Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020

14. Ứng dụng công nghệ phân

tích số liệu trong tối ưu hiệu quả

tách CO2 bằng màng thấm trên

giàn BR-E

22. Đặc điểm thạch học và sự

phân bố của trùng lỗ trong đá

vôi Permian phía Nam Lô 106, bể

Sông Hồng

32. Giải pháp đa dạng hóa

nguồn nguyên liệu cho Nhà máy

Lọc dầu Dung Quất

41. Nguyên nhân và giải pháp

giảm thiểu hao hụt vận chuyển

dầu thô

 

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 76 trang viethung 8700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020

Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2020
 SỐ 3 - 2020T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam 
Petro ietnam
ISSN-0866-854X
Giấy phép xuất bản số 100/GP - BTTTT cấp ngày 15/4/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
Tầng M2, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024-37727108 | 0982288671 * Fax: 024-37727107 * Email: tcdk@pvn.vn
TỔNG BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Quốc Thập
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. Lê Mạnh Hùng
TS. Phan Ngọc Trung
BAN BIÊN TẬP
TS. Trịnh Xuân Cường
TS. Nguyễn Minh Đạo
CN. Vũ Khánh Đông
TS. Nguyễn Anh Đức 
ThS. Nguyễn Ngọc Hoàn
ThS. Lê Ngọc Sơn
TS. Cao Tùng Sơn
KS. Lê Hồng Thái
ThS. Bùi Minh Tiến
ThS. Nguyễn Văn Tuấn
TS. Phan Tiến Viễn
TS. Trần Quốc Việt
TS. Nguyễn Tiến Vinh
THƯ KÝ TÒA SOẠN
ThS. Lê Văn Khoa
ThS. Nguyễn Thị Việt Hà
THIẾT KẾ 
Lê Hồng Văn
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, XUẤT BẢN
Viện Dầu khí Việt Nam
Ảnh bìa: Kho LPG Thị Vải. Ảnh: PV GAS
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4 DẦU KHÍ - SỐ 3/2020 
TIÊU ĐIỂM
PETROVIETNAM TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG KÉP
Đối diện với khủng hoảng “kép”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu các đơn vị 
triển khai các giải pháp đồng bộ, linh hoạt với phương châm “Quản trị biến động, tối 
ưu giá trị, đẩy mạnh tiêu thụ, nỗ lực vượt khó, nắm bắt cơ hội, an toàn về đích”. Trong 
đó, tiếp tục tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực (cắt giảm chỗ chưa cần thiết, ngược 
lại tăng chi cho nhiệm vụ cấp bách), để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh 
hiệu quả.
8 DẦU KHÍ - SỐ 3/2020 
TIÊU ĐIỂM
PV Power đang vận hành 7 nhà máy điện với tổng công suất 4.205MW gồm: Nhà máy Điện Cà Mau 1 & 2, Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 & 2, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy Thủy điện Đăkdrinh, Nhà máy Thủy điện Nậm Cắt. Các nhà máy điện của PV Power luôn được đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả, đạt độ khả dụng cao, trung bình cung cấp cho lưới điện quốc gia hơn 21 tỷ kWh/năm (chiếm gần 10% sản lượng điện quốc gia).
PV POWER CÁN MỐC SẢN LƯỢNG ĐIỆN 200 TỶ KWH 
Đến 12 giờ ngày 6/4/2020, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV 
Power) đã vận hành các nhà máy điện an toàn, ổn định với tổng sản lượng điện đạt 
mốc 200 tỷ kWh. Điều này tiếp tục khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, năng lực quản lý điều 
