Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2015
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
14. Đặc điểm tướng, môi
trường trầm tích bể Tư
Chính - Vũng Mây qua kết
quả phân tích tài liệu địa
chấn
22. Dự báo tướng thạch
học và môi trường
trầm tích cho đá chứa
carbonate phía Nam bể
Sông Hồng, Việt Nam
27. Phức hệ hóa thạch
bào tử phấn hoa trong
trầm tích rift lục địa hệ
tầng Sông Ba
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2015
6Ӕ7SFK·FËDW¥SRQG¡XNK·TXÂFJLDYL°WQDPSHWURYLHWQDP 'X.K3HWUR LHWQDP ,661; 9ô&+75£&7+k1* 1+, 7+8<76k1*7n2 &+8<11*+, 3.©&¡1* 6Ӕ7SFK·FËDW¥SRQG¡XNK·TXÂFJLDYL°WQDPSHWURYLHWQDP 'X.K3HWUR LHWQDP ,661; 9ô&+75£&7+k1* 1+, 7+8<76k1*7n2 &+8<11*+, 3.©&¡1* Giấy phép xuất bản số 100/GP - BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/4/2013 TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ Tầng 16, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04-37727108 | 0982288671 * Fax: 04-37727107 * Email: tapchidk@vpi.pvn.vn Ảnh bìa: Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí khẳng định thương hiệu dịch vụ dầu khí. Ảnh: DMC TỔNG BIÊN TẬP TS. Nguyễn Quốc Thập PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. Lê Mạnh Hùng TS. Phan Ngọc Trung BAN BIÊN TẬP TS. Hoàng Ngọc Đang TS. Nguyễn Minh Đạo CN. Vũ Khánh Đông TS. Nguyễn Anh Đức ThS. Trần Hưng Hiển ThS. Vũ Văn Nghiêm ThS. Lê Ngọc Sơn KS. Lê Hồng Thái ThS. Nguyễn Văn Tuấn TS. Phan Tiến Viễn ThS. Trần Quốc Việt TS. Nguyễn Tiến Vinh TS. Nguyễn Hoàng Yến THƯ KÝ TÒA SOẠN ThS. Lê Văn Khoa ThS. Nguyễn Thị Việt Hà PHỤ TRÁCH MỸ THUẬT Lê Hồng Văn TỔ CHỨC THỰC HIỆN, XUẤT BẢN Viện Dầu khí Việt Nam NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ HÓA CHẾ BIẾN DẦU KHÍ CÔNG NGHỆ - CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ 14. Đặc điểm tướng, môi trường trầm tích bể Tư Chính - Vũng Mây qua kết quả phân tích tài liệu địa chấn 22. Dự báo tướng thạch học và môi trường trầm tích cho đá chứa carbonate phía Nam bể Sông Hồng, Việt Nam 27. Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng Sông Ba 32. Kết quả nghiên cứu chế tạo, đánh giá và thử nghiệm hệ vi nhũ tương acid cho xử lý vùng cận đáy giếng vỉa cát kết 40. Nghiên cứu pha chế chất phân tán dầu từ các hóa chất hoạt động bề mặt tổng hợp phù hợp với đặc trưng của dầu thô Việt Nam 51. Nghiên cứu tương tác của lực thủy động của sóng lên bể chứa nổi và tàu chở khí hóa lỏng trong trạng thái khai thác cập mạn 61. Nghiên cứu khả năng đầu tư nhà máy sản xuất ethyl acetate từ ethanol PETROVIETNAM 5'p8.+ - 6Ӕ +ų,1*+ģ7+õ0'µ.+$,7+¤&'Ŝ8.+°1õ0 7KFKWKßFFãK×LY¬WK¬QKFÒQJ Trong giai đoạn 2011 - 2014, công tác thăm dò, khai thác dầu khí được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam triển khai tích cực cả ở trong và ngoài nước, có 21 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 167,78 triệu tấn dầu quy đổi, tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt trên 104 triệu tấn... Trên cơ sở đó, Hội nghị triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí năm 2015 đã đề xuất các giải pháp để thực hiện thành công kế hoạch thăm dò khai thác dầu khí năm 2015, giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Khai thác trên 104 triệu tấn dầu quy đổi trong giai đoạn 2011 - 2014 Ngày 27/3/2015, tại Tp. Đà