Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC

CỦA CHOÒNG KHOAN BẰNG “NGUYÊN LÝ NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC RIÊNG”

Đánh giá hiệu suất làm việc của choòng khoan có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn choòng khoan và các chế

độ công nghệ phù hợp cho các khoảng khoan tiếp theo và cho các giếng khoan mới. Tốc độ cơ học khoan, vận tốc hiệp

khoan, thời gian làm việc của choòng, giá thành mét khoan là những giá trị kinh tế kỹ thuật được sử dụng trong

phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của choòng khoan thông qua phương pháp thống kê đơn thuần. Phương

pháp tiếp cận mới trong đánh giá hiệu suất làm việc của choòng khoan bằng “Nguyên lý năng lượng cơ học riêng”

cho phép lựa chọn được các thể loại choòng khoan và chế độ công nghệ khoan phù hợp hơn đối với các khoảng khoan

khác nhau để đánh giá chính xác và trực tiếp hiệu suất phá hủy đất đá của choòng khoan.

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 1

Trang 1

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 2

Trang 2

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 3

Trang 3

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 4

Trang 4

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 5

Trang 5

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 6

Trang 6

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 7

Trang 7

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 8

Trang 8

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 9

Trang 9

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang viethung 9560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2015
 SỐ 2 - 2015T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam 
DÇuKhÝ Petro ietnam
ISSN-0866-854X
214 VỀ ĐÍCH TRƯỚC 1 THÁNG
NHIỆT HUYẾT, SÁNG TẠO, 
CHUYÊN NGHIỆP, KỶ CƯƠNG
 SỐ 2 - 2015T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam 
DÇuKhÝ Petro ietnam
ISSN-0866-854X
214 VỀ ĐÍCH TRƯỚC 1 THÁNG
NHIỆT HUYẾT, SÁNG TẠO, 
CHUYÊN NGHIỆP, KỶ CƯƠNG
Giấy phép xuất bản số 100/GP - BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/4/2013
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
Tầng 16, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 04-37727108 | 0982288671 * Fax: 04-37727107 * Email: tapchidk@vpi.pvn.vn
Ảnh bìa: Giàn khoan tự nâng PV Drilling VI. Ảnh: Keppel FELS 
TỔNG BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Quốc Thập
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. Lê Mạnh Hùng
TS. Phan Ngọc Trung
BAN BIÊN TẬP
TS. Hoàng Ngọc Đang
TS. Nguyễn Minh Đạo
CN. Vũ Khánh Đông
TS. Nguyễn Anh Đức 
ThS. Trần Hưng Hiển
ThS. Vũ Văn Nghiêm
ThS. Lê Ngọc Sơn
KS. Lê Hồng Thái
ThS. Nguyễn Văn Tuấn
TS. Phan Tiến Viễn
ThS. Trần Quốc Việt
TS. Nguyễn Tiến Vinh
TS. Nguyễn Hoàng Yến
THƯ KÝ TÒA SOẠN
ThS. Lê Văn Khoa
ThS. Nguyễn Thị Việt Hà
PHỤ TRÁCH MỸ THUẬT 
Lê Hồng Văn
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, XUẤT BẢN
Viện Dầu khí Việt Nam
NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ HÓA CHẾ BIẾN DẦU KHÍ CÔNG NGHỆ - CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ
8. Phương pháp tiếp cận 
mới trong đánh giá hiệu 
suất làm việc của choòng 
