Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN SINH THÁI HỌC (PHẦN 1) PHỤC

VỤ GIẢNG DẠY SINH HỌC THCS

Chƣơng 1

MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

1. Môi trƣờng

Mỗi sinh vật đều sống trong môi trường đặc trưng của minh, ngoài đó ra, sinh

vật không thể tồn tại được. Ví dụ, cá sống trong nước, các con nhông cát sống trên

các bãi cát khô hạn, giun đất sống trong các lớp đất ẩm giàu mùn.

Trên bề mặt Trái Đất có thể phân chia tổng quát thành 2 nhóm chính: Môi

trường vô sinh hay không sống (abiotic) và môi trường hữu sinh hay môi trường

sinh vật (biotic). Môi trường vô sinh lại được chia thành: môi trường đất, nước và

không khí. Cần nhớ rằng, trong quá trình phát triển tiến hóa, sinh vật thường tập

trung ở những nơi thuận lợi nhất cho đời sống. Đó là môi trường nước rồi từ đó

sinh vật tiến chiếm đất liền, hình thành nên 2 nhóm sinh vật chủ yếu: sinh vật dưới

nước (aquatic organisms) và sinh vật trên cạn (Terrestrial organisms)

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 59 trang viethung 04/01/2022 6600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Sinh học THCS
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
----------  ---------- 
TÀI LIỆU 
BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN 
MÔN SINH HỌC THCS 
(Lƣu hành nội bộ) 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
----------  ---------- 
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN NHẤT 
VỀ SINH THÁI HỌC (PHẦN 1) PHỤC VỤ GIẢNG 
DẠY SINH HỌC THCS 
Quảng Bình, 2016 
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN SINH THÁI HỌC (PHẦN 1) PHỤC 
VỤ GIẢNG DẠY SINH HỌC THCS 
Chƣơng 1 
MÔI TRƢỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 
1. Môi trƣờng 
 Mỗi sinh vật đều sống trong môi trường đặc trưng của minh, ngoài đó ra, sinh 
vật không thể tồn tại được. Ví dụ, cá sống trong nước, các con nhông cát sống trên 
các bãi cát khô hạn, giun đất sống trong các lớp đất ẩm giàu mùn... 
 Trên bề mặt Trái Đất có thể phân chia tổng quát thành 2 nhóm chính: Môi 
trường vô sinh hay không sống (abiotic) và môi trường hữu sinh hay môi trường 
sinh vật (biotic). Môi trường vô sinh lại được chia thành: môi trường đất, nước và 
không khí. Cần nhớ rằng, trong quá trình phát triển tiến hóa, sinh vật thường tập 
trung ở những nơi thuận lợi nhất cho đời sống. Đó là môi trường nước rồi từ đó 
sinh vật tiến chiếm đất liền, hình thành nên 2 nhóm sinh vật chủ yếu: sinh vật dưới 
nước (aquatic organisms) và sinh vật trên cạn (Terrestrial organisms). 
 Trong môi trường bất kì, sinh vật phải tìm được các điều kiện thuận lơi cho sự cư 
trú, kiếm ăn, làm tổ, sinh sản, nuôi con, đồng thời chống lại vật ăn thịt và dịch bệnh. 
 Vậy, môi trường là một phần không gian bao quanh sinh vật, ở đó sinh vật có 
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các yếu tố cấu tạo nên môi trường bằng những 
phản ứng thích nghi về hình thái cấu tạo, các đặc điểm sinh lí, sinh thái và tập tính. 
 Môi trường của sinh vật thường không ổn định, liên quan với các giai đoạn phát 
