Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

Công tác theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Việt

Nam đã được bắt đầu từ năm 1994. Báo cáo ADR từ nhân viên y tế

hiện là phương pháp quan trọng nhất để giám sát phản ứng có hại của

thuốc trong các cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ta. Kể từ năm 2011,

nhiều văn bản pháp quy được ban hành đã quy định cụ thể trách

nhiệm báo cáo ADR cũng như hướng dẫn việc thực hiện công tác

này trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Căn cứ những tác động vĩ mô

về mặt quản lý trên đây, từ cuối năm 2012, một số hoạt động hỗ trợ

cho hoạt động báo cáo ADR thuộc dự án “Hỗ trợ hệ thống Y tế”, hợp

phần 2.1 “Cảnh giác Dược” cũng đã được triển khai. Các giải pháp

đã thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh có hiệu quả hay không và

hiệu quả ở mức độ nào? Đến nay chưa có một nghiên cứu nào tại

Việt Nam đánh giá một cách tổng thể hoạt động báo cáo ADR về

thực trạng và hiệu quả của các giải pháp can thiệp. Trong mạng lưới

cơ sở khám, chữa bệnh của nước ta hiện nay, hệ thống bệnh viện đa

khoa tuyến tỉnh có số lượng báo cáo ADR gửi về Trung tâm

DI&ADR Quốc gia cao hơn so với các bệnh viện chuyên khoa và các

tuyến khác. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu hoạt

động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại một số bệnh

viện đa khoa tuyến tỉnh” nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp

tác động vào hoạt động báo cáo ADR với các mục tiêu cụ thể sau:

1. Phân tích thực trạng hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc

tại ba bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh giai đoạn 2010-2012.

2. Đánh giá hiệu quả một số can thiệp đến hoạt động báo cáo phản

ứng có hại của thuốc tại các bệnh viện trên.

