Quản lý tính toàn vẹn của các đường ống dẫn khí
Hệ thống quản lý tính toàn vẹn đường ống dẫn khí ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thiết kế, xây lắp, vận hành, bảo trì các đường ống
dẫn khí. Quá trình quản lý tính toàn vẹn đường ống dẫn khí là một quá trình tích hợp quản lý rủi ro, thiết kế, vận hành, kiểm tra và đánh
giá trong suốt vòng đời của đường ống dẫn khí.
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế tại các đơn vị đang quản lý/vận hành các đường ống dẫn khí tại Việt Nam, Tổng công ty Bảo dưỡng
- Sửa chữa Công trình Dầu khí (PVMR) đã xây dựng Hướng dẫn quản lý tính toàn vẹn của tài sản cho các đường ống dẫn khí trên đất liền
và ngoài khơi, đảm bảo các tiêu chuẩn/quy định an toàn quốc tế và Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý tính toàn vẹn của các đường ống dẫn khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý tính toàn vẹn của các đường ống dẫn khí
50 DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ chuyển khí Đông Nam Bộ, Công ty Khí Cà Mau, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Rosneft Vietnam B.V. Dữ liệu được PVMR tổng hợp, phân tích, sàng lọc, phân loại, đánh giá để đưa ra: các quy trình quản lý toàn vẹn (nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, xử lý kết quả, đánh giá toàn vẹn), cập nhật dữ liệu và đánh giá... 2. Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam và kinh nghiệm quản lý an toàn và quản lý tính toàn vẹn cho đường ống dẫn khí của thế giới 2.1. Khung pháp lý của Việt Nam về quản lý an toàn và quản lý tính toàn vẹn cho đường ống dẫn khí - Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền [1]. - Quyết định số 04/2015/QĐ-TTg ngày 20/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí [2]. - Các thông tư: + Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện [3]. + Thông tư số 31/2016/TT-BCT ngày 15/12/2016 của Bộ Công Thương về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại [4].Ngày nhận bài: 18/4/2019. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 13 - 19/6/2019. Ngày bài báo được duyệt đăng: 12/8/2019. QUẢN LÝ TÍNH TOÀN VẸN CỦA CÁC ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 8 - 2019, trang 50 - 57 ISSN-0866-854X Trần Nguyên Quý, Nguyễn Thành Hưng, Nguyễn Thanh Thái Tổng công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa Công trình Dầu khí (PVMR) Email: hungnt@pvmr.vn Tóm tắt Hệ thống quản lý tính toàn vẹn đường ống dẫn khí ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thiết kế, xây lắp, vận hành, bảo trì các đường ống dẫn khí. Quá trình quản lý tính toàn vẹn đường ống dẫn khí là một quá trình tích hợp quản lý rủi ro, thiết kế, vận hành, kiểm tra và đánh giá trong suốt vòng đời của đường ống dẫn khí. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế tại các đơn vị đang quản lý/vận hành các đường ống dẫn khí tại Việt Nam, Tổng công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa Công trình Dầu khí (PVMR) đã xây dựng Hướng dẫn quản lý tính toàn vẹn của tài sản cho các đường ống dẫn khí trên đất liền và ngoài khơi, đảm bảo các tiêu chuẩn/quy định an toàn quốc tế và Việt Nam. Từ khóa: Quản lý tính toàn vẹn, quản lý an toàn, đánh giá rủi ro, đường ống dẫn khí. 1. Giới thiệu Với mục đích quản lý, sử dụng vốn và tài sản, đầu tư xây dựng có hiệu quả, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thường