Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định, thực hiện tăng trưởng trong điều kiện mới
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế còn là mục tiêu sống còn của các nước, địa phương nghèo và các nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định, thực hiện tăng trưởng trong điều kiện mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định, thực hiện tăng trưởng trong điều kiện mới
Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 16 (1) (2018) 117-125 117 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH, THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI Nguyễn Duy Thục* Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: duythucdhqn@gmail.com Ngày nhận bài: 09/5/2018; Ngày chấp nhận đăng: 24/8/2018 TÓM TẮT Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế còn là mục tiêu sống còn của các nước, địa phương nghèo và các nước có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. Bài báo này đã phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2016 chủ yếu phụ thuộc vào vốn, đóng góp của công nghệ còn rất khiêm tốn. Nghiên cứu này cũng đề xuất bảy giải pháp tăng trưởng kinh tế cho tỉnh Bình Định trong bối cảnh Cách mạng 4.0 đang diễn ra trên thế giới. T h : inh tế, tăng trưởng, mô hình, Bình Định, cách mạng 4.0. 1. GIỚI THIỆU Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phát triển kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều trở ngại. inh tế Bình Định nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung là nền kinh tế mở, nhỏ. Theo đánh giá của các chuyên gia, các địa phương này có khả năng hấp thụ khá hạn chế về nguồn lực vật chất và con người mới, phải đối mặt với những hạn chế về hội nhập quốc tế, tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Nghiên cứu này thảo luận về thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định và thách thức, cơ hội đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong bối cảnh Cách mạng 4.0 đang diễn ra trên thế giới. Bài báo sử dụng số liệu kinh tế của tỉnh Bình Định và các mô hình tính toán quen thuộc để đánh giá tăng trưởng kinh tế Bình Định từ năm 2010 đến năm 2016. Trái ngược với những tiến bộ trong lý thuyết tăng trưởng và phát triển, các phân tích tăng trưởng dài hạn và hoạch định chính sách ở nhiều nước đang phát triển vẫn chủ yếu dựa vào các mô hình, thảo luận định tính hoặc định lượng, dựa trên các mô hình hoạch toán với số liệu đơn giản dễ thu thập. Trong quá khứ, một số khó khăn đã dẫn đến những thiếu sót này là: thiếu số liệu đủ và đáng tin cậy, chi phí tính toán cao và thiếu năng lực kỹ thuật. Phương pháp kinh điển để thực hiện các nghiên cứu này một cách nhất quán - có nghĩa là cân bằng các xung đột giữa bên ngoài và bên trong và các điều kiện xuyên suốt - là để đưa chúng vào khuôn khổ của mô hình Ramsey-Cass-Koopmans [1]. Tuy nhiên, hầu hết công việc thực nghiệm sử dụng khuôn khổ này mô tả các mô hình trạng thái ổn định của nền kinh tế đóng, do đó thiếu một số đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển, đó là: các nền kinh tế mở nhỏ; có khả năng hấp thụ khá hạn chế về nguồn lực vật chất và con người mới; tín dụng bị ràng buộc trong các thị trường tài chính quốc tế; và xa trạng thái ổn định. Để giải thích các tính năng này theo cách đơn giản nhất, nghiên cứu này trình bày mô hình kinh tế mở nhỏ theo Ramsey-Cass-Koopmans [1] với sự tích lũy vốn vật chất và con người, với chức năng khả năng hấp thụ tương đối đơn giản. Bài báo thảo luận từng phương trình mô hình, biến số và tham số từ quan điểm thực nghiệm, chú ý đặc biệt đến các vấn đề về tính sẵn có của thông tin và các vấn đề ước lượng tham số cho các nền kinh tế đang phát triển. Nguyễn Duy Thục 118 2. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG: CÁC BIẾN, PHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THỰC NGHIỆM Có thể thấy rằng các yếu tố sản xuất (vốn ( ), lao động (L), nguồn nhân lực (H) và công nghệ (A)) tạo ra dòng chảy sản lượng. Một phần của sản lượng này được tiêu thụ (C) bởi lực lượng lao động, và phần không tiêu thụ (tức là đã lưu trữ) có thể được đầu tư bằng vốn (I ) hoặc bằng nguồn nhân lực (IH). Cả hai loại đầu tư đều được tiêu dùng trung gian bởi các chức năng năng lực hấp thụ (G và GH) để xác định tỷ lệ của mỗi loại có thể được chuyển đổi hiệu quả nhờ tăng vốn vật chất và vốn con người. Sự mở rộng của nguồn vốn vật chất và con người sẽ giúp tăng sản lượng trong giai đoạn tới. 2.1. Hàm sản xuất Cobb-Douglass Yt = Kt α Ht β (AtLt) 1-α-β Trong đó: Yt là sản lượng; t là vốn vật chất; Ht là vốn con người; At là ảnh hưởng của công nghệ, Lt là lao động thô; α và β là cổ phần tăng trưởng của vốn vật chất và vốn con người [2]. Hàm sản xuất Cobb-Douglass và sự thay đổi về kỹ thuật làm tăng hiệu quả của lao động. Những giả định này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu tăng trưởng, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hành vi tăng trưởng. Các nghiên cứu gần đây cho rằng một đặc tả thích hợp cho chức năng sản xuất là độ co dãn của sự thay thế liên tục (CES) [2]. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng ngay cả trong ngắn hạn chức năng sản xuất là CES, về lâu dài nó sẽ giống một chức năng Cobb-Douglass với hiệu quả theo quy mô. Việc đo lường và ước tính các biến số và tham số trong chức năng này thể hiện một số tính năng cụ thể trong trường hợp của các nước đang phát triển, mà tác giả sẽ trình bày sau đây. 2.2. Đo lường vốn Sử dụng 2 phương pháp để ước tính lượng vốn tái sản xuất (tức là không phải là tự nhiên và không phải con người): đánh giá vốn thông qua các cuộc điều tra trực tiếp hoặc phương pháp kiểm kê gián tiếp vĩnh viễn (PIM). Thực hiện phương pháp đầu tiên sẽ tốn kém hơn. Hơn nữa, nếu không có thông tin thị trường chính xác về giá thuê và giá cũ, vẫn chưa rõ liệu các cuộc điều tra có chính xác hơn các thủ tục gián tiếp. Do đó, PIM là phương pháp được hầu hết các nước và các nhà nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển inh tế (OECD) thông qua để ước tính trữ lượng vốn [3]. Về cơ bản, PIM lập luận rằng tích lũy vốn là sự tích tụ của dòng đầu tư trong quá khứ. ∑ ( )( ) ( ) (2.1) Trong đó: Kt là tổng giá trị tài sản cố định trong năm t, Ikt là giá trị đầu tư theo giá cố định, là tỷ lệ khấu hao vốn, và 0 là vốn ban đầu của vốn. PIM yêu cầu dữ liệu về thời gian sử dụng tài sản hoặc giai đoạn tích lũy và mẫu khấu hao. Thật khó là dữ liệu về tỷ lệ khấu hao rất ít và chỉ có ở một số quốc gia. Ngân hàng Thế giới đ ... . Tuy nhiên, cơ cấu nhóm ngành này giảm chậm cũng góp phần làm kinh tế của tỉnh chậm phát triển. 3.2. Đánh giá tác động của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng Tăng trưởng GDP thông thường được đánh giá do đóng góp của 3 yếu tố: vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu phân tích 2 yếu tố là vốn và lao động ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Bình Định. 3.2.1. Yếu tố vốn Vốn đầu tư phát triển xã hội giai đoạn 2010-2016 tăng cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng đã tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất. Nhìn chung, vốn đầu tư đóng vai trò chủ yếu và ngày càng tăng trong nền kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Vì xét về dài hạn, đầu tư là nhân tố chính tạo ra quá trình tăng trưởng của tỉnh. Bảng 4. Vốn đầu tư phát triển của tỉnh Bình Định (giá 2010) Giai đoạn Tổng số (tỷ đồng) Chia theo nguồn vốn (tỷ đồng) Vốn nhà nước Vốn ngoài nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài Cơ cấu 2010 100 28,9 61,9 2,0 2013 100 27,8 66,2 6,0 2014 100 29,4 68,9 1,7 2015 100 28,8 68,4 2,8 2016 100 27,5 70,3 2,2 Tốc độ phát triển bình quân hàng năm (%) 2006-2010 119,3 108,2 128,0 123,4 2010 101,7 68,3 126,6 138,4 2013 116,6 114,6 117,1 124,5 1014 110,6 145,4 100,9 27,9 2015 110,1 108,1 110,7 182,4 2016 109,8 104,8 112,1 83,9 2010-2016 115,3 114,8 116,0 76,2 Nguồn: Niên giám thống ê tỉnh Bình Định Nguyễn Duy Thục 122 Bình Định còn gặp nhiều khó khăn về tăng trưởng kinh tế: cơ sở hạ tầng yếu kém; thiên tai bão lụt