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Power, đóng góp quan trọng vào những 
thành tựu của ngành Dầu khí Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa và bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước.
Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 & 2. Ảnh: PVN
4 8
14. Ứng dụng công nghệ phân 
tích số liệu trong tối ưu hiệu quả 
tách CO2 bằng màng thấm trên 
giàn BR-E
22. Đặc điểm thạch học và sự 
phân bố của trùng lỗ trong đá 
vôi Permian phía Nam Lô 106, bể 
Sông Hồng
32. Giải pháp đa dạng hóa 
nguồn nguyên liệu cho Nhà máy 
Lọc dầu Dung Quất
41. Nguyên nhân và giải pháp 
giảm thiểu hao hụt vận chuyển 
dầu thô
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ HÓA CHẾ BIẾN DẦU KHÍ KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ
48. Nghiên cứu, đánh giá việc sử 
dụng nước khử khoáng tại các 
nhà máy nhiệt điện
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN
14 DẦU KHÍ - SỐ 3/2020 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
thống xử lý khí trên giàn BR-E khi lưu lượng khí khai thác và 
hàm lượng CO2 tăng lên, nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu 
chất lượng khí xuất và giảm thiểu hao hụt hydrocarbon.
2. Công nghệ tách CO2 bằng màng thấm
2.1. Khái quát chung về màng thấm 
Màng cellulose acetate (cellulose acetate - CA) [1] là 
dạng màng thấm phổ biến nhất đang sử dụng trong quá 
trình làm ngọt khí. Gần đây, module tiền chế tổ hợp nhiều 
màng thấm đóng khung sẵn với cấu trúc nhỏ gọn, trọng 
lượng nhẹ được áp dụng có hiệu quả cao cho các công 
trình ngoài khơi. Quá trình tách đơn giản của màng thấm 
có thể được mô tả dưới dạng sơ đồ như Hình 1.
Hiệu quả của quá trình tách phụ thuộc vào thành 
phần khí, vật liệu chế tạo màng và các điều kiện làm việc 
như lưu lượng đầu vào, nhiệt độ và chênh lệch áp suất. 
Phương trình tổng quan (phương trình 1) biểu diễn động 
học cho từng thành phần khí được xây dựng trên cơ sở 
định luật phân tán theo Adolf Fick [2], trong đó yếu tố 
động học là chênh lệch áp suất riêng phần qua chiều dày 
màng. Phương trình này là công cụ chính sử dụng trong 
Ngày nhận bài: 23/12/2019. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 23/12/2019. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 04/02/2020.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TRONG TỐI ƯU HIỆU QUẢ 
TÁCH CO2 BẰNG MÀNG THẤM TRÊN GIÀN BR-E 
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 3 - 2020, trang 14 - 21
ISSN-0866-854X
Nguyễn Hải An, Trần Quốc Việt
Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
Email: annh1@pvep.com.vn
Tóm tắt
Công tác phát triển và vận hành khai thác các mỏ khí có hàm lượng carbon dioxide (CO2) cao hiện đang đặt ra thách thức mới cho các 
công ty điều hành khai thác dầu khí trên thế giới. Tách và loại bỏ khí acid khỏi dòng khí tự nhiên là quá trình xử lý không thể thiếu nhằm 
tăng chất lượng khí (tăng nhiệt trị) trước khi sử dụng. Công nghệ tách CO2 bằng màng thấm đã và đang được sử dụng hiệu quả trong các 