xuyên rà soát quy trình, quy chế quản lý nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có, quản lý chặt chẽ và hiệu quả dòng vốn. Hệ thống quản lý tính toàn vẹn đường ống dẫn khí có vai trò quan trọng do ảnh hưởng lớn đến quá trình thiết kế, xây lắp, bảo trì các đường ống dẫn khí. Trong khi đó, Việt Nam chưa có quy định chi tiết nào liên quan đến quản lý tính toàn vẹn đường ống (các quy định pháp luật hiện hành chỉ quy định về quản lý an toàn). Trên cơ sở đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giao cho Tổng công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa Công trình Dầu khí (PVMR) nghiên cứu, xây dựng Hướng dẫn quản lý tính toàn vẹn của tài sản cho các đường ống dẫn khí trên đất liền và ngoài khơi (ngoại trừ các đường ống dẫn khí cho khu vực công nghệ), đảm bảo các tiêu chuẩn/quy định an toàn của quốc tế và Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ này, PVMR đã rà soát khung pháp lý hiện hành của Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới, khảo sát thực tế tại các đơn vị đang quản lý/vận hành các đường ống dẫn khí tại Việt Nam như: Công ty CP Phân phối khí Thấp áp Dầu khí Việt Nam (PVGAS D), Công ty Vận 51DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 PETROVIETNAM + Thông tư số 49/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại. + Thông tư số 06/2014/TT-BGTVT ngày 7/4/2014 của Bộ Giao thông Vận tải về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi. + Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26/7/2017 của Bộ Công Thương về Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương. - Hướng dẫn: Quyết định 8435/QĐ-DKVN: Về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp trong các hoạt động dầu khí” [5]. 2.2. Các quy định/hướng dẫn về quản lý an toàn và quản lý tính toàn vẹn cho đường ống dẫn khí của các tổ chức uy tín trên thế giới Các nước phát triển và các hiệp hội dầu khí, cơ khí uy tín trên thế giới đều có phương thức quản lý tính toàn vẹn. - ASME B31.8S-2016: Hệ thống quản lý tính toàn vẹn cho đường ống dẫn khí [6]. - API RP 1160 (2013): Hệ thống quản lý tính toàn vẹn cho đường ống chất lỏng nguy hiểm. - AS 2885.3 - 2012: Đường ống dẫn dầu khí, phần 3: Vận hành và bảo dưỡng - Tiêu chuẩn Australia. - DNV-RP-F116: Quản lý tính toàn vẹn cho hệ thống ống dẫn ngầm ngoài khơi [7]. - Sổ tay an toàn và tính toàn vẹn cho đường ống dầu và khí [8]. - Hướng dẫn đánh giá tính toàn vẹn cho đường ống dẫn khí có vỏ bọc trong khu vực gây ra hậu quả lớn - Cục Quản lý An toàn đường ống và vật liệu nguy hiểm - Bộ Giao thông Mỹ. 2.3. Các quy định/hướng dẫn do các đơn vị xây dựng và áp dụng Các đơn vị khảo sát chủ yếu tự xây dựng và áp dụng quản lý tính toàn vẹn dựa trên các tiêu chuẩn của ASME, DNV - Công ty CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS D): Quy trình quản lý tính toàn vẹn hệ thống tuyến ống dẫn khí và đường ống công nghệ tại các trạm khí; Quy trình quản lý thay đổi. - Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (KĐN): Quy trình quản lý toàn vẹn đường ống dẫn khí bờ, biển và các công trình trên biển; Quy trình quản lý sự thay đổi, kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục. - Công ty Khí ... giới hạn vận hành an toàn cho đường ống; định kỳ xem xét, đánh giá thành phần của dòng công nghệ; định kỳ xem xét ảnh hưởng của các