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 1

Trang 1

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 2

Trang 2

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 3

Trang 3

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 4

Trang 4

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 5

Trang 5

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 6

Trang 6

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 7

Trang 7

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 8

Trang 8

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 9

Trang 9

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang minhkhanh 11820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động Báo cáo phản ứng có hại của thuốc (adr) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 
TRẦN THỊ LAN ANH 
 NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG BÁO 
CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA 
THUỐC (ADR) TẠI MỘT SỐ BỆNH 
VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH 
Chuyên ngành Tổ chức quản lý Dược 
Mã số : 62720412 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC 
Hà nội, năm 2017 
Công trình được hoàn thành tại : 
 Trường Đại học Dược Hà Nội 
 Người hướng dẫn khoa học : 
 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương 
 PGS.TS.Nguyễn Hoàng Anh 
 Phản biện 1 : .......... 
................... 
 Phản biện 2 : ............... 
.................. 
 Phản biện 3 :  
................... 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận 
án cấp Trường họp tại : ... 
Vào hồi .giờ.ngày.....tháng.. năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
 Thư viện Quốc gia Việt Nam 
 Thư viện Trường ĐH Dược HN
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Công tác theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Việt 
Nam đã được bắt đầu từ năm 1994. Báo cáo ADR từ nhân viên y tế 
hiện là phương pháp quan trọng nhất để giám sát phản ứng có hại của 
thuốc trong các cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ta. Kể từ năm 2011, 
nhiều văn bản pháp quy được ban hành đã quy định cụ thể trách 
nhiệm báo cáo ADR cũng như hướng dẫn việc thực hiện công tác 
này trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Căn cứ những tác động vĩ mô 
về mặt quản lý trên đây, từ cuối năm 2012, một số hoạt động hỗ trợ 
cho hoạt động báo cáo ADR thuộc dự án “Hỗ trợ hệ thống Y tế”, hợp 
phần 2.1 “Cảnh giác Dược” cũng đã được triển khai. Các giải pháp 
đã thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh có hiệu quả hay không và 
hiệu quả ở mức độ nào? Đến nay chưa có một nghiên cứu nào tại 
Việt Nam đánh giá một cách tổng thể hoạt động báo cáo ADR về 
thực trạng và hiệu quả của các giải pháp can thiệp. Trong mạng lưới 
cơ sở khám, chữa bệnh của nước ta hiện nay, hệ thống bệnh viện đa 
khoa tuyến tỉnh có số lượng báo cáo ADR gửi về Trung tâm 
DI&ADR Quốc gia cao hơn so với các bệnh viện chuyên khoa và các 
tuyến khác. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu hoạt 
động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại một số bệnh 
viện đa khoa tuyến tỉnh” nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp 
tác động vào hoạt động báo cáo ADR với các mục tiêu cụ thể sau: 
1. Phân tích thực trạng hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc 
tại ba bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh giai đoạn 2010-2012. 
2. Đánh giá hiệu quả một số can thiệp đến hoạt động báo cáo phản 
ứng có hại của thuốc tại các bệnh viện trên. 
Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động báo 
