Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống

Curcumin là một thành phần hoạt tính có trong thân rễ một số loài

nghệ, đặc biệt là Nghệ vàng (Curcuma longa L.). Hợp chất này có

nhiều tác dụng dược lý nhưng ít tan và bị chuyển hóa, thải trừ nhanh

khi dùng đường uống.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến một số

biện pháp cải thiện sinh khả dụng của curcumin dùng đường uống

theo nhiều hướng: tăng độ tan và độ hòa tan của curcumin hoặc làm

giảm chuyển hóa, thải trừ của curcumin. Để đạt được những mục tiêu

trên, curcumin có thể được bào chế dưới dạng hệ phân tán rắn, hệ

nano tinh thể, hệ tiểu phân nano polyme, hệ tiểu phân nano lipid rắn,

hệ micel chất diện hoạt, hệ tự nhũ hóa, phức hợp phospholipid,

liposome Trong số các biện pháp trên, bào chế dưới dạng hệ tiểu

phân nano được coi là biện pháp làm tăng độ tan và độ hòa tan của

curcumin, hướng tới cải thiện sinh khả dụng đường uống của

curcumin một cách hiệu quả. Hệ tiểu phân nano có thể dễ dàng ứng

dụng vào các dạng thuốc rắn dùng đường uống.

Tại Việt Nam, một số chế phẩm chứa nano curcumin trên thị

trường đang được quảng cáo quá mức cần thiết. Trong đó, các đặc

tính của tiểu phân nano và khả năng hấp thu của curcumin vẫn còn

nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Do đó, việc tiến hành một nghiên cứu bào

chế hệ tiểu phân nano mang tính khoa học, trong đó đánh giá được

khả năng hấp thu của curcumin dùng đường uống là vấn đề cấp thiết.

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 1

Trang 1

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 2

Trang 2

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 3

Trang 3

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 4

Trang 4

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 5

Trang 5

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 6

Trang 6

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 7

Trang 7

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 8

Trang 8

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 9

Trang 9

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang minhkhanh 16100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống

