Phát triển đô thị ra vùng ven: rủi ro và thách thức đối với TP Hồ Chí Minh trước các hiểm họa môi trường
Tập trung dân cư gắn liền với đô thị hóa tại các thành phố lớn đã và đang là xu hướng toàn cầu khi dân số thế giới tăng nhanh với nhu cầu phát triển kinh tế và tìm kiếm cơ hội việc làm. Xu hướng này góp phần tạo lợi thế về con người cho các đô thị phát triển, nhưng đồng thời cũng phát sinh nhu cầu chỗ ở và các dịch vụ đô thị, vốn là tiền đề cho các mục tiêu phát triển không gian đô thị. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại các vùng ven của đô thị - Vốn chứa đựng hệ sinh thái tự nhiên góp phần làm “khoảng đệm an toàn” trước rủi ro thiên tai, đảm bảo sự cân bằng giữa môi trường nhân tạo và tự nhiên. Với quan điểm chủ quan dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ để cải tạo và thay đổi môi trường, các khu đô thị mới được quy hoạch và xây dựng có vị trí trên những khu vực rủi ro cao trước các biến cố thiên tai như ngập lụt, đồng thời góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường và cả nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Do đó, quá trình phát triển và đô thị hóa ở vùng ven cần được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, bao gồm lợi ích kinh tế và cả nhưng rủi ro phải đối mặt. Bằng phương pháp tổng hợp một số kết quả nghiên cứu đã công bố của Duy và nhóm tác giả (2017, 2018 và 2019) và số liệu thứ cấp được bổ sung, bài viết này nêu lên một số hệ quả của môi trường liên quan đến quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư thiếu kiểm soát tại vùng ven. Từ đó, nhóm tác giả liên hệ đến những thách thức mà Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang đối mặt, trong đó chú trọng đến ba vấn đề: ngập lụt, ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn, và dịch bệnh, để làm cơ sở cho các ý phân tích và đề ra một số khuyến nghị đến chính quyền thành phố liên quan đến công tác lập quy hoạch và quản lý đô thị
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển đô thị ra vùng ven: rủi ro và thách thức đối với TP Hồ Chí Minh trước các hiểm họa môi trường
SË 103+104 . 202074 Tập trung dân cư gắn liền với đô thị hóa tại các thành phố lớn đã và đang là xu hướng toàn cầu khi dân số thế giới tăng nhanh với nhu cầu phát triển kinh tế và tìm kiếm cơ hội việc làm. Xu hướng này góp phần tạo lợi thế về con người cho các đô thị phát triển, nhưng đồng thời cũng phát sinh nhu cầu chỗ ở và các dịch vụ đô thị, vốn là tiền đề cho các mục tiêu phát triển không gian đô thị. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại các vùng ven của đô thị - vốn chứa đựng hệ sinh thái tự nhiên góp phần làm “khoảng đệm an toàn” trước rủi ro thiên tai, đảm bảo sự cân bằng giữa môi trường nhân tạo và tự nhiên. Với quan điểm chủ quan dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ để cải tạo và thay đổi môi trường, các khu đô thị mới được quy hoạch và xây dựng có vị trí trên những khu vực rủi ro cao trước các biến cố thiên tai như ngập lụt, đồng thời góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường và cả nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Do đó, quá trình phát triển và đô thị hóa ở vùng ven cần được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, bao gồm lợi ích kinh tế và cả nhưng rủi ro phải đối mặt. Bằng phương pháp tổng hợp một số kết quả nghiên cứu đã công bố của Duy và nhóm tác giả (2017, 2018 và 2019) và số liệu thứ cấp được bổ sung, bài viết này nêu lên một số hệ quả của môi trường