nhà máy xử lý khí tự nhiên, đặc biệt là để loại bỏ khí acid do có lợi thế so với các phương pháp khác về hiệu suất tách, tính gọn nhẹ và 
thân thiện với môi trường.
Hệ thống tách CO2 trên giàn BR-E với công nghệ màng đã được sử dụng trên 10 năm. Thời gian tới sẽ đưa mỏ khí mới vào khai thác, 
đòi hỏi công suất xử lý khí ngày càng lớn (sản lượng 700 triệu ft3 tiêu chuẩn/ngày) và có hàm lượng CO2 rất cao (trên 50%). Khi đó, hiệu 
suất tách của hệ thống màng hiện tại không đảm bảo thông số kinh tế và kỹ thuật.
Trong bài báo này, tác giả sử dụng mô hình phân tích dữ liệu kết hợp với mô hình mô phỏng quá trình xử lý khí (phần mềm chuyên 
dụng HYSYS) nhằm tối ưu hóa hiệu suất cũng như điều chỉnh cấu hình hệ thống để nghiên cứu độ nhạy tham số (hàm lượng CO2) đối với 
lưu lượng khí thô khác nhau.
Từ khóa: Giàn BR-E, xử lý khí, công nghệ màng, cellulose acetate tách CO2.
1. Giới thiệu
Hệ thống màng thấm được thiết kế theo kiểu từng 
module với diện tích màng định sẵn, gắn trên các giá 
đỡ với kích thước được chuẩn hóa. S ... u tăng so với năm 2019. 
Mức tăng lớn nhất thuộc về các 
công ty dầu khí quốc tế lớn (13,8%), 
các nước Trung Đông (8,2%) và Liên 
bang Nga cùng các nước thuộc Liên 
Xô cũ (6,2%). Mức tăng thấp nhất ở 
châu Âu (0,4%), Ấn Độ, một số nước 
châu Á và Australia (0,8%). Mức 
giảm lớn nhất thuộc về các công 
ty dầu khí độc lập ở Bắc Mỹ (-7,3%) 
liên quan chủ yếu với các đề án trên 
Dự án dầu khí của Saudi Aramco. Ảnh: Investo
70 DẦU KHÍ - SỐ 3/2020
THỊ TRƯỜNG DẦU KHÍ
đất liền, nhất là các mỏ dầu khí phi 
truyền thống (Bảng 1).
Bức tranh tăng/giảm đầu tư trong 
năm 2020 rất khác nhau. Với mức đầu 
tư tuy giảm so với năm 2019 nhưng 
vẫn còn rất cao ở Mỹ (xét về giá trị) 
nhằm duy trì sản lượng dầu khí đá 
phiến, các nhà phân tích thị trường 
cho rằng sản lượng dầu thô toàn cầu 
năm 2020 sẽ tăng 4,9% so với cùng 
kỳ, tức là mức dư thừa dầu thô trên 
thị trường không những không giảm 
mà còn cao hơn năm 2019.
Hệ quả của tình trạng dư cung: 
Khi nguồn cung dư thừa, các công 
ty điều hành mỏ (operators) và các 
công ty dịch vụ dầu khí đều có nguy 
cơ phá sản. Năm 2019, cả 2 nhóm 
công ty này đã nợ đến 20 tỷ USD. Do 
đó, công tác quản lý/điều hành phải 
tìm được các giải pháp ứng phó rất 
sớm trước khi sự kiện xảy ra. 
Các nghiên cứu cho thấy sự 
không chắc chắn về sản lượng dầu 
khí Mỹ tăng cao trong năm 2020 
như đã diễn ra trong giai đoạn 
khủng hoảng giá dầu năm 2014. Các 
doanh nghiệp dầu khí sẽ tăng áp lực 
đối với các công ty dịch vụ (OFS) để 
thích nghi với công tác phát triển 
mỏ phi truyền thống theo chu kỳ 
ngắn. Những thách thức chính đối 
với đá phiến ở Mỹ là: việc sáp nhập/
giải thể doanh nghiệp mất nhiều 
thời gian đã làm chậm sự phát triển 
theo kế hoạch; có quá nhiều tài sản 
(DUC) và công ty hoạt động trong 
lĩnh vực này nên xử lý các khác biệt 
không đơn giản.
Cách mạng công nghệ đóng vai 
trò lớn trong công nghiệp dầu khí. Ở 
các nước đang phát triển hoặc phát 
triển thấp, việc tiếp nhận công nghệ 
mới rất chậm do không chủ động 
được các sáng kiến, sáng chế, phát 