thông số công nghệ, lưu lượng và thành phần dòng công nghệ đến ăn mòn của đường ống; quản lý khả năng tạo nước - Hệ thống bảo vệ: Tính toàn vẹn đạt được thông qua việc giám sát và đảm bảo tình trạng sẵn sàng hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc và các hệ thống khẩn cấp của đường ống (thử kín các van, thử van dừng khẩn Hình 3. Quy trình quản lý tính toàn vẹn cho đường ống dẫn khí CHIẾN LƯỢC Xem xét hệ thống đường ống dẫn khí Cập nhật hệ thống quản lý tính toàn vẹn Xác định: • Kiểm soát • Giám sát • Kiểm tra & kiểm định định kỳ Thực hiện: • Kiểm soát • Giám sát • Kiểm tra & kiểm định định kỳ THỰC HIỆN Tổng hợp thông tin: • Thay đổi vận hành • Sự cố • Hiệu chỉnh đường ống Phân tích dữ liệu và báo cáo Đánh giá tính vẹn toàn đường ống ĐO LƯỜNG Quyết định các biện pháp khắc phục Thực hiện thay đổi NGHIÊN CỨU 54 DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ đường ống, điểm sương đường ống dẫn khí, thành phần lưu chất, hàm lượng nước, tốc độ dòng chảy, tỷ trọng và độ nhớt Kiểm định và kiểm tra định kỳ tất cả các thiết bị an toàn trong hệ thống đường ống, gồm kiểm soát áp suất và thiết bị bảo vệ quá áp, hệ thống tắt máy khẩn cấp và van tự động đóng ngắt. - Hệ thống bảo vệ Kiểm soát hệ thống bảo vệ đường ống qua các quá trình: Áp suất vận hành của ống nhỏ hơn áp suất thiết kế của hệ thống đường ống; thiết lập hệ thống bảo vệ áp lực đường ống tại đầu vào của bộ phân tách sản phẩm; kiểm tra các hệ thống bảo vệ vỡ đường ống đang trong tình trạng hoạt động tốt; quản lý hành trình dòng sản phẩm và thiết lập các báo động cần thiết. - Tính toàn vẹn cơ khí và kết cấu - Kiểm soát dòng công nghệ Kiểm soát dòng công nghệ giúp xác định, hiểu rõ và giảm thiểu vị trí có các mối nguy từ tình trạng lưu lượng không tối ưu đối với đường ống; xác định các vận hành bao phủ đường ống liên quan đến công tác kiểm soát ăn mòn và chất lượng sản phẩm; xem xét và đánh giá lưu chất công nghệ; xem xét các thông số công nghệ, lưu lượng và tính chất để đánh giá tác động của chúng trong chiến lược chống ăn mòn; quản lý sự hydrate hóa. Giám sát các thông số lưu lượng của một đoạn đường ống hoặc đường ống, có thể phát hiện rò rỉ nếu có sự khác biệt giữa lưu lượng vào và ra. Tỷ lệ rò rỉ có thể được ước tính từ sự khác biệt giữa lưu lượng vào và ra. Công tác kiểm tra đường ống cần: Đánh giá thời gian/áp suất làm việc còn lại của đường ống thông qua kết quả khảo sát kiểm tra chiều dày thành ống; kiểm tra thiết bị an toàn (thiết bị kiểm soát áp suất, thiết bị bảo vệ quá áp, hệ thống đóng ngắt khẩn cấp, van đóng tự động, thiết bị an toàn trong hệ thống kết nối đường ống). 3.5. Tổng hợp thông tin dữ liệu (Bảng 2) Quy trình vận hành đường ống, kế hoạch vận hành, bảo trì, thông tin sự cố và các tài liệu vận hành đường ống dẫn khí khác phải được thu thập để đánh giá tính toàn vẹn. cấp, van ngắt tuyến, thử van xả áp, kiểm soát nồng độ chất ức chế chống ăn mòn, đầu dò báo rò rỉ). - Quản lý thay đổi: Ảnh hưởng của hoạt động hoán cải, nâng cấp, mở rộng đến tính toàn vẹn của đường ống phải được kiểm soát thông qua xác định rõ phạm vi công việc hoán cải; đảm bảo rủi ro kèm theo được hiểu rõ và có biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp đối với người vận hành và tính toàn vẹn của đường ống; quản lý công việc của nhà thầu. 3.4. Thực hiện các biện pháp kiểm soát, giám sát, thử