khoan bằng “Nguyên lý 
năng lượng cơ học riêng”
14. Quá trình sinh dầu khí 
của đá mẹ khu vực phụ 
đới trũng Đông Bắc và 
phụ đới trũng Trung tâm 
bể Nam Côn Sơn
23. Đặc điểm kiến tạo 
khu vực Vịnh Bắc Bộ trong 
Cenozoic
28. Ức chế quá trình 
tạo cặn polymer trong 
chế biến sản phẩm lỏng 
của quá trình nhiệt phân 
hydrocarbon bằng các 
dẫn xuất di-adamantyl 
di-hydroxybenzene
36. Ứng dụng phương 
pháp ngâm chiết soda 
và tác nhân oxy hóa 
để thu hồi chọn lọc 
molybdenum từ xúc 
tác thải của quá trình 
hydrodesulphur hóa
43. Kinh nghiệm vận 
chuyển dầu nhiều 
paraffin bằng đường ống 
ở các mỏ dầu khí ngoài 
khơi của Liên doanh 
Việt - Nga “Vietsovpetro”
 53. Phương pháp đánh 
giá xếp hạng tiêu chí 
theo trọng số Để lựa 
chọn nhà cung cấp LNG
7,­8ï,ŧ0
4 'p8.+‡ - 6Ӕ 
Cung cấp 207.500 tấn LPG và 11.900 tấn condensate/năm 
Ngày 7/2/2015, tại Khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm 
Cà Mau, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức 
Lễ khởi động dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau và chào 
mừng vận chuyển an toàn 10 tỷ m3 khí PM3 - Cà Mau.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy xử lý khí 
Cà Mau được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao cho Tổng 
công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) làm chủ đầu tư. Dự 
án được phê duyệt với quy mô ban đầu sử dụng chủ yếu 
khí từ Lô B và một phần khí từ đường ống PM3-Cà Mau. 
Trong quá trình triển khai, Dự án đầu tư khai thác mỏ khí 
Lô B của nhà đầu tư nước ngoài bị chậm, dẫn đến nguy 
cơ phải dừng Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau. Tuy nhiên, 
với quyết tâm cao, áp dụng công nghệ tiên tiến trong 
chế biến khí, kết hợp với việc tăng công suất vận chuyển 
đường ống khí PM3, việc đưa khí PM3 - Cà Mau vào làm 
nguồn nguyên liệu chính của dự án, trong khi chưa có 
khí từ Lô B, là bước đột phá sáng tạo, dám nghĩ dám làm 
của PVN/PV GAS. Đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thế giới 
giảm xuống mức thấp, việc đưa Nhà máy xử lý khí Cà Mau 
vào hoạt động sớm có ý nghĩa rất quan trọng: tăng doanh 
thu và ngân sách cho Nhà nước.
Dự án đầu tư điều chỉnh được gấp rút thực hiện bao 
gồm việc đầu tư bổ sung 37km đường ống ngoài khơi để 
nâng công suất vận chuyển của đường ống PM3 - Cà Mau 
từ 5,8 triệu m3/ngày lên 6,95 triệu m3/ngày, nhằm đáp ứng 
nhu cầu của các hộ tiêu thụ trong Cụm Khí - Điện - Đạm 
tại Cà Mau; xây dựng một nhà máy xử lý khí công suất 6,2 
triệu m3 khí/ngày cùng hệ thống kho có sức chứa 8.000 
tấn LPG, 3.000m3 condensate và hệ thống cảng xuất sản 
phẩm lỏng tại Khu công nghiệp Khánh An, xã Khánh An, 
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Tổng mức đầu tư điều chỉnh của Dự án trên 2.000 tỷ 
đồng và gần 400 triệu USD (tương đương trên 10 nghìn tỷ 
đồng) và thấp hơn 5 nghìn tỷ đồng so với Tổng mức đầu 
tư ban đầu. Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau dự kiến được 
thực hiện trong thời gian 23 tháng và hoàn thành vào cuối 
năm 2016. Theo tính toán sơ bộ của chủ đầu tư, Dự án 
Nhà máy xử lý khí Cà Mau hoàn thành sẽ cung cấp ra thị 
trường 593 tấn LPG/ngày - tương đương 207.500 tấn LPG/