Tiểu luận Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano nhằm tăng sinh khả dụng của curcumin dùng theo dạng đường uống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 
Dương Thị Hồng Ánh 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ 
HỆ TIỂU PHÂN NANO NHẰM TĂNG 
SINH KHẢ DỤNG CỦA CURCUMIN 
DÙNG THEO ĐƯỜNG UỐNG 
Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc 
Mã số: 62720402 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC 
Hà Nội, năm 2017 
Công trình được hoàn thành tại 
- Bộ môn Bào chế, Trường Đại học Dược Hà Nội 
- Bộ môn Công nghiệp Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội 
- Trung tâm Tương đương sinh học, Viện Kiểm nghiệm thuốc 
Trung ương 
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 
- Khoa hóa học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học 
Quốc gia Hà Nội 
- Viện tiên tiến Khoa học và công nghệ, Đại học Bách khoa 
Hà Nội 
Người hướng dẫn khoa học: 
TS. Nguyễn Trần Linh 
PGS.TS. Nguyễn Văn Long 
Phản biện 1:... 
... 
Phản biện 2:... 
... 
Phản biện 3:... 
... 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường 
họp tại 
Vào hồi.. giờngày.tháng.năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam 
 Thư viện trường Đại học Dược Hà Nội 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 
ANOVA : Analysis of variance (Phân tích phương sai) 
AUC : The area under the curve (Diện tích dưới đường cong) 
BCS : Biopharmaceutics Classification System 
(Hệ thống phân loại Sinh dược học) 
Cmax : Maximum concentration (Nồng độ thuốc tối đa) 
CMC : Carboxy methylcellulose 
Cre : Cremophor RH40 
CUR : Curcumin 
DC : Dược chất 
EMA : European Medicines Agency 
(Cơ quan quản lý thuốc Châu Âu) 
FDA : Food and Drug Administration 
(Cơ quan quản lý thuốc thực phẩm) 
GBC : Glibenclamid 
GTTB : Giá trị trung bình 
HPLC : High Performance Liquid Chromatography 
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao) 
HQC : High quality control (Mẫu kiểm tra nồng độ cao) 
IS : Internal standard (Chất chuẩn nội) 
KTTP : Kích thước tiểu phân 
KTTPTB : Kích thước tiểu phân trung bình 
kl/kl : Khối lượng/khối lượng 
kl/tt : Khối lượng/thể tích 
LC-MS : Liquid chromatography-Mass spectrometry 
(Sắc ký lỏng khối phổ) 
LC-MS/MS : Liquid chromatography-tandem mass spectrometry 
(Sắc ký lỏng khối phổ/khối phổ) 
LLOQ : Lower Limit of Quantification 
(Giới hạn định lượng dưới) 
LQC : Low quality control (Mẫu kiểm tra nồng độ thấp) 
LSD : Least Significant Difference Test (Kiểm định sự khác 
nhau có ý nghĩa thống kê tối thiểu) 
MF : Matrix factor (Hệ số ảnh hưởng của nền mẫu) 
MQC : Medium quality control 
(Mẫu kiểm tra nồng độ trung bình) 
MRT : Mean residence time (Thời gian lưu thuốc trung bình) 
Na CMC : Natri carboxy methylcellulose 
PDI : Polydispersity index (Chỉ số đa phân tán) 
PEG : Polyethylen glycol 
P-gp : P-glycoprotein 
PLGA : Poly (acid lactic co-glycolic) 
Pol : Poloxame 