liên quan đến quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư thiếu kiểm soát tại vùng ven. Từ đó, nhóm tác giả liên hệ đến những thách thức mà Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang đối mặt, trong đó chú trọng đến ba vấn đề: ngập lụt, ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn, và dịch bệnh, để làm cơ sở cho các ý phân tích và đề ra một số khuyến nghị đến chính quyền thành phố liên quan đến công tác lập quy hoạch và quản lý đô thị. Từ khóa: Phát triển không gian đô thị, vùng ven, khu vực mới phát triển, đô thị biển, hiểm họa môi trường PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ RA VÙNG VEN: DIỄN ĐÀN PhAN Nhựt Duy* , NguyỄN thị LAN ANh**, trAàN truNg VĩNh*** ruÛI rO VÀ thÁCh thưÙC ĐỐI VỚI tP. hOà ChÍ MINh trưỚC CÁC hIỂM hOïA MÔI trưỜNg LIÊN QuAN ĐẾN VẤN ĐEà tẬP truNg DÂN Cư VÀ ĐÔ thị hÓA rEsIDENCE CONCENtrAtION AND urbAN sPACE DEVELOPMENt IN thE suburbAN ArEAs Of CItIEs NEAr thE sEA: rIsks AND ChALLENgEs fOr hOChIMINh CIty tO ENVIrONMENtAL hAzArDs As the global population has been increasing, urban concentration, associated with the urbanisation, has become a common trend driven by economic development especially in major cities. This takes part in the predominance in urban competitiveness inspite of the potential pressure on accommodation and urban services need to be developed. These can be seen as the driving factor to the rapid urbanisation process particularly in suburbs, which are actually the place for local ecological system, e.g. watercourse and vegetation; referred to as the “safety buffer” against environmental harzards to ensure urban sustainable development. Relied on the engineering development in construction to change the natural environment, many cities have seen several new development areas located on low-laying lands vulnerable to environmental attacks such as extreme floods. Addtionally, this process will also exacerbate the increasing pollution of urban environment, even potential trigger and spread of diseases. Hence, the urbanisation and development of sub-urban areas need to be thouroughly considered from different viewpoints, from the economic development versus environmental hazards. By using the results from the research published by Duy et al. (2017, 2018) and Duy (2019), in cooperation with additional secondary data, this paper blames potential environmental problems related to the uncontrolled urban concentration and urbanisation in suburbs. This allows an inform to the challenges to HCMC, with the highlights in urban floods, air and noise pollution, and disease hazards; in order to raise some recommendations in urban planning and management to the local government. 75SË 103+104 . 2020 ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 1. Giới thiệu bối cảnh chung về phát triển đô thị và tập trung dân cư tại các đô thị lớn trên thế giới Trong những thập niên gần đây, dân số thế giới luôn tăng với xu hướng tăng sự tập trung phân bổ tại các khu vực đô thị, đặc biệt là các đô thị cực lớn có tiềm năng phát triển kinh tế. Số liệu của Liên Hiệp quốc - UN (2014) đã cho thấy các thành phố trên thế giới hầu hết đều có sự gia tăng dân số từ 10 - 20 lần sau khoảng 50 năm - từ thập niên 1960, và dự báo khoảng 68% dân số thế giới tập trung tại các khu vực đô thị cho đến 2050 (UN, 2018). Số liệu gần đây nhất cho thấy năm 2000 thế giới có 371 đô thị hơn 1 triệu dân thì con số này đã là 548 năm 2018, và dự báo tiếp tục tăng lên 706 năm 