên cũng đã đươc̣ làm mù mẫu và kiểm tra bằng phần 
mềm xây dưṇg với môṭ dươc̣ chất (isoniazid) đươc̣ lưạ choṇ để so 
sánh. Kết quả cho thấy phương pháp đã xây dưṇg là khả thi và có đô ̣
tin câỵ. 
KIẾN NGHỊ 
- Với ưu điểm phân tích nhanh, lượng mẫu phân tích ít, rất đặc hiệu 
cho các dược chất hữu cơ, phương pháp quang phổ Raman hứa hẹn sẽ 
rất có tiềm năng trong phân tích tìm các dược chất trộn trái phép trong 
thuốc đông dược. Cần tiếp tục triển khai ứng dụng quang phổ Raman 
để phát hiện thuốc tân dược trộn trái phép trong đông dược, dược liệu. 
- Tiếp tục sử dụng các quy trình phân tích đã xây dựng để sàng lọc, 
phân tích thuốc tại hiện trường. Cần tiếp tục nghiên cứu trên các dược 
chất khác và những dạng bào chế khác để tiếp tục khai thác ưu điểm 
của phương pháp quang phổ Raman. 
- Tiếp tuc̣ nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ troṇg viên, mâṭ đô ̣dươc̣ chất 
trong viên, đô ̣cứng khi dâp̣ viên và kết hợp với các thuật toán để mở 
rộng khả năng ứng dụng của phương pháp quang phổ Raman nhằm 
ứng dụng cho việc phát hiện các thuốc giả dạng không đủ hàm lượng 
trên thị trường. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH 
ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Đặng Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thùy Linh, Thái Nguyễn Hùng 
Thu (2016), "Bước đầu nghiên cứu ứng dụng phổ Raman trong việc 
phát hiện nhanh thuốc chống lao giả", Tạp chí Dược học, 01/2016 
(477), 6-11. 
2. Đặng Thị Ngọc Lan, Đoàn Cao Sơn, Thái Nguyễn Hùng Thu (2016), 
“Nghiên cứu xác định bộ dịch chuyển Raman cơ bản của Sildenafil, 
Ibuprofen và Lamivudin để sàng lọc nhanh thuốc giả", Tạp chí 
Dược học, 7/2016 (483), 16-20. 
3. Đặng Thị Ngọc Lan, Thái Nguyễn Hùng Thu, Đoàn Cao Sơn (2016), 
“So sánh khả năng ứng dụng của quang phổ Raman để bàn và cầm 
tay trong phân tích thuốc", Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc, Số 3, 2016, 
14 (53), 22-25. 
4. Đặng Thị Ngọc Lan, Đoàn Cao Sơn, Thái Nguyễn Hùng Thu (2016), 
“Ứng dụng công nghệ thông tin để xác định bộ dịch chuyển Raman 
cơ bản của một số dược chất", Tạp chí Dược học, 12/2016 (488), 
52-55, 70. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_phuong_phap_phan_tich_ph.pdf