PVA : Alcol polyvinic 
PVP : Poly vinylpyrolidon 
RSD : Relative standard deviation (Độ lệch chuẩn tương đối) 
SD : Standard deviation (Độ lệch chuẩn) 
SE : Standard error (Sai số chuẩn) 
SEM : Scanning Electron Microscope 
(Kính hiển vi điện tử quét) 
SKD : Sinh khả dụng 
SQC : Supplement quality control (Mẫu kiểm tra bổ sung) 
TBME : Tert-butyl methylether 
THC : Tetrahydrocurcumin 
Tmax : Time of maximum plasma drug concentration 
(Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa) 
TPGS : D-alpha-tocopheryl poly (ethylen glycol) succinat 1000 
tt/tt : Thể tích/thể tích 
t1/2 : Thời gian bán thải 
tR : Thời gian lưu 
Tw : Tween 
ULOQ : Upper Limit of Quantification 
(Giới hạn định lượng trên) 
US-FDA : The United States-Food and Drug Administration 
(Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Mỹ) 
 1 
MỞ ĐẦU 
Tính cấp thiết của luận án 
Curcumin là một thành phần hoạt tính có trong thân rễ một số loài 
nghệ, đặc biệt là Nghệ vàng (Curcuma longa L.). Hợp chất này có 
nhiều tác dụng dược lý nhưng ít tan và bị chuyển hóa, thải trừ nhanh 
khi dùng đường uống. 
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến một số 
biện pháp cải thiện sinh khả dụng của curcumin dùng đường uống 
theo nhiều hướng: tăng độ tan và độ hòa tan của curcumin hoặc làm 
giảm chuyển hóa, thải trừ của curcumin. Để đạt được những mục tiêu 
trên, curcumin có thể được bào chế dưới dạng hệ phân tán rắn, hệ 
nano tinh thể, hệ tiểu phân nano polyme, hệ tiểu phân nano lipid rắn, 
hệ micel chất diện hoạt, hệ tự nhũ hóa, phức hợp phospholipid, 
liposome Trong số các biện pháp trên, bào chế dưới dạng hệ tiểu 
phân nano được coi là biện pháp làm tăng độ tan và độ hòa tan của 
curcumin, hướng tới cải thiện sinh khả dụng đường uống của 
curcumin một cách hiệu quả. Hệ tiểu phân nano có thể dễ dàng ứng 
dụng vào các dạng thuốc rắn dùng đường uống. 
Tại Việt Nam, một số chế phẩm chứa nano curcumin trên thị 
trường đang được quảng cáo quá mức cần thiết. Trong đó, các đặc 
tính của tiểu phân nano và khả năng hấp thu của curcumin vẫn còn 
nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Do đó, việc tiến hành một nghiên cứu bào 
chế hệ tiểu phân nano mang tính khoa học, trong đó đánh giá được 
khả năng hấp thu của curcumin dùng đường uống là vấn đề cấp thiết. 
Mục tiêu của luận án 
- Xây dựng được công thức và quy trình bào chế hệ tiểu phân 
nano chứa curcumin. 
 2 
- Đánh giá được sinh khả dụng của hệ tiểu phân nano 
curcumin trên chuột thí nghiệm. 
Những đóng góp mới của luận án 
- Đã nghiên cứu xây dựng được công thức và quy trình bào 
chế hệ tiểu phân nano curcumin bằng phương pháp giảm kích thước 
tiểu phân sử dụng kỹ thuật nghiền bi siêu mịn kết hợp với đồng nhất 
hóa nhờ lực phân cắt lớn. Phương pháp bào chế đơn giản, dễ dàng áp 
dụng, có thể ứng dụng trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. 
- Đã xây dựng được mô hình đánh giá SKD của bột phun sấy 
