Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019

Đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc

sống, song hệ lụy theo đó là sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, di cư dân số. nhưng việc đô

thị hoá nhanh cũng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Vì vậy, cần phải định hướng

và có kế hoạch cụ thể trong quản lí đất đai nhằm mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho quá

trình phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết này nêu quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sử

dụng đất ở Bắc Ninh.

Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 trang 1

Trang 1

Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 trang 2

Trang 2

Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 trang 3

Trang 3

Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 trang 4

Trang 4

Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 9220
Bạn đang xem tài liệu "Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019

Quá trình đô thị hóa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019
  
 39 
ThS. Khổng Văn Thắng* 
Tóm tắt: 
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa và tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc 
sống, song hệ lụy theo đó là sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, di cư dân số... nhưng việc đô 
thị hoá nhanh cũng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Vì vậy, cần phải định hướng 
và có kế hoạch cụ thể trong quản lí đất đai nhằm mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho quá 
trình phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết này nêu quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sử 
dụng đất ở Bắc Ninh. 
 1. Quá trình đô thị hóa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2019 
Bắc Ninh là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà 
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Ninh 
là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa (ĐTH) xếp vào diện nhanh trong cả nước, 
sau 20 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông đã trở thành một tỉnh có kinh tế công nghiệp 
phát triển, thu hút lực lượng lao động nhập cư lớn so với cả nước, đặc biệt là các địa phương 
có các Khu công nghiệp tập trung, do đó tỷ lệ dân cư đô thị ngày càng tăng110, tốc độ dân số 
đô thị tỉnh Bắc Ninh tăng khá nhanh như vậy nguyên nhân chính là do hình thức dịch cư tại 
chỗ, sáp nhập các vùng nông thôn lân cận thành những bộ phận mới của đô thị (từ đơn vị 
huyện - xã sang đơn vị thị xã - phường). 
Bảng 1: Dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 
Năm Tổng dân số (người) 
Dân số thành 
thị (người) 
Tỷ lệ dân số 
thành thị (%) 
Mức độ 
đô thị hoá (%) 
1997 932.424 58.497 100,00 6,27 
2000 951.122 89.962 153,79 9,46 
2005 991.091 133.644 228,46 13,48 
2010 1.044.234 269.373 460,49 25,80 
2015 1.154.660 329.449 563,19 28,53 
2019 1.378.592 380.875 651,10 27,63 
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 
* Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh 
1 Nếu lấy năm 1997 làm gốc, thì đến năm 2000 tăng lên 153,7%; năm 2010 là 460,49%, năm 2015 tăng lên 
563,19% và đến năm 2019 là 651,10% (tăng 551,10% so với năm 1997). 
 
