Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “tranh làng hồ” cho học sinh lớp 5
Nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học Tập đọc là
hình thành năng lực đọc cho học sinh (HS) [1; tr 8]. “Đọc
là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ
dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông
hiểu nó, là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ
viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh” [2; tr 7].
Tuy nhiên, năng lực đọc của HS còn hạn chế: đọc chậm,
chưa lưu loát, thiếu dấu, bỏ tiếng tùy tiện, chưa có sự diễn
cảm và thậm chí không nắm được nội dung bài đọc. Để
nâng cao kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh cho HS, tiến tới
đọc hiểu và đọc diễn cảm được văn bản, giúp các em cảm
nhận và rung động trước cái đẹp, cái hay của văn bản,
chúng tôi vận dụng hoạt động trải nghiệm (HĐTN) vào
tổ chức dạy bài “Tranh làng Hồ” - Tiếng Việt 5, tập 2
nhằm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở HS, làm
tiết học thêm sôi nổi và mang lại hiệu quả cao trong giờ
Tập đọc
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “tranh làng hồ” cho học sinh lớp 5
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 32-37 32 Email: dungnt78@dhhp.edu.vn TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI TẬP ĐỌC “TRANH LÀNG HỒ” CHO HỌC SINH LỚP 5 Nguyễn Thị Dung - Phạm Quỳnh Phương Trường Đại học Hải Phòng Ngày nhận bài: 12/4/2019; ngày chỉnh sửa: 18/4/2019; ngày duyệt đăng: 12/5/2019. Abstract: Experiential activities play a very important role in all subjects, including teaching to read Vietnamese subject. Applying experiential activities in teaching helps students grasp basic knowledge; expand practical knowledge; unify awareness and actions; develop qualities, thoughts, will, emotions, values, life skill, correct beliefs; develop comprehensive character for students. In this article, we organize experiential activities in teaching reading lesson “Tranh lang Ho” to help students achieve the high efficiency in the learning process of Vietnamese subject. Keywords: Experiential activities, teaching reading, Lang Ho’s picture, 5th grade students. 1. Mở đầu Nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh (HS) [1; tr 8]. “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó, là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh” [2; tr 7]. Tuy nhiên, năng lực đọc của HS còn hạn chế: đọc chậm, chưa lưu loát, thiếu dấu, bỏ tiếng tùy tiện, chưa có sự diễn cảm và thậm chí không nắm được nội dung bài đọc. Để nâng cao kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh cho HS, tiến tới đọc hiểu và đọc diễn cảm được văn bản, giúp các em cảm nhận và rung động trước cái đẹp, cái hay của văn bản, chúng tôi vận dụng hoạt động trải nghiệm (HĐTN) vào tổ chức dạy bài “Tranh làng Hồ” - Tiếng Việt 5, tập 2 nhằm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở HS, làm tiết học thêm sôi nổi và mang lại hiệu quả cao trong giờ Tập đọc. Bài viết trình bày hướng tổ chức các HĐTN trong dạy học Tập đọc “Tranh làng Hồ” nhằm giúp HS đạt được hiệu quả cao trong quá trình học tập môn Tiếng Việt. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động trải nghiệm Theo Nguyễn Thị Liên: “HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng HS được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại. Qua hoạt động, HS phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng” [3; tr 73]. Như vậy, HĐTN trong nhà trường là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Dưới sự hướng dẫn của người dạy, từng cá nhân người học được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau trong thực tế của nhà trường và xã hội; qua đó, phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. 