nghiệm và chu kỳ kiểm tra định kỳ - Vận hành Các quy trình và thủ tục liên quan đến quá trình vận hành phải được thiết lập, triển khai và duy trì, lưu ý: Quy trình khởi động, hoạt động và tắt máy; quy trình xử lý các sai sót không phù hợp; hướng dẫn làm sạch và các hoạt động bảo trì khác; hoạt động kiểm soát ăn mòn; hoạt động kiểm định và giám sát; quy trình vận hành thiết bị an toàn và hệ thống kiểm soát áp suất. Thực hiện các biện pháp kiểm soát vận hành để đảm bảo các thông số lưu chất quan trọng đúng theo thiết kế: Áp suất và nhiệt độ tại đầu vào và đầu ra của Bảng 1. Các mối nguy cần xem xét Nhóm Mối nguy Ăn mòn/mài mòn Ăn mòn bên ngoài Ăn mòn bên trong Mài mòn Ăn mòn ứng suất Bên thứ ba Thả neo Đào đất, khai thác cát, xây dựng Đốt cỏ, đốt rừng Tàu thuyền va đâm Xe va đâm Khủng bố, phá hoại Bom mìn Tự nhiên Sét đánh Động đất Bão Lũ lụt Lỡ đất Thay đổi nhiệt độ đột ngột Lỗi vận hành Quy trình không phù hợp Không tuân thủ quy trình Lỗi con người Liên quan hệ thống bảo vệ Liên quan giao diện quản lý Các mối đe dọa kết cấu Mối hàn Mỏi kết cấu Quá tải trọng thiết kế Nền móng không ổn định Giãn nở Thiết bị Mặt bích Joint Van an toàn Bơm 55DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 PETROVIETNAM * Dữ liệu cần thiết cho đường ống dẫn khí ngoài khơi Đơn vị quản lý đường ống dẫn khí thu thập dữ liệu cần thiết (đặc biệt là các khu vực cần lưu ý và các khu vực có mức độ rủi ro cao) để thực hiện đánh giá tính toàn vẹn trên toàn hệ thống đường ống. Về dữ liệu về tai nạn sự cố, các đơn vị quản lý đường ống dẫn khí cần xây dựng quy trình báo cáo, đánh giá và điều tra sự cố. Các sự cố liên quan đến tính toàn vẹn với bất kể mức độ nghiêm trọng nào phải được báo cáo, điều tra, rút ra bài học kinh nghiệm và lưu giữ hồ sơ. Thông tin và các hành động liên quan đến những sự cố này phải được ghi lại trong hệ thống quản lý. Hạng mục Dữ liệu Dữ liệu thuộc tính Độ dày đường ống Đường kính Loại mối hàn và thông số khớp nối (nếu cần thiết) Nhà sản xuất Ngày sản xuất Thông số kỹ thuật vật liệu Thông số kỹ thuật thiết bị Xây dựng Năm lắp đặt Kỹ thuật uốn Phương pháp, quy trình nối và kết quả kiểm định Độ sâu che phủ Độ sâu đáy biển/sông* Vỏ bọc Thử áp lực Phương pháp bao phủ Đất, chèn lấp Báo cáo kiểm định Thiết bị bảo vệ cathodic được lắp đặt Loại vỏ bọc Vận hành Chất lượng khí Áp suất hoạt động bình thường tối đa và tối thiểu Lưu lượng Lịch sử rò rỉ/lỗi Tình trạng vỏ bọc Tình trạng hệ thống bảo vệ cathodic Nhiệt độ thành ống Báo cáo kiểm định đường ống Giám sát ăn mòn bên trong và bên ngoài Biến động áp suất Hiệu suất xả (nếu cần thiết) Sự xâm phạm Thống kê giao thông hàng hải* Sửa chữa Sự phá hoại Lực tác động bên ngoài (nếu cần thiết) Tình trạng gối đỡ Kiểm định/Kiểm tra Thử áp lực (nếu cần thiết) Kiểm định nội tuyến (in-line inspections) Kiểm định hình học Kiểm định lỗ hổng (nếu cần thiết) Kiểm tra hệ thống bảo vệ cathodic Kiểm định tình trạng vỏ bọc Kiểm tra tình trạng gối đỡ Xem xét và đánh giá Bảng 2. Các dữ liệu cần thiết để thực hiện quản lý tính toàn vẹn đường ống dẫn khí 3.6. Phân tích dữ liệu, xây dựng báo cáo Đơn vị quản lý đường ống dẫn khí cần xây dựng kế hoạch xem xét và phân tích dữ liệu khi đã tổng hợp thu thập dữ liệu. Tùy thuộc vào tầm quan trọng của dữ liệu, đơn vị quản lý cần thực hiện các phương thức kiểm tra bổ sung hoặc thu thập dữ liệu tại hiện trường nếu thấy cần thiết. 