triển của vỏ Trái Đất và sự biến đổi của khí hậu. Ví dụ, sự hình thành lục địa và đại 
dương, siêu lục địa tan rã và sự trôi dạt của các mảng lục địa... Những sinh vật được 
hình thành và phát triển trong điều kiện như thế đã phải trải qua bao biến cố lớn lao 
và thích nghi để tồn tại cho tới ngày nay. Vỏ Trái đất chỉ mới bước vào trạng thái 
tương đối yên tĩnh sau tuổi Băng hà lần cuối. Đến nay, những biến động mang tính 
cục bộ không phải đã chấm dứt như hoạt động của đai núi lửa, động đất, sóng thần... 
và cả những đổi thay mang tính toàn cầu do hoạt động của con người như lớp ôzôn 
bị xói mòn, khí hậu Trái Đất đang ấm dần lên, mực nước đại dương ngày một dâng 
cao, đe dọa không chỉ đến đời sống sinh giới mà cả với đời sống con người. 
 Trong quá trình tồn tại và phát triển, do chịu nhiều tác động, sinh vật phải thích ứng 
với điều kiện môi trường và nguồn sống có giới hạn bằng những phản ứng thích nghi 
(hình 1.1). Sự tích nghi được hình thành trong quá trình tiến hóa của loài và mang tính 
tương đối, nhờ đó, sinh vật thỏa mãn được nguồn thức ăn, sinh sản, phát tán nòi giống, 
chống lại vật dữ và dịch bệnh có hiệu quả cho sự tồn tại và phát triển của loài. 
2. Các nhân tố sinh thái 
2.1. Các khái niệm 
 Yếu tố môi trường là thành phần cấu tạo nên môi trường. Khi chúng tương tác 
với sinh vật được gọi là những nhân tố sinh thái. 
 Vậy, nhân tố sinh thái chính là những yếu tố của môi trường mà sinh vật có 
quan hệ trực tiếp hay gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi. Chẳng hạn, ở nơi 
lộng gió cây tồn tại được là nhờ có bộ rễ cắm sâu xuống đất; nhiều loài có thân bò; 
côn trùng thường có cánh ngắn, thậm chí cánh tiêu giảm... 
 Liên quan với môi trường, các nhân tố sinh thái được chia thành nhân tố vô 
sinh (abiotic - nhân tố không sống) và các nhân tố hữu sinh (biotic - nhân tố sinh 
vật). Nhân tố vô sinh gồm các nhân tố vật lí, hóa học và khí hậu, còn các nhân tố 
hữu sinh gồm cơ thể sinh vật và các mối quan hệ giữa chúng, kể cả con người và 
những hoạt động của con người. 
 Theo ảnh hưởng tác động, các nhân tố sinh thái còn được chia ra thành 2 nhóm: 
các nhân tố không phụ thuộc mật độ và các nhân tố phụ thuộc mật độ. 
 Nhân tố không phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác 
động của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động. Chúng thường 
là những nhân tố vô sinh. Ví dụ: tác động của ánh nắng giữa trưa lên một người 
cũng giống như tác động lên hàng chục, hàng trăm người khi bị phơi nắng. 
 Nhân tố phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động 
của chúng phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động. Chúng thường là những 
nhân tố hữu sinh. Chẳng hạn, tác động của dịch bệnh lên những nơi dân cư thưa 
thớt kém hơn nhiều so với những nơi dân cư quá đông. 
 Trong tự nhiên, nhiều nhân tố có hàm lượng rất thấp, hiếm gặp so với nhu cầu tồn 
tại và phát triển của sinh vật, chẳng hạn, trong đất nguyên tố Bo cần cho sự tăng trưởng 
của thực vật, nhưng lại rất khó kiếm. Bởi vậy, trong thực tế canh tác nông nghiêp, 
