Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5

Làm tranh thuỷ ấn là sự gặp gỡ giữa nghệ thuật và khoa học: màu sơn dầu nổi trên bề mặt

nước được tạo hình ngẫu nhiên hoặc được tác động thành các hoạ tiết để in lên giấy và sau đó

phơi khô thành sản phẩm. Quá trình này rất dễ thực hiện và là một hoạt động sáng tạo tuyệt vời

cho học sinh. Đây là một hình thức trải nghiệm thú vị giúp các em giải phóng khỏi tư duy khuôn

mẫu nhằm thúc đẩy sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Ngoài ra, các em còn được tìm hiểu về một

nguyên lí khoa học kết hợp với sáng tạo nghệ thuật, giúp phát huy cảm xúc thẩm mĩ, nâng cao trí

tưởng tượng. Quy trình làm tranh thuỷ ấn thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, vật liệu dễ kiếm, sản

phẩm thu được là độc bản và có thể ứng dụng làm nhiều sản phẩm sáng tạo khác nhau, thích hợp

cho học sinh lớp 4,5.

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 1

Trang 1

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 2

Trang 2

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 3

Trang 3

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 4

Trang 4

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 5

Trang 5

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 6

Trang 6

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 7

Trang 7

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 8

Trang 8

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 9400
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học sinh lớp 4 - 5
33
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
LÀM TRANH THUỶ ẤN TRÊN GIẤY CHO HỌC SINH LỚP 4-5
Phạm Diệu Linh1*
1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
*Tác giả liên hệ: dieulinh1709@gmail.com
Lịch sử bài báo
Ngày nhận: 12/9/2019; Ngày nhận chỉnh sửa: 21/4/2020; Ngày duyệt đăng: 23/4/2020
Tóm tắt
Làm tranh thuỷ ấn là sự gặp gỡ giữa nghệ thuật và khoa học: màu sơn dầu nổi trên bề mặt 
nước được tạo hình ngẫu nhiên hoặc được tác động thành các hoạ tiết để in lên giấy và sau đó 
phơi khô thành sản phẩm. Quá trình này rất dễ thực hiện và là một hoạt động sáng tạo tuyệt vời 
cho học sinh. Đây là một hình thức trải nghiệm thú vị giúp các em giải phóng khỏi tư duy khuôn 
mẫu nhằm thúc đẩy sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Ngoài ra, các em còn được tìm hiểu về một 
nguyên lí khoa học kết hợp với sáng tạo nghệ thuật, giúp phát huy cảm xúc thẩm mĩ, nâng cao trí 
tưởng tượng. Quy trình làm tranh thuỷ ấn thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, vật liệu dễ kiếm, sản 
phẩm thu được là độc bản và có thể ứng dụng làm nhiều sản phẩm sáng tạo khác nhau, thích hợp 
cho học sinh lớp 4,5.
Từ khoá: Hoạt động sáng tạo, học sinh lớp 4,5, tranh thuỷ ấn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ORGANIZING CREATIVE ACTIVITIES OF 
PAPER MARBLING PAINTING FOR ELEMENTARY STUDENTS
Pham Dieu Linh1*
1University of Education, University of Hue
*Corresponding author: dieulinh1709@gmail.com
Article history
Received: 12/9/2019; Received in revised form: 21/4/2020; Accepted: 23/4/2020
Abstract
Paper marbling art is the integration of arts and science: the fl oating oil paints on the water 
surface are swirled into patterns randomly or with some intervention, followed by drying the painting 
products. This is an easy and enjoyable activity for children. It is kind of interesting experience to 
help free children from conventional patterns towards creativity in model making. Moreover, it helps 
them know about one principle of integrating arts and science, developing aesthetic aff ection and 