cáo phản ứng có hại của thuốc trong giai đoạn tiếp theo. 
2 
Chương 1. TỔNG QUAN 
1.1. Cảnh giác Dược, phản ứng có hại của thuốc và hệ thống báo 
cáo tự nguyện 
Cảnh giác Dược (Pharmacovigilance), theo Tổ chức Y tế thế 
giới (WHO), được định nghĩa là môn khoa học và hoạt động chuyên 
môn liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, hiểu và phòng tránh tác 
dụng có hại hoặc bất kỳ một vấn đề nào khác liên quan đến thuốc. 
 Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR) 
được định nghĩa là phản ứng độc hại, không được định trước và xuất 
hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh 
hoặc chữa bệnh, hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý. 
 Hệ thống báo cáo tự nguyện là hệ thống thu thập các báo cáo 
đơn lẻ về phản ứng có hại của thuốc và các vấn đề liên quan đến sử 
dụng thuốc, được các nhân viên y tế cũng như các công ty sản xuất 
kinh doanh dược phẩm báo cáo một cách tự nguyện về cơ quan có 
thẩm quyền quản lý về các phản ứng có hại của thuốc. 
1.2. Các phương pháp nghiên cứu và đánh giá thực hiện trong 
nghiên cứu về báo cáo ADR. 
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo ADR và các yếu tố ảnh 
hưởng đến hoạt động này được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo 
nhiều cách khác nhau. Dựa vào bản chất của nghiên cứu, có thể phân 
loại cách tiếp cận vấn đề thành hai phương pháp: định tính và định 
lượng, trong đó phương pháp định lượng được sử dụng trong phần 
lớn các nghiên cứu. 
3 
1.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng báo cáo 
Một hệ thống báo cáo ADR tự nguyện hoạt động có hiệu quả 
phải đảm bảo được cả 2 yếu tố: số lượng và chất lượng báo cáo. Một 
số công cụ đã được xây dựng để đánh giá chất lượng các báo cáo tự 
nguyện về phản ứng có hại của thuốc. Trong đó phương pháp đánh 
giá chất lượng báo cáo ADR theo khuyến cáo năm 2013 của Trung 
tâm WHO-UMC có tính toàn diện cao, đơn giản trong việc thực hiện 
và tương đối phù hợp với đặc thù cơ sở dữ liệu ADR của Việt Nam. 
1.3. Thực trạng báo cáo ADR tự nguyện 
1.3.1. Thực trạng về kiến thức và thái độ của nhân viên y tế đối với 
hoạt động báo cáo ADR 
Dựa trên các quan điểm của Inman, nhiều nghiên cứu đã thực 
hiện khảo sát kiến thức và thái độ của NVYT đối với hoạt động báo 
cáo ADR bằng phương pháp phỏng vấn theo bộ câu hỏi có nhiều lựa 
chọn hoặc tính điểm theo thang đo Likert. Tuy nhiên các nghiên cứu 
cũng chỉ ra rằng không phải tất cả các lý do do Inman đưa ra đều 
hoàn toàn chính xác. 
1.3.2. Thực trạng chất lượng và số lượng báo cáo 
 Hiện tượng số lượng và chất lượng báo cáo thấp hơn so với thực 
tế (under-reporting) vốn là một thách thức lớn của hệ thống báo cáo 
ADR tự nguyện ở khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ các ADR xảy ra trên 
thực tế lâm sàng được báo cáo với các ADR nghiêm trọng chỉ 
khoảng 10%-15%. Nội dung trong báo cáo thiếu các dữ liệu chính, 
thiếu kiểm soát và chưa hợp lý có thể là do nhân viên y tế thiếu thời 
gian để ghi chép, quên thông tin hoặc mắc sai số nhớ lại. Tại Việt 
Nam, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ báo cáo thấp hơn thực tế 
về số lượng ở các bệnh viện còn đang rất cao. Hiện tượng này gây 
4 
khó khăn trong việc phát hiện và hình thành giả thuyết về các nguy 
cơ an toàn một cách đầy đủ và toàn diện. 
1.4. Giải pháp và hiệu quả của các giải pháp nâng cao hoạt động 
báo cáo ADR 
Bảng 1.7. Tổng hợp một số kết quả về đề xuất các biện pháp 
nâng cao hoạt động báo cáo ADR của NVYT 
Các biện pháp được đề xuất Kết quả 