chứa hệ tiểu phân nano curcumin dùng đường uống trên chuột thí 
nghiệm. Mô hình đánh giá này khả thi và có thể áp dụng cho các 
nghiên cứu đánh giá SKD đường uống của hệ tiểu phân nano. Phương 
pháp đánh giá SKD dựa trên việc định lượng đồng thời chất gốc 
curcumin và chất chuyển hóa tetrahydrocurcumin trong huyết tương 
chuột bằng kỹ thuật LC-MS/MS lần đầu tiên được xây dựng và thẩm 
định tại Việt Nam. Kế ... 1 µm, Span 2,67 
± 0,26) và giai đoạn đồng nhất hóa được tiến hành với tốc độ đồng 
nhất hóa 18000 vòng/phút trong 60 phút (KTTPTB 381,3 ± 22,4 nm, 
PDI 0,437 ± 0,033). 
3.4.3. Đánh giá một số đặc tính của hệ tiểu phân nano curcumin 
quy mô 5 g/mẻ 
3.4.3.1. Hình thái học tiểu phân nano 
Các tinh thể curcumin phân tán vào trong cấu trúc hình cầu của 
PVP, tinh thể manitol tồn tại hỗn độn hoặc bám dính trên bề mặt tiểu 
 17 
phân PVP (hình 3.19f). Sau khi rửa loại tá dược, KTTPTB của nano 
curcumin khoảng 300-500 nm và không có sự xuất hiện của tinh thể 
với các cạnh sắc và rõ như mẫu nguyên liệu ban đầu (hình 3.20). 
Hình 3.19f. Hình ảnh tiểu phân nano 
curcumin phun sấy 
Hình 3.20. Hình ảnh tiểu phân nano 
curcumin sau khi rửa loại tá dược 
3.4.3.2. Kích thước tiểu phân và hệ số đa phân tán 
KTTPTB và PDI của 3 mẻ bột phun sấy chứa nano curcumin lần 
lượt là: mẻ 1: KTTPTB 336,7 ± 18,6 nm, PDI 0,387 ± 0,032; mẻ 2: 
KTTPTB 359,5 ± 17,8 nm, PDI 0,416 ± 0,040; mẻ 3: KTTPTB 385,8 
± 22,4 nm, PDI 0,336 ± 0,027. 
3.4.3.3. Diện tích bề mặt và độ xốp: Không xác định được 
3.4.3.4. Phổ nhiễu xạ tia X và giản đồ quét nhiệt vi sai 
Y + 7 0 . 0 m m - F i le : N g u y e n l ie u C u rc u m i n . r a w - T y p e : 2 T h / T h lo c k e d - S t a r t : 1 . 0 0 0 ° - E n d : 6 4 . 9 3 0 ° - S t e p : 0 . 0 3 0 ° - S t e p t im e : 0 .3 s - T e m p .: 2 5 °
Y + 3 5 . 0 m m - F i le : H o n g A n h M a u t r a n g .r a w - T y p e : 2 T h / T h lo c k e d - S t a r t : 1 . 0 0 0 ° - E n d : 4 9 . 9 9 0 ° - S t e p : 0 . 0 3 0 ° - S t e p t im e : 0 . 3 s - T e m p . : 2 5 ° C (
F i l e : N a n o . r a w - T y p e : 2 T h /T h lo c k e d - S t a rt : 1 .0 1 3 ° - E n d : 4 9 . 8 6 5 ° - S t e p : 0 . 0 3 0 ° - S t e p t im e : 0 . 3 s - T e m p . : 2 5 ° C ( R o o m ) - T i m e S t a r t e d : 1 2 s - 
Li
n
 (
C
p
s)
0
1 0 0
2 0 0
3 0 0
4 0 0
5 0 0
6 0 0
7 0 0
8 0 0
9 0 0
1 0 0 0
1 1 0 0
1 2 0 0
1 3 0 0
2 -T h e ta - S c a le
2 1 0 2 0 3 0 4 0
Nhiệt độ (oC) 
Hình 3.22. Giản đồ nhiệt vi sai của curcumin, 
một số tá dược và bột phun sấy chứa nano 
curcumin 
D
òn
g 
n
h
iệ
t 
(m
W
) 
CUR 
Mẫu trắng 
Bột PS chứa nano 
Góc nhiễu xạ 2- (o) 
Hình 3.21. Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu curcumin, 
mẫu trắng phun sấy và bột phun sấy chứa nano 
curcumin 
 18 
Mẫu nano curcumin có mật độ, cường độ pic đã giảm đi đáng kể 
so với mẫu nguyên liệu ban đầu (hình 3.21) và enthalpy nóng chảy 
của mẫu nano curcumin giảm xuống (hình 3.22), chứng tỏ mẫu nano 