thường xảy ra gây nhiều thiệt hại về kinh tế-xã hội. Vì vậy, để phát triển kinh tế- xã hội, tỉnh Bình Định cần nguồn đầu tư rất lớn. Vận dụng các cơ chế chính sách của nhà nước, các cấp chính quyền địa phương đã nỗ lực huy động mọi nguồn đầu tư năm sau cao hơn năm trước và tăng khá trong vài năm trở lại đây. Tổng vốn đầu tư xã hội thực hiện trong giai đoạn 2010-2016 có mức tăng trung bình là 15,3% (giai đoạn 2006-2010 tăng 19,3%). Trong sự giảm sút vốn đầu tư thì vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước giảm từ 28% xuống còn 16%, tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực FDI từ 23,4% trở thành -23,8%. Sự suy giảm này chắc chắn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Bình Định. Bảng 5. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP Năm Vốn đầu tư/GDP (Bình Định) Vốn đầu tư/GDP (Việt Nam) 2010 0,381299 0,419 2013 0,432599 0,305 2014 0,447064 0,31 2015 0,467835 0,326 2016 0,482017 0,317 Nguồn: Niên giám thống ê -TCTK, Niên giám thống ê tỉnh Bình Định Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của Bình Định giai đoạn 2010-2016 có xu hướng tăng, thể hiện vai trò chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế của Bình Định là vốn. So với cả nước, nhìn chung, tỷ lệ đầu tư /GDP của Bình Định còn cao, chứng tỏ hiệu quả của đầu tư thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Đối với Bình Định, việc thu hút đầu tư nước ngoài vẫn gặp rất nhiều khó khăn, cho nên ảnh hưởng của khu vực kinh tế này đối với kinh tế Bình Định còn rất nhỏ. Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn của nhà nước có giảm so với thời kỳ trước nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định. 3.2.2. Yếu tố l o động Với dân số 1,525 triệu người và khoảng 916,6 ngàn lao động (năm 2016), Bình Định là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, hàng năm lao động của Bình Định còn di chuyển đến một số thành phố phía nam để lập nghiệp và lao động theo thời vụ. Bảng 6. Lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế Năm Tổng lao động (nghìn người) Cơ cấu (%) Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Tổng số 2010 870,6 58,3 19,3 22,4 100 2013 892,4 51,9 20,9 27,2 100 2014 906,4 50,2 21,9 27,9 100 2015 911,0 50,2 21,9 27.9 100 2016 916,6 50,2 21,9 27.9 100 Nguồn: Niên giám thống ê tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Định có lực lượng lao động dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động nhóm ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%). Từ đây cũng có thể nhận định bước đầu là yếu tố số lượng lao động của Bình Định làm cho năng suất lao động thấp và tăng trưởng kinh tế chậm. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định, thực hiện tăng trưởng trong điều kiện mới 123 Bảng 7. Tốc độ phát triển lao động các ngành kinh tế Bình Định (Đơn vị: % ) Năm Tổng số Nông-lâm- thủy sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 2001-2005 1,021 1,0105 1,0855 1,082 2006-2010 1,0183 0,986 1,0644 1,0434 2010-2016 1,0086 0,994 1,0117 1,0371 Nguồn: Niên giám thống ê tỉnh Bình Định Một điều lý thú là từ năm 2007 số lượng lao động trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm về số tuyệt đối, như vậy cũng có nghĩa là năng suất lao động khu vực này có bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng lao động đang làm việc tại tỉnh thấp cho thấy nhu cầu lao động tăng chậm (sản xuất không phát triển). Từ đó, có thể nhận định là yếu tố lao động của Bình Định ảnh hưởng ít đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglass: Từ phương trình (2.2) và các số liệu trong Niên giám thống kê Bình Định, xác định được mức độ đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng như trong bảng sau (%): Bảng 8. Mức độ đóng góp của các nhân tố cho tăng trưởng kinh tế của Bình Định (đơn vị: %) gGDP gK gL Dg K Dg L Dg TFP 1995-2000 8,15 20,88 1,58 101,83 11,69 -13,52 2000-2005 9,4 17,25 2,43 72,9 15,59 11,5 2005-2010 10,75 13,21 1,48 48,83 8,32 42,85 2010-2016 6,13 11,81 0,86 76,56 