imagination. This marbling painting process is easy and quick to conduct with cheap materials, and 
its obtained products are unique, various, and appropriate for 4th, 5th graders. 
Keywords: Creative activity, 4th - 5th graders, marbling painting.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 33-41
34
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
 1. Đặt vấn đề
Mĩ thuật là môi trường tuyệt vời cho sự bồi 
dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ, đặc 
biệt là ở độ tuổi Tiểu học. Vì vậy, để nuôi dưỡng 
được sự sáng tạo trong trẻ là một quá trình lâu 
dài và cần thiết để những sự sáng tạo đó được 
bồi đắp và phát triển. Tạo ra nghệ thuật bằng 
nhiều con đường khác nhau có thể thúc đẩy khả 
năng phân tích và giải quyết vấn đề của trẻ theo 
nhiều cách. Theo Mary Ann F. Kohl - tác giả của 
Primary Art: It's the Process, Not the Product 
(Nghệ thuật Tiểu học: đó là quy trình, không chỉ 
là sản phẩm) cho rằng: “Khi trẻ em thao tác với 
cọ vẽ, kĩ năng vận động sẽ được cải thiện. Khi 
đếm các mảng hình và màu sắc, chúng học được 
những điều cơ bản về toán học. Khi trẻ em thử 
nghiệm với vật liệu, chúng được chơi đùa với 
khoa học. Quan trọng nhất là khi trẻ cảm thấy 
hứng thú và tự tin khi chúng đang tạo ra nghệ 
thuật của riêng mình” (Kohl, 2005). Và những 
đứa trẻ được trải nghiệm với những điều này cho 
phép chúng có cơ hội thử nghiệm, sáng tạo, có 
thể mắc lỗi và cảm giác “tự do” sửa chữa sai lầm 
để tìm ra những cách nghĩ mới, mở rộng suy nghĩ 
ngoài phạm vi của lớp học. 
Trẻ em “chơi mà học, học mà chơi”, chúng 
luôn hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm 
hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ sẽ 
được học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc 
các tri thức tiền khoa học, nên việc tạo ra môi 
trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết 
thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất 
cả các lĩnh vực: trí tuệ - đạo đức - thẩm mỹ - thể 
lực. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn 
ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, 
giao tiếp, ứng xử... 
- Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương 
tiện truyền cảm mang tính trực quan như đường 
nét, hình dạng, màu sắc sẽ làm cho các cảm 
xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc 
hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của 
trẻ ngày càng phong phú.
- Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm 
qua các phương tiện truyền cảm đặc trưng cho 
loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình 
dạng, màu sắc, bố cục, không gian chính là con 
đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa thẩm 
mỹ rất phù hợp với lứa tuổi của trẻ em, trên cơ 
sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này.
Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn 
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là cần 
tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng 
cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng 
tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác 
nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, 
đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những 
ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để 
các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.
Với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
thì chương trình mới đối với bộ môn mĩ thuật sẽ 
chú trọng đổi mới phương pháp, vận dụng đa 
dạng hình thức, không gian học tập, các chất liệu, 
vật liệu sưu tầm, tái sử dụng trong thực hành, 
sáng tạo. Thông qua lồng ghép thảo luận nghệ 
thuật và thực hành nghệ thuật, học sinh đồng thời 