2.2. Yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài “Tranh làng Hồ” 2.2.1. Bám sát mục tiêu bài học Mục tiêu dạy học là cơ sở tiên quyết để thiết kế bài giảng, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của bài học, giúp HS lĩnh hội được kiến thức, rèn luyện kĩ năng và có thái độ học tập đúng đắn. Khi tổ chức HĐTN trong dạy học Tập đọc bài “Tranh làng Hồ” phải xác định rõ mục tiêu cần đạt: -Về kiến thức: HS đọc đúng được các tiếng, từ khó, dễ lẫn, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và trong các câu dài; nhấn giọng ở các từ miêu tả đặc điểm màu sắc, vẻ đẹp của tranh làng Hồ; - Về kĩ năng: HS rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, thể hiện đúng giọng điệu nội dung bài học; phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể - Về thái độ: Ca ngợi nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc, biết quý trọng, giữ gìn nét đẹp của văn hóa dân tộc. 2.2.2. Khai thác được kinh nghiệm sống, vốn tri thức của học sinh Kinh nghiệm sống là những kiến thức, hiểu biết, cảm nhận mà HS tự trải nghiệm được trong cuộc sống của chính bản thân. Tham gia các HĐTN trong quá trình học tập giúp HS vận dụng được kinh nghiệm sống và kiến thức nền sẵn có để nắm bắt, trải nghiệm và hiểu được bài học theo cách của mỗi HS; đồng thời, giáo viên (GV) dựa VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 32-37 33 trên sự biểu hiện của HS mà dẫn dắt, khơi gợi những kinh nghiệm, hiểu biết của các em. HS có sự trao đổi, “nhào nặn” giữa kinh nghiệm, kiến thức sẵn có với những kiến thức mới thu nạp, biến những kiến thức mới trở thành kiến thức, kinh nghiệm của bản thân. 2.2.3. Tạo hứng thú học tập cho học sinh Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp HS học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học. Khi GV truyền được cảm hứng cho HS, giúp các em thấy cái hay, cái thú vị, giá trị mà tri thức đem lại thì giờ dạy tất yếu có hiệu quả cao. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, tổ chức của GV. Trong dạy bài “Tranh làng Hồ”, dưới sự điều khiển tài tình của GV sẽ khơi gợi được hứng thú, giúp các em chủ động, tích cực lĩnh hội tri thức bài học. 2.3. Thực trạng dạy học bài Tập đọc “Tranh làng Hồ” cho học sinh lớp 5 Để nắm được thực trạng dạy học Tập đọc cho HS lớp 5, chúng tôi tiến hành khảo sát GV và HS lớp 5 tại một số trường tiểu học tại Hải Phòng như sau: Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng các hình thức như: phiếu khảo sát về thực trạng dạy học của GV, phiếu đánh giá hiệu quả học tập của HS, khảo sát trực tuyến về phương pháp dạy học tập đọc hiện nay. Để nắm được thực ... ức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài “Tranh làng Hồ” Tổ chức các hoạt động dạy học là khâu quan trọng quyết định chất lượng và sự thành công của giờ học. Tổ chức các HĐTN trong dạy học bài tập đọc “Tranh làng STT Trường Tiểu học Quận/huyện Khu vực Số lượng GV Số lượng HS 1 Nguyễn Văn Tố Lê Chân Thành thị 11 405 2 An Lư Thủy Nguyên Nông thôn 6 195 3 Hoàng Châu Cát Hải Hải đảo 1 17 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 32-37 34 Hồ” là con đường gắn lí thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hình thành, phát triển nhân cách thông qua bài học; kết hợp linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo năng lực tiếp thu và sự hứng thú ở HS trong giờ học. Dạy học bài tập đọc “Tranh làng Hồ”, GV cần chuẩn bị giáo án điện tử; video, tranh, ảnh thực tế về tranh Đông Hồ và làng Đông Hồ; phương tiện thực hiện trò chơi học tập; nắm chắc kiến thức văn hóa, địa lí ở làng Hồ; các câu hỏi gợi ý, suy luận, phỏng vấn, diễn đàn. Đầu tiên, GV cần tiến hành hoạt động khởi động giúp HS bắt đầu giờ học một cách hứng thú, kích thích tính tích cực tư duy của HS; có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như kể chuyện, xây dựng tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi, thuyết trình, trò chơi học tập... GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sưu tầm 1 tranh Đông Hồ mình thích nhất và nêu hiểu biết, cảm nhận về tranh sưu tầm được; thuyết trình theo những nội dung: Địa điểm làng Đông Hồ; đặc trưng làng Đông Hồ; nguyên liệu màu, giấy sử dụng để làm