năm, cung cấp 34 tấn condensate/ngày - tương đương 
11.900 tấn condensate/năm. Doanh thu trung bình 210 
triệu USD/năm (tương đương 4.400 tỷ đồng/năm), đóng 
góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 500 tỷ đồng/năm.
Việc triển khai Dự án và đưa công trình vào vận hành 
sẽ giúp cân đối cung - cầu về khí tại khu vực Tây Nam Bộ, 
đa dạng hóa các sản phẩm dầu khí có giá trị cao, đáp ứng 
nhu cầu sản phẩm khí hóa lỏng và hóa dầu tại tỉnh Cà 
Mau, khu vực Tây Nam Bộ và trên toàn quốc, góp phần 
vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời 
góp phần giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội: tạo việc 
Phát biểu tại Lễ khởi 
động dự án Nhà máy xử lý khí 
Cà Mau ngày 7/2/2015, Thủ 
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn 
Dũng đề nghị Tập đoàn Dầu 
khí Việt Nam triển khai quyết 
liệt, sớm đưa Nhà máy vào 
vận hành an toàn, đóng góp 
vào phát triển kinh tế - xã hội 
của đất nước nói chung và 
tỉnh Cà Mau nói riêng. Dự án 
có vốn đầu tư trên 10 nghìn 
tỷ đồng, sử dụng công nghệ 
hiện đại, tỷ lệ thu hồi khí đạt 
trên 90%, khi hoàn thành 
sẽ đóng góp giá trị sản xuất 
hàng năm khoảng 5 nghìn tỷ 
đồng...
.+¤,ô•1*' k11+j0k<;ž/¨.+‡&j0$8
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ khởi động dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau. Ảnh: Nhật Bắc
PETROVIETNAM
7'p8.+‡ - 6Ӕ
Dự án đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau là một phần của Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, là dự án 
trọng điểm Quốc gia, được xây dựng nhằm thực hiện mục 
tiêu chiến lược sử dụng nguồn khí vùng Tây Nam đồng 
thời thú ...  toàn thế giới dự kiến sẽ sụt giảm 
17% xuống còn 571 tỷ USD vào năm 2015. Nghiên cứu dự 
báo giá dầu WTI trung bình là 70USD/thùng. Đây là đợt 
sụt giảm chi phí toàn cầu lớn thứ 3 kể từ năm 1985. Đợt 
cắt giảm lớn nhất là 33% vào năm 1986 khi giá dầu giảm 
mạnh xuống dưới 10USD/thùng.
Tuy nhiên, nghiên cứu thừa nhận rằng giá dầu thô 
hiện nay đang xoay quanh mức 50USD/thùng (Oil & Gas 
Journal Online, ngày 8/1/2015), cho thấy có rủi ro đáng 
kể đối với các dự báo này. Nếu giá dầu trung bình 60USD/
thùng, chi tiêu cho thăm dò khai thác dầu khí của Mỹ sẽ 
giảm 30 - 35%.
Chi tiêu dự kiến sẽ được duy trì ở Trung Đông, nơi 
sẽ tăng nhẹ từ Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi 
(ADNOC), Công ty Dầu khí Kuwait, Saudi Aramco và Qatar 
Petroleum. 
Ước tính, 7 siêu cường sẽ cắt giảm từ 9 - 15%, một 
phần do việc hoàn thành các dự án LNG hoặc cắt giảm chi 
tiêu cho các dự án này.
Dựa trên kỳ vọng về giá dầu WTI sẽ đạt 70USD/thùng, 
186 công ty ở Mỹ được khảo sát đều đang lên kế hoạch 
cắt giảm chi tiêu trung bình 22% xuống còn 119 tỷ USD. 
Các công ty dầu khí của Mỹ với mức cắt giảm ngân sách 
lớn nhất trong năm 2015 so với 2014 là SandRidge Energy 
Inc. (63%), Whiting Petroleum Corp. (41%) và Continental 
Resources Inc. (40%).
Trong khi đó, 110 công ty dầu khí của Canada được 
khảo sát đang ước tính cắt giảm 24%. Trong đó, Encana 
Corp. dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu 47% so với năm 2014, 
Husky Energy Inc. dự tính sẽ giảm ngân sách 37%.
Shell đã cắt giảm hơn 15 tỷ USD chi phí trong 3 năm 