Hỗ trợ  ... rào cản về Sợ quy kết trách nhiệm và thiếu thời 
gian báo cáo. Mặt khác, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động báo cáo 
ADR và kê đơn thuốc còn nhiều hạn chế. 
Yếu tố khác 
Một yếu tố khác thu được từ kết quả nghiên cứu cho thấy 
hoạt động thông tin, truyền thông đã tác động đến hoạt động báo cáo 
ADR tại bệnh viện. Các thông tin về ADR, sử dụng thuốc an toàn 
trong bệnh viện được phổ biến, thông báo tới các NVYT có được 
thực hiện kịp thời mới thúc đẩy được hoạt động báo cáo ADR có 
hiệu quả. Trong đó hoạt động Xuất bản bản tin thông tin thuốc đã 
được BV2 triển khai thường qui. “Nguồn chính quy là thông tin 
thuốc hàng tháng của khoa Dược, bảng thông tin thuốc cập nhật 
những thuốc mới, những thuốc hay dị ứng chi đó, trong đó chủ biên 
là BGĐ, Trưởng khoa Dược. Hàng tháng mình (khoa Dược) sẽ phát 
cho toàn bệnh viện, cho các khoa” (DS-BV2) 
Ngoài ra BV1 thực hiện công tác truyền thông về hoạt động 
này thông qua hình thức: Thông báo của khoa Dược, bệnh viện và 
phổ biến trong giao ban, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, việc trao 
đôi thông tin trực tiếp giữa các NVYT cũng rất quan trọng, thông tin 
được truyền tải kịp thời hơn. 
Giải pháp 
Giải pháp liên quan tổ chức quản lý 
Liên quan đến mẫu báo cáo và hình thức báo cáo, các NVYT 
tại BV1 và BV2 đề xuất thay đổi mẫu để tạo được sự thuận tiện hơn 
18 
cho người báo cáo và tăng cường hình thức báo cáo trực tuyến. “Các 
khoa có thể báo cáo online sau đó gửi khoa Dược, khoa Dược chỉ cần 
copy vào báo cáo rồi gửi về Trung tâm” (DS-BV1) 
Giải pháp liên quan đến nguồn lực 
Để đảm bảo và tăng cường hoạt động báo cáo ADR nói riêng và 
sử dụng thuốc an toàn cho người bệnh, một số ý kiến cho rằng không 
chỉ bổ sung nhân lực Dược mà còn phải tăng cường đội ngũ điều 
dưỡng. 
Liên quan tới cơ sở vật chất cho hoạt động báo cáo ADR, các ý 
kiến đề xuất chủ yếu là các phần mềm hỗ trợ tra cứu hoặc tài liệu 
chuyên sâu “Có phần mềm để cho Dược hoặc là trên lâm sàng tra 
cứu những trường hợp ví dụ như thuốc sử dụng dài ngày xong bây 
giờ mới có ADR hay là nhiều thuốc không biết xác định là thuốc 
nào” (TLN-BV3) 
Giải pháp liên quan kiến thức, thái độ của NVYT 
Một vấn đề cần thiết để nâng cao hoạt động báo cáo ADR đó 
là thay đổi nhận thức của đội ngũ NVYT đặc biệt là những người 
trực tiếp. 
Để hỗ trợ cho các NVYT về kiến thức liên quan đến ADR và 
thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động báo cáo ADR, giải pháp 
được đề xuất chủ yếu là Đào tạo, tập huấn. Hình thức và cách thức 
triển khai được các NVYT trình bày quan điểm bao gồm: tăng tần 
suất đào tạo, tổ chức đào tạo toàn viện hay theo khoa phòng chuyên 
môn thì sẽ chuyên sâu và mọi người tham gia đầy đủ hơn, đẩy mạnh 
việc đào tạo cho điều dưỡng đồng thời mở rộng các đối tượng tham 
gia đào tạo “Đào tạo mở rộng hơn cho nhân viên y tế, đối tượng bác 
sĩ và điều dưỡng mình với bài giảng của những chuyên gia thì theo 
em nghĩ nó sẽ hữu ích hơn.” (DS-BV3) 
Giải pháp hỗ trợ khác 
19 
 Một số ý kiến về hoạt động truyền thông liên quan đến ADR 
được đề xuất bao gồm: phổ biến hướng dẫn lên mỗi khoa, tổ chức 
giao ban riêng. Đặc biệt có ý kiến của 1 lãnh đạo bệnh viện đề xuất 
thêm hình thức truyền thông cho bệnh nhân. 
Chương 4. BÀN LUẬN 
Trong giai đoạn 2010-2012, yếu tố về tổ chức quản lý và 
nguồn lực cho hoạt động CGD nói chung và báo cáo ADR nói riêng 
ở 3 bệnh viện nghiên cứu khá tương đồng, các bệnh viện đều đạt 
điểm tối đa đối với một số chỉ số về cấu trúc CGD và các chỉ số đã 
được qui định trong một số văn bản về hướng dẫn CGD do Bộ Y tế 