Nẵng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí năm 2015 nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác thăm dò, khai thác dầu khí năm 2014, giai đoạn 2011 - 2014; kế hoạch và các giải pháp thực hiện năm 2015 và các năm tiếp theo. Tham dự Hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Nguyễn Xuân Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Quốc Khánh cùng các đồng chí trong HĐTV, Ban Tổng giám đốc và hơn 200 đại biểu nguyên là lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị, lãnh đạo và chuyên viên các Ban chức năng của Tập đoàn, các đơn vị thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Khánh cho biết trong giai đoạn 2011 - 2014, công tác thăm dò, khai thác dầu khí đã được triển khai tích cực, cả ở trong và ngoài nước với kết quả đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Chính phủ giao về các chỉ tiêu gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí. Việc tăng cường áp dụng công nghệ mới đã làm tăng hiệu quả công tác thăm dò và khai thác dầu khí, đặc biệt nâng cao vai trò quản lý, chỉ đạo và tăng cường chất lượng công tác giám sát từ bộ máy điều hành xuống các đơn vị, nhà thầu; từng bước nâng cao năng lực quản lý điều hành của Tập đoàn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu Hội nghị tập trung trí tuệ, đề xuất các giải pháp mang tính đột phá để thực hiện thành công kế hoạch thăm dò khai thác dầu khí năm 2015, giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của Tập đoàn, để cho khâu đầu tiếp tục có những đóng góp quan trọng và to lớn hơn nữa, xứng đáng là lĩnh vực cốt lõi của Ngành Dầu khí Việt Nam. Tại Hội nghị, Ban Tìm kiếm Thăm dò Dầu khí và Ban Khai thác Dầu khí đã tổng kết công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí năm 2014 và trong giai đoạn 2011 - 2014. Từ đó, Hội nghị phân tích, nhận dạng các khó khăn, thách thức, rút ra các bài học kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công kế hoạch gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu khí trong năm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Xuân Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Ngọc Linh 7,8ï,ŧ0 10 'p8.+ - 6Ӕ FSO PVN Đại Hùng Queen có chiều dài 260,7m, rộng 42m, cao 21,4m, trọng tải 105.000 tấn, tốc độ 14,5 hải lý/giờ. Giàn khai thác FPU Đại Hùng - 01 có chiều dài 108,2m, rộng 67,36m, mớn nước tối đa 21,3m. Sau quá trình tích cực triển khai dự án đảm bảo chất lượng, an toàn, đúng tiến đ ... UD cùng ngân sách dự phòng 1 triệu USD. Các giếng được khoan trong vùng nước sâu từ 1.000 - 2.500m trên diện tích đã thăm dò địa chấn 3D từ năm 2011 - 2012. Đây là chương trình thăm dò do BP điều hành kéo dài 25 năm và là những giếng khoan đầu tiên tại Bight kể từ khi có giếng khoan khô của Woodside Petroleum Ltd., năm 2003. Lime Petroleum Norway AS., một chi nhánh của Lime Petroleum Plc, đồng ý mua 30% quyền lợi tại PL338C thuộc Biển Bắc từ Lundin Norway AS. Giấy phép gồm cấu tạo triển vọng Utsira High ở thềm lục địa Na Uy và một phát hiện dầu Rolvsnes trong móng granite đang chờ thẩm định. Giao dịch này còn phải chờ sự chấp thuận của chính phủ Na Uy. Liên doanh Santos - Inpex JV vừa nhận được 2 giấy phép thăm dò tại bồn trũng Browse trên thềm lục địa Tây Australia, cách Broome khoảng 500km. Cả 2 Lô WA-513-P và WA-514-P đều nằm gần mỏ Ichthys