tới để giảm thiểu ảnh hưởng giá dầu thấp lên tổng thu 
nhập năm 2015. Năm 2015, Hess cắt ngân sách đầu tư cơ 
bản 16% so với năm trước, xuống còn 4,7 tỷ USD (trong 
đó, 2,1 tỷ USD cho các đề án phi truyền thống, 1,2 tỷ USD 
cho sản xuất, 1 tỷ USD cho phát triển và 400 triệu USD 
cho lĩnh vực thăm dò). Occidental Petroleum Corporation 
(OXY) cũng cắt 1/3 ngân sách đầu tư cơ bản, chỉ còn 5,8 tỷ 
USD trong năm 2015. Các công ty, tập đoàn dầu khí quốc 
tế và quốc gia khác cũng áp dụng giải pháp giảm đầu tư 
tương tự.
IHS Energy cho biết sản lượng dầu khí đá chặt sít ở Mỹ 
sẽ không tăng thêm vào giữa năm 2015 nếu giá dầu WTI ở 
mức dưới 60USD/thùng. Hiện nay, 1/4 số giếng khai thác 
mới đã ngừng sản xuất khi giá dầu chạm mức gần 40USD/
thùng và gần một nửa số giếng khai thác mới cũng đã 
dừng hoạt động khi giá dầu đạt mức 60USD/thùng. Số 
liệu nghiên cứu và thống kê cho thấy gần 30% số giếng 
khai thác mới đưa vào sản xuất đạt điểm hòa vốn khi 
giá dầu ở mức 81USD/thùng. Đối với dầu khí phi truyền 
thống Mỹ, điểm hòa vốn được định nghĩa là tại điểm đó 
giá dầu chỉ đủ trang trải cho khấu hao đầu tư cơ bản và chi 
phí điều hành sản xuất cộng với 10% lợi nhuận.
Hoạt động mua mỏ và các tài sản dầu khí khác để 
chuẩn bị phát triển khi giá dầu phục hồi khá sôi nổi. 
Chevron Mauritania Exploration Ltd đã mua 30% cổ phần 
tại các lô C8, C12, C13 ở vùng nước sâu 1.600 - 3.000m trên 
thềm lục địa Mauritania từ Kosmos Energy Ltd. Santos mua 
20% cổ phần ở Lô R vùng nước sâu 100 - 1.400m thuộc 
vùng Sabah, Malaysia từ JX Nippon Oil & Gas Exploration 
và Inpex.
Một số nước khác như Liên bang Nga, Trung Quốc 
vẫn tăng sản lượng và đầu tư. Gazprom Neft bắt đầu khai 
thác dầu phiến sét ở thành tạo Bazhenov, phía Nam mỏ 
Priobskoye (Tây Siberia). Một đề án khai thác dầu khí 
phiến sét khác tại Khu tự trị Khanty - Mansiysk cũng đã đi 
vào hoạt động.
PGS.TS. Trần Ngọc Toản (tổng hợp)
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
78 DẦU KHÍ - SỐ 2/2015 
Các hoạt động dầu khí của Việt Nam chủ yếu diễn ra trên thềm lục địa, chịu tác động lớn của các yếu 
tố thời tiết và môi trường biển. Vì vậy, việc nghiên cứu và 
tính toán chính xác trong các khâu thiết kế, thi công, vận 
hành, bảo dưỡng và ứng cứu sự cố ngoài khơi có vai trò 
rất quan trọng, phụ thuộc vào các dữ liệu, thông tin đầu 
vào đối với các yếu tố tự nhiên, môi trường được sử dụng 
cho công tác tính toán, phân tích và đánh giá kỹ thuật. Sự 
cập nhật đầy đủ và thường xuyên hệ thống dữ liệu sẽ giúp 
cho các hoạt động dầu khí trên biển được thực hiện hiệu 
quả và an toàn.
Trên cơ sở đó, Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) đã thực 
hiện thành công đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng 
hải văn động đất tại thềm lục địa Việt Nam phục vụ công 
tác thiết kế các công trình biển” do Tập đoàn Dầu khí Việt 
Nam giao. Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng nghiệm thu, 
PVU đã phối hợp với các chuyên gia của Trung tâm Hải văn 
- Tổng cục Biển và Hải đảo và các đơn vị trong Ngành tiếp 
tục bổ sung dữ liệu, biên tập số liệu tái phân tích và đồng 
hóa các yếu tố khí tượng hải văn quan trắc tại các trạm khí 
tượng hải văn khu vực biển Trung Trung Bộ và Nam Trung 