minh cũng như sự phức tạp về thủ 
tục hành chính, pháp lý giữa đơn vị 
cung cấp và sử dụng công nghệ mới 
trong lĩnh vực chuyển giao công 
nghệ. Quỹ nghiên cứu và phát triển 
công nghệ mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 
chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng doanh 
thu. Khi giá dầu xuống thấp, các 
doanh nghiệp thượng nguồn phải 
khắc phục tình trạng này bằng cách 
đổi mới công nghệ, để vượt nhanh 
khỏi giai đoạn khủng hoảng và có 
đủ điều kiện gia tăng trữ lượng cần 
thiết cho giai đoạn phát triển trong 
tương lai. Các hoạt động dầu khí 
biển được dự báo sẽ tiếp tục phát 
triển và đầu tư trong lĩnh vực này 
có thể tăng 10,3% so với năm 2019. 
71DẦU KHÍ - SỐ 3/2020 
PETROVIETNAM
Dự án LNG Sakhalin-2. Ảnh: Gazprom
Năng lực kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và 
nguồn nhân lực trình độ cao sẽ là 
đối tượng ưu tiên đầu tư trong các 
năm tới để sẵn sàng cho cuộc đua 
dài, mạnh mẽ.
Mặc dù các dự báo thị trường 
trong tương lai gần không mấy 
thuận lợi đối với hoạt động dầu khí, 
nhưng các tập đoàn dầu khí lớn trên 
thế giới vẫn tiếp tục tăng đầu tư 
cơ bản vào lĩnh vực thượng nguồn 
để chuẩn bị điều kiện phát triển 
sản xuất - kinh doanh trong các kế 
hoạch trung hạn và dài hạn sau khi 
khủng hoảng giá dầu chấm dứt. 
Hai tập đoàn dầu khí quốc tế 
lớn là Exxon Mobil và Chevron vẫn 
giữ nguyên ngân sách chi tiêu năm 
2020 đã duyệt cách đây 2 năm mặc 
dù áp lực của cổ đông đòi giảm đầu 
tư cho tìm kiếm - thăm dò - khai thác 
để bảo đảm lợi nhuận. 
72 DẦU KHÍ - SỐ 3/2020
THỊ TRƯỜNG DẦU KHÍ
Bắc Mỹ: Số lượng giàn khoan ở 
Mỹ giảm mạnh, đầu tư của các chủ 
mỏ và các doanh nghiệp thượng 
nguồn giảm 6% với các mức độ 
khác nhau. Ở Canada, đầu tư cơ bản 
năm 2020 dự báo sẽ tăng 0,4% và 
số lượng giàn khoan hoạt động vào 
khoảng 128 giàn.
Trung Đông: Vốn đầu tư dự báo 
tăng 8% trong năm 2020. Khu vực 
này được dự báo sẽ tạo ra cơ hội phát 
triển cho các doanh nghiệp cung cấp 
dịch vụ dầu khí, tuy nhiên tiềm ẩn rủi 
ro địa chính trị.
Nga/FSU: Đầu tư capex ở Liên 
bang Nga và các nước thuộc Liên Xô 
cũ sẽ tăng trưởng 6% năm 2020, thấp 
hơn mức 8% dự báo trong năm 2019 
nhưng tiềm ẩn rủi ro cao liên quan 
với các thỏa thuận của OPEC+. Lukoil, 
Gazprom và Rosneft được hy vọng sẽ 
đáp ứng các mục tiêu sản xuất và kế 
hoạch đầu tư, mặc dù quota về sản 
lượng gần đây có thể ảnh hưởng tới 
chi đầu tư trong năm 2020. Liên bang 
Nga đang trở thành quốc gia hàng 
đầu về sản lượng LNG cũng như sản 
lượng xuất khẩu khí khô qua đường 
ống tới châu Âu và Trung Quốc đã 
đạt mức kỷ lục. EIA dự báo sản lượng 
khí đốt của Liên bang Nga và FSU sẽ 
tăng 40% sau năm 2050 và sẽ đáp 
ứng nhu cầu năng lượng cho Trung 
Quốc và châu Âu.
Mỹ Latinh: Mức đầu tư cơ bản 
ở Mỹ Latinh đã tăng (năm 2019 tăng 
3%) sau khi cắt giảm Capex. Các quốc 
gia chủ chốt của khu vực Mỹ Latinh 
(Mexico, Brazil và Venezuela) đang 
trong tình trạng chính trị mất ổn 
định và lạm phát.
Châu Âu: Đầu tư vào lĩnh vực 
thượng nguồn năm 2019 tăng 11% 
so với năm trước. Động lực thúc đẩy 