của Inpex và các mỏ khí - condensate Prelude và Concerto của Shell. PETROVIETNAM 85DẦU KHÍ - SỐ 3/2015 Statoil bắt đầu khai thác mỏ Oseberg Delta 2 ở Biển Bắc. Tổng đầu tư gần 7 tỷ NOK (Krone - tiền Na Uy). Trữ lượng có thể thu hồi của mỏ ước tính đạt 77 triệu thùng dầu quy đổi, với dầu là 32 triệu thùng và khí đốt là 45 triệu thùng quy đổi. Thời gian khai thác 20 năm. Đối tượng khai thác nằm cách đáy biển 3.100m. Statoil nắm giữ 49,3% cổ phần, Petoro 33,6% ,Total 14,7% và ConocoPhillips 2,4% cổ phần. Enterprise Products Partners LP (EPP) tiếp tục nắm giữ vai trò điều hành (55%) trong liên doanh đường ống dẫn NGL mới thành lập. Hệ thống đường ống Panola Pipeline của liên doanh vận chuyển NGL trên đoạn đường dài 181 dặm từ Carthage về Mont Belvieu (Texas). EPP thông báo kế hoạch lắp đặt 60 dặm đường ống, hệ thống các trạm bơm và các thiết bị khác trong chương trình mở rộng Panola, công suất vận chuyển 50.000 thùng/ngày. Công suất tăng thêm này sẽ đưa vào hoạt động vào đầu năm 2016. NGL Energy Partners LP sẽ nâng công suất đường ống chở dầu Grand Mesa lên 200.000 thùng/ngày thông qua sử dụng ống 20”. Đường ống Grand Mesa dài hơn 550 dặm cùng hệ thống bơm dầu nhiều xe tải và tổng dung tích bồn chứa 1 triệu thùng. Rimrock sẽ xây dựng và điều hành hệ thống đường ống này. Dự kiến, đường ống sẽ được đưa vào hoạt động vào Quý IV/2016. Tương lai ngành công nghiệp dầu khí phiến sét? Gần 2 thập kỷ qua, Mỹ và Canada đã tăng trữ lượng dầu khí nhờ áp dụng kỹ thuật mới vào công nghệ khai thác các tầng chứa phi truyền thống. Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo đến năm 2020 Mỹ sẽ trở thành nước xuất khẩu dầu khí ròng. Thành công của các nước Bắc Mỹ mở đường cho ngành công nghiệp dầu khí phi truyền thống đầy hứa hẹn trên quy mô toàn cầu trong vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, con đường phía trước còn đầy khó khăn và dư luận vẫn còn bi quan về tương lai của ngành công nghiệp dầu khí phiến sét. Bồn trầm tích chứa phiến sét Baltic thuộc Ba Lan năm 2009 được cho là rất hứa hẹn, tương đương với phiến sét Barnett Mỹ nhưng sau đó hoạt động thăm dò cho kết luận có quá nhiều khó khăn để có thể thương mại hóa khối tài nguyên năng lượng này. Các công ty lớn như ExxonMobil, Total, Marathon Oil lần lượt rút lui khỏi dự án phiến sét Ba Lan. Ở Vương quốc Anh và Scotland cũng xảy ra tình trạng tương tự. 21 giếng khoan dầu phiến sét ở châu Âu trong năm 2014 đều không cho kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, ở một số nơi khác thì ngược lại và điều này tạo ra một bức tranh rất khó đánh giá. Mỹ và các nước đạt được một số thành công về dầu khí phiến sét đều có đặc điểm chung là giá thành thăm dò, khai thác rất cao. Ngoài các yếu tố tự nhiên, việc thiết bị, công nghệ Mỹ chưa được phổ biến và chuyển giao ra nước ngoài là một trong những nguyên nhân tạo ra bức tranh ảm đạm đó. Năm 2014, giá dầu từ 115USD/thùng giảm nhanh chóng xuống còn 44USD/thùng vào tháng 1/2015, giáng một đòn rất nặng vào công nghiệp dầu khí phiến sét. Giá dầu từ tháng 2/2015 đã nhích lên nhưng chưa ai chắc chắn giá dầu thế giới năm 2015 sẽ diễn biến như thế nào vì có quá nhiều nhân tố phi kỹ thuật, nhất là các nhân tố chính trị, an ninh tham gia vào việc định giá dầu. Trong năm 2014 có 620 số giếng khoan thăm dò dầu khí phiến sét tại 14 quốc gia. Trong số đó, Argentina có 340 giếng và Trung Quốc có 160 giếng. Australia, Liên bang Nga và Saudi Arabia mỗi nước có khoảng 20 - 30 giếng. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về các hoạt động này. Play triển vọng Vaca Muerta ở Argentina cho kết quả tốt nhất, với tổng lượng dầu phiến sét thu được đạt gần 40.000 thùng/ngày vào cuối năm 2014. Hoạt động thăm dò dầu khí phiến sét ở Argentina và Trung Quốc cho thấy một trong những yếu tố góp phần vào thành công ở các nước này là chính phủ trực tiếp điều khiển giá hàng hóa nên đã hỗ trợ đắc lực cho ngành dầu khí đầu tư vào các đề án năng lượng phi truyền thống mặc dù rất tốn kém. Các nước trên cho biết sẽ tiếp tục đầu tư cho thăm dò, phát triển dầu khí phi truyền thống trong năm 2015 và cho các năm tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu khí truyền thống vẫn đang ở mức thấp nên các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí phiến sét trên thế giới cũng sẽ giảm đáng kể trên phạm vi toàn cầu. Theo Robert Clarke, Giám đốc nghiên cứu dầu khí phi truyền thống của Wood Mackenzie “việc ngừng nghỉ hoạt động (thăm dò, phát triển dầu khí phi truyền thống) trong 2 năm tới sẽ làm chậm khả năng đưa sản lượng dầu khí phiến sét của các nước ngoài Mỹ ra thị trường nhiều thập kỷ”. Trạng thái bi quan về ngành dầu khí phi truyền thống toàn cầu có lẽ là cách tiếp cận hợp lý trong hoàn cảnh thị trường dầu khí thế giới hiện nay. Hà Phong (tổng hợp) PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN 86 DẦU KHÍ - SỐ 3/2015 Khí tự nhiên cấp cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ được đưa đến máy nén khí tự nhiên 10-K-4011, khí được nén từ 23 - 38bar trước khi đi vào cụm xử lý công nghệ tiếp theo. Tuy nhiên, khí tự nhiên khi đưa vào máy nén vẫn còn lẫn nhiều thành phần lỏng do xử lý từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố chưa triệt để và tự hình thành trong quá trình vận chuyển. Thành phần lỏng này làm máy nén bị rung trong quá trình vận hành, gây mất ổn định của tải trọng tác động lên Rotor (ảnh hưởng thể hiện rất rõ đối với máy nén cao tốc như 10-K-4011 (xấp xỉ 22.000 vòng/phút). Ngoài ra, thành phần lỏng bị ngưng tụ trên bánh công tác và bề mặt làm việc bên trong hệ thống làm kín (dry gas seals) làm tăng tần suất bảo dưỡng máy nén. Do máy nén dẫn động bằng động cơ điện, tốc độ tăng từ 0 - 22.000 vòng/ phút trong thời gian từ 1 - 2 giây nên thành phần lỏng sẽ làm áp suất và lưu lượng đầu vào giảm đột ngột, máy nén rơi vào vùng Surge dẫn đến rung động và dừng máy nén. Máy nén bị dừng đột ngột sẽ dẫn đến dừng cả dây chuyền công nghệ, rất khó khởi động sau khi dừng lại để bảo dưỡng và sửa chữa. Nhằm loại bỏ chất lỏng trong khí tự nhiên trước khi đưa vào máy nén 10-K-4011, đảm bảo điều kiện hoạt động tốt cho máy nén và kéo dài thời gian làm việc của các hệ thống làm kín, nhóm tác giả của Nhà máy Đạm Phú Mỹ do ông Trần Đình Hiệp chủ trì đã đề xuất sáng kiến “Lắp đặt bình tách chất lỏng đầu vào máy nén khí 10-K- 4011”. Theo sáng kiến này, cần phải tách gần như toàn bộ thành phần lỏng và một số tạp chất trước khi đi vào trong máy nén và hệ thống làm kín; tăng mức độ ổn áp đầu vào kể cả trong khi làm việc bình thường cũng như khi khởi động máy nén. Việc lắp đặt thêm một bình tách chất lỏng