Justus von Liebig đã có nhận xét, sự sinh trưởng của thực vật bị giới hạn bởi số lượng 
của một số loại muối khoáng, Từ đó (1840), ông đề xuất định luật tối thiểu:“Mỗi một 
loài thực vật đòi hỏi một loại và một lượng muối dinh dưỡng xác định, nếu số lượng 
là tối thiểu thì sự tăng trưởng của nó cũng chỉ đạt mức tối thiểu”. 
 Từ khi hình thành, định luật Lebig thường được ứng dụng đối với các loại 
muối vô cơ. Về sau, quan niệm này được mở rộng, gồm một phổ rộng các nhân tố 
vật lí, trong đó nhiệt độ và lượng mưa thể hiện rõ nhất. Định luật này cũng có 
những mặt hạn chế vì nó chỉ áp dụng trong trạng thái ổn định và có thể còn bỏ qua 
vài mối quan hệ khác nữa. Chẳng hạn, trong quan hệ giữa photpho và năng suất, 
Libig cho rằng, photpho là nguyên nhân tực tiếp làm thay đổi năng suất. Sau người 
Hình 1.1. Sự thích nghi của động và thực vật với các nhân tố môi trường để nâng cao mức sống sót, 
mức sinh sản và khả năng phát tán nòi giống (theo WRIGM, 2004). 
ta phát hiện ra rằng, sự có mặt của muối nitơ không chỉ ảnh hưởng lên nhu cầu 
nước của thực vật mà còn giúp cho thực vật lấy được photpho cả dưới dạng không 
thể đồng hóa được. Như vậy, muối ... ytoplankton (Na), sinh khối phytoplankton (Ph) thấp, giàu vi khuẩn phân hủy (Bac), hô hấp 
chung của hồ cao nên năng suất thứ cấp (Z) thấp. Ngược lại, ở hồ nghèo dinh dưỡng 
(Oligotrophic), năng suất sơ cấp tập trung chủ yếu là phytoplankton, còn Nanophytoplankton và vi 
khuẩn đều nghèo, hô hấp chung của hồ giảm, do đó năng suất thứ cấp cao. 
E E 
H« hÊp 
Na 
Ph. 
Ph. 
H« hÊp 
Bac 
Z Z 
Bac 
 Na 
Môi trường không bị giới hạn không có trong tự nhiên, nhưng nhiều loài có kích 
thước nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao (nấm, vi khuẩn, nhiều loài côn trùng, cây một 
năm...) có kiểu phát triển số lượng gần với kiểu tăng hàm mũ. Tuy nhiên, số lượng của 
chúng nhiều khi chưa đạt đến giá trị giới hạn thì đã bị suy giảm thình lình do tác động 
của các nhõn tố môi trường vô sinh mà chúng rất mẫn cảm. 
 - Sự tăng trưởng số lượng cá thể theo hàm logic. 
 Trong thực tế, hầu hết các loài phát triển số lượng của mình trong điều kiện 
môi trường bị giới hạn, tuân theo hàm logistic: 
)(
K
NK
t
N rN 
 Trong đó, K: kích thước tối đa mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa 
của môi trường. Đường cong tương ứng của nó có dạng chữ S hay sigmoid, theo thời 
gian số lượng cá thể chỉ có thể tiệm cận với sức chứa của môi trường (hình 4.13). 
 Sự tăng trưởng theo hàm logistic đặc trưng cho các loài có kích thước cơ thể 
lớn, tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn, sức sinh sản thấp, chịu tác động 
chủ yếu bởi các nhân tố môi trường hữu sinh (thức ăn, dịch bệnh...). 
 Sức chứa hay sức đối kháng của môi trường được hiểu là không gian sống, nguồn 
sống thiết yếu mà quần thể có thể kiếm được cho sự tồn tại của mình (thức ăn, nước 
uống, khí O2...), rủi ro gây ra bởi các nhân tố vô sinh (rét, hoả hoạn, động đất, núi lửa...) 
và các nhân tố hữu sinh (vật ăn thịt, dịch bệnh...), trong đó vật ăn thịt, kí sinh được coi 
là những nhân tố cơ bản điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 