2030 (UN, 2018). Các đô thị lớn (hoặc vùng đô thị cực lớn) luôn là “điểm đến” thu hút lao động dựa trên các lợi thế về việc làm, gắn kết và gia tăng giá trị lao động. Camagni et al. (1998) lý giải rằng các đô thị chứa đựng các nguồn tài nguyên về con người và công nghệ tạo lợi thế phát triển kinh tế. Trên thực tế, thu hút lao động - tích tụ dân cư sẽ tạo nguồn lực phát triển cho đô thị, đồng thời cũng sẽ tạo ra sự gia tăng về nhu cầu chỗ ở (liên quan đến thị trường bất động sản) và các nhu cầu dịch vụ đô thị, từ đó trở thành yếu tố thúc ... o, đặt ra yêu cầu cho việc phải nâng nền các công trình, cải tạo bờ kè, xây cống ngăn triều... Tuy vậy cũng chỉ là những giải pháp tình thế xử lý cho những chiến lược không phù hợp về mở rộng và phát triển đô thị. Thay vào đó, nếu vấn đề căn cơ liên quan đến các yếu tố tác động đến nhập cư (tăng cơ học) chưa được xem xét và tìm hướng giải quyết phù hợp thì những giải pháp phía sau (về hạ tầng kỹ thuật, xã hội) phần lớn chỉ là mang tính tạm thời để giải quyết “phần ngọn”. Lấy ví dụ, thay vì dùng số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng để mở rộng đường, cải tạo, xây mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao thông, chống ngập nhằm giải quyết hệ quả của dân số tăng nhanh và áp lực đô thị hóa thì số tiền trên có thể dùng để hỗ trợ công ăn việc làm cho một bộ phận người dân, đặc biệt là người nghèo đang nhập cư tạm thời tại có thể quay về vùng nông thôn hay một số đô thị lân cận để phát triển công việc phù hợp. Bài toán phức tạp sẽ trở thành đơn giản đối các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Do đó, quy hoạch đầu tư phát triển và hình thành các khu đô thị mới tại các vùng ven nên có sự tính toán và cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và thiệt hại môi trường cùng những hệ quả theo sau để có những hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề đơn giản hơn. Một số lập luận về khả năng “giãn dân” của các khu đô thị, “thành phố mới”, nhưng trên thực tế “vết dầu loang” vẫn tiếp diễn ở các không gian đệm - vùng ven như hiện nay tại TP.HCM. Điều này có thể liên quan đến tính thiếu hiệu quả của công tác quy hoạch và quản lý, dựa trên một cơ chế quy hoạch theo phương thức truyền thống với hệ thống các bản đồ “dạng phẳng”, trong đó quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò chính nhưng không đủ khả năng chuyển tải hết những ý tưởng quy hoạch, nhất là về tổ chức không gian theo chiều cao. Bên cạnh đó, việc xây Hình 7: Các mức độ ô nhiễm tiếng ồn. Nguồn: CEDR, 2012. SË 103+104 . 202080 dựng các chính sách quản lý cần dựa trên những nghiên cứu và tính toán xác định ra các giá trị lượng tính cụ thể làm cơ sở cho việc đề ra các chính sách. Nếu đô thị chỉ ưu tiên mở rộng diện tích theo diện rộng mà thiếu cân đối với phát triển chiều cao tại các khu vực đất thuận lợi thì quá trình đô thị hóa vùng ven dẫn đến những tác động đến hệ sinh thái tự nhiên (bao gồm cả diện tích mặt nước) là điều khó tránh khỏi. Và ngược lại, những tác động từ môi trường tự nhiên đến cuộc sống của con người ngày càng diễn ra phức tạp, như là một hệ quả tất yếu của quá trình tương tác hai chiều; mà những rủi ro và thiệt cũng chính là do con người tạo ra. 4. Kết luận và kiến nghị Con người là nhân tố cốt lõi trong quá trình hình thành và phát triển đô thị. Quá trình này cũng gắn liền với tăng dân số, nhất là tăng cơ học với xu hướng di dân từ các vùng lân cận với mục tiêu mưu cầu lợi ích kinh tế và tìm kiếm môi trường để phát triển. Đây chính là yếu tố tiền đề cho các nhà quy hoạch và quản lý đô thị đề ra các mục tiêu phát triển, mở rộng không gian của rất nhiều đô thị, từ khu trung tâm cũ (hình thành ở giai đoạn sơ khai) ra các khu vực xung quanh - vùng ven. