Tối ưu hóa vùng phủ sóng của mạng cảm biến không dây bằng thuật toán Voronoi trong môi trường 3D
rong những năm gần đây mạng cảm biến không dây (WSN) được nhiều nhóm tác giả quan tâm. Một số phương pháp tối ưu hóa vùng phủ sóng của mạng cảm biến không dây được đề xuất để nâng cao hiệu quả triển khai mạng cảm biến do đó làm tăng độ phủ sóng, nhưng hầu hết được xây dựng trên mô hình 2D, mà thường xa rời với thực tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Tối ưu hóa vùng phủ sóng của mạng cảm biến không dây bằng thuật toán Voronoi trong môi trường 3D", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tối ưu hóa vùng phủ sóng của mạng cảm biến không dây bằng thuật toán Voronoi trong môi trường 3D
187 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 6, Số 2, 2016 187–196 TỐI ƯU HÓA VÙNG PHỦ SÓNG CỦA MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY BẰNG THUẬT TOÁN VORONOI TRONG MÔI TRƯỜNG 3D Đặng Thanh Hảia*, Lê Trọng Vĩnhb aKhoa Công nghệ Thông Tin, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam bTrường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 04 tháng 01 năm 2016 | Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 03 năm 2016 Tóm tắt Trong những năm gần đây mạng cảm biến không dây (WSN) được nhiều nhóm tác giả quan tâm. Một số phương pháp tối ưu hóa vùng phủ sóng của mạng cảm biến không dây được đề xuất để nâng cao hiệu quả triển khai mạng cảm biến do đó làm tăng độ phủ sóng, nhưng hầu hết được xây dựng trên mô hình 2D, mà thường xa rời với thực tế. Trong bài báo này chúng tôi mở rộng thuật toán Voronoi để triển khai các cảm biến trong môi trường 3D mà ở đó có nhiều vật cản làm ảnh hưởng đến khả năng phủ sóng của mạng cảm biến không dây. Từ khóa: 3D; Mạng cảm biến không dây (WSN); Phủ sóng; Voronoi; Vật cản. 1. GIỚI THIỆU Mạng cảm biến không dây (WSN) bao gồm một số các điểm cảm biến, các điểm cảm biến này có khả năng cảm nhận môi trường, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và giao tiếp với nhau. Dữ liệu sau đó được chuyển về trung tâm xử lý, phân tích tạo ra các thông tin hữu ích hỗ trợ ra quyết định của các chương trình ứng dụng khác nhau [1]. Hiện nay mạng cảm biến không dây được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: giám sát môi trường, cảnh báo cháy rừng, cảnh báo có sự tấn công, giám sát trong các địa hình phức tạp như trong lòng đại dương, hang động, các đường hầm trong mỏ, Tùy thuộc vào loại ứng dụng mạng, cũng như bản chất và các điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến hiệu quả và chi phí của mạng cảm biến không dây thì các kỹ thuật và phương pháp khác nhau được sử dụng để phát hiện và theo dõi các hiện tượng trong môi trường một cách hiệu quả. * Tác giả liên hệ: Email: haidt@dlu.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN] 188 Việc triển khai mạng cảm biến cần đảm bảo tối đa vùng phủ sóng nghĩa là phạm vi cần quan sát. Phạm vi phủ sóng đã được nghiên cứu rất kỹ trong môi trường 2D [1][2]. Gần đây, vấn đề này đã được mở rộng sang môi trường 3D vốn gần gũi với thực tế hơn cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm [3][4]. Tuy nhiên đây cũng là bài toán phức tạp vì trong môi trường thực tế tồn tại rất nhiều vấn đề ví dụ như có tòa nhà là chướng ngại vật ngăn cản việc phủ sóng của các cảm biến, có sông hồ mà ở đó không thể đặt được các cảm biến. Vậy mục tiêu đặt ra là tìm kiếm một giải pháp triển khai các cảm