curcumin đã chuyển một phần sang trạng thái vô định hình. 
3.4.3.5. Phổ hồng ngoại của hệ tiểu phân nano 
Phổ hồng ngoại của hệ tiểu phân nano cho thấy có sự thay đổi về 
dao động hóa trị O-H tại số sóng 3502,73 cm-1, có thể do tương tác 
bởi liên kết hydro nội phân tử giữa curcumin và PVP. 
3.4.3.6. Hiệu suất, mất khối lượng do làm khô và khối lượng riêng 
biểu kiến 
Ba mẻ bột phun sấy chứa nano curcumin có hiệu suất đạt trên 
60,0%; khối lượng riêng biểu kiến lần lượt là 0,329 ± 0,024, 0,350 ± 
0,017 và 0,345 ± 0,009 g/ml; mất khối lượng do làm làm khô của 3 
mẻ lần lượt là 9,35, 8,87 và 9,67%. 
3.4.3.7. Hàm lượng curcumin 
Hàm lượng curcumin trong 3 mẻ bột phun sấy chứa nano 
curcumin xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis lần 
lượt là 42,29 ± 0,36, 41,49 ± 0,42, 41,62 ± 0,19%. Hàm lượng 
curcumin của 3 mẻ bột phun sấy chứa nano curcumin được xác định 
bằng phương pháp HPLC lần lượt là 42,36 ± 0,24, 42,24 ± 0,13 và 
41,82 ± 0,27%. 
3.4.3.8. Độ tan 
Độ tan của curcumin từ 3 mẻ bột phun sấy chứa nano curcumin 
lần lượt là 1,96 ± 0,08, 1,91 ± 0,12 và 1,98 ± 0,10 µg/ml. 
3.4.3.9. Độ hòa tan 
Độ hòa tan của curcumin từ 3 mẻ bột phun sấy chứa nano 
curcumin lần lượt: mẻ 1 (10 phút: 63,8 ± 2,4%, 20 phút: 78,8 ± 2,6%, 
30 phút: 83,2 ± 1,7%, 40 phút: 93,5 ± 1,9%, 50 phút: 97,1 ± 0,8% và 
 19 
60 phút: 100,7 ± 1,0%), mẻ 2 (10 phút: 66,4 ± 1,8%, 20 phút: 76,9 ± 
1,5%, 30 phút: 82,4 ± 0,9%, 40 phút: 89,6 ± 1,5%, 50 phút: 98,1 ± 
1,3% và 60 phút: 100,2 ± 2,2%), mẻ 3 (10 phút: 68,1 ± 1,7%, 20 
phút: 75,8 ± 2,0%, 30 phút: 93,6 ± 0,9%, 40 phút: 97,3 ± 1,6%, 50 
phút: 99,8 ± 2,1% và 60 phút: 102,7 ± 1,6%). 
3.4.4. Dự kiến tiêu chuẩn chất lượng 
Bột phun sấy chứa nano curcumin ở dạng bột màu vàng, tơi xốp, 
KTTPTB nhỏ hơn 500 nm, PDI nhỏ hơn 0,55, mất khối lượng do 
làm khô không quá 12,0%, khối lượng riêng biểu kiến lớn hơn 0,250 
g/ml, định tính (sắc ký đồ có pic của curcumin), hàm lượng curcumin 
trong bột phun sấy khoảng 40,00-43,50%, độ hòa tan lớn hơn 95,0% 
sau 60 phút. 
3.5. THEO DÕI ĐỘ ỔN ĐỊNH 
Sau 9 tháng ở điều kiện thực và 6 tháng ở điều kiện lão hóa cấp 
tốc, hệ tiểu phân nano chứa curcumin vẫn giữ nguyên cấu trúc trong 
đó curcumin phân tán bên trong polyme PVP. Đặc tính kết tinh, mất 
khối lượng do làm khô và độ hòa tan hầu như không thay đổi. 
KTTPTB, hàm lượng curcumin có thay đổi nhưng vẫn nằm trong 
giới hạn cho phép. 
3.6. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG 
3.6.1. So sánh sinh khả dụng của hỗn dịch quy ước và hỗn dịch 
nano curcumin 
Đồ thị biểu diễn nồng độ CUR trong huyết tương theo thời gian 
của hai nhóm chuột được trình bày ở hình 3.26. 
Sử dụng phần mềm Phoenix WinNonLin 7.0, tính toán các thông 
số dược động học không dựa trên mô hình ngăn, kết quả thu được 
trình bày ở bảng 3.52. 
 20 
0
10
20
30
40
50
0 100 200 300 400 500
Hỗn dịch quy ước Hỗn dịch nano
