Quan niệm về văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị của một quốc gia có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ thống

chính trị. Văn hóa chính trị của quốc gia được thể hiện trình độ nhận thức chính trị của công dân,

thái độ và hành vi của họ đối với hệ thống chính trị. Các nhân tố gia đình, nhà trường và xã hội có

vai trò thiết yếu trong việc hình thành, xây dựng nền văn hóa chính trị của các quốc gia đó.

Quan niệm về văn hóa chính trị trang 1

Trang 1

Quan niệm về văn hóa chính trị trang 2

Trang 2

Quan niệm về văn hóa chính trị trang 3

Trang 3

Quan niệm về văn hóa chính trị trang 4

Trang 4

Quan niệm về văn hóa chính trị trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 11340
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm về văn hóa chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm về văn hóa chính trị

Quan niệm về văn hóa chính trị
 29 
Quan niệm về văn hóa chính trị 
Lê Hường1 
1 Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: lethihuong220178@gmail.com 
Nhận ngày 20 tháng 3 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 4 năm 2017. 
Tóm tắt: Văn hóa chính trị của một quốc gia có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ thống 
chính trị. Văn hóa chính trị của quốc gia được thể hiện trình độ nhận thức chính trị của công dân, 
thái độ và hành vi của họ đối với hệ thống chính trị. Các nhân tố gia đình, nhà trường và xã hội có 
vai trò thiết yếu trong việc hình thành, xây dựng nền văn hóa chính trị của các quốc gia đó. 
Từ khóa: Văn hóa chính trị, văn hóa từ chức, chính trị. 
Phân loại ngành: Triết học 
Abstract: A country’s culture of politics plays an important role in the operations of its political 
system. The culture is reflected in its citizen’s level of political awareness, and their attitudes and 
behaviours towards the political system. The factors of the family, the school and the society play 
vital roles in the formation and development of the respective country’s culture of politics. 
Keywords: Culture of politics, culture of resignation, politics. 
Subject classification: Philosophy
1. Mở đầu 
Nói đến hệ thống chính trị, mục tiêu, đường 
lối, chiến lược phát triển của một quốc gia 
là nói đến văn hóa chính trị của quốc gia 
đó. Văn hóa chính trị có ý nghĩa quan trọng 
không chỉ để xây dựng hệ thống chính trị, 
mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh 
tế, văn hóa và xã hội, con người. Vậy văn 
hóa chính trị là gì? Nó được hình thành như 
thế nào? Đây là vấn đề được đề cập trong 
bài viết này. 
2. Bản chất của văn hóa chính trị 
Văn hóa chính trị là văn hóa trong lĩnh vực 
chính trị. Văn hóa chính trị của một người 
phản ánh nhận thức về chính trị, niềm tin và 
lý tưởng chính trị của người đó. 
Trong các yếu tố của nhận thức chính trị, 
tri thức chính trị là yếu tố nền tảng. Tri thức 
chính trị là trình độ học vấn và sự hiểu biết 
của con người về chính trị. Nói về vai trò của 
học vấn đối với chính trị, V.I.Lênin nhận xét: 
“Người không biết chữ là người đứng ngoài 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
 30 
chính trị” [2, t.1, tr.301]. Nếu không có tri thức 
chính trị, cá nhân khó có thể hiểu về chính trị 
và tham gia, thực hiện hoạt động chính trị một 
cách tự giác, tích cực. Tri thức chính trị vừa là 
yếu tố định hướng tình cảm, niềm tin chính trị 
của chủ thể, vừa là yếu tố quyết định hoạt 