đầu vào máy nén phải dựa trên cơ sở có tính toán, thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện lắp đặt thực tế. Theo đó kích thước, kết cấu, lựa chọn vật liệu và thiết bị lắp, phương pháp gia công và lắp đặt phải tuân theo bộ tiêu chuẩn ASME code; vật tư và thiết bị phải có xuất xứ từ các nước G7 và có chứng chỉ của nhà sản xuất; có khay và bùi nhùi (demister) đặt tại khoảng không giữa cửa vào và ra chính của khí nguyên liệu; lắp đặt thiết bị đo mức chất lỏng (level gauge); lắp đặt level transmitter và đường truyền tín hiệu về phòng điều khiển, nối vào hệ thống thiết bị điều khiển lập trình (PLC) hiện hữu (có chuông báo); đảm bảo không bị rò rỉ khí nguyên liệu; có thể xả chất lỏng trong bình ra ngoài khi không cô lập mà không bị rò khí. Trên cơ sở bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt, nhóm tác giả đã gia công chế tạo và lắp đặt bình tách, sau đó các bên tiến hành kiểm tra, nghiệm thu, chạy thử và bàn giao. Theo thống kê, khi chưa lắp đặt bình tách bình quân mỗi năm Nhà máy Đạm Phú Mỹ phải dừng 2 - 3 lần để bảo dưỡng, mỗi lần cần 1 kỹ sư và 6 công nhân thực hiện trong vòng 1 tuần. Riêng hệ thống làm kín mỗi năm phải thay 2 lần (gồm 2 chiếc/bộ). Từ khi lắp đặt và đưa vào sử dụng bình tách lỏng cho khí tự nhiên 10-V-4011 cho máy nén khí đầu vào 10-K-4011, Nhà máy Đạm Phú Mỹ chưa phải dừng máy bảo dưỡng sửa chữa (chỉ thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ 2 năm/lần theo kế hoạch). Do đó, việc đưa vào áp dụng sáng kiến này đã tiết kiệm chi phí bảo dưỡng sửa chữa (gồm chi phí về phụ tùng - vật tư, nhân công) có giá trị hơn 3 tỷ đồng. Lắp đặt bình tách chất lỏng đầu vào máy nén khí 10-K-4011 Trần Đình Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: CTV PETROVIETNAM 87DẦU KHÍ - SỐ 3/2015 Nhằm xác định sự phân bố và đánh giá khả năng chứa của các tập trầm tích carbonate trong bể Nam Côn Sơn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giao Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí (EPC) thuộc Viện Dầu khí Việt Nam thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm của trầm tích carbonate tuổi Miocene bể Nam Côn Sơn và khả năng chứa dầu khí của chúng”. Nhóm tác giả đã thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu địa chất - địa vật lý, nghiên cứu giếng khoan về đối tượng carbonate đến thời điểm tháng 7/2013; kiểm tra và minh giải tổng hợp tài liệu địa chấn 2D và 3D, xác định nóc các tầng trong Miocene và ranh giới các tập trầm tích carbonate cho các khu vực khác nhau. Xây dựng bộ bản đồ cấu trúc (đẳng thời, đẳng sâu, đẳng dày) cho các tầng này; xác định môi trường thành tạo và phân loại đá carbonate trên cơ sở các tài liệu địa chất - địa vật lý hiện có: Xây dựng các bản đồ tổng hợp môi trường trầm tích cho các tầng, từ đó có định hướng cho việc dự báo, phân bố của carbonate; vẽ khoanh định sự phân bố của trầm tích carbonate trong toàn bể Nam Côn Sơn; đánh giá khả năng chứa của đá carbonate dựa trên các yếu tố kiến tạo, môi trường lắng đọng trầm tích, mức độ biến đổi thứ sinh; dự báo sự phân bố và chất lượng đá chứa của tầng carbonate. Nhóm tác giả đã giới thiệu khái quát các đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu gồm các đặc điểm về kiến tạo, địa tầng chi tiết và lịch sử kiến tạo liên quan đến sự hình thành và phát