Hình 3.26. Đường cong nồng độ curcumin-thời gian của nhóm chuột 
uống hỗn dịch quy ước và hỗn dịch nano 
Bảng 3.52. Một số thông số dược động học trên chuột uống hỗn dịch 
quy ước và hỗn dịch nano tính toán không dựa trên mô hình ngăn 
Thông số Hỗn dịch quy ước Hỗn dịch nano 
z (phút
-1) 0,003 0,003 
Tmax (phút) 25 20 
Cmax (ng/ml) 
SE Cmax 
2,6 
0,4 
37,6 
2,3 
AUC0 240 phút 
(ng/ml.phút) 
SE AUC0 240 phút 
326,4 
21,3 
2874,4 
118,2 
MRT (phút) 107,2 101,7 
Ghi chú: 
- Do việc lấy mẫu máu chuột là “rải rác” (sparse sampling) nên giá trị SE không được tính 
toán với một số thông số DĐH 
- Chỉ xác định AUC0 240 phút do tại thời điểm 360 phút đối với hỗn dịch quy ước, nồng độ 
CUR trong huyết tương rất thấp 
Kết quả thu được ở bảng 3.52 cho thấy: dạng hỗn dịch nano có 
giá trị Cmax cao gấp 14,5 lần, AUC0 240 phút cao gấp 8,8 lần so với hỗn 
dịch quy ước. Như vậy, hỗn dịch nano bào chế từ hệ tiểu phân nano 
cải thiện SKD của curcumin so với hỗn dịch quy ước. 
Thời gian (phút) 
N
ồ
n
g
 đ
ộ
 C
U
R
 t
ro
n
g
h
u
y
ết
 t
ư
ơ
n
g 
(n
g/
m
l)
 21 
3.6.2. Xác định các thông số dược động học của chất gốc 
curcumin và chất chuyển hóa tetrahydrocurcumin trên chuột 
sau khi uống hỗn dịch nano curcumin 
Đối với nhóm chuột uống hỗn dịch quy ước, nồng độ chất chuyển 
hóa THC rất thấp và hầu hết đều dưới nồng độ LLOQ (0,5 ng/ml). Vì 
vậy, nghiên cứu chỉ xác định các thông số dược động học của CUR 
và chất chuyển hóa THC trên nhóm chuột uống hỗn dịch nano. Các 
thông số dược động học được tính toán và xử lý thống kê dựa trên 
mô hình một ngăn có chuyển hóa với hiệp biến khối lượng chuột ảnh 
hưởng đến thể tích phân bố, hằng số tốc độ hấp thu và hằng số tốc độ 
thải trừ. Kết quả đánh giá một số thông số dược động học cho thấy: 
hằng số tốc độ hấp thu của chất gốc (Ka) 65,2 phút
-1, thể tích phân bố 
của chất gốc (V) 49885,4 ml, hằng số tốc độ chuyển hóa từ chất gốc 
sang chất chuyển hóa (Km) 0,00007 phút
-1, hằng số tốc độ thải trừ 
của chất gốc (Ke) 0,003 phút
-1, thể tích phân bố của chất chuyển hóa 
(Vm) 42,3 ml và hằng số tốc độ thải trừ của chất chuyển hóa (Kem) 
36,3 phút-1. 
Chương 4. BÀN LUẬN 
4.1. VỀ HỆ TIỂU PHÂN NANO CHỨA CURCUMIN 
Curcumin là một DC ít tan thuộc nhóm IV trong hệ thống phân 
loại sinh dược học, có SKD thấp do ít tan và bị chuyển hóa, thải trừ 
nhanh. Trong nghiên cứu này, hệ tiểu phân nano bào chế được bằng 
phương pháp giảm kích thước tiểu phân sử dụng kỹ thuật nghiền bi 
siêu mịn kết hợp với đồng nhất hóa nhờ lực phân cắt lớn. Đây là 
phương pháp đơn giản, khả thi, có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất. 
Hệ tiểu phân nano thu được có thể tồn tại một phần ở trạng thái kết 
tinh với KTTP giảm xuống dưới 500 nm. Với đặc điểm này, hệ tiểu 
phân nano có thể cải thiện độ tan và độ hòa tan của curcumin. 
 22 
4.2. VỀ BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN NANO CURCUMIN 
Trong quy trình bào chế hệ tiểu phân nano trình bày trong nghiên 