gia tăng đầu tư cơ bản ở châu Âu là 
các công ty dầu khí tư nhân mới mua 
lại các tài sản dầu khí. Tuy nhiên, 
World Oil dự báo đầu tư cơ bản của 
châu Âu trong năm 2020 chỉ tăng 1%.
Châu Á/Australia: Đầu tư cơ 
bản ở châu Á/Australia năm 2020 
được dự báo chỉ tăng 1% sau khi đã 
tăng 13% vào năm 2019. Xu hướng 
tích cực như: gia tăng số lượng giàn 
khoan trên biển và các đề án mới. 
Nhiều công ty có tiềm năng lớn như 
Woodside, CNOOC, Medco Energi, 
Premier Oil, Shell đã đầu tư và thành 
công ngay cả khi một số doanh 
nghiệp lớn khác đã rút lui khỏi khu 
vực.
Châu Phi: Dự báo đầu tư cơ 
bản vào hoạt động dầu khí thượng 
nguồn và các đề án LNG ở châu Phi 
sẽ tăng 3% trong năm 2020 sau khi 
đã tăng 9% trong năm 2019. Chính 
sách thu hút đầu tư mềm dẻo, linh 
hoạt của chính quyền địa phương, 
kết hợp với các chiến dịch khoan 
ngoài khơi đang được các công ty 
dầu khí độc lập và các công ty dầu 
khí quốc tế thực hiện làm cho hoạt 
động thăm dò - khai thác ở châu lục 
này rất sôi động như tăng đầu tư 
cho các dự án LNG ở Mozambique, 
Nigeria LNG Train 7 và Rovuma. Tuy 
nhiên, các rủi ro chính trị vẫn tồn tại 
như ở Nigeria, an ninh bất ổn và luật 
pháp còn nhiều điểm không thuận 
lợi cho hoạt động thượng nguồn. 
Trần Ngọc Toản (tổng hợp)
73DẦU KHÍ - SỐ 3/2020 
PETROVIETNAM
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chú trọng 
công tác phòng ngừa và ứng 
phó sự cố tràn dầu từ các hoạt 
động dầu khí. Đến nay, PVN đã 
xây dựng bản đồ nhạy cảm môi 
trường cho dải ven biển từ Đà 
Nẵng đến biên giới Campuchia 
nhằm phục vụ công tác hoạch 
định, triển khai ứng phó khi có 
sự cố tràn dầu xảy ra. 
Khu vực miền Bắc và miền 
Trung Việt Nam có các đảo/cụm 
đảo với độ đa dạng sinh học 
cao và nổi tiếng với các kỳ quan 
vịnh đảo mang tầm quốc gia và 
khu vực như: các đảo trong Di 
sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ 
Long, vườn quốc gia Bái Tử Long 
(tỉnh Quảng Ninh), vườn quốc 
gia đảo Cát Bà, khu bảo tồn 
biển đảo Bạch Long Vĩ (Tp. Hải 
Phòng), khu bảo tồn biển đảo 
Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)... 
Trong trường hợp xảy ra sự 
cố tràn dầu, các khu vực đảo sẽ 
bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là 
hoạt động du lịch, dân sinh, ngư 
nghiệp và đe dọa các nguồn tài 
nguyên môi trường, các loài 
sinh vật nhạy cảm, quý hiếm có 
giá trị bảo tồn cao nơi đây (như 
các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, 
rừng ngập mặn). Chính vì thế, 
PVN đã giao Viện Dầu khí Việt 
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG TỶ LỆ 1:50.000 
CHO CÁC ĐẢO CÓ NGUY CƠ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Nam thực hiện nhiệm vụ "Xây dựng bản 
đồ nhạy cảm môi trường tỷ lệ 1:50.000 
cho các đảo có nguy cơ bị ảnh hưởng 
bởi hoạt động dầu khí”.
Nhóm tác giả VPI đã xác định chỉ số 
nhạy cảm môi trường cho các lớp bản 
đồ chuyên đề (như đường bờ, san hô, 
ngư trường đánh bắt, rừng ngập mặn, 
khu bảo tồn biển, khu du lịch, nuôi 
trồng thủy sản) và thành lập bản đồ 
nhạy cảm môi trường vùng biển đảo 