8,47 14,96 1995-2016 8,48 15,54 1,55 72,88 11,05 16,08 Nguồn: Niên giám thống ê tỉnh Bình Định và tính toán củ tác giả Trong đó: Dg là đóng góp; g là tăng trưởng. Kết quả tính toán được ở Bảng 8 cho thấy tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2016 vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn. Đóng góp của các nhân tố cho tăng trưởng: đóng góp của vốn 76,56%; đóng góp của lao động 8,47%; đặc biệt đóng góp TFP còn rất khiêm tốn 14,96%, thể hiện rất rõ tăng trưởng kinh tế của Bình Định thời gian vừa qua chủ yếu là theo chiều rộng. 3.3. Đánh giá chung Trong giai đoạn 2010-2016, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và tăng trưởng kinh tế Bình Định. Kinh tế của cả nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 đạt 5,25% là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1991. Chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế, kinh tế Bình Định đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, trung bình giai đoạn 2010-2016 chỉ đạt 6,13% - là giai đoạn tăng trưởng thấp nhất so với các giai đoạn trước. 3.3.1. Những thành tựu chính về tăng trưởng inh tế Bình Định thời ỳ 2010-2016 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá 6,13%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 9%/năm, dịch vụ tăng 4,9%/năm, nông- lâm- thuỷ sản 4,6% năm, nhưng thấp hơn trung bình cả nước (6,17%). Đây là vấn đề đáng lo ngại vì tỉnh Bình Định có xuất phát điểm rất thấp (thu nhập bình quân đầu người năm 2016 bằng 72% thu nhập bình quân Việt Nam). Thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển tốt ngày càng đóng góp nhiều vào tỷ trọng cũng như tốc độ tăng trưởng chung. Nguyễn Duy Thục 124 Ngành dịch vụ có mức độ đóng góp khá tuy nhiên tốc độ tăng chậm. 3.3.2. Những rào cản trong phát triển inh tế Bình Định Tăng trưởng kinh tế của Bình Định vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn, trong khi nguồn vốn FDI còn rất hạn hẹp, vốn ngoài nhà nước còn khiêm tốn, việc cấp vốn nhà nước gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chuyển biến quá chậm, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản còn lớn, chưa phát huy hết lợi thế so sánh về kinh tế của tỉnh. Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng còn quá thấp. Giao thông giữa Bình Định và các vùng kinh tế lớn của cả nước tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn tiếp tục là trở ngại lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh. 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH Bối cảnh mới laus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn inh tế Thế giới, mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học” [8]. Theo laus Schwab, Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, ỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của ỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big data). Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, CMCN 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Trong lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions) và công nghệ nano. Hiện CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Bình Định cũng như nhiều địa phương trong cả nước, với cuộc cách mạng lần 3 cũng vẫn còn nhiều việc chưa làm được, cho nên cần phải có nhiều nỗ lực vượt trội để theo kịp cả nước và thế giới. Một số đề xuất cho tăng trưởng kinh tế Đình Định Như đã phân tích ở phần 2, tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn, đóng góp của công nghệ còn rất kiêm tốn. Để có thể tiếp tục duy trì và năng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, Bình Định phải tận dụng tốt sức mạng của các cuộc cách mạng công nghiệp đặc biệt là cách mạng 4.0. Từ các phân tích trên và dựa vào điều kiện thực tế của tỉnh Bình Định, xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Tiếp tục có những chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của tỉnh. Ngoài việc kêu gọi các nguồn vốn nói chung, nên có chính sách cụ thể kêu gọi các doanh nhân người Bình Định đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong tỉnh. Bình Định nên ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ mới: Tự động hóa sản xuất, trang bị công nghệ mới cho đánh bắt và chế biến thủy sản; Thứ hai: Tiếp tục củng cố phát triển hệ thống giáo dục và y tế, tạo điều kiện cho các trường Đại học, cao đẳng, các bệnh viện ở Bình Định phát triển. Các cơ sở này không những phục vụ tốt cho địa phương và các tỉnh Tây Nguyên, mà còn là những cực thu hút nhân lực, các nguồn lực kinh tế và tạo vị thế cho tỉnh Bình Định đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0 một cách tốt nhất; Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định, thực hiện tăng trưởng trong điều kiện mới 125 Thứ ba: Tập trung hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật theo kịp kinh tế số, công nghiệp thông minh. Ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến: Công nghệ kỹ thuật số hóa, tự động hóa phát triển; Thứ tư: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: giao thông, công nghệ thông tin, trong đó, công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng đồng bộ. Nhanh chóng xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa Bình Định và các khu vực kinh tế lớn của cả nước và khu vực; Thứ năm: Ưu tiên phát triển logistics hiện đại gắn với cảng biển, tạo điều kiện phát triển hệ thống cảng biển của tỉnh một cách đồng bộ. Một mặt tận dụng được sự đầu tư giúp đỡ của chính phủ, mặt khác tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hàng hóa xuất nhập tại các cảng của Bình Định, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, nhất là trong điều kiện cách mạng 4.0, hàng hóa nói riêng kinh tế nói chung không còn biên giới tỉnh (quốc gia). Thứ sáu: Tăng cường công tác quy hoạch, kết nối các điểm du lịch: Lịch sử, tâm linh và du lịch biển. Phát triển mạng lưới du lịch hòa với các khu du lịch của vùng tạo ra chuỗi du lịch miền Trung ấn tượng, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; Thứ bảy: Phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất ra các sản phẩm đậm nét của Bình Định: đồ gỗ, bánh tráng, rượu Bàu Đá. Nâng tầm các sản phẩm này, để có thể mở rộng thị trường và tạo việc làm, thu nhập cho lao động nông nhà trên địa bàn tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agenor P., Montiel P. - Development macroeconomics, 3rd Ed., Princeton University Press, 2008, p.603. 2. Acemoglu D. - Labor- and capital- augmenting technical change, Journal of the European Economic Association 1 (1) (2003) 1-37. 3. World Bank - The changing wealth of nations: measuring sustainable development in the new millennium, Washington D.C. (2011) p.95. 4. Solow R. M. - Technical change and the aggregate production function, Review of Economics and Statistics 39 (3) (1957) 312–320. 5. Young A. - The tyranny of numbers: Confronting the statistical realities of the East Asian growth experience, The Quarterly Journal of Economics 110 (3) (1995) 641-680. 6. Cục thống kê Bình Định - Niên giám thống kê 1992-2016, NXB Thống kê. 7. Thời báo kinh tế Việt Nam, inh tế 2015-2016 Việt Nam và thế giới, NXB Hồng Đức, tr.93. 8. https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html. ABSTRACT ECONOMIC GROWTH OF BINH DINH PROVINCE AND IMPLEMENTATION OF GROWTH IN NEW CONDITION Nguyen Duy Thuc* Ho Chi Minh City University of Food Industry *Email: duythucdhqn@gmail.com Rapid and sustainable economic growth is the goal of all countries and regions in the world. Especially, for poor and low-income countries like Vietnam, economic growth is also a vital target. This paper analyzes the economic growth of Binh Dinh province during the period 2010-2016, mainly depending on capital, the contribution of technology is very modest. This study also proposes seven economic growth solutions for Binh Dinh province in the context of Industry 4.0. Keywords: Economy, economic growth, model, Binh Dinh province, industry 4.0.
File đính kèm:
- tang_truong_kinh_te_tinh_binh_dinh_thuc_hien_tang_truong_tro.pdf