Hình 4.13. Đường cong tăng trưởng số lượng của quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn. 
 Tóm lại, sức đối kháng bao giờ cũng kìm hãm tiềm năng phát triển của quần 
thể (hình 4.14) mà nó được thể hiện bởi 2 phạm trù cơ bản nhất: kìm hãm sức sinh 
sản, nhưng làm tăng mức tử vong của quần thể. 
Hai hệ số quan trọng trong các biểu thức trên là “K”, số lượng tối đa, cân 
bằng với sức chứa của môi trường và “r”, thể hiện tốc độ tăng trưởng nội tại của 
quần thể khi điều kiện môi trường không bị giới hạn. 
 Trên cơ sở hệ số r và K, các nhà sinh thái gọi 2 mô hình trên là kiểu“chọn lọc 
r”, và “chọn lọc K”, còn các loài thể hiện cách sống của mình bằng “chiến lược r” 
hay “chiến lược K”. 
 Trong quần thể, tốc độ hay nhịp điệu sản xuất chất hữu cơ được xác định bởi 
các đặc tính sinh vật cũng như phức hợp các nhân tố môi trường, đồng thời được 
quyết định bởi tốc độ và cường độ của các quá trình sinh lí xảy ra trong quần thể. 
 Tốc độ sản xuất là lượng chất hữu cơ mới được quần thể sinh ra trên đơn vị 
thời gian, còn sản lượng của quần thể là tổng lượng chất hữu cơ được quần thể tạo 
ra trong khoảng thời gian quan sát. 
 Cường độ sản xuất (kí hiệu là P/B) là tốc độ sản xuất riêng, tức là lượng chất 
hữu cơ được hình thành bởi quần thể tính trên đơn vị thời gian và đơn vị sinh khối 
(biomass) trung bình trong khoảng thời gian nghiên cứu. 
Hình 4.14 . Mô tả mối quan hệ giữa số lượng quần thể và điều kiện giới hạn của môi trường. 
 Thường để tính sản lượng, tốc độ... người ta không tính cả quần thể mà chỉ một 
phần quần thể chiếm trên một không gian xác định (m2 hay m
3
). 
 Phần chất hữu cơ được tích tụ dưới dạng các cá thể gọi là sản lượng sinh vật 
(bilogical production), còn sinh khối (biomass) là sản lượng chất hữu cơ có được tại 
một thời điểm lấy mẫu, không phụ thuộc vào khoảng thời gian mà quần thể tồn tại. 
 Giữa sinh khối và sản lượng sinh vật có mối quan hệ với nhau: 
 P(t1 - t2) = Bt2 - Bt1 + P’ 
Trong đó, P(t2 - t1): Sản lượng sinh vật gia tăng trong khoảng thời gian t1 - 
t2; Bt1 và Bt2: Sinh khối ở thời điểm t1 và t2; P’: Sản lượng sinh vật bị hao hụt trong 
khoảng thời gian t1 - t2. Nói cách khác, sinh khối ở một thời điểm nào đó, chẳng 
hạn ở t2, được xem là khối lượng sinh vật có ở thời điểm trước đó (t1) cộng với 
khối lượng sinh vật mới được sản sinh ra trong khoảng thời gian t1 - t2, trừ đi khối 
lượng sinh vật đã bị hao hụt cũng trong khoảng thời gian đó (chết, bị sinh vật sử 
dụng ăn thịt...), nghĩa là: 
 Bt2 = Bt1 + P (t2 - t1) - P’ 
 Cường độ sản xuất chất hữu cơ của quần thể (P/B) phụ thuộc trước hết vào 
đặc tính của loài và cấu trúc của quần thể, bao gồm cả kích thước và tuổi cá thể. 
Các loài có kích thước lớn, tuổi thọ cao thì hệ số P/B thấp hơn so với các loài kích 
thước nhỏ, tuổi thọ thấp. Ngay trong một loài, các cá thể có kích thước và tuổi thọ 
khác nhau, P/B cũng biến đổi tương tự như dưới đây: 
 Sinh vật Tuổi thọ (năm) P/B (ngày/đêm) 
 Gammưarus locusta < 1 0,0480 
 G. lacustris = 2 0,0055 
 Acanthogammarus/grewingki 10 0,0004 