biến trong môi trường 3D đạt hiểu quả tức là các cảm biến không được đặt vào vùng cấm đồng thời phải đảm bảo khả năng phủ sóng của toàn mạng cảm biến hiệu quả nhất. Một thuật toán Voronoi-Base được đề xuất triển khai trong môi trường 2D rất hiệu quả nhờ vào tính di chuyển được của các cảm biến [11]. Trong bài viết này chúng tôi đề xuất một cải tiến thuật toán Voronoi-Base để triển khai được các biến trong môi trường 3D với sự tồn tại của các chướng ngại vật mà vẫn đảm bảo được khả năng phủ sóng của toàn mạng cảm biến một cách hiệu quả. Phần còn lại của bài viết được tổ chức như sau. Phần 2 trình bày các phương pháp triển khai mạng cảm biến không dây. Phần 3 trình bày mô hình mạng cảm biến và thuật toán Voronoi cải tiến trong môi trường 3D. Kết quả thực nghiệm sẽ được trình bày trong phần 4. Cuối cùng, kết luận và hướng phát triển trong tương lai được đưa ra trong phần 5. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI MẠNG CẢM BIẾN 2.1. Mô hình phủ sóng của mạng cảm biến trong không gian 2D và 3D Một mạng cảm biến được xem là có hiệu quả hay không, một trong các yếu được xem xét đó chính là khả năng thu thập thông tin và truyền dẫn dữ liệu về nút trung tâm để xử lý. Việc thu thập thông tin của mạng cảm biến phụ thuộc vào phạm vi phủ sóng cảm biến của toàn mạng đối với vùng mục tiêu và đặc biệt trong môi trường thực tế 3D có các vật cản làm ảnh hưởng đến phạm vi phủ sóng của mạng cảm biến. Một mạng cảm biến không dây là một tập hợp các điểm cảm biến trong không gian Euclide, và mỗi điểm cảm biến có một phạm vi cảm nhận thông tin như Hình 1a. Mục tiêu là thiết kế phương án triển khai các điểm cảm biến trong không gian phủ sóng 189 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN] để đảm bảo vùng phủ sóng được nhiều nhất hay giảm thiểu không gian hố phủ sóng [5]. Hố phủ sóng là những vùng trong không gian cần phủ sóng mà không được bao phủ bởi bất kỳ một cảm biến nào của mạng cảm biến. (a) (b) Hình 1. Mô hình phủ sóng của cảm biến trong 2D và 3D Các phương pháp tính toán khả năng phủ sóng của mạng cảm biến đã được đề xuất [6][7]. Đặc biệt đã có đã có những nghiên cứu mở rộng mô hình tính toán khả năng phủ sóng trong môi trường 3D có sử dụng khái niệm khả năng tầm nhìn giữa cảm biến và vùng cần phủ sóng (line of sights) như Hình 1b.[8][9]. 2.2. Các phương pháp tối ưu triển khai mạng cảm biến trong 2D Một số phương pháp tối ưu triển khai mạng cảm biến được đề xuất là phát hiện ra và làm giảm các hố phủ sóng do đó nó sẽ làm tăng vùng phủ sóng của các cảm biến trong mạng cảm biến không dây. Một trong các phương pháp tối ưu tăng cường khả năng phủ sóng của mạng cảm biến được tiếp cận dựa trên khái niệm về tính di động của các cảm biến. Các phương pháp này sử dụng cấu trúc hình học để phát hiện ra các hố phủ sóng rồi di chuyển các cảm biến để làm tăng vùng phủ sóng của toàn mạng, sơ đồ Voronoi và Delaunay Triangulation được ứng dụng vào phương pháp này và mang lại kết quả tốt [10][11]. Trong khái niệm sơ đồ Voronoi, ứng với mỗi điểm cảm biến sẽ xác định được một ô lưới Voronoi. Tất cả các điểm trong ô lưới của Voronoi được xem gần nhất với điểm cảm biến trong ô đó. Như vậy sau khi xây dựng xong sơ đồ Voronoi của tất cả cảm biến của mạng cảm biến không dây thì sẽ xác định được vùng phủ sóng của toàn TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ
File đính kèm:
- toi_uu_hoa_vung_phu_song_cua_mang_cam_bien_khong_day_bang_th.pdf