vừa là “người sáng tạo nghệ thuật” vừa là “người 
thưởng thức nghệ thuật”. 
Do đó trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin 
đề cập đến việc “Thiết kế hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo làm tranh thuỷ ấn trên giấy cho học 
sinh lớp 4-5” nhằm giúp các em có thể vừa học 
vừa chơi với màu sắc, trải nghiệm với khoa học 
đồng thời tạo ra được sản phẩm mang đậm dấu 
ấn cá nhân và ứng dụng các sản phẩm sáng tạo 
của mình.
2. Nội dung
2.1. Nghệ thuật làm tranh thuỷ ấn trên 
giấy (Paper marbling ar ... ch để 2 chất tiếp xúc 
với nhau phụ thuộc vào sự tương tác lý - hóa giữa 
các phân tử của chất đó. Đối với Thuỷ ấn trên 
giấy chủ yếu dựa vào sự tương tác giữa nước và 
dầu, sự thấm hút giữa các xơ giấy và dầu. Đây 
cũng là một hiện tượng vật lí thường gặp trong 
đời sống hàng ngày: dầu nhẹ hơn nước và luôn 
nổi trên mặt nước, dầu không thể hoà tan trong 
nước nhưng có thể hoà tan được một số màu. 
Nguyên nhân là do:
- Dầu và nước có mật độ phân tử khác nhau: 
dầu và nước không thể trộn lẫn vào nhau là do các 
phân tử của mỗi chất liên kết bằng những cách 
khác nhau. Các phân tử nước liên kết với nhau 
chặt chẽ hơn. Điều này có nghĩa là nếu so sánh 
cùng một lượng nước và dầu, số lượng phân tử 
trong nước sẽ nhiều hơn dầu. Điều đó giải thích 
vì sao nước luôn chìm xuống và dầu luôn nổi 
lên phía trên.
- Sự phân cực: thêm một lý do khác khiến 
nước và dầu không thể hòa tan vào nhau là do 
sự phân cực. Chính xác hơn, độ âm điện của mỗi 
nguyên tố là khác nhau, trong phân tử, hiệu số 
độ âm điện này sẽ quyết định phân tử đó có liên 
kết phân cực hay không (từ 0,4 đến 1,8). 
Nước là phân tử phân cực. Nó được tạo 
thành từ 2 nguyên tử Hydro và 1 nguyên tử Oxy, 
3 nguyên tử này liên kết với nhau không theo 
dạng mạch thẳng mà tạo thành hình chữ V. Các 
electron trong phân tử phân bố ở vị trí của Oxy 
nhiều hơn so với Hidro, do đó vị trí của Oxy sẽ 
mang cực âm và ngược lại, 2 đầu hidro mang 
cực dương.
Các phân tử phân cực chỉ hòa tan trong dung 
môi phân cực. Các phân tử không phân cực thì 
chỉ tan được trong dung môi không phân cực. 
Dầu có cấu trúc phân tử không phân cực. Và do 
đó, khi cho dầu vào nước, nó chỉ nổi lên bề mặt 
chứ không hòa tan vào nước. 
- Giấy thấm hút nước rồi khô đi và giữ lại 
màu sắc hoà tan trong dầu:
Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm 
từ chất xơ dày từ vài trăm μm cho đến vài cm, 
thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành 
mạng lưới bởi lực liên kết hydro không có chất 
kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới 
dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để 
tạo hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên 
tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy 
Với tính chất như vậy nên giấy dễ bị thấm 
ướt bởi các dung dịch, nước có thể làm ướt bề 
mặt giấy nhưng nhanh chóng khô đi, dầu có 
mang màu sắc thấm vào giấy và giữ lại màu sắc 
trên bề mặt. 
Dựa vào tính chất lí - hoá này con người 
đã sáng tạo nên loại hình nghệ thuật gọi là làm 
tranh thuỷ ấn.
2.2. Trải nghiệm sáng tạo làm tranh thuỷ 
ấn trên giấy đối với học sinh lớp 4-5
Nghệ thuật làm tranh thuỷ ấn từ lâu đã được 
áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới và là một loại 
hình khá phổ biến với các hoạ sĩ. Tuy nhiên việc 
áp dụng quy trình làm tranh này dành cho học 
sinh tiểu học vẫn chưa được chú ý.
Tại một số các trường mĩ thuật như Đại học 
Nghệ thuật Huế, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 
Hà Nội thì thuỷ ấn là một phần trong bài tìm 
hiểu về chất liệu mĩ thuật.