3.7. Đánh giá tính toàn vẹn Dựa trên các yếu tố ưu tiên được xác định bởi đánh giá rủi ro, đơn vị quản lý tiến hành đánh giá tính toàn vẹn bằng các phương pháp đánh giá phù hợp như: Kiểm định nội tuyến (in-line inspection); kiểm tra (thử) áp lực; đánh giá trực tiếp; các phương pháp đánh giá khác. Phương pháp đánh giá tính toàn vẹn thực hiện trên các mối đe dọa tại các phân đoạn đường ống dễ xảy ra sự cố. Có thể kết hợp thực hiện nhiều phương pháp hay công cụ để xử lý các mối đe dọa tại một đoạn ống dẫn khí. 3.8. Quyết định các biện pháp khắc phục sự cố Các biện pháp khắc phục phải đơn giản, có thể đo lường, có thể đạt được và cho phép đánh giá kịp thời. Đơn vị quản lý có thể áp dụng biện pháp khắc phục bằng công nghệ, vận hành, trực tiếp. Để giảm thiểu sự cố, có thể áp dụng các biện pháp: Hạn chế các thông số vận hành như áp suất vận hành cho phép lớn nhất (MAOP), nhiệt độ đầu vào, tốc độ dòng chảy; sử dụng hóa chất để giảm thiểu tỷ lệ ăn mòn, thay đổi dòng chảy, tránh 56 DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ quá trình hydrate hóa; bảo trì bằng phóng pig nhằm vệ sinh các mảnh vụn, chất thải và chất lỏng tồn đọng trong đường ống Can thiệp tác động vào đường ống được sử dụng để kiểm soát: Tạo ổn định bên dưới đường ống, bảo vệ chống lại thiệt hại do bên thứ ba, cung cấp vật liệu cách nhiệt, giảm chiều dài khoảng trống và các khoảng trống. Sửa chữa đường ống để khôi phục chức năng, tính toàn vẹn cấu trúc và/hoặc áp lực của hệ thống đường ống. Phương pháp phù hợp nhất để sửa chữa đường ống phụ thuộc vào mức độ và cơ chế của sự hư hỏng, vật liệu ống, kích thước ống, vị trí hư hỏng, tình trạng tải, áp suất và nhiệt độ. Các phương pháp sửa chữa sau đây có thể được sử dụng: Một phần hư hỏng của đường ống được cắt ra và ống mới được lắp đặt bằng cách hàn hoặc bằng đấu nối cơ khí; sửa chữa cục bộ bằng cách lắp đặt bộ kẹp ống (clamp) bên ngoài trên đường ống; rò rỉ mặt bích và khớp nối có thể được làm kín bằng cách lắp đặt (bộ kẹp ống làm kín mặt bích rò rỉ, khớp nối mới, thế các miếng đệm...). 3.9. Thực hiện thay đổi Đơn vị quản lý đường ống dẫn khí cần xây dựng các quy trình quản lý sự thay đổi để xác định và xem xét tác động của các thay đổi đối với các hệ thống đường ống dẫn khí và tính toàn vẹn của chúng. Các quy trình này phải phù hợp với những thay đổi lớn và nhỏ, các nhân sự sử dụng phải nắm rõ. Quản lý sự thay đổi sẽ hướng đến những thay đổi về kỹ thuật, vật lý, thủ tục và tổ chức đối với hệ thống, dù là vĩnh viễn hay tạm thời. Quá trình quản lý này nên kết hợp với lập kế hoạch cho từng tình huống thay đổi và xem xét các trường hợp đặc biệt. 4. Kết luận Trên cơ sở khung pháp lý của Việt Nam, kinh nghiệm của thế giới, thực trạng quản lý an toàn đường ống dẫn khí tại Việt Nam kết hợp với ý kiến các chuyên gia, PVMR đã xây dựng“Hướng dẫn quản lý tính toàn vẹn của tài sản cho các đường ống dẫn khí” chi tiết, có tính ứng dụng cao. Trong đó, các quy định về an toàn của Việt Nam cũng như của các tổ chức quốc tế sẽ được áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, giúp các đơn vị triển khai đồng bộ, thống nhất, tiếp cận với phương thức quản lý an toàn hiện đại trong việc đảm bảo an toàn, chống thất thoát cho các đường ống dẫn khí. “Hướng dẫn quản lý tính toàn vẹn của tài sản cho các đường ống dẫn khí” đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành theo Quyết định số 4616/QĐ-DKVN ngày 21/8/2019. Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ. An toàn công trình dầu khí trên đất liền. Nghị định số 13/2011/NĐ-CP. 11/2/2011. 2. Chính phủ. Quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí. Quyết định số 04/2015/QĐ-TTg. 20/1/2015. 3. QCVN 11:2012/BCT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện. Thông tư số 50/2012/TT-BCT. Bộ Công Thương. 28/12/2012. 4. QCVN 01:2016/BCT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại. Thông tư số 31/2016/TT-BCT. Bộ Công Thương. 15/12/2016. 5. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp trong các hoạt động dầu khí. Quyết định số 8435/QĐ-DKVN. 6. The American Society of Mechanical Engineers. Managing system integrity of gas pipelines. ASME B31.8S-2016. 7. Det Norske Veritas (DNV). Integrity management of submarine pipeline systems. DNV-RP-F116. 2015. 8. R.Winston Revie. Oil and gas pipelines integrity and safety handbook. 2015. 9. The American Society of Mechanical Engineers (ASME). Gas transmission and distribution piping systems. ASME B31.8-2016. 10. American Petroleum Institute (API). Recommended practice for the pressure testing of steel pipelines for the transportation of gas, petroleum gas, hazardous liquids, highly volatile liquids, or carbon dioxide (6th edition). API RP 1110. 2013. 11. American Petroleum Institute (API). In-line inspection systems qualification (2nd edition). API STD 1163. 2013. 12. Det Norske Veritas (DNV). Riser integrity management. DNV-RP-F206. 2017. 13. Chính phủ. Bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí. Nghị định số 03/2002/NĐ-CP. 7/1/2002. 14. Chính phủ. Quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí. Nghị định số 48/2000/NĐ-CP. 12/9/2000. 57DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 PETROVIETNAM 15. Chính phủ. Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí. Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg. 8/3/1999. 16. Bộ Công Thương. Quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương. Thông tư số 43/2010/TT-BCT. 29/12/2010. 17. Bộ Công Thương. Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng. Thông tư số 41/2011/TT-BCT. 16/12/2011. 18. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Thông tư số 53/2016/TT- BLĐTBXH. 28/12/2016. Summary The integrity management system for gas pipelines greatly affects the process of designing, constructing, operating and maintaining gas pipelines. The integrity management process for gas pipelines is an integrated process of risk management, design, operation, inspection and evaluation throughout the life of the gas pipelines. Based on the results of surveys conducted at the units managing /operating gas pipelines in Vietnam, the Petrovietnam Maintenance and Repair Corporation (PVMR) has established the Guidelines on Asset Integrity Management for Onshore and Offshore Gas Pipelines, ensuring international and Vietnamese safety standards/regulations. Key words: Integrity management, safety management, risk assessment, gas pipelines. INTEGRITY MANAGEMENT OF GAS PIPELINES Tran Nguyen Quy, Nguyen Thanh Hung, Nguyen Thanh Thai Petrovietnam Maintenance and Repair Corporation (PVMR) Email: hungnt@pvmr.vn
File đính kèm:
- quan_ly_tinh_toan_ven_cua_cac_duong_ong_dan_khi.pdf