Bộ để hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thiết kế 
công trình biển và các hoạt động khoan, khảo sát địa chất 
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 
Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu là phần mềm 
desktop, cung cấp cơ chế quản lý, truy vấn cơ sở dữ liệu 
khí tượng, hải văn, động đất, được phát triển dựa trên hệ 
thống thông tin địa lý mã nguồn mở Quantum GIS, có các 
chức năng chính:
1. Hiển thị thông tin khí tượng, hải văn, động đất
- Hiển thị trực quan thông tin về khí tượng, hải văn, 
động đất tại thềm lục địa Việt Nam dưới dạng bản đồ, 
bảng số liệu và biểu đồ. Thông tin hiển thị có thể được 
phóng to, thu nhỏ, xem theo vùng, theo thời gian, xem 
các lớp thông tin riêng lẻ hay chồng lên nhau;
- Thông tin được tổ chức theo lớp bao gồm lớp 
thông tin về khí tượng - hải văn, lớp thông tin về bão, các 
lớp thông tin về động đất (tâm chấn, đường đứt gãy, vùng 
phát sinh động đất, PGA & SA), lớp thông tin về các công 
trình dầu khí, lớp bản đồ phân lô dầu khí, lớp bản đồ bể 
dầu khí, lớp bản đồ vệ tinh; 
- Mỗi lớp thông tin bao gồm các đối tượng hiển thị 
trực quan trên bản đồ như: vùng có thông tin khí tượng 
- hải văn, tâm chấn động đất, đường đi bão cùng với 
thông tin thuộc tính tương ứng như số liệu về khí tượng - 
hải văn, cường độ động đất, các thông tin về bão được 
hiển thị dưới dạng bảng biểu hoặc đồ thị.
2. Truy vấn thông tin khí tượng, hải văn, động đất
- Cung cấp chức năng truy vấn thông tin trực quan 
bằng cách sử dụng chuột để lựa chọn một đối tượng tiếp 
trên bản đồ (click vào đối tượng cần truy vấn thông tin) 
hoặc để xác định bán kính bao phủ của khu vực cần truy 
vấn thông tin;
- Đối với từng lớp thông tin, phần mềm cho phép lọc 
thông tin theo nhiều tiêu chuẩn như loại thông tin, thời 
gian, thuộc tính của thông tin;
- Người sử dụng cũng có thể truy vấn thông tin về 
khí tượng, hải văn, động đất theo lô dầu khí bằng cách 
cung cấp tên lô cần truy vấn thông tin.
3. Trích xuất thông tin khí tượng, hải văn, động đất
- Cho phép in và trích xuất các bản đồ dưới dạng các 
fi le ảnh và pdf kèm theo ghi chú tương ứng. Các bản đồ 
có thể được trích xuất với định dạng chuẩn shapefi le để 
có thể import trực tiếp vào các hệ thống GIS;
- Đối với dữ liệu thuộc tính (số liệu về khí tượng, hải 
văn động đất), phần mềm cho phép trích xuất dưới định 
dạng Excel và PDF.
4. Chức năng phụ trợ
- Cung cấp công cụ đo khoảng cách và góc giữa hai 
điểm trên bản đồ;
- Cho phép kết nối từ xa đến các hệ quản trị cơ sở dữ 
liệu không gian như Postgres, MSSQL, Oracle để hiển thị 
các lớp bản đồ;
- Cho phép thiết lập màu sắc các đối tượng trên bản 
đồ phân lô dầu khí và vùng có thông tin khí tượng, hải văn 
theo loại thông tin;
- Hỗ trợ hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Cơ sở dữ liệu sẽ được quản lý tập trung và người 
dùng được cung cấp các tài khoản và phần mềm với giao 
diện dành cho người sử dụng để truy vấn thông tin từ xa. 
Người quản trị sử dụng giao diện riêng để thực hiện các 
thao tác liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu. 
Bộ cơ sở dữ liệu khí tượng hải văn và động đất phục vụ 
hoạt động dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam
PETROVIETNAM
79DẦU KHÍ - SỐ 2/2015 
Cơ sở dữ liệu quản trị các dữ liệu như sau:
- Dữ liệu không gian được tổ chức theo lớp, mỗi 
lớp cung cấp thông tin về một chủ đề cụ thể (lớp khí 
tượng, hải văn, lớp động đất, lớp lô dầu khí). Nhà 
quản trị sử dụng các công cụ được cung cấp để thực 
hiện cập nhật (vị trí, kích thước, màu sắc), thêm, xóa 
các đối tượng trực quan cũng như các lớp thông tin 
(khu vực có thông tin khí tượng - hải văn, lô dầu khí, 
mỏ dầu khí, tâm chấn, đường đứt gãy). Cho phép 
thực hiện số hóa các bản đồ truyền thống để lưu trữ 
vào cơ sở dữ liệu và import lớp bản đồ dạng vector trực 
tiếp vào cơ sở dữ liệu với định dạng hỗ trợ là shapefile, 
tab, csv. Dữ liệu không gian được quản lý theo mô hình 
vector để biểu diễn và lưu trữ các đối tượng trực quan 
như lô dầu khí, vùng có thông tin khí tượng hải văn, 
tâm chấn, đường đứt gãy, đường đi của bão Trong 
mô hình này, các đối tượng được biểu diễn dưới dạng, 
điểm, đường và vùng.
- Dữ liệu phi không gian được tổ chức và quản lý 
theo mô hình dữ liệu quan hệ nhằm đảm bảo tính nhất 
quán và toàn vẹn thông tin. Dữ liệu phi không gian được 
liên kết với dữ liệu không gian thông qua định danh của 
các đối tượng. Các loại dữ liệu phi không gian chứa thông 
tin về khí tượng hải văn (sóng, gió, dòng chảy, cường độ 
bão .), động đất (cường độ, thời điểm xảy ra) có thể 
được cập nhật, thêm, xóa dễ dàng bằng giao diện dành 
cho nhà quản trị hoặc import vào hệ thống để tạo mới 
thông tin với số lượng lớn.
Phần mềm cơ sở dữ liệu đã hỗ trợ các chức năng cơ 
bản về quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng, hải văn, động đất, 
sóng thần phục vụ các hoạt động sản xuất trên biển (thiết 
kế công trình biển, khoan và khảo sát địa chấn). Với mục 
tiêu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu khí tượng hải văn và động 
đất chuyên dụng, nhóm tác giả PVU đang tiếp tục hoàn 
chỉnh dữ liệu trên cơ sở hợp tác với các đơn vị cung cấp 
dữ liệu có uy tín, thực hiện biên tập và tái phân tích dữ liệu 
để phục vụ hiệu quả hơn cho công tác thiết kế công trình 
biển và các hoạt động dầu khí trên biển của Ngành Dầu 
khí Việt Nam. 
TS. Hoàng Thịnh Nhân, ThS. Trần Xuân Hạ (giới thiệu)
Giao diện chính của phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng hải văn động đất
Mô hình triển khai cơ sở dữ liệu khí tượng hải văn động đất
PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN
80 DẦU KHÍ - SỐ 2/2015
Để đảm bảo vận hành an toàn ở mức rất cao, hệ thống dừng khẩn cấp (Emergency shutdown 
system - ESD) được lắp đặt tại Nhà máy xử lý khí Nam Côn 
Sơn để ra lệnh dừng sản xuất (cục bộ hoặc cả dây chuyền) 
trong các trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, từ khi đưa vào 
vận hành (năm 2003) đến nay, Nhà máy xử lý khí Nam Côn 
Sơn đã 5 lần phải dừng khí do các tín hiệu bảo vệ bị nhiễu 
hoặc thiết bị bảo vệ hỏng hóc dẫn đến báo giả, phải dừng 
máy và mất khoảng 40 phút để có thể khôi phục lại dây 
chuyền khí bình thường.
Theo thiết kế ban đầu, Nhà máy xử lý khí Nam Côn 
Sơn có các tín hiệu đo/điều khiển các thông số vận hành 
(áp suất, nhiệt độ, mức lỏng, lưu lượng) hoạt động song 
song với các tín hiệu bảo vệ để đảm bảo Nhà máy vận 