Ngoài ra một số workshop của các hoạ sĩ 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 33-41
36
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
thường có hoạt động làm tranh thuỷ ấn cho người 
lớn hoặc sinh viên một số trường tham gia với 
mục đích trải nghiệm. Trên thế giới, hình thức 
này thường được áp dụng cho các em nhỏ trải 
nghiệm vui chơi, học tập ở một số lớp học mĩ 
thuật ngoài giờ và hiệu quả mang lại đối với các 
em khá tích cực. 
Ở độ tuổi từ 10-12 thì việc tự mình tạo ra 
được các sản phẩm mĩ thuật là một điều mang 
đến nhiều hứng thú với trẻ. Quy trình làm tranh 
thuỷ ấn không hề khó, việc sử dụng màu sắc tự 
do và sản phẩm thu được lại nhanh chóng sẽ làm 
trẻ thích thú và sẽ mang đến một số lợi ích nhất 
định đối với học sinh ở độ tuổi này:
- Học sinh được giải phóng khỏi khuôn mẫu 
nhằm thúc đẩy sáng tạo trong hoạt động tạo hình: 
các em sẽ được thoả sức sáng tạo với màu sắc, sự 
chuyển động của màu sắc, sự hoà trộn của màu, 
các hình thù hoa văn được tạo ra một cách ngẫu 
nhiên hoặc được chính các em tác động vào trên 
mặt nước Các em sẽ được học mà chơi, chơi 
mà học, không bị gò bó, không sợ mình không 
biết vẽ mà được tự thể hiện sự sáng tạo qua hình 
thức làm tranh thuỷ ấn khá đơn giản nhưng thu 
được kết quả là sản phẩm khá nhanh chóng.
- Các em được tìm hiểu về một nguyên lí 
khoa học, khám phá chất liệu, có thể trả lời được 
các câu hỏi: tại sao màu dầu lại nổi ở trên nước, 
tại sao màu sắc trên nước lại có thể chuyển động, 
vì sao các em có thể tự mình tác động đến màu ở 
trên nước, tại sao giấy có thể in những hoa văn trên 
nước thành những sản phẩm theo chủ đích của các 
em? Qua đó các em có thể hiểu rằng, khoa học 
và nghệ thuật vốn luôn có sự tác động qua lại lẫn 
nhau, các em được học thêm về một hiện tượng 
vật lí thú vị giúp các em có biết cách vận dụng các 
kiến thức được học vào thực tiễn sau này (vận 
dụng, lồng ghép các môn học với nhau).
Kamii và DeVries (1993) gợi ý rằng: “Việc 
khám phá các chất liệu là rất quan trọng bởi vì 
thông qua việc khám phá đó trẻ có thể dần nhận 
thức được các vật thể trong thế giới xung quanh 
chúng”. Khi trẻ được tiếp xúc với những chất liệu 
của hội hoạ (chì, sáp, màu nước, đất sét, giấy, sơn 
dầu) trẻ được trải nghiệm thêm những xúc giác 
và các tính chất lí, hoá của vật liệu. Cả thế giới 
rộng lớn dần dần được mở ra trong mắt trẻ thông 
qua con đường nghệ thuật.
- Phát huy cảm xúc thẩm mĩ, nâng cao trí 
tưởng tượng của học sinh: ngoài việc hình thành 
và phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng 
cho học sinh, quy trình làm tranh thuỷ ấn còn 
nhằm hướng đến mục tiêu giúp các em phát 
huy cảm xúc thẩm mĩ của riêng mình. Các em 
được tự do lựa chọn màu sắc yêu thích để làm 
tranh, tự do tạo hình theo trí tưởng tượng của 
mình (tạo hình bông hoa, chiếc lá, xoáy nước, 
cầu vồng, mưa, hình zic zắc) vì màu dầu ở 
trên nước sẽ tạo ra vô vàn các hình thù và hoa 
văn thú vị mà khi quan sát các em có thể tưởng 
tượng ra được những hình ảnh theo quan niệm 
cá nhân của mình. Từ đó khả năng tư duy hình 
tượng cũng được phát triển, giúp các em luyện 
tập khả năng so sánh, đối chiếu, nhận biết, ghi 
nhớ đặc điểm của sự vật, đối tượng một cách 
nhanh chóng.
Khi các em được tiếp xúc với quy trình làm 
tranh thuỷ ấn, cảm xúc của các em được dẫn dắt 
bởi một thế giới đầy màu sắc, hoa văn chuyển 
động trên mặt nước thu nhỏ. Sản phẩm được hoàn 
thành bởi kĩ thuật và cảm xúc cá nhân sẽ mang 
lại cho các em nhiều sự hứng thú và cảm giác tự 
do trong sáng tạo. Các em sẽ cảm thấy tự tin và 
phấn khích với những sản phẩm mang đậm dấu 
ấn cá nhân của riêng mình.
2.3. Quy trình tiến hành
Quy trình này được xây dựng phù hợp với 