ban hành như: yêu cầu phối hợp và báo cáo ADR tới Trung tâm 
DI&ADR Quốc gia, dùng chung mẫu báo cáo ADR trong cả nước, 
hướng dẫn đấu thầu thuốc [8]. Trong đó hoạt động đánh giá nguy cơ 
còn hạn chế, một số mẫu báo cáo liên quan tới sử dụng thuốc trong 
bệnh viện chưa có. Hầu hết các NVYT khảo sát đều nhận thức được 
việc báo cáo ADR là đảm bảo an toàn cho bệnh nhân (82,9%) và xác 
định các vấn đề về an toàn thuốc (70,4%) song chỉ có 26,7% NVYT 
hiểu đầy đủ định nghĩa ADR, kết quả này thấp hơn nhiều so với kết 
quả nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc (70%) [99] hay ở Jordan 
(73,1%) [84]. Trong đó, đối tượng dược sĩ có tỷ lệ hiểu đầy đủ về 
ADR cao nhất (54,2%). Về thái độ đối với hoạt động báo cáo ADR, 
các khó khăn như khó xác định thuốc nghi ngờ và mức độ nghiêm 
trọng của ADR, mẫu báo cáo phức tạp là những rào cản chính mà 
NVYT chưa tham gia tích cực vào hoạt động này. Về số lượng và 
chất lượng báo cáo ADR, có sự khác nhau giữa các bệnh viện và 
không tương xứng với số lượng báo cáo. BV3 có số lượng báo cáo 
thấp nhất song tỉ lệ báo cáo chất lượng tốt cao nhất (97,6 %). Ngược 
lại, BV 1 số lượng báo cáo cao nhất nhưng chất lượng báo cáo thấp 
nhất (50,0%), còn BV 2 có tỷ lệ này là 55,4%; như vậy tỷ lệ báo cáo 
20 
có chất lượng tốt của 2 BV này vẫn còn thấp hơn so với tỷ lệ chung cả 
nước giai đoạn 2011-2013 (khoảng 70%) [1]. Như vậy 2 bệnh viện có 
tỷ lệ báo cáo chất lượng tốt cao đều có sự tham gia tích cực của dược 
sĩ trong hoạt động báo cáo. Kinh nghiệm triển khai hoạt động báo cáo 
ADR trên thế giới cũng như các qui định gần đây của Bộ Y tế cũng 
khẳng định vai trò quan trọng của dược sĩ lâm sàng như là đầu mối 
quan trọng triển khai các hoạt động CGD tại bệnh viện giúp tăng 
cường cả về số lượng và chất lượng báo cáo. Do đó để các ADR được 
báo cáo có chất lượng tốt cần thiết có sự tham gia của Dược sĩ hoặc 
xây dựng nội dung và triển khai đào tạo cho các đối tượng NVYT 
tham gia báo cáo. 
Trong giai đoạn 2013-2015, các giải pháp can thiệp tác động về 
tất cả các mặt song các BV chỉ thay đổi ở chỉ số Cơ sở vật chất và 
nhân lực. Như vậy có thể một trong các giải pháp can thiệp đã có 
hiệu quả tích cực là ban hành văn bản pháp quy. Có thể thấy rằng 
chất lượng báo cáo ADR của BV3 đã đạt tuyệt đối, do đó cần chú 
trọng các biện pháp hỗ trợ tại BV này trong giai đoạn tiếp theo để 
nâng cao các chỉ tiêu khác và tiếp tục duy trì chất lượng báo cáo tốt 
như hiện nay. Chất lượng báo cáo của BV1 không những ổn định mà 
còn có xu hướng giảm đi do đó cần lưu ý đến giải pháp can thiệp tại 
bệnh viện này. Một điểm đáng lưu ý trong hoạt động báo cáo ADR 
đó là đối tượng thực hiện báo cáo tại mỗi BV, đặc biệt khi nhìn vào 
kết quả điểm báo cáo. Sự khác nhau về hiệu quả của các giải pháp 
can thiệp này thể hiện ở các điểm như sau: (1) các chỉ tiêu được cải 
thiện không giống nhau giữa các BV, (2) trong cùng bệnh viện, các 
chỉ tiêu không được cải thiện đồng đều. 
Các văn bản quản lý do Bộ Y tế hay của từng bệnh viện liên 
quan đến ADR và báo cáo ADR đã được ban hành song mức độ thực 
hiện còn phụ thuộc vào kiến thức và thái độ của NVYT đối với hoạt 
21 
động này. Số lượng NVYT hay khối lượng công việc chưa phải 
nguyên nhân duy nhất ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo ADR mà 
quan trọng hơn là kiến thức, thái độ và hành vi của NVYT đối với 
vấn đề này. Mặc dù kết quả nghiên cứu định tính cho các kết quả khả 
quan về sự thay đổi của kiến thức, thái độ NVYT song kết quả đánh 
giá kiến thức của NVYT đối với khái niệm về hoạt động Cảnh giác 