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiều khu vực thuộc vùng đất này đã không được ưu tiên xem xét phát triển khi đô thị mới được hình thành với nhiều lý do bất lợi liên quan đến điều kiện tự nhiên. Trong khi đó, việc cải tạo môi trường tự nhiên cục bộ sẽ có tác động đến sự ổn định và cân bằng của toàn đô thị; và có thể sẽ phải trả giá rất lớn cho những thiệt hại về con người và tài sản. Do đó, phát triển đô thị tại các khu vực này chắc chắn cần phải cân nhắc đến các yếu tố rủi ro về môi trường để giảm thiểu những rủi ro và tác động đến các cộng đồng định cư mới tại khu vực và toàn đô thị. Hơn nữa, cần xem xét đến mặt trái của quá trình này là sẽ tiếp đà cho xu hướng tiếp tục tăng dân số cho toàn đô thị. Đô thị càng tập trung dân cư, thì khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh hay những hệ quả của ô nhiễm môi trường thì mức độ lan truyền hệ quả kinh tế - xã hội càng cao đến các khu vực khác (cả trong và ngoài nước). Điều này càng đặt ra thách thức cho các nhà quy hoạch và quản lý đô thị cần quan tâm hơn đến khả năng cân bằng phát triển đô thị, mức độ tập trung và phân bố dân số giữa các đô thị trong một vùng. Đối với TP.HCM, mở rộng phát triển không gian đô thị tại vùng ven nếu thiếu kiểm soát và có giải pháp cân bằng hợp lý sẽ phải đối mặt với: i) Rủi ro: thiệt hại con người và tài sản khi xảy ra thảm họa thiên tai (chẳng hạn như ngập lụt), đồng thời tăng mức ô nhiễm môi trường gây ra bởi khói bụi và tiếng ồn, và khả năng lây lan nhanh, phức tạp khi xảy ra dịch bệnh; ii) Thách thức: tạo ra những tác động, hệ lụy đến các khu vực đô thị đã phát triển ổn định dẫn đến phát sinh nhu cầu cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội; trong khi hệ thống quy hoạch vẫn theo phương thức truyền thống dựa trên nền tảng quy hoạch sử dụng đất là chính, thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng và tác động đến môi trường. Nếu tăng dân số, mở rộng không gian đô thị là một xu hướng khó “ngăn chặn” thì những giải pháp căn cơ trong quá trình lập và quản lý quy hoạch (cả quy hoạch chung của vùng và thành phố) cần: n Cân đối lại tỷ lệ lao động nhập cư giữa đô thị trung tâm và các đô thị khác trong vùng (TP.HCM) trong đồ án quy hoạch vùng nhằm đạt được một mức cân bằng phù hợp (trong tầm kiểm soát và khả năng đáp ứng hạ tầng kinh tế của mỗi đô thị); xem xét cẩn trọng đối với các đồ án quy hoạch phát triển các khu đô thị mới liên quan đến khả năng thúc đẩy việc tăng dân số, đồng thời, các quy tắc “hoàn trả môi trường” (chẳng hạn diện tích mặt nước, cây xanh, mức xả thải không khí) cần đặt ra rõ ràng và được quản lý chặt chẽ; n Mở rộng không gian đô thị trong sự hài hòa giữa giải pháp mở rộng diện tích (cho phép) đô thị hóa và phát triển chiều cao (trên khu vực đất thuận lợi) song song với những đánh giá tác động và chất lượng của môi trường trong đô thị, từ đó cần xác định các giá trị ngưỡng phát triển về dân số tương ứng với mức phát triển của môi trường tự nhiên; n Tích hợp các kịch bản - giải pháp dự phòng rủi ro (cho tình huống xấu nhất) làm tiền đề cho các kịch bản phát triển kinh tế linh hoạt bằng các phương pháp quy hoạch mới (chẳng hạn quy hoạch sử dụng đất có tính đến yếu tố chiều cao và theo nhiều kịch bản). 81SË 103+104 . 