cứu, chất diện hoạt được nghiền ướt trực tiếp cùng với DC. Vì vậy, 
chất diện hoạt tập trung ở bề mặt phân cách pha cao. Kết quả thực 
nghiệm cho thấy sự có mặt của chất diện hoạt làm giảm đáng kể 
KTTP do làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha rắn-lỏng. Ngoài 
ra, chất diện hoạt cũng có thể tạo micel làm tăng độ tan và tăng tính 
thấm qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, Tween 80 tạo ra lớp hấp phụ 
mỏng trên bề mặt tiểu phân. Vì vậy, trong nghiên cứu này, Tween 80 
được phối hợp với một polyme thân nước PVP. Đồng thời, manitol 
được chọn là chất mang thêm vào công thức hỗn dịch trước phun sấy 
để tạo độ tơi xốp, thuận lợi cho việc đưa vào các dạng bào chế. 
Trong quá trình nghiền khô curcumin, các thông số cần kiểm soát 
là lượng DC đưa vào buồng nghiền, thời gian và tần số nghiền. 
Lượng DC đưa vào buồng nghiền chiếm khoảng 60% thể tích buồng 
nghiền. Lượng nguyên liệu quá lớn có thể tạo hiệu ứng “cái đệm” 
cản trở quá trình nghiền. Ngược lại, quá ít nguyên liệu, hiệu suất 
nghiền giảm và bề mặt buồng nghiền bị mài mòn. Về tần số nghiền, 
nếu tần số nghiền thấp, nguyên liệu chỉ chịu tác động của lực mài 
mòn của nguyên liệu vào buồng nghiền. Nếu tần số nghiền quá cao, 
các bi bị ép mạnh vào thành buồng nghiền nên không có lực mài 
mòn và va chạm. 
Trong giai đoạn nghiền ướt, việc sử dụng hai loại bi kích thước 
khác nhau trong nghiên cứu này (0,65 và 0,8 mm) không có sự khác 
biệt rõ rệt về KTTP DC. Điều này có thể do hai loại bi kích thước 
không khác nhau nhiều, hoặc do năng lượng động lực học tạo ra 
trong quá trình nghiền ở cùng tần số xác định của bi kích thước lớn 
(0,8 mm) cao hơn so với bi kích thước nhỏ (0,65 mm). 
 23 
4.3. VỀ ĐẶC TÍNH CỦA HỆ TIỂU PHÂN NANO 
Hệ tiểu phân nano tạo thành với các đặc tính về hình thái cấu trúc, 
KTTPTB khoảng 300-500 nm, đặc tính kết tinh và độ hòa tan thích 
hợp đưa vào dạng thuốc dùng đường uống với mục đích cải thiện 
SKD của curcumin. 
4.4. VỀ ĐỘ ỔN ĐỊNH 
Kết quả của nghiên cứu cho thấy bột phun sấy chứa tiểu phân 
nano curcumin đóng trong vỏ nang cứng, ép vỉ nhôm-nhôm, đựng 
trong hộp giấy ổn định về mặt hình thái, kích thước tiểu phân, đặc 
tính kết tinh, mất khối lượng do làm khô, hàm lượng và độ hòa tan 
curcumin trong thời gian theo dõi ở hai điều kiện. 
4.5. VỀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG CỦA HỆ TIỂU PHÂN 
NANO CURCUMIN 
Kết quả xác định nồng độ CUR và THC trong huyết tương chuột 
đối với nhóm chuột uống hỗn dịch quy ước cho thấy cả nồng độ 
CUR và THC đều thấp, chứng tỏ SKD của hỗn dịch quy ước thấp. 
Khi bào chế dưới dạng tiểu phân nano, hấp thu curcumin được cải 
thiện đáng kể do tăng độ tan, tốc độ hòa tan và tăng tính thấm. Đồng 
thời, hằng số tốc độ chuyển hóa Km đã được xác định dựa trên mô 
hình dược động học quần thể một ngăn có chuyển hóa, chứng tỏ có 