Dược (29,5%) và ADR (khoảng 50%) còn thấp. Các hạn chế về thái 
độ của NVYT được đề cập trong nghiên cứu bao gồm sợ bị quy kết 
trách nhiệm và không nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo 
ADR. Như vậy cần tăng cường truyền thông hoặc đào tạo như gợi ý 
của Mirbaha F. và cộng sự để NVYT có thể hiểu được lợi ích của 
việc báo cáo song quan trọng hơn là có các cơ chế nội bộ bệnh viện 
khuyến khích hoạt động báo cáo như một phần trách nhiệm chuyên 
môn, tránh tư tưởng đổ lỗi, qui chụp, định kiến đối với NVYT có liên 
quan đến các ADR nghiêm trọng xảy ra. Nhóm các giải pháp tác 
động giai đoạn 2013-2015 đã có hiệu quả tích cực ở cả 3 bệnh viện 
khảo sát đối với các chỉ tiêu về kiến thức, thái độ của NVYT và nâng 
cao số lượng báo cáo tuy nhiên có thể do quá trình triển khai của các 
bệnh viện chưa phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình nên 
các chỉ tiêu khác được cải thiện không đồng đều giữa các bệnh viện. 
Các đề xuất của các NVYT trực tiếp tham gia vào hoạt động báo cáo 
ADR khá tương đồng với các giải pháp chung đã thực hiện trong giai 
đoạn SCT tuy nhiên các ý kiến của NVYT có tính cụ thể hơn. Do 
vậy trong giai đoạn tiếp theo để nâng cao hoạt động báo cáo ADR 
của các bệnh viện có thể phối hợp đồng thời các giải pháp vĩ mô đã 
thực hiện với các giải pháp cụ thể như đề xuất trên đây tùy thuộc 
vào đặc điểm tình hình từng bệnh viện. 
22 
KẾT LUẬN 
1. Thực trạng hoạt động báo cáo ADR tại 3 bệnh viện giai đoạn 
2010-2012 
1.1. Về tổ chức hoạt động, quản lý trong báo cáo ADR 
- Đơn vị Thông tin thuốc và Hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh 
viện đã thành lập theo các quy định do Bộ Y tế ban hành song việc 
triển khai có sự khác nhau. BV1 và BV3 đã ban hành quy trình chuẩn 
về báo cáo ADR, BV2 đạt tiêu chí về giải quyết các vấn đề an toàn 
thuốc và CGD trong cuộc họp của Hội đồng thuốc và điều trị. 
- Các phương tiện công nghệ thông tin để cập nhật và cung cấp thông 
tin thuốc bao gồm: máy tính, điện thoại được trang bị đầy đủ do đây 
cũng là các tài sản thiết yếu cho hoạt động của đơn vị, tuy nhiên 
nguồn tài liệu tra cứu, tham khảo về Thông tin thuốc còn hạn chế. 
- Các bệnh viện chưa chú trọng đến các hoạt động nghiên cứu liên 
quan an toàn thuốc. Chỉ có BV2 và BV3 đạt tiêu chí về thực hiện 
thông tin các vấn đề an toàn thuốc tới NVYT. 
1.2. Về kiến thức, thái độ của NVYT đối với hoạt động báo cáo 
ADR 
- Số lượng NVYT hiểu đầy đủ định nghĩa ADR của WHO còn thấp 
(26,7%), trong đó nhóm dược sĩ đạt tỷ lệ cao nhất (54,2%). Tuy 
nhiên có tới 58,0% NVYT cho rằng cần thiết phải báo cáo “Bất cứ 
biến cố bất lợi nào xảy ra khi sử dụng thuốc”. 
- Phần lớn NVYT (82,9%) nhận thức được việc báo cáo ADR sẽ 
góp phần đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. 
- Hai nguyên nhân chủ yếu liên quan đến thái độ của NVYT khi chưa 
thực hiện báo cáo bao gồm: Phản ứng nhẹ không đáng để báo cáo 
23 
(17,0%) và Việc báo cáo không ảnh hưởng đến phác đồ điều trị 
(15,4%). Trong khi đó các khó khăn chủ yếu khi thực hiện lại liên 
quan đến kiến thức của NVYT: khó xác định thuốc nghi ngờ (51,4%) 
và khó xác định mức độ nghiêm trọng của ADR (26,4%). 
1.3. Về thực trạng báo cáo ADR 
- Trong giai đoạn này, số lượng báo cáo ADR của 3 bệnh viện đã 
gửi tới Trung tâm DI&ADR Quốc gia còn hạn chế, cao nhất là BV1 
cũng chỉ tới 354 báo cáo. Tuy nhiên, tỉ lệ báo cáo tốt không tương 
ứng với số lượng báo cáo tại mỗi bệnh viện. 
- Thực trạng báo cáo thiếu xảy ra ở cả 3 bệnh viện nghiên cứu với 
tỷ lệ từ 21,6% đến 50,7%. 
- NVYT tham gia báo cáo không giống nhau tại các bệnh viện: chủ 