các em ở độ tuổi lớp 4 và 5 với các kĩ năng cơ 
bản có thể tự hoà màu, xử lí chất liệu và giữ gìn 
vệ sinh lớp học.
2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
Vật liệu và dụng cụ được sử dụng trong quy 
trình này đều rất gần gũi và dễ tìm:
37
Vật liệu Dụng cụ
- Giấy A
4
 (có thể để nguyên khổ hoặc cắt khổ giấy 
tuỳ ý) 
- Sơn dầu nhiều màu 
- Dầu hoả (hoặc dung môi hoà tan sơn dầu) 
- Găng tay cao su hoặc găng tay nilon
Hình 1
(Nguồn: Tham khảo)
- Khay đựng nước có bề mặt lớn hơn khổ giấy cần 
làm tranh 
- Cọ vẽ, que hoặc đũa để khuấy màu 
- Cốc đựng màu, cốc rửa cọ 
- Ống nhỏ giọt, giẻ lau hoặc giấy lau
Hình 2 
(Nguồn: Tác giả)
2.3.2. Cách tiến hành
Bước 1
Giới thiệu
Giáo viên giới thiệu sơ lược cho các em 
hiểu về nguyên lí khoa học của quá trình 
làm tranh thuỷ ấn
- Dầu và nước có mật độ phân tử khác nhau 
là do các phân tử của mỗi chất liên kết bằng 
cách khác nhau. Do đó, nước và dầu không 
thể hoà tan mà dầu luôn nổi trên bề mặt nước
- Dầu được hoà lẫn với sơn dầu sẽ tạo ra 
một dung dịch nổi trên bề mặt nước và tạo 
ra các hình hoa văn thú vị mà các em có thể 
tác động hoặc chọn lựa hoa văn ngẫu nhiên 
để in ra trên giấy
Bước 2
Chuẩn bị 
bề mặt nước
Nước sạch đổ vào khay, có thể thay nước 
nhiều lần để giữ cho bề mặt nước luôn sạch 
Lưu ý: khay nước phải lớn hơn kích thước 
giấy dùng để làm sản phẩm.
(Hình 3)
Hình 3 
(Nguồn: Tác giả)
Bước 3
Chuẩn bị 
màu
 - Lựa chọn màu sơn dầu tuỳ ý, có thể pha 
màu theo ý thích và để riêng từng màu vào 
từng ly, cốc đựng màu. 
- Hoà một ít dầu vào và dùng que khuấy để 
cho sơn dầu loãng ra. 
(Hình 4)
Hình 4 
(Nguồn: Tác giả)
Quy trình làm tranh thuỷ ấn trên giấy được 
tiến hành qua 6 bước như sau:
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 33-41
38
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bước 4
Thả màu lên 
mặt nước
- Sử dụng ống nhỏ giọt để lấy màu từ cốc 
đựng và nhỏ lên mặt nước, màu sẽ nổi lên 
trên và loang ra thành các hình dạng to nhỏ 
khác nhau (Hình 5)
- Có thể kết hợp cùng lúc nhiều màu và 
tạo hình theo ý thích (nếu chỉ dùng 1 ống 
nhỏ giọt thì cần làm sạch trước khi lấy màu 
khác). Màu sẽ loang ra một cách tự nhiên 
trên mặt nước. (Hình 6)
Hình 5 
(Nguồn: Tác giả)
Hình 6 
(Nguồn: Tác giả)
Bước 5
Tạo màu sắc 
hoặc hình 
theo ý thích
- Tiếp tục sử dụng màu để phân bổ trên bề 
mặt nước theo ý thích 
- Dùng các dụng cụ như đầu cọ, que để tạo 
hình các mảng màu trên nước, có thể tạo 
hình xoáy ốc, zic zắc hay hình bông hoa 
(Hình 7)
- Đối với các em học sinh chỉ cần thực hiện 
được các thao tác đơn giản như việc phân 
bổ các màu để màu tự loang ra một cách 
ngẫu nhiên hay khuấy nhẹ để làm các màu 
sắc chuyển động trên mặt nước và tạo hình 
các màu trên mặt nước: chuyển động mặt 
nước thành vòng tròn để tạo hình xoắn ốc, 
chuyển động zích zắc, mẫu chữ V, dùng một 
chiếc lược chải nhẹ lên bề mặt nước hay bất 
cứ một tác động nào lên bề mặt cũng sẽ làm 
cho các màu sắc chuyển động theo lực tác 
động đó (Hình 8)
Hình 7 
(Nguồn: Tác giả)
Hình 8 
(Nguồn: Tác giả)
39
- Đối với các em yêu thích và có khả năng 
về hội hoạ thì có thể dùng các vật nhọn để 
tạo hình, tạo hoa văn đồng dạng theo ý thích. 
(Hình 9, 10)
- Sử dụng màu sắc và các dụng cụ càng 
thành thạo thì các em có thể tạo ra nhiều tác 
phẩm rất thú vị và mang rõ dấu ấn cá nhân. 
(Hình 11)
Lưu ý: Không nên để màu trên mặt nước 
quá lâu và nên thay nước nếu thấy bề mặt 
nước bị bẩn để tránh ảnh hưởng đến các sản 
phẩm tiếp theo.
Hình 9 
(Nguồn: Tham khảo)
Hình 10 
(Nguồn: Tham khảo)
Hình 11 
(Nguồn: Tác giả)
Bước 6
Tiến hành 
in hoa văn 
lên giấy
- Sau khi đã tạo hình các màu sắc trên mặt 
nước thì tiến hành in tranh. 