40 
Bảng 1 cho thấy tỷ lệ dân thành thị tỉnh 
Bắc Ninh có biến động giai đoạn 1997-2019, 
nhưng mức tăng mạnh tập trung chủ yếu là 
giai đoạn từ năm 2005-2015, tăng gấp 2,43 
lần. Ngoài nguyên nhân chính nêu trên, sự 
biến động dân số đô thị ở giai đoạn này còn 
do sự phát triển các khu công nghiệp đã thu 
hút một lực lượng lớn dân nhập cư, đặc biệt 
là nhập cư vào các đô thị để làm ăn và sinh 
sống. Năm 1997, chỉ có 6,27% dân số tỉnh 
Bắc Ninh sống ở thành thị, đến năm 2019 
tăng lên là 27,63%, tăng 31,36 điểm %, 
bình quân mỗi năm dân số đô thị tăng 
khoảng trên 15.300 người. 
2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất 
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 
2.1. Chuyển dịch chung cả tỉnh 
Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất thể 
hiện rõ nét quá trình ĐTH đang diễn ra trong 
tỉnh. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng 
giảm dần, bình quân giai đoạn 1997-2019 
toàn tỉnh giảm 0,49%/năm, tương ứng giảm 
5.495,9 ha, về cơ cấu cũng giảm dần từ 
67,7% năm 1997 xuống còn 58,9% năm 
2019. Diện tích đất chưa sử dụng cũng được 
đưa vào khai thác cơ bản hết. Trong khi đó, 
diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng 
tăng lên khá nhanh, bình quân giai đoạn 
1997-2019, tăng 1,41%/năm tương ứng cả 
giai đoạn tăng 5.895,5 ha. 
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
cùng với ĐTH đã làm cho một diện tích lớn 
đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng chuyển 
dịch sang đất phi nông nghiệp để xây dựng 
các công trình sự nghiệp, cơ sở hạ tầng phục 
vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc 
biệt là các khu công nghiệp, công trình giao 
thông, nhà ở. Diện tích đất nông, lâm, thuỷ 
sản giảm nhưng không đồng đều giữa các 
nhóm đất. Diện tích sản xuất nông nghiệp 
(gồm đất trồng cây lâu năm và cây hàng 
năm) trong cơ cấu có sự biến động khá 
mạnh, bình quân mỗi năm giảm 0,72% về 
diện tích, tương ứng giảm 7.329,4 ha. Điều 
này chứng tỏ hoạt động sản xuất nông 
nghiệp thuần nông của tỉnh đã giảm, cụ thể 
đã chuyển đổi trồng cây hàng năm và cây lâu 
năm sang các mục đích khác. Đất lâm nghiệp 
lại tăng, tuy nhiên không đáng kể, bình quân 
mỗi năm chỉ tăng 0,65%, tương ứng cả giai 
đoạn cũng chỉ tăng 76,7 ha, do tỉnh chủ 
trương bảo vệ chặt chẽ đất lâm nghiệp, đồng 
thời đẩy mạnh việc phủ xanh đất trống đồi 
núi trọc. Về diện tích đất nuôi trồng thủy sản, 
từ năm 1997 đến năm 2019, do tỉnh có chủ 
trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
nông nghiệp, trong đó đặc biệt là đẩy mạnh 
nuôi cá trên diện tích ao hồ hiện có, vì vậy 
diện tích thuỷ sản cơ bản được giữ nguyên, ít 
có sự biến động cả về diện tích và cơ cấu 
(xem Bảng 2). 
Bảng 2: Đất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2019 
Phân loại đất 1997 2000 2010 2015 2019 
Tốc độ 
tăng/giảm 
BQ giai đoạn 
1997-2019 
Tổng diện tích đất nông 
nghiệp (ha) 53.920,3 53.166,0 49.715,1 49.615,3 48.424,4 -0,49 
Đất sản xuất nông nghiệp 49.934,6 49.471,0 43.948,8 43.790,6 42.605,2 -0,72 
Đất lâm nghiệp có rừng 500,1 570,0 625,3 588,4 576,8 0,65 
Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.850,0 2514,0 5.000,3 5.078,9 5.028,3 2,61 
Đất nông nghiệp khác 635,6 611,0 140,7 157,4 214.1,0 -4,83 
  
 41 
Phân loại đất 1997 2000 2010 2015 2019 
Tốc độ 
tăng/giảm 
BQ giai đoạn 
1997-2019 
Cơ cấu đất (%) 
Đất sản xuất nông nghiệp 92,6 93,1 88,4 88,3 88,0 - 
Đất lâm nghiệp có rừng 0,9 1,1 1,3 1,2 1,2 - 
Đất nuôi trồng thuỷ sản 5,3 4,7 10,1 10,2 10,4 - 
Đất nông nghiệp khác 1,2 1,1 0,3 0,3 0,4 - 
Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh 1997-2019 
Do tác động của quá trình quy hoạch 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 
nên một bộ phận dân cư nằm trong kế hoạch 
thu hồi đất, một bộ phận dân cư khác 
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng thời 
chuyển đổi nghề từ hoạt động sản xuất nông 
nghiệp sang hoạt động sản xuất phi nông 
nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư 
chuyển lên các đô thị để tìm kiếm việc làm... 
Các vấn đề nêu trên đã gây ảnh hưởng đến 
sự chuyển dịch cơ cấu đất của tỉnh như sau: 
Đối với diện tích đất phi nông nghiệp: 
Giai đoạn 1997-2019, diện tích đất phi nông 
nghiệp đã tăng bình quân 1,4%/năm, tương 
ứng cả giai đoạn tăng 8.895,5 ha, trong đó 
diện tích đất ở tăng mạnh nhất (bình quân 
tăng 3,8%/năm), nguyên nhân chính là do 
xây dựng nhà ở để đáp ứng nhu cầu của dân 
nhập cư và do một phần chuyển từ đất nông 
nghiệp sang đất thổ cư. Diện tích đất ở tăng 
nhanh chủ yếu lấy từ đất trồng cây hàng 
năm, đất trồng cây lâu năm và diện tích đất 
chưa sử dụng. Đất chưa sử dụng được khai 
thác triệt để, đây được xem là một động thái 
tích cực của quá trình ĐTH trong việc khai 
thác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đối 
với đất chuyên dùng, giai đoạn này cũng 
tăng khá, bình quân cả giai đoạn tăng 
0,7%/năm, tương ứng giai đoạn này đất 
chuyên dùng tăng 3.250,4 ha, nguyên nhân 
tăng chủ yếu là do đáp ứng nhu cầu phát 
triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông, 
quy hoạch các khu đô thị, thương mại - dịch 
vụ... Đất phi nông nghiệp khác giai đoạn này 
lại có xu hướng giảm (giảm chủ yếu là đất 
sông suối, mặt nước chuyên dùng) giai đoạn 
này bình quân giảm 11,2%, tương ứng cả 
giai đoạn đã giảm 286,7 ha. 
Xét về cơ cấu: Cơ cấu đất ở tăng dần 
qua từng năm, từ 18,9% năm 1997 (tương 
ứng 4.684,5ha) tăng lên 31,6% vào năm 
2019 (tương ứng là 10.616,3ha); trong đó, 
cơ cấu đất ở nông thôn có xu hướng giảm 
dần từ 96,1% tổng số đất ở xuống 80,6% 
năm 2019. Ngược lại, cơ cấu đất chuyên 
dùng và đất phi nông nghiệp khác giảm đi, 
cụ thể đất chuyên dùng năm 2019 chỉ còn 
chiếm 68,4% (giảm 11,4 điểm % so với năm 
1997); tương tự đất phi nông nghiệp khác 
giảm xuống còn 0,1% năm 2019 (giảm 1,1 
điểm % so với năm 1997). 
2.2. Chuyển dịch đất đai phân theo 
đơn vị hành chính 
Tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính 
cấp huyện và 126 đơn vị hành chính cấp xã, 
sự dịch chuyển đất đai trên địa bàn tỉnh biến 
động khá mạnh, nhất là các đô thị như thành 
phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện có 
nhiều Khu công nghiệp tập trung và Cụm 
công nghiệp làng nghề. 
 