động chính trị của chủ thể. Việc thiếu tri thức 
về chính trị sẽ xuất hiện nhiều bất ổn về mặt 
chính trị. Những biểu hiện phiêu lưu, manh 
động, tính tự phát vô chính phủ trong các hành 
vi chính trị phần lớn đều xuất phát từ việc 
thiếu hiểu biết chính trị, thiếu sự dẫn dắt của lí 
trí sáng suốt, của lý luận khoa học. Nhưng một 
trình độ chính trị cao nếu không được xây 
dựng trên niềm tin và lý tưởng chính trị đúng 
đắn thì sẽ không cống hiến cho xã hội, thậm 
chí phá hoại xã hội, cản trở việc xây dựng 
một nền chính trị có văn hóa. Văn hóa chính 
trị phải được tạo nên từ trình độ học vấn 
chính trị, niềm tin và lý tưởng chính trị khoa 
học thì mới góp phần xây dựng, bảo vệ hệ 
thống chính trị. 
Văn hóa chính trị không chỉ biểu hiện ở 
trình độ học vấn chính trị mà còn biểu hiện 
ở hoạt động thực tiễn chính trị của cá nhân. 
Hồ Chí Minh nói rằng, người không có lý 
luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi, 
thực tiễn không có lý luận dẫn đường là thực 
tiễn mù quáng. Điều đó cũng đúng với lý luận 
chính trị và thực tiễn chính trị. Nhưng nếu 
tuyệt đối hóa tri thức lý luận, lý luận sẽ xa 
rời thực tiễn, lúng túng, không thể giải quyết 
được những vấn đề chính trị nảy sinh trong 
thực tiễn. Hoạt động thực tiễn chính trị của 
cá nhân sẽ tăng thêm sức mạnh khi nó kết 
hợp với tri thức, lý tưởng và niềm tin chính 
trị. Hoạt động thực tiễn chính trị được biểu 
hiện tập trung ở năng lực hoạt động chính 
trị, cái có khả năng chuyển hóa các giá trị 
văn hóa chính trị thành hiện thực. Nhiều 
người nhầm tưởng rằng, có hiểu biết và 
hoạt động chính trị thì con người mới có 
văn hóa chính trị. Nhưng năng lực hoạt 
động chính trị, yếu tố bên trong của văn hóa 
chính trị, mới là yếu tố quyết định việc vận 
hành nền chính trị đạt đến tầm văn hóa ở 
mức nào. Dù mục tiêu chính trị đúng đắn, 
con đường chính trị khoa học nhưng khi 
chưa đủ năng lực chính trị để thực hiện 
được mục tiêu đó thì vẫn chưa thể đạt tới 
kết quả chính trị. 
Đối với người lãnh đạo năng lực hoạt 
động chính trị được thể hiện ở năng lực 
cầm quyền. Năng lực cầm quyền được thể 
hiện trong nghệ thuật ứng xử. Văn hóa 
chính trị được thể hiện rất rõ qua ứng xử. 
Ứng xử chỉ là một phương diện biểu hiện 
của văn hóa nói chung, văn hóa chính trị 
nói riêng. Tuy nhiên, ứng xử rất quan trọng 
vì nó là những hành vi, những thái độ thể 
hiện trực tiếp trình độ văn hóa chính trị của 
các chủ thể cầm quyền cũng như các quan 
hệ chính trị. Ví dụ, từ chức là một ứng xử 
của văn hóa chính trị. Từ chức là một nét 
đẹp trong văn hóa chính trị. Từ chức 
thường được gắn với “văn hóa” theo nghĩa 
tích cực, “văn hóa từ chức”. Văn hóa từ 
chức ở nhiều nước trong khu vực và trê thế 
giới là điều bình thường nhưng ở Việt Nam 
còn chưa phổ biến. Ở nước ta, trong lịch sử 
đã có rất nhiều người treo ấn từ quan khi 
bất đồng với quan điểm với triều đình 
(Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu 
Văn An). Điều đó cho thấy trong lịch sử, 
văn hóa từ chức không phải xa lạ, nhưng 
hiện nay đối với quan chức, nhiều người 
vẫn xa lạ. Ở nước ta khi đã lên nắm quyền 
nhiều người thường cố bám lấy cái ghế suốt 
đời và thâu tóm các quyền lợi đi theo. Rất ít 
người từ chức. Trong tâm thức người Việt, 
từ xã hội truyền thống đến xã hội hiện đại, 
“làm quan” được coi là một sự thành đạt 
cao nhất, xã hội đề cao giá trị của việc làm 
quan. Vì vậy, khi nắm giữ những địa vị cao 
Lê Hường 
 31 