hành an toàn. Tuy nhiên, các tín hiệu bảo vệ này có thể bị 
nhiễu, báo sai, báo tín hiệu giả, kích hoạt hệ thống dừng 
khẩn cấp gây dừng khí ảnh hưởng đến việc duy trì hệ 
thống cung cấp khí liên tục cho các hộ tiêu thụ tại Phú 
Mỹ, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của Nhà máy.
Để nâng cao độ tin cậy cấp khí của Nhà máy xử lý khí 
Nam Côn Sơn, đồng thời đảm bảo duy trì tiêu chuẩn cao 
về độ an toàn vận hành như thiết kế ban đầu, KS. Phạm 
Nghiêm Việt và nhóm tác giả (Hoàng Minh, Lê Đình Châu, 
Đinh Tiến Định và Bùi Bảo Bình) Công ty Đường ống khí 
Nam Côn Sơn (NCSP) đã đề xuất giải pháp “Tính toán thiết 
kế, lắp đặt và lập trình hệ thống điều khiển DCS tạo các 
chức năng “Trip voting” cho các tín hiệu bảo vệ hệ thống 
công nghệ (trong điều kiện nhà máy vận hành bình 
thường)”. 
Nhóm tác giả đã thiết kế, thi công lắp đặt thiết bị, 
chạy dây, đấu nối tín hiệu vào hệ thống; tạo thêm tín hiệu 
xác nhận (Voting) cho 6 chu trình dừng sản xuất (loops 
shutdown) đặc biệt quan trọng; thay đổi logic điều khiển 
để ra quyết định shutdown chỉ khi có tác động xác nhận 
của hai tín hiệu yêu cầu shutdown gây dừng khí; thay đổi 
các trang màn hình vận hành liên quan (trên 7 máy tính); 
thực hiện chạy thử cho từng chu trình (loop); cập nhật bản 
vẽ, quy trình vận hành cho giải pháp mới. Toàn bộ quá 
trình thi công/lắp đặt/lập trình hệ thống DCS/chạy thử 
được thực hiện khi Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn đang 
hoạt động bình thường.
Với nguyên lý thiết kế cũ, các tín hiệu gây dừng khí 
không được xác nhận thì khả năng gây dừng khí do các 
thiết bị đo bị hỏng, bị nhiễu là khá cao. Khi có tín hiệu 
xác nhận, sẽ giảm thiểu khả năng dừng khí do tín hiệu 
giả gây ra.
Mặc dù cần thời gian để bảo dưỡng các tín hiệu mới, 
duy trì chức năng bảo vệ theo thiết kế (vài chục giờ/năm) 
nhưng giải pháp “Tính toán thiết kế, lắp đặt và lập trình hệ 
thống điều khiển DCS tạo các chức năng “Trip Voting” cho 
các tín hiệu bảo vệ hệ thống công nghệ” đã giúp Nhà máy 
xử lý khí Nam Côn Sơn duy trì ổn định sản xuất, không bị 
dừng khí do thiết bị bảo vệ bị hỏng, nhiễu; tăng độ tin cậy 
của tín hiệu dừng sản xuất và cả dây chuyền; tăng doanh 
thu vận chuyển khí. 
Đặc biệt, việc các cán bộ, kỹ sư NCSP tự thiết kế và thi 
công giải pháp trong điều kiện Nhà máy xử lý khí Nam 
Côn Sơn vẫn hoạt động bình thường nên không tốn chi 
phí thuê chuyên gia nước ngoài (mô phỏng, lắp đặt, lập 
trình lại hệ thống điều khiển). Tổng thời gian thi công 
“online” không cần phải dừng khí là 16 giờ (tương đương 
với thời gian vận chuyển 12 triệu m3 khí). Ước tính, sáng 
kiến làm lợi trên 414.800 USD.
Sáng kiến trên được công nhận là sáng kiến cấp Tập 
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, có thể áp dụng cho các 
dây chuyền công nghệ có yêu cầu duy trì độ tin cậy sản 
xuất rất cao, an toàn cao trong các nhà máy, công trình 
dầu khí.
Tính toán thiết kế, lắp đặt và lập trình hệ thống điều khiển DCS 
tạo các chức năng “Trip Voting” cho các tín hiệu bảo vệ 
hệ thống công nghệ Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn
Phạm Nghiêm Việt

File đính kèm:

  • pdftap_chi_dau_khi_so_2_nam_2015.pdf