triển carbonate; liệt kê và tổng hợp cơ sở dữ liệu thu thập được; khái quát các phương pháp phân loại, đọc tên đá carbonate cùng các hệ phương pháp nghiên cứu carbonate. Từ đó, nhóm tác giả tập trung phân tích, minh giải tài liệu địa chấn, xây dựng các bản đồ, xác định sự phân bố đá carbonate dựa trên các tài liệu đã thu thập. Kết hợp các nghiên cứu chi tiết hơn đặc điểm thạch học, cổ sinh và môi trường thành tạo carbonate, nhóm tác giả đã xây dựng các bản đồ phân bố môi trường trầm tích, phân bố đá chứa carbonate. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đá chứa carbonate, đặc trưng của đá chứa carbonate trong khu vực; dự báo phân bố đá chứa tiềm năng tầng Miocene giữa và Miocene trên; đánh giá sơ bộ tiềm năng dầu khí của đá chứa carbonate. Kết quả nghiên cứu cho thấy thống Miocene dưới đặc trưng bởi hiện tượng biển tiến trong toàn khu vực, tạo điều kiện cho carbonate bắt đầu phát triển rải rác tại các Lô 04, 05, 10 và 11 trong khu vực bể Nam Côn Sơn. Đá chủ yếu là wackstone và mudstone với lượng bùn vôi cao và bị xi măng hóa mạnh đến rất mạnh, lấp đầy phần lớn lỗ rỗng nguyên sinh. Đá thường có đặc tính chứa kém, môi trường biển nông đến biển sâu phân bố rộng rãi trong Miocene giữa tạo điều kiện thuận lợi cho carbonate đặc biệt là carbonate khối xây phát triển phổ biến trong thời kỳ này. Do sự phân dị của địa hình nên carbonate hình thành ở các khu vực khác nhau có đặc điểm khác nhau. Môi trường Miocene trên được đặc trưng bởi quá trình biển tiến. Carbonate thuộc thời kỳ thoái trào ở phía Bắc nhưng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên các đới nổi cao ở phía Đông Nam của bể. Đá carbonate Miocene trên tại các khu vực này thường có chất lượng chứa rất tốt, thậm chí còn tốt hơn đá carbonate Miocene giữa do hiện tượng karst hóa (xảy ra trong các nhịp biển lùi) và dolomite hóa (xảy ra khá phổ biến trong phần lớn đá carbonate tại các khu vực nổi cao). Khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn (các Lô 06, 06-94, 07) có tiềm năng chứa carbonate tốt nhưng tầng sinh có thể bị hạn chế (trừ carbonate Lô 06). Khu vực Đông Bắc (các Lô 05), tầng chứa carbonate có tiềm năng chứa từ trung bình đến tốt. Đá carbonate ở khu vực phía Tây bể Nam Côn Sơn được cho là kém triển vọng nhất cả về tiềm năng chứa, tầng chắn cũng như hạn chế về đá mẹ. Ngoài ra, nhóm tác giả đã kế thừa và tính toán lại trữ lượng tiềm năng của các cấu tạo carbonate còn lại trong bể Nam Côn Sơn. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất bổ sung nghiên cứu thuộc tính địa chấn nhằm xác định chính xác sự phân bố về không gian của carbonate; tăng cường lấy mẫu và phân tích thí nghiệm cho đối tượng đá chứa carbonate. Trong phạm vi từng mỏ/cấu tạo, cần có các nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu hơn về đặc điểm biến đổi tướng carbonate theo không gian, tăng độ tin cậy cho nghiên cứu, làm cơ sở định hướng cho công tác khoan tìm kiếm, thăm dò tại các mỏ/cấu tạo này đạt hiệu quả nhất. Trong số các cấu tạo carbonate tiềm năng, PLD và PLD-B (Lô 06) cần được ưu tiên khoan thăm dò. Nghiên cứu sự phân bố và đặc điểm của trầm tích carbonate tuổi Miocene bể Nam Côn Sơn Ngô Kiều Oanh (giới thiệu) CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
File đính kèm:
- tap_chi_dau_khi_so_3_nam_2015.pdf