trong bộ máy nhà nước, người ta thường cố 
giữ chức vị của mình. Do quá đề cao giá trị 
làm quan, nên dư luận xã hội ở nước ta tạo 
ra nhiều áp lực với người từ chức. Người từ 
chức bị mặc cảm, thường bị xã hội kỳ thị 
với vô vàn những xấu xa. Một khi dư luận 
xã hội chưa coi việc từ chức là bình thường 
thì quan chức vẫn còn “ngại” và “sợ” từ 
chức. Văn hóa từ chức đòi hỏi sự dũng cảm 
và tinh thần chịu trách nhiệm của người từ 
chức. Từ chức là thể hiện trách nhiệm của 
người có chức. Văn hóa từ chức đòi hỏi 
người có chức nên từ chức khi không hoàn 
thành nhiệm vụ hoặc không đủ khả năng 
hoàn thành nhiệm vụ. Xã hội nên đánh giá 
cao hành động từ chức của cán bộ lãnh đạo 
như là một sự tiến bộ trong văn hóa chính 
trị của quốc gia. Từ chức là sự rút lui trong 
danh dự, để nhường chỗ cho bậc hiền tài. Ở 
Việt Nam việc xây dựng văn hóa từ chức là 
một vấn đề mới và đang được triển khai 
theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XII. 
Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân 
Phúc giao cho Bộ Nội vụ xây dựng Nghị 
định “Văn hóa từ chức” ở Việt Nam là một 
bước tiến vượt bậc trong nhận thức chính trị 
của Đảng và Chính phủ. Nghị định này cần 
được xây dựng với những quy định cụ thể, 
bảo đảm cả tình và lý, đề cao lòng tự trọng, 
tự tôn, văn hóa và đạo đức của dân tộc. Ở 
Việt Nam việc xây dựng văn hóa từ chức là 
một vấn đề mới và đang được triển khai 
theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XII. 
3. Vai trò của gia đình, nhà trường và xã 
hội đối với sự hình thành văn hóa chính trị 
Nhiều nhà khoa học chính trị coi gia đình là 
“những lò ấp trứng” để cho ra đời những con 
người chính trị. Họ cho rằng, gia đình là nơi 
giáo dục chính trị đầu tiên và lâu dài nhất. 
Việc học hỏi những vấn đề liên quan đến 
chính trị diễn ra trong gia đình được khắc 
sâu trong ký ức của trẻ. Phần lớn sự học hỏi 
này diễn ra một cách không chính thức. Gia 
đình là nơi cung cấp mọi thứ cho một đứa 
trẻ để nó có thể tồn tại và lớn lên (từ thức 
ăn, chỗ ở, sự yêu thương, cho đến các hiểu 
biết và quan hệ xã hội). Gia đình cũng định 
vị cho trẻ một chỗ đứng về giai cấp, dân 
tộc, tôn giáo, những yếu tố ảnh hưởng đến 
niềm tin và hoạt động của con người trong 
mọi xã hội. Các ý tưởng và các giá trị liên 
quan đến chính trị (như thái độ đối với 
quyền lực, tình yêu quê hương đất nước, sự 
tuân thủ luật lệ) cũng được hình thành và 
phát triển trong gia đình. Vì lý do này, gia 
ðình tác động mạnh mẽ đến sự hình thành 
văn hóa chính trị của trẻ em. 
Thành phần gia đình có ảnh hưởng đến 
văn hóa chính trị của trẻ em. Những gia 
đình khuyến khích trẻ tham gia vào các 
quyết định của gia đình dường như cũng 
khuyến khích những đứa trẻ này tham gia 
vào đời sống chính trị khi chúng đã trưởng 
thành. Trẻ em được sinh ra trong các gia 
đình có cha mẹ tham gia một cách tích cực 
vào đời sống chính trị, hoặc có địa vị chính 
trị cao, cũng thường có xu hướng tham gia 
tích cực vào đời sống chính trị khi trưởng 
thành. Trẻ em sinh ra trong những gia đình 
có cha mẹ tẩy chay chính trị, hoặc hiếm khi 
tham gia thảo luận về các vấn đề chính trị, 
cũng ít nhận được sự khuyến khích tham 
gia vào các sự kiện này. Và khi lớn lên, 
chúng cũng có xu hướng thờ ơ, lãnh đạm 
chính trị. Đây có thể là kết quả của việc trẻ 
em học hỏi từ cha mẹ chúng, từ các giá trị 
cho đến những nhận thức chính trị. 
Gia đình là một nhân tố quan trọng hàng 