yếu là bác sĩ tại BV1 (99,7%), BV2 là điều dưỡng (68,2%) và BV3 
hoàn toàn là Dược sĩ . 
2. Đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp 
3.1. Kết quả đánh giá hoạt động báo cáo ADR 
- Các bệnh viện nghiên cứu đều có thay đổi về Cơ sở vật chất và 
nhân lực liên quan đến hoạt động báo cáo ADR do việc ban hành các 
văn bản pháp quy của Bộ Y tế. Các chỉ tiêu khác về Tổ chức hoạt 
động và quản lý thay đổi không đáng kể. 
Ngoài ra, các giải pháp can thiệp đã có hiệu quả rõ rệt ở 
nhóm chỉ tiêu về kiến thức, thái độ của NVYT và số lượng báo cáo 
song về chất lượng báo cáo chỉ thay đổi ở BV2 và BV3, cụ thể: 
- Tỷ lệ NVYT có kiến thức về khái niệm ADR và cần thiết báo cáo 
bất cứ biến cố bất lợi nào của thuốc tăng lên ở cả 3 bệnh viện 
(p<0,05). 
24 
- Số lượng báo cáo ADR của 3 bệnh viện trong giai đoạn SCT đều 
tăng lên. Trong đó, tỷ lệ báo cáo nghiêm trọng tăng lên ở BV2 
(45,1% so với 31,8%; p=0,001) 
- 100% báo cáo của BV3 trong giai đoạn SCT đạt loại tốt tuy nhiên 
tỷ lệ quy kết mối quan hệ các cặp thuốc-ADR trong các báo cáo lại 
không có thay đổi tích cực. 
3.2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các giải 
pháp can thiệp 
Mặc dù hiệu quả can thiệp tại các bệnh viện chưa rõ rệt và 
không tương đồng giữa các bệnh viện song các nguyên nhân chủ yếu 
ảnh hưởng được giải thích theo quan điểm của các NVYT tham gia 
PVS và TLN bao gồm: 
Về tổ chức hoạt động và quản lý 
- Nhân lực thiếu và không chuyên trách 
- Hình thức báo cáo không thuận tiện. 
- Mẫu báo cáo không có sẵn và khó thực hiện do nhỏ, dài và phức tạp. 
Về kiến thức, thái độ của NVYT 
- Kiến thức ở một số nhóm NVYT còn chưa tốt: cán bộ có trình độ 
trung cấp, đào tạo liên thông hoặc chưa có kinh nghiệm. 
- Hạn chế về kiến thức bao gồm: Khó xác định thuốc nghi ngờ, 
khó xác định ADR. 
- Nhận thức chưa đầy đủ về báo cáo ADR: e ngại quy kết trách nhiệm 
và không nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo ADR, các 
ADR nhẹ và ADR đã biết rõ của thuốc chưa được quan tâm. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Trần Thị Lan Anh, Trần Ngân Hà, Nguyễn Hoàng Anh, 
Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Khảo sát kiến thức và 
thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại của 
thuốc tại 3 bệnh viện tuyến tỉnh”, Tạp chí Dược học, 
470(55), tr.6-11. 
2. Phạm Thị Thúy Vân, Nguyễn Tứ Sơn, Trần Thị Lan Anh, 
Nguyễn Hoàng Anh (2015), "Đánh giá thực trạng hoạt động 
Cảnh giác Dược tại một số bệnh viện của Việt Nam", Tạp 
chí Dược học, 474(55), tr. 2-7. 
3. Trần Thị Lan Anh, Trần Ngân Hà, Phạm Thúy Vân, 
Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Hoàng Anh (2015), 
“Phân tích thực trạng hoạt động Cảnh giác Dược tại một số 
bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh giai đoạn 2010-2012”, Tạp chí 
Nghiên cứu Dược và thông tin thuốc, 5/2015, tr.1-7. 
4. Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Phương Chi, Nguyễn 
Hoàng Anh, Lê Thu Thủy, Nguyễn Thị Phương Nhung, 
Trần Thị Lan Anh (2016) “Thực trạng kiến thức, thái độ và 
thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại của 
thuốc tại mười bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh”, Tạp chí Dược 
học, 483(56), tr.2-5,56 . 
5. Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Hoàng Anh, Lê Thu 
Thủy, Trần Thị Lan Anh (2016), “Phân tích một số giải 
pháp tăng cường hoạt động báo cáo ADR tại 10 bệnh viện 
tuyến tỉnh Việt Nam”, Tạp chí Dược học, 486(56), tr.45-49. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_hoat_dong_bao_cao_phan_ung_co_hai.pdf