tranh. Mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng thuyết trình ngắn gọn về 1 bức tranh Đông Hồ mà nhóm sưu tầm. Tiếp đó, cho HS “tham quan” làng Đông Hồ qua video, hình ảnh đã chuẩn bị sẵn. GV tuyên dương tinh thần tự tìm tòi khám phá kiến thức của HS và dẫn dắt vào bài Tập đọc. 2.4.1. Hoạt động luyện đọc văn bản Đọc đúng là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi [1; tr 34], thể hiện chuẩn các âm vị tiếng Việt (phụ âm, âm chính, âm cuối, các thanh); đọc đúng các tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi; việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. HS phải nắm được nghĩa của một số từ khó trong bài. Tiến hành luyện đọc đúng bài “Tranh làng Hồ”, chúng tôi chia lớp thành nhiều nhóm, thiết kế phiếu hướng dẫn luyện đọc, cho HS thảo luận nhóm để thực hiện từng yêu cầu trên phiếu, nhóm trưởng lên nhận phiếu và tổ chức cho các thành viên trao đổi thảo luận; Chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi nối cột “Tìm nhanh nghĩa”, yêu cầu HS kết hợp quan sát và hành động nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B, đội nào làm nhanh nhất, đội đó chiến thắng. PHIẾU HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC Yêu cầu 1: Chia đoạn bài tập đọc sao cho phù hợp. Yêu cầu 2: Tìm từ khó đọc trong từng đoạn và luyện đọc từ khó theo cặp. Yêu cầu 3: Tìm câu dài trong từng đoạn. Yêu cầu 4: Xác định cách ngắt câu dài vừa tìm được và luyện đọc theo cặp. Yêu cầu cần đạt: YÊU CẦU CẦN ĐẠT Yêu cầu 1: Chia đoạn bài tập đọc sao cho phù hợp. Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: Từ “Từ ngày còn ít tuổi...” đến “...hóm hỉnh và tươi vui”. Đoạn 2: Từ “Phải yêu mến...” đến “... gà mái mẹ”. Đoạn 3: Từ “Kĩ thuật tranh làng Hồ...” đến “... người trong tranh”. Yêu cầu 2: Tìm từ khó đọc trong từng đoạn và luyện đọc từ khó theo cặp. Đoạn 1: thuần phác, lành mạnh. Đoạn 2: lợn ráy, khoáy âm dương. Đoạn 3: đen lĩnh, trắng điệp, nhấp nhánh. Yêu cầu 3 và 4: Tìm và xác định cách ngắt câu dài trong từng đoạn. Đoạn 1: Mỗi lần Tết đến, // đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ // giải trên các lề phố Hà Nội, // lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn // đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Đoạn 2: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, // chăn nuôi lắm // mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, // mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mẹ. Đoạn 3: Màu đen không pha bằng thuốc // mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: // chất rơm nếp, // than của cói chiếu // và than của lá tre mùa thu rụng lá. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; // những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn // làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, // tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 32-37 35 TRÒ CHƠI “TÌM NHANH NGHĨA” YÊU CẦU CẦN ĐẠT Cột A Tranh tố nữ Lĩnh Giấy dó Thuần phác Làng Hồ Màu trắng điệp Tranh lợn ráy Nghệ sĩ tạo hình Khoáy âm dương Cột B một thứ lụa đen bóng tranh vẽ con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai, dùng làm thức ăn cho lợn) khoáy vẽ trên mình con lợn trong tranh, hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn làm hai mảng - một mảng màu sáng (dương) và một mảng màu tối (âm) loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó, theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề Việt Nam. chất phác, mộc mạc tranh vẽ người con gái đẹp làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ được in trên giấy dó được nhiều người ưa thích. màu làm từ bột vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành người chuyên vẽ tranh, tạc tượng... VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 32-37 36 Sau thời gian thảo luận, 4 nhóm cử đại diện trình bày các yêu cầu và chia sẻ kết quả, tổ bạn nghe, bổ sung ý kiến để hoàn thiện kiến thức cần đạt. GV nhận xét kết quả làm việc nhóm và cho HS luyện đọc các từ khó, câu