2.3.4.4. Biến động số lượng cá thể của quần thể 
Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng giảm số lượng theo thời gian. 
Khi số lượng đạt đến giá trị cực đại thì số lượng đó dao động quanh giá trị cân bằng. 
Sự biến động số lượng được gây ra bởi nhiều nhân tố, song tập trung vào 2 phạm 
trù chính: Các nhân tố ngẫu nhiên và các nhân tố hoạt động theo chu kỳ. Tương ứng 
với chúng là 2 dạng biến động: biến động không theo chu kì và theo chu kì. 
* Biến động không theo chu kì: gây ra bởi các nhân tố ngẫu nhiên, rất khó dự 
đoán như rét hại, lũ lụt, bão, núi lửa, ô nhiễm... 
* Biến động theo chu kì: được gây ra bởi các nhân tố hoạt động theo chu kì. 
 - Biến động theo chu kì ngày đêm: Dạng này phụ thuộc vào hoạt động sống 
của sinh vật liên quan với sự biến đổi giữa pha sáng và tối của ngày đêm, nhất là 
những loài có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp như thực vật nổi và động vật nổi... 
 - Biến động theo chu kì tuần trăng: Sinh sản của nhiều loài, nhất là động vật 
khụng xương sống (giáp xác, giun nhiều tơ...) trùng vào các pha của mặt trăng làm 
cho kích thước quần thể gia tăng.(hình 4.15). 
 Rươi Tylorhynchus heterochetus ở đồng bằng ven biển Bắc bộ hàng năm đều 
sinh sản tập trung vào 2 thời kỳ: tuần trăng thứ 3 tháng 9 và tuần đầu tháng 10 (âm 
lịch). Do vậy mới có câu "tháng chín đôi mươi, tháng 10 mồng năm". Loài rươi 
Palolo sống ở đảo san hô Fiji (Thái Bình Dương) mỗi năm vào tháng 10 và tháng 
11 chỉ sinh sản vào những ngày cuối của tuần trăng thứ tư hàng tháng. 
Ở nhiều loài, trong thời kì sinh sản số lượng cá thể của quần thể tăng lên vào 
pha Trăng tròn như thỏ lớn ở rừng Malaysia, cỏ voi. Chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ 
(28 ngày) cũng liên quan mật thiết với sự biến đổi của các pha Mặt Trăng. 
S
ố
 l
ư
ợ
n
g
 t
ô
m
 đ
ẻ
(c
o
n
) 
150 
100 
50 
0 
 10 20 30 
Hình 4.15. Biến động số lượng liên quan đến sự sinh sản theo chu kì tuần trăng của 
Anchistioid antiquensis (Moore, 1958). 
Ngày 
 Loài cá Leuresthes tenuis (ở California) lại sinh sản theo thủy triều. Cá bố mẹ, chọn ngày 
triều cực đại lên tận bãi cát đỉnh triều để sinh sản. Tại đây, trứng vùi trong cát được sưởi ấm 
bởi ánh nắng mặt trời rồi phát triển. Ngày con nước cực đại tiếp theo (sau 14 ngày), mực nước 
cũng vừa đạt tới, trứng kịp nở và ấu trùng lại theo nước triều ròng ra khơi. 
Tập tính có chu kỳ dường như đã được mã hóa trong cơ thể sinh vật. Do đó, 
khi chuyển chúng ra khỏi vùng sống của chúng, tập tính đó khó bị xóa nhòa. 
 - Biến động theo chu kì mùa: Dạng này thể hiện rất rõ bởi sự khác biệt về điều 
kiện khí hậu trong biến trình năm, kéo theo là sự tăng, giảm tương ứng về số lượng 
cá thể của quần thể. Ví dụ: ở miền Bắc nước ta, trong mùa đông ruồi, muỗi, ếch, 
rắn... rất ít gặp, song vào mùa hè thời tiết nóng ẩm, chúng xuất hiện rất đông. 
 Trong năm, xuân hè là thời gian thuận lợi nhất cho sinh sản và phát triển của 
các loài động vật và thực vật, nhất là những loài sống ở vùng ôn đới; còn mùa đông 
do điều kiện sống khó khăn, mức tử vong cao. Do vậy, kích thước quần thể biến 