42 
Bảng 3: Sự biến động diện tích các loại đất năm 2019 so với năm 1997 
phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh 
TT 
Phân theo 
đơn vị 
cấp huyện 
Biến động đất sản 
xuất nông nghiệp 
Biến động đất lâm 
nghiệp 
Biến động đất 
chuyên dùng Biến động đất ở 
Tỷ lệ 
(%) 
Diện 
tích (ha) 
Tỷ lệ 
(%) 
Diện 
tích (ha) 
Tỷ lệ 
(%) 
Diện 
tích (ha) 
Tỷ lệ 
(%) 
Diện 
tích (ha) 
1 TP. Bắc Ninh 106,2 1.693,9 1.984,0 198,4 336,6 2.039,8 350,9 1.014,2 
2 TX. Từ Sơn -26,1 -953,7 0,0 0,0 74,4 912,6 59,3 309,1 
3 H. Yên Phong -28,3 -2101,3 100,0 -13,0 23,9 435,0 81,1 491,2 
4 Huyện Quế Võ -24,6 -2743,2 -43,6 -106,3 17,7 449,0 167,2 1.157,2 
5 Huyện Tiên Du -39,6 -3087,8 -12,9 -27,4 64,7 1.009,5 78,0 546,1 
6 H. Thuận Thành -11,6 -917,0 0,0 0,0 9,3 167,3 150,1 950,0 
7 H. Gia Bình -14,7 -940,3 115,2 24,2 2,3 38,1 117,6 717,3 
8 H. Lương Tài -10,5 -672,4 0,0 0,0 6,5 91,5 118,1 1.380,3 
Nguồn: Tác giả tính toán từ tài liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh 1997-2019 
Bảng 3 cho thấy sự biến đổi diện tích đất 
của các đơn vị hành chính trong tỉnh Bắc 
Ninh chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, 
đất chuyên dùng và đất ở. 
Về đất sản xuất nông nghiệp, xu hướng 
chung là giảm, trong đó huyện Tiên Du giảm 
nhiều nhất là 39,6% (tương ứng 3.087,8 ha), 
nguyên nhân các đơn vị trên giảm mạnh diện 
tích đất nông nghiệp là do tỉnh thành lập 16 
Khu công nghiệp tập trung, 22 cụm công 
nghiệp làng nghề cùng với đó là quá trình 
phát triển đô thị, mở rộng hoạt động thương 
mại - dịch vụ. Các khu công nghiệp, cụm 
công nghiệp tăng nhanh dẫn đến việc dân cư 
tập trung đông nên nhu cầu đất ở, đất 
chuyên dùng tăng lên. Thêm vào đó, một số 
xã được Chính phủ nâng cấp thành phường 
đã dẫn đến việc chuyển đổi mục đích từ đất 
sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông 
nghiệp. Trong 08 huyện thị, chỉ có TP. Bắc 
Ninh là tăng 1.693,9 ha, tương ứng 106,2%, 
do năm 2007 thành phố Bắc Ninh được 
Chính phủ cho sáp nhập 9 xã thuần nông từ 
3 huyện là Quế Võ (3 xã), Yên Phong (4 xã) 
và Tiên Du (2 xã) về thành phố làm cho diệc 
tích các loại đất đều tăng. 
Đất chuyên dùng, tăng nhanh nhất là 
thành phố Bắc Ninh (336,6%) tương ứng 
2.039,8 ha; tiếp đến là thị xã Từ Sơn, huyện 
Tiên Du Đất chuyên dùng ở TP Bắc Ninh và 
thị xã Từ Sơn tăng nhanh, nguyên nhân 
chính do mở rộng mạng lưới giao thông, cơ 
sở hạ tầng đô thị và nhu cầu nhà ở của 
người dân. 
  