khó, ngắt nghỉ hơi đúng cách lần lượt từng đoạn. GV đưa một số hình ảnh sau khi HS giải nghĩa các từ khó. GV tổ chức cho HS đọc nối đoạn, cách kết nối văn bản nhịp nhàng tiến tới đọc toàn bài. Sau cùng, GV đọc mẫu 1 lần để các em ghi nhớ kĩ năng đọc và cảm nhận nội dung bài tập đọc, cho HS nêu tự do suy nghĩ cảm nhận về tranh làng Hồ để rèn được kĩ năng chia sẻ mạnh dạn, tự phát hiện và tự tin giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, bằng HĐTN trên, HS sẽ đạt được yêu cầu đề ra ở mức cơ bản. 2.4.2. Hoạt động thâm nhập văn bản Đọc hiểu là khả năng thông hiểu nội dung văn bản. Có nhiều cách giúp HS thông hiểu văn bản; trong bài viết, chúng tôi tiến hành hoạt động phỏng vấn, thâm nhập văn bản một cách tự nhiên, không bị gò bó, hứng thú, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời thể hiện mình là người có hiểu biết. GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 bạn: 1 bạn phỏng vấn, 1 bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn. Việc đặt ra các câu hỏi phải được GV yêu cầu HS chuẩn bị từ trước; câu trả lời là kiến thức tự tìm hiểu trong và ngoài bài học. Luật chơi: Khi bạn bên đội 1 đưa ra câu hỏi thì đội 2 cử một bạn trả lời; nếu trả lời được thì đội 2 được quyền phỏng vấn ngược lại đội 1 và được 1 bông hoa; nếu không trả lời được thì đội 2 phải cử một bạn khác trả lời, nếu không trả lời được thì đội 1 tự giải đáp và được một bông hoa. Đội nào được nhiều bông hoa nhất thì đội đó là “những người hiểu biết nhiều nhất”. Câu hỏi phỏng vấn Yêu cầu cần đạt Bạn hãy cho biết làng Đông Hồ ở đâu? Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Kể tên một số tranh Đông Hồ mà bạn đã biết hoặc từng xem qua? Các tranh trong bài như: Lợn ráy, Đàn gà, Đám cưới chuột, Hái dừa, Tố nữ; ngoài ra còn có tranh Nhân nghĩa, Vinh hoa, Đánh ghen, Mục đồng học bài, Thầy đồ Cóc ... Tranh Đông Hồ thường nói về đề tài gì trong cuộc sống của làng quê Việt Nam? Đề tài cuộc sống lao động của người nông dân, phong tục tập quán, xã hội Việt Nam xưa... Tranh Đông Hồ có mấy loại? 7 loại: tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật, tranh sinh hoạt. Nguyên liệu để làm ra tranh làng Hồ gồm những gì? Giấy dó (giấy làm từ vỏ cây dó), các loại màu, ván in, co ván, bìa và thét (chổi làm bằng lá thông). Kĩ thuật tạo màu của tranh Làng Hồ có gì đặc biệt? Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của chất rơm bếp, than cói chiếu, than lá tre; màu trắng điệp được làm từ vỏ điệp trắng nhấp nhánh; màu đỏ làm từ gạch non, gỗ cây vang; màu vàng làm từ hoa hòe; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm được làm theo cách thủ công từ những vật liệu thiên nhiên truyền thống. Bạn hãy tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối bài tập đọc thể hiện Nghệ sĩ tạo hình yêu mến cuộc sống trồng trọt, chăn nuôi lắm: tranh lợn ráy có khoáy âm dương rất có duyên, tranh đàn gà tưng bừng như ca múa; kĩ thuật tranh Làng Đông Hồ Nghệ sĩ tạo hình Tố nữ Lợn ráy Đám cưới chuột Đàn gà VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 32-37 37 sự đánh giá của tác giả với tranh làng Hồ đạt tới sự trang trí tinh tế: màu đen lĩnh rất Việt Nam, màu trắng điệp rất sáng tạo... càng ngắm càng ưa nhìn, tăng thêm vẻ thâm thúy, sống động, có hồn. Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? Người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui... Họ đã đem vào tranh cái hồn của cảnh vật, sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc... Bạn có thích tranh dân gian Đông Hồ không? Vì sao? Trả lời theo cảm nhận riêng Qua phỏng vấn, HS chủ động trao đổi kiến thức với nhau, điều này tạo sự thoải mái trong khi trình bày những hiểu biết cá nhân; dù sai hay đúng, các em đã tự đưa những hiểu biết thực tiễn của bản thân vào bài học. Trong quá trình giao lưu với các bạn, HS tự tư duy so sánh để chọn lọc những kiến thức đúng cho bản thân, điều này đã giúp HS tự trải nghiệm, hiểu sâu sắc và nhớ kiến thức lâu hơn so với hoạt động dạy học truyền thống, khi chỉ có GV hỏi, còn HS trả lời. Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng câu hỏi đọc suy luận giúp HS phát huy khả năng cảm thụ văn chương, năng lực nhận thức, bày tỏ ý kiến đánh giá về bài học: - Điều gì khiến em cảm thấy tranh Đông Hồ khác với những loại tranh khác? - Em có yêu thích tranh Đông Hồ không? Vì sao? - Nêu cảm nghĩ của em về một tranh Đông Hồ mà em thích nhất? Với các câu hỏi trên, HS vận dụng vốn hiểu biết thực tế, những cảm nhận thực của bản thân để trả lời. Điều đó, giúp các em phát huy khả năng suy luận, liên tưởng phong phú, đa dạng, kiến thức của HS không bị bó hẹp trong sách vở mà gắn kết với thực tiễn, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống, hình thành những năng lực cần có của HS. 2.4.3. Hoạt động đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng... để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc với tác phẩm [1; tr 36]. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng, nhanh, lưu loát và hiểu thấu đáo bài đọc. HS chỉ có thể đọc diễn cảm khi các em rèn được kĩ năng đọc đúng và đọc hiểu ở hai hoạt động trên. Để đọc diễn cảm, HS cần xác định được chỗ ngắt giọng biểu cảm, tốc độ giọng đọc mang lại giá trị biểu cảm tốt; ngữ điệu hợp lí. Trong bài đọc, chúng tôi tổ chức “cuộc thi đọc diễn cảm” cho HS, GV chia lớp thành 2 đội thi với nhau, các bạn ở mỗi đội lần lượt chọn cho mình 1 đoạn thích nhất và thể hiện diễn cảm đoạn đó theo cảm xúc của mình, GV là trọng tài nhận xét phần thi của mỗi bạn... Bằng hình thức là một cuộc thi, HS tập trung phát huy khả năng cảm thụ văn chương, khắc sâu kiến thức và phát triển năng lực đọc một cách tốt nhất. Để giúp HS củng cố bài học, chúng tôi sử dụng kĩ thuật “một phút”. Kĩ thuật “một phút” giúp HS được trình bày ngắn gọn, cô đọng trước các bạn trong lớp về một vấn đề: Nêu cảm nhận sâu sắc nhất em có được sau bài học? HS suy nghĩ, viết ra giấy những cảm nhận của mình về bài học và trình bày trong thời gian 1 phút; điều này giúp hoàn thiện và củng cố kiến thức các em đã nắm bắt về bài học. Kĩ thuật này giúp HS phát triển khả năng tư duy logic, khái quát hóa, khả năng thuyết trình và giao tiếp trước thầy, cô và các bạn. 3. Kết luận Tiến hành HĐTN trong dạy bài tập đọc “Tranh làng Hồ” cho HS lớp 5 góp phần làm phong phú, sinh động tiết dạy; phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong lĩnh hội kiến thức ở HS. HĐTN góp phần giúp đạt mục tiêu cơ bản bài học đặt ra và phát huy toàn diện năng lực đọc ở HS, phát huy khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề, tự khám phá, tìm tòi và chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giúp các em tự tin vào bản thân, thêm hứng thú, say mê vào bài học. Vận dụng HĐTN vào dạy học thực tiễn là một trong những cách thức giúp kích thích hứng thú cho HS trong học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học. Tài liệu tham khảo [1] Lê Phương Nga (2017). Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II. NXB Đại học Sư phạm. [2] Nguyễn Thị Liên (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Bộ GD-ĐT (2016). Tiếng Việt lớp 5 (tập 2). NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Đinh Thị Oanh - Vũ Thị Kim Dung - Phạm Thị Thanh (2006). Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. NXB Giáo dục. [5] Đỗ Ngọc Thống (2017). Dạy học phát triển năng lực tiếng Việt tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. [6] Nguyễn Quốc Vương - Lê Xuân Quang (2015). Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. [7] Nguyễn Quốc Vương (chủ biên, 2016). Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. [8] Nguyễn Trí (2007). Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới. NXB Giáo dục. [9] Trịnh Thị Hương (2015). Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh tiểu học khi dạy Tập đọc ở tiểu học. Tạp chí Giáo dục, số 352, tr 41-43.
File đính kèm:
- to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_trong_day_hoc_bai_tap_doc_tran.pdf