đổi một cách tương ứng, tạo nên sự biến động theo mùa. 
 Ở vùng ôn đới, sự biến động số lượng cá thể của các quần thể phụ thuộc chính vào 
nhiệt độ môi trường, cũn ở vựng nhiệt đới xích đạo, nhiệt độ khá ổn định, nhưng lượng 
mưa biến đổi theo mùa là nhân tố quyết định đến sự biến động kích thước quần thể. 
 - Biến động theo chu kì nhiều năm: Sự biến động số lượng theo chu kì nhiều 
năm, thậm chí, sự biến động đó xảy ra một cách tuần hoàn, có thể quan sát thấy ở 
nhiều loài chim, thú sống ở phương bắc. Sự biến động số lượng của thỏ rừng Bắc 
Mĩ và linh miêu với chu kì 9-10 năm (hình 4.16). Chuột thảo nguyên (Lemmus 
lemmus) có chu kì biến động 3-4 năm. 
 Hình 4.16. Biến động số lượng của quần thể Thỏ rừng Bắc 
Mĩ và Linh miêu. 
Chu kì biến động số lượng của đàn cá cơm ở biển Pêru là 10-12 năm, liên 
quan với hoạt động của El-Nino. Số lượng cá thể của các loài chim biển cũng biến 
động theo, phù hợp với nguồn thức ăn là đàn cá cơm của chúng. 
2.3.4.5. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
 Sự biến động số lượng không theo chu kì hay theo chu kì đều được kiểm soát 
chặt chẽ bởi các nhân tố môi trường (trực tiếp hoặc gián tiếp). Các nhân tố môi 
trường (vô sinh và hữu sinh) đóng vai trò điều chỉnh mức tử vong và sinh sản của 
quần thể để thiết lập lại cán cân về số lượng - nguồn sống của nó một cách phù 
hợp. Điều đó được xem như những cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 
- Cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: 
 Khi mật độ quần thể tăng vượt sức chịu đựng của môi trường thì không một 
cá thể nào có thể kiếm đủ thức ăn. Cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện làm cho 
mức tử vong tăng, mức sinh sản giảm, kích thước quần thể giảm, phù hợp với 
sức chứa môi trường. 
 Hiện tượng "tự tỉa thưa" là kết quả cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Ví 
dụ: vào mùa xuân, bìa rừng thông trên Tây Nguyên xuất hiện rất nhiều thông "mạ". Do 
mật độ quá dày, nhiều cây non không cạnh tranh nổi ánh sáng và muối khoáng bị chết 
dần, số còn lại đủ duy trì mật độ vừa phải, cân bằng với điều kiện môi trường chúng 
sống. Trong tự nhiên, "tự tỉa thưa" gặp phổ biến ở cả thực vật và động vật. 
 - Di cư là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: 
 Ở động vật, trong quần thể do biến dị thường xuất hiện nhiều nhúm cỏ thể khỏc 
nhau về các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính sinh thái. Những biến đổi đó có thể 
dẫn đến sự di cư của một bộ phận quần thể, khi chúng phản ứng với tác động của một 
nhõn tố nào đó, nhờ vậy, kích thước quần thể giảm. Ví dụ: châu chấu (Lacustra 
migratoria) do biến dị cá thể, trong quần thể có những cá thể cánh dài và những cá thể 
cánh ngắn; khi kích thước quần thể vượt ngưỡng cho phép, chỉ cần sự kích động của 
một cá thể trong đàn cũng đủ làm cho nhóm cánh dài di cư khỏi quần thể. 
 Chuột thảo nguyên (Lemmus lemmus, L. sibericus) di cư cả đàn khi mật độ quá 
đông với chu kì 3-4 năm. 
 - Vật ăn thịt, kí sinh và dịch bệnh là nhân tố điều chỉnh kích thước quần thể: 
 Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh 
là những nhân tố phụ thuộc mật độ. 
 Trong quan hệ kí sinh - vật chủ, vật kí sinh hầu như không giết chết vật chủ mà 
chỉ làm cho nó suy yếu, do đó, dễ bị vật ăn thịt tấn công hay dễ chết khi điều kiện 
môi trường không thuận lợi. 
 Vật ăn thịt là nhân tố quan trọng khống chế kích thước quần thể con mồi. 
Ngược lại, con mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng của vật ăn thịt. 
Mối quan hệ 2 chiều này tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong thiên nhiên. 
 Trong quan hệ con mồi - vật ăn thịt, nhiều trường hợp, khi số lượng con mồi 
quá đông, hiệu quả tấn công của vật ăn thịt lại giảm. Vì vậy, sự tụ họp của con 
mồi là một trong các biện pháp bảo vệ có hiệu quả trước sự tấn công của vật ăn 
thịt, trong khi đó, nhiều động vật ăn thịt lại họp thành bầy để săn bắt mồi có 
hiệu quả cao. 
2.3.5. Cân bằng năng lượng của quần thể 
 Cân bằng năng lượng của quần thể là đặc tính quan trọng của quần thể, cho 
phép đánh giá đúng vai trò của quần thể trong các quá trình sinh thái và triển vọng 
thu hoạch trong nghề chăn nuôi và trồng trọt (hình 4.17). Cán cân cân bằng năng l-
ượng của quần thể phụ thuộc vào hàng loại nhân tố, những nhân tố nội tại và nhân 
tố từ môi trường. 
Hình 4.17. Quần thể được xem như một đơn vị cấu trúc, có quá trình đồng hoá và dị hoá thông qua 
hoạt động kiếm ăn, đồng hoá thức ăn để phát triển số lượng (sinh khối), đồng thời phát tán năng 
lượng ra môi trường dưới dạng hô hấp, các chất bài tiết, sự ăn mòn của vật ăn thịt và kí sinh. 
 Như chúng ta đã biết, năng lượng đi vào quần thể thông qua thức ăn mà quần 
thể kiếm được. Từ nguồn thức ăn được quần thể sử dụng (tiêu hoá), một phần bị 
thải ra dưới dạng các chất bài tiết, phần lớn được đồng hóa và tích tụ trong tế bào, 
sử dụng cho tăng trưởng sinh khối, sinh sản, hình thành các vật liệu cấu trúc 
(xương, vỏ, lông...), nhất là để sản sinh năng lượng đảm bảo cho các hoạt động 
sống (săn đuổi mồi) thông qua sự thải nhiệt và các chất trao đổi, một phần năng l-
ượng “nuôi” vật kí sinh cũng như làm mồi cho động vật ăn thịt. 
 Dòng năng lượng đi vào quần thể được mô tả đơn giản theo sơ đồ sau: 
 I = P + R + F 
 A = P + R 
 P = G + (E + S) + N, 
 I: năng lượng thức ăn được tiêu hóa; P: năng lượng tạo sinh khối; R: năng 
lượng hô hấp; F: năng lượng thải qua phân; A: năng lượng được đồng hoá; G: năng 
lượng tăng trưởng; E: năng lượng các chất bài tiết khác; S: năng lượng tích tụ trong 
cơ thể làm thức ăn cho động vật ăn thịt (kí sinh); N: năng lượng cần cho sinh sản. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Trung Tạng (2011), Sinh Thái học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
2 W.D. Phillips – I.I. Chilton (1999), Sinh học, Tập I + II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
3. B.Xergeev (1977), Sinh lý học giải trí, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 
4. Campell, 2008 - Sinh học (sách dịch), Nxb Giáo dục, Hà nội. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_mon_sinh_hoc_thcs_nhung_kien.pdf