trong phạm vi nghiên cứu. Trên cơ sở 
đó, VPI đã xây dựng bản đồ phân vùng 
ưu tiên khu vực các đảo; tích hợp với 
bản đồ nhạy cảm môi trường cho các 
đảo đã được thiết lập trong vùng biển 
từ Đà Nẵng đến biên giới Campuchia, 
để thành lập bản đồ nhạy cảm môi 
trường tổng thể cho các khu vực đảo 
có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hoạt động 
dầu khí. 
Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi 
trường giúp nâng cao hiệu quả công 
tác lập và triển khai kế hoạch ứng phó 
sự cố tràn dầu của PVN, các trung tâm 
ứng phó sự cố tràn dầu khu vực, các cơ 
quan quản lý môi trường địa phương và 
các nhà thầu dầu khí. 
Nguyễn Lệ Mỹ Nhân (giới thiệu)
Hình 1. Bản đồ nhạy cảm môi trường các đảo thuộc khu vực tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng 
74 DẦU KHÍ - SỐ 3/2020
PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN
GIẢI PHÁP RỬA ONLINE CHO THÁP DEBUTANIZER TẠI PHÂN XƯỞNG 
REFORMING XÚC TÁC NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
Tháp tách butane T-1301 của Phân xưởng reforming xúc 
tác CCR, Nhà máy Lọc dầu Dung 
Quất được thiết kế để tách các cấu 
tử nhẹ C4- trong dòng sản phẩm 
lỏng sau phản ứng nhằm điều chỉnh 
áp suất hơi bão hòa Reid (RVP) của 
dòng sản phẩm reformate ở đáy 
tháp và kiểm soát hàm lượng C5+ 
trong dòng sản phẩm LPG ở đỉnh 
tháp. Tháp T-1301 hoạt động không 
ổn định đã làm giảm hiệu suất phân 
tách, sản phẩm sau khi tách không 
đạt tiêu chuẩn chất lượng: thành 
phần cấu tử C5+ trong LPG tăng cao, 
khoảng 10 - 20%mol (tiêu chuẩn 
< 2%mol); áp suất hơi bão hòa RVP 
của xăng reformate cũng tăng cao 
35 - 45kPa (tiêu chuẩn < 35kPa). 
Nhằm mục đích đưa tháp T-1301 
về điều kiện vận hành ổn định, đáp 
ứng được các chỉ tiêu về chất lượng 
sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để 
tăng công suất chế biến của Phân 
xưởng CCR lên 105% so với công 
suất thiết kế, nhóm tác giả đã tiến 
hành phân tích dữ liệu, nghiên cứu 
và tìm ra nguyên nhân gây ngập 
lụt các đĩa bên trong tháp T-1301 là 
do hiện tượng đóng cặn của muối 
ammonium chloride (NH4Cl) trên bề 
mặt các đĩa phân tách. 
Theo báo cáo đến nay đã có một 
số nhà máy lọc dầu trên thế giới cũng 
gặp trường hợp tháp tách butane bị 
đóng muối NH4Cl và chỉ thực hiện 
công việc rửa tháp khi dừng hoàn 
toàn phân xưởng (rửa offline). Tuy 
nhiên, nếu áp dụng giải pháp rửa 
tháp offline sẽ gây thiệt hại rất lớn 
cho Công ty CP Lọc hóa dầu Bình 
Sơn (BSR) do phải dừng quá trình 
sản xuất phân xưởng CCR dẫn đến 
làm gián đoạn các phân xưởng công 
nghệ khác do mất nguồn H2 cung 
cấp; đồng thời khi thực hiện công tác 
dừng và khởi động lại phân xưởng sẽ 
gặp nhiều rủi ro về rò rỉ lưu chất cháy 
nổ ảnh hưởng đến an toàn của nhà 
máy. Để khắc phục hiện trạng đóng 
cặn muối tại tháp T-1301, nhóm tác 
giả đã đề xuất giải pháp rửa online 
cho tháp T-1301 (rửa tháp mà không 
cần dừng phân xưởng). 
Theo đó, BSR đã phát hành qui 
trình chi tiết cho quá trình rửa nước 
online số PRD-PRO-013-418 với các 
bước chính như sau: Giảm công suất 