- Dùng giấy trắng đã chuẩn bị từ trước thả 
nhẹ theo chiều thẳng (để tạo lực hút của màu 
lên giấy) trên mặt nước (lưu ý là thả đúng 
vị trí có hoa văn cần in chứ tránh xê dịch tờ 
giấy khi đã thả lên mặt nước). 
- Màu sẽ nhanh chóng thấm vào mặt giấy 
và dùng nhíp hay tay nhẹ nhàng lấy giấy ra 
khỏi mặt nước. 
- Khi tiến hành lấy giấy ra thì chú ý tránh để 
màu trôi và đợi cho nước ráo hơn một chút 
rồi tiến hành phơi khô giấy. (Hình 12) 
Hình 12 
(Nguồn: Tác giả)
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 33-41
40
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Giấy sau khi phơi nước sẽ bốc hơi hoàn 
toàn và sơn dầu sẽ được giữ lại trên giấy tạo 
thành các tác phẩm rất độc đáo và mang tính 
độc bản. (Hình 13)
Hình 13 
(Nguồn: Tác giả)
2.3.3. Sản phẩm và ứng dụng sản phẩm 
Sau khi phơi khô giấy, chúng ta sẽ thu được 
những sản phẩm độc bản rất độc đáo và nhiều 
màu sắc. Các em nhỏ tuổi với bàn tay chưa khéo 
léo có thể tạo ra những sản phẩm thuỷ ấn mang 
tính tự nhiên dựa vào tính chất tự loang của màu 
dầu (Hình 14). Các em lớn hơn có kĩ năng hơn 
có thể sử dụng các công cụ bổ trợ để làm những 
sản phẩm có hình dạng và màu sắc theo ý thích 
(Hình 15).
Sản phẩm các em làm ra có thể ứng dụng 
Hình 14. Sản phẩm có tính chất 
loang màu tự nhiên
(Nguồn: Tác giả)
Hình 15. Sản phẩm có sự tác động lực
(Nguồn: Tác giả)
rất nhiều trong việc trang trí như:
+ Đóng khung thành tác phẩm tranh treo tường
(Hình 16)
Hình 16 
(Nguồn: Tác giả)
41
+ Sử dụng để làm giấy bọc sách, vở 
+ Làm giấy gói quà 
(Hình 17)
Hình 17 
(Nguồn: Tham khảo) 
+ Sáng tạo thành các sản phẩm độc đáo theo ý tưởng
(Hình 18)
Hình 18
(Nguồn: Tham khảo)
+ Và rất nhiều các ứng dụng khác tuỳ theo sự sáng 
tạo của các em
3. Kết luận
“Màu sắc của đồ chơi, hành vi vẽ và màu 
sắc, ngôn ngữ được sử dụng trong môi trường 
có thể đóng góp vào sự hiểu biết và hiểu biết về 
cảm xúc của trẻ em” (Russ and Schafer, 2006).
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan 
Lê Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm 
Nghệ thuật Trung ương cho biết tại nhiều quốc 
gia trên thế giới, giáo dục nghệ thuật được quan 
tâm đặc biệt bởi họ nhận thức được rõ những tác 
động tích cực của nó đến sự hình thành nhân cách 
cũng như trí tuệ của lớp trẻ.
Những tiết học ngoại khoá vừa chơi vừa 
học, vừa trải nghiệm và tự mình làm ra được sản 
phẩm sẽ có những tác động tích cực đến sự sáng 
tạo và tư duy thẩm mĩ của các em. Quy trình làm 
tranh thuỷ ấn đơn giản, không tốn nhiều thời gian 
nhưng hiệu quả thu được lại rất ấn tượng phù hợp 
với sự hiếu động, thích khám phá của trẻ. Qua 
quá trình này trẻ vừa có thể học được những điều 
thú vị từ màu sắc, hình dạng hoa văn và đây cũng 
là một thí nghiệm khoa học đơn giản dễ ghi nhớ.
Sản phẩm thu được từ quy trình này có thể 
ứng dụng để trang trí, tạo hình sáng tạo làm nâng 
cao khả năng tưởng tượng của trẻ. Quan trọng 
nhất là trẻ vừa được học, vừa được chơi và tự làm 
ra cho mình những sản phẩm độc đáo. /.
Tài liệu tham khảo
Kamii, C., & DeVries, R. (1993). Physical knowledge 
in preschool education. New York: Teachers 
College Press.
Kohl, Mary Ann F. (2005). Primary Art: It's the 
Process, Not the Product. Gryphon House, Inc.
Miura, Einen. (1991). The Art of Marbled Paper: 
Marbled Patterns and How to Make Them. 
Publisher: Kodansha USA Inc.
Russ, S.W. and Schafer, E. D. (2006). Aff ect in fantasy 
play, emotion in memories, and divergent 
thinking. Creativity Research Journal, Vol. 18, 
No. 3, 347-354.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 33-41

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_lam_tranh_thuy_an_tr.pdf