sự chuyển hóa thuận từ chất gốc curcumin sang THC. 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
KẾT LUẬN 
1. Về xây dựng công thức và quy trình bào chế hệ tiểu phân 
nano curcumin 
Đã bào chế được hệ tiểu phân nano curcumin 5 g/mẻ với công 
thức bào chế: curcumin 5,00 g, Tween 80 0,60 g, PVP K30 3,75 g, 
manitol 2,50 g và nước tinh khiết 125 ml. 
 24 
Hỗn dịch nano được bào chế bằng phương pháp giảm kích thước 
tiểu phân sử dụng kỹ thuật nghiền bi siêu mịn kết hợp với đồng nhất 
hóa nhờ lực phân cắt lớn với các thông số: thời gian nghiền khô 6 
giờ, tần số nghiền khô 30 Hz sử dụng buồng nghiền bi inox, thời gian 
nghiền ướt 4 giờ, tần số nghiền ướt 30 Hz sử dụng buồng nghiền bi 
zirconi oxyd 0,8 mm, đồng nhất hóa 18000 vòng/phút trong 60 phút. 
Hỗn dịch nano được phun sấy với các thông số: nhiệt độ khí vào 
96oC và tốc độ phun dịch 2 ml/phút để tạo hệ tiểu phân nano. 
Hệ tiểu phân được duy trì ở dạng bột phun sấy với KTTPTB 
khoảng 336,7 ± 18,6 nm và PDI 0,387 ± 0,032, trong đó curcumin 
phân tán trong chất mang PVP. Tiểu phân nano tồn tại một phần ở 
dạng kết tinh với tốc độ hòa tan cải thiện đáng kể so với nguyên liệu 
ban đầu. Mất khối lượng do làm khô khoảng 9,35% và khối lượng 
riêng biểu kiến khoảng 0,329 ± 0,024 g/ml. 
Hệ tiểu phân nano nghiên cứu ổn định về hình thái, KTTP, đặc 
tính kết tinh, mất khối lượng do làm khô, hàm lượng curcumin và độ 
hòa tan curcumin trong 9 tháng ở điều kiện thực và 6 tháng ở điều 
kiện lão hóa cấp tốc. 
2. Về đánh giá sinh khả dụng của hệ tiểu phân nano 
Việc đánh giá SKD của thuốc nghiên cứu trên chuột thí nghiệm 
đã chứng tỏ hệ tiểu phân nano có khả năng cải thiện SKD của 
curcumin. Kết quả nghiên cứu bước đầu này cũng chứng minh được 
có sự chuyển hóa từ curcumin sang tetrahydrocurcumin trên chuột. 
ĐỀ XUẤT 
- Hoàn thiện quy trình bào chế hệ tiểu phân nano curcumin, nâng 
quy mô lô mẻ, hướng tới sản xuất nguyên liệu nano ứng dụng 
trong các dạng bào chế. 
- Đánh giá độ ổn định dài hạn của hệ tiểu phân nano curcumin. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Dương Thị Hồng Ánh, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Trần Linh 
(2015), “Tối ưu hóa công thức và một số thông số trong quy 
trình bào chế tiểu phân nano curcumin”, Tạp chí Nghiên cứu 
Dược và thông tin thuốc, tập 6, số 2, trang 2-5. 
2. Dương Thị Hồng Ánh, Thái Thị Hồng Anh, Nguyễn Văn 
Long, Nguyễn Trần Linh (2016), “Nghiên cứu bào chế hệ tiểu 
phân nano curcumin quy mô 5 gam/mẻ”, Tạp chí Nghiên cứu 
Dược và thông tin thuốc, tập 7, số 6, trang 28-33. 
3. Dương Thị Hồng Ánh, Hoàng Văn Đức, Lê Thị Thu Huyền, 
Nguyễn Văn Long, Nguyễn Trần Linh (2017), “Nghiên cứu 
xây dựng và thẩm định phương pháp LC-MS/MS định lượng 
đồng thời curcumin và chất chuyển hóa tetrahydrocurcumin 
trong huyết tương chuột”, Tạp chí Dược học, tập 57, số 492, 
trang 50-52 và 73. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_nghien_cuu_bao_che_he_tieu_phan_nano_nham_tang_sin.pdf