Phân xưởng CCR xuống 60%, giảm 
nhiệt độ phản ứng RIT xuống 482oC 
và giảm nhiệt độ đáy tháp T-1301 
xuống 130oC trong khi duy trì áp suất 
của tháp khoảng 6.0bar. Nước rửa 
được đưa vào đường nạp liệu vào 
tháp T-1301 với lưu lượng 4 - 6m3/
giờ trong khoảng 4 giờ sau đó nước 
rửa được chuyển sang đường hồi lưu 
đỉnh với lưu lượng 6- 8m3/giờ liên tục 
trong 6 giờ để rửa muối ở phần đỉnh 
của tháp; tiến hành xả nước rửa liên 
tục trong suốt quá trình phun nước 
và duy trì tiếp tục sau khi dừng nước 
rửa khoảng 3 - 4 giờ để loại bỏ hoàn 
toàn nước trong hệ thống trước khi 
nâng nhiệt độ của tháp và thiết lập 
phân xưởng về lại điều kiện vận hành 
bình thường. 
Trong suốt quá trình rửa tháp, 
mẫu xăng reformate ở đáy tháp được 
lấy định kỳ 30 phút/lần để quan sát 
màu cũng như kiểm tra các thành 
phần Cl, pH, ammonia và độ dẫn điện 
trong nước rửa. Các mẫu reformate 
75DẦU KHÍ - SỐ 3/2020 
PETROVIETNAM
Vương Ngọc Trai (giới thiệu)
trong giai đoạn đầu của quá trình rửa 
nước có màu đen đậm và rất bẩn, có 
nồng độ Cl- rất cao (~ 24.661mg/L) và 
độ dẫn điện cũng rất cao (~52.000μS/
cm). Sau thời gian rửa, các mẫu có 
màu sáng dần và nồng độ các tạp 
chất cũng giảm theo, dấu hiệu cho 
thấy cặn muối NH4Cl trong tháp đã 
được rửa một cách hiệu quả. 
Quá trình rửa tháp kết thúc khi 
hàm lượng Cl- và độ dẫn điện của 
nước xả ở đáy tháp giảm xuống đáng 
kể và dao động ở mức thấp trong vài 
giờ (Cl- khoảng 50mg/L và độ dẫn 
điện khoảng 200μS/cm), đồng thời 
mẫu nước xả ra có màu trong suốt 
như nước đưa vào. 
Việc kiểm soát mối nguy tăng 
đột ngột áp suất hệ thống khi đưa 
nước vào tháp đã được thực hiện 
rất tốt bằng cách giảm nhiệt độ vận 
hành của tháp T-1301 xuống dưới 
nhiệt độ sôi của nước. Việc kiểm soát 
mối nguy ăn mòn trong và sau quá 
trình rửa nước của tháp và hệ thống 
đường ống được kiểm soát rất chặt 
chẽ, các điểm thấp (low point) trong 
hệ thống đã được xả lỏng nhằm 
tránh đọng các lưu chất gây ăn mòn, 
đảm bảo chắc chắn không còn nước 
đọng trong hệ thống. 
Trong quá trình thực hiện rửa 
online cho tháp T-1301 đã tận dụng 
lại được vật tư để lắp đặt hệ thống 
nước rửa BFW từ bơm P-1202A/B đến 
tháp T-1301 nên không tốn chi phí 
đầu tư; chi phí nhân công để lắp đặt 
hệ thống cải hoán này rất nhỏ, không 
đáng kể và do BSR tự thực hiện. 
Nhờ quá trình rửa muối NH4Cl 
hiệu quả đã giúp tháp T-1301 hoạt 
động trở lại bình thường và Phân 
xưởng CCR được duy trì vận hành ở 
công suất cao 100% công suất thiết 
kế với các sản phẩm xăng reformate 
và LPG đạt tiêu chuẩn chất lượng sản 
phẩm. 
Giải pháp rửa online cho tháp 
T-1301 đã làm lợi cho BSR khoảng 
1.066.000 USD/năm; nâng cao độ tin 
cậy của thiết bị trong quá trình vận 
hành; tạo điều kiện thuận lợi để tăng 
công suất chế biến của Phân xưởng 
CCR lên 105% mà không gặp trở ngại 
trong quá trình vận hành của tháp 
T-1301. Giải pháp này đã được công 
nhận Sáng kiến cấp Tập đoàn Dầu khí 
Việt Nam và có thể áp dụng cho Liên 
hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

File đính kèm:

  • pdftap_chi_dau_khi_so_3_nam_2020.pdf