 43 
Về đất ở, TP.Bắc Ninh vẫn là địa phương 
tăng nhanh nhất với 350,9% (tương ứng 
tăng 1.014,2ha), thấp nhất là TX.Từ Sơn với 
59,3% (tương ứng tăng 309,1 ha). 
Đối với đất lâm nghiệp, các đơn vị cơ 
bản giữ ổn định, một số đơn vị tăng chủ yếu 
do sáp nhập đơn vị hành chính như: TP.Bắc 
Ninh năm 2007 đã được 9 xã sáp nhập 
chuyển về. 
Tóm lại, quá trình công nghiệp hóa gắn 
với ĐTH tỉnh Bắc Ninh được xem là thành 
công nhờ đi đúng quy luật, đã mang lại kết 
quả to lớn, đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành một 
trong những địa phương điển hình của cả 
nước về chuyển đổi từ nền kinh tế nông 
nghiệp là chủ đạo sang nền kinh tế công 
nghiệp; chuyển đổi từ xã hội nông thôn sang 
xã hội công nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, cùng 
với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa 
và ĐTH là cơ cấu sử dụng đất chuyển dịch 
mạnh mẽ, đặc biệt là sự chuyển dịch từ đất 
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Bên 
cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn 
những vấn đề chưa hợp lí của việc quy hoạch 
như các khu công nghiệp, cụm công nghiệp 
nằm gần kề đất nông nghiệp gây tình trạng ô 
nhiễm nặng nề, không thể phát triển sản 
xuất nông nghiệp; những bất công phát sinh 
trong thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng 
đất... Do đó, để tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phát 
triển bền vững, các cấp, các ngành cần nỗ 
lực đổi mới tư duy trong công tác quy hoạch, 
xây dựng, quản lí đất đai khi hội nhập kinh tế 
toàn cầu hiện nay./. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Niên 
giám Thống kê các năm từ 1997-2019; 
2. Chính phủ (2008), Nghị định số 
01/NĐ-CP về việc huyện Từ Sơn được nâng 
cấp thành thị xã Từ Sơn, ngày 24/9/2008; 
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc 
Ninh, Báo cáo kết quả kiểm tra đất đai các 
năm từ 1997-2019; 
4. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị 
định số 60/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới 
hành chính thành phố Bắc Ninh, 
ngày 9/4/2007; 
5. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị 
quyết số 06/NQ- thành lập 03 phường thuộc 
thành phố Bắc Ninh, ngày 05/6/2010. 
6 Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị 
quyết số 137/NQ-CP thành lập 03 Phường 
thuộc thành phố Bắc Ninh, ngày 29/12/2013; 
7. Ủy ban thường vụ Quốc hội (20149), 
Nghị quyết số 787/NQ-UBTVQH14 thông qua 
chuyển 3 xã thành 3 phường có tên tương 
ứng, ngày 16/10/2019. 
Ngày 04/02/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị số 07/CT-
TTg về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia. Theo đó, Thủ tướng yêu 
cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ 
đạo, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các định hướng lớn về cải cách và giải pháp cụ thể 
nhằm thúc đẩy năng suất lao động của Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfqua_trinh_do_thi_hoa_va_xu_huong_chuyen_dich_co_cau_su_dung.pdf