đầu trong sự phát triển đạo đức và nhân 
cách, hình thành các quan điểm chính trị từ 
các vấn đề cụ thể nào đó. Giáo dục trong 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
 32 
gia đình là nơi ươm mầm hình thành nhân 
cách và bản lĩnh chính trị của một cá thể. 
Đồng thời, nó cũng nuôi dưỡng niềm tin và 
lý tưởng chính trị để cá nhân trở thành 
người hữu ích cho thể chế chính trị đó. 
Một nơi góp phần xây dựng văn hóa 
chính trị cho con người là trường học. 
Trường học là một trong những tác nhân 
quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa 
chính trị. Mức độ được đào tạo của một 
người trong trường học có mối tương quan 
chặt chẽ với quan điểm về hệ thống chính trị, 
mức độ tham gia vào đời sống chính trị của 
người đó. Chẳng hạn, những người được đi 
học nhiều hơn có một sự nhận thức rõ ràng 
hơn về các vấn đề chính trị; họ quan tâm đến 
chính trị và cũng tham gia tích cực hơn vào 
các cuộc thảo luận chính trị. Một người học 
cao hơn sẽ có cảm giác trách nhiệm mạnh 
mẽ hơn đối với cộng đồng của mình và cảm 
thấy có thể tác động đến các chính sách của 
chính phủ nhiều hơn các công dân khác. 
Trường học là một công cụ xã hội để 
chuyển tải các giá trị, thông tin và các 
chuẩn mực xã hội đến với thế hệ trẻ. 
Trường học giúp cho trẻ em đạt được 
những kiến thức cần thiết về chính trị. Vì 
vậy, trường học có mức độ ảnh hưởng lớn 
hơn nhiều so với gia đình bằng cách đặt trẻ 
em vào một môi trường để chúng có thể 
nhận thức được mối quan hệ, sự phụ thuộc 
và trách nhiệm của chúng đối với xã hội và 
hệ thống chính trị. Với cách làm như vậy, 
trường học thực hiện việc truyền dạy văn 
hóa chính trị cho trẻ em và ý thức trách 
nhiệm công dân đối với xây dựng hệ thống 
chính trị trong tương lai. 
Để nâng cao văn hóa chính trị, cần phát 
huy vai trò của các phương tiện truyền 
thông đại chúng. Để củng cố mối quan hệ 
giữa chính phủ và nhân dân, tăng cường sự 
hiểu biết và đồng thuận trong quá trình 
hoạch định và thực thi chính sách của nhà 
nước, để đạt được sự hài lòng của người 
dân, thì chính phủ cần phải thông tin cho 
người dân biết hoạt động của mình. Hoạt 
động quản lý chính phủ hiệu quả đòi hỏi 
phải có sự chủ động tham gia và ủng hộ của 
người dân. Thông tin cho người dân là cách 
thức để nâng cao hình ảnh uy tín chính trị 
của chính phủ. Điều đó đã trở thành khuynh 
hướng ngày càng phổ biến trong quá trình 
phát triển và dân chủ hóa đời sống chính trị, 
kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới. 
4. Kết luận 
Văn hóa chính trị là yếu tố nền tảng, bao 
trùm, thẩm thấu từ hệ thống đến các thể chế 
chính trị xã hội. Đối với công dân, văn hóa 
chính trị thể hiện thái độ của chủ thể đối với 
hệ thống chính trị cũng như vai trò của họ 
trong hệ thống chính trị đó. Văn hóa chính 
trị của công dân được định hướng bởi niềm 
tin và lý tưởng chính trị; nó được hình 
thành trong gia đình, trường học và trong 
hoạt động thực tiễn. Khi niềm tin và lý 
tưởng này phai nhạt thì văn hóa chính trị sẽ 
sai lệch hoặc suy thoái. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, 
Hà Nội, 1971. 
[2] Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, 
Hà Nội, 1972. 
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
[5] Tập thể tác giả (1999), Chủ nghĩa Mác - Lênin, 
tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
Lê Hường 
 33 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_ve_van_hoa_chinh_tri.pdf