2020 ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ NGAøy NHAäN BAøi: 29/3/2020 NGAøy GưÛi PHẢN BiEäN: 01/4/2020 NGAøy DUyEäT đAêNG: 15/4/2020 Tài liệu Tham khảo: 1. Asia Development Bank – ADB (2010). Ho Chi Minh City Adaptation to Climate Change. ADB, Philippines, ISBN: 978-971-561-893-9. 2. Bộ Tài nguyên & Môi trường - MNRE (2010). Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. QCVN 26:2010/BTNMT. 3. Camagni R., Capello R., Nijkamp P. (1998). Towards sustainable city policy: an economy–environment technology nexus. Ecol. Econ. 24 (1), pp. 103–118. DOI: 10.1016/S0921-8009(97)00032-3. 4. Cao, D. T. (2017). Phần mềm ứng dụng GIS mô phỏng ô nhiễm tiếng ồn do giao thông. Tạp chí Môi trường số chuyên đề I. 5. Carey, I. M., Anderson, H. R., Atkinson, R. W., Beevers, S. D., Cook, D. G., Strachan, D. P., Dajnak, D., Gulliver, J., and Kelly, F. J. (2018). Are Noise and Air Pollution Related to the Incidence of Dementia? A Cohort Study in London, England. BMJ Open, vol.8(9), doi: 10.1136/bmjopen-2018-022404. 6. CEDR Project Group Road Noise (2012). Value for Money in Road Traffic Noise Abatement. Procedia - Social and Behavioral Sciences, Vol.4. DOI: 10.1016/j. sbspro.2012.06.1112. 7. Dockery, D. W. (2001), Epidemiologic Evidence of Cardiovascular Effects of Particulate Air pollution. Environmental Health Perspectives, vol. 109, pp. 483-486. 8. Duong, H. H., Nguyen, D. T. C., Nguyen, L. S. P., To, T. H. (2018). Fine Particulate Matter (PM2.5) in Ho Chi Minh City: Analysis of The Status and The Temporal Variation Based on The Continuous Data From 2013-2017. Science & Technology Development Journal: Natural Sciences, Vol 2, Issue 5., pp. 131 -137. 9. Duy P. N. (2015). Khả năng phục hồi nhanh của đô thị: Từ những thảm họa cho đến các bài học kinh nghiệm trong quá trình quy hoạch và quản lý không gian nhằm giảm thiểu rủi ro ngập lụt trong đô thị. Quy hoạch đô thị, Vol. 22-2015. Hiệp hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. 10. Duy P. N., Chapman L., Tight M., Thuong L. V., and Linh P. N. (2017a). Increasing Vulnerability to Floods in New Development Areas: Evidence from Ho Chi Minh City. International Journal of Climate Change Strategies and Management, Vol. 10 (1), pp.197-212. Emerald. DOI: 10.1108/IJCCSM-12-2016-0169 11. Duy P. N., Chapman L., Tight M., Thuong L. V., and Linh P. N. (2017b). Urban Resilience to Floods in Coastal Cities: Challenges and Opportunities for Ho Chi Minh City and other Emerging Cities in Southeast Asia. Journal of Urban Planning and Development, Vol. 44 (01), ASCE. DOI: 10.1061/%28ASCE%29UP.1943-5444.0000419 12. Duy P. N., Chapman L., Tight M. (2018). Resilient Transport System to Reduce Urban Vulnerability to Floods: A Case Study of Ho Chi Minh City, Vietnam. Travel Behavior and Society, Vol 15 (2019), pp. 28 – 43. Elsevier. DOI: 10.1016/j.tbs.2018.11.001 13. Duy P. N. (2019a). Developing Flood Resilience Transport System for coastal cities: A Case Study of Ho Chi Minh City, Vietnam. PhD thesis to University of Birmingham. URL: https://etheses.bham.ac.uk/id/eprint/9164/9/Duy2019PhD_Redacted.pdf 14. Duy P. N. and Proverbs D. (2019b). Những ảnh hưởng của giải pháp bờ kè đối với vấn đề ngập trong đô thị: Bài học kinh nghiệm cho TP.HCM từ thất bại của các hệ thống bảo vệ tại một số đô thị trên thế giới. Kỷ yếu hội thảo Quy hoạch và Phát triển bờ kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành, pp. 212 – 216. URL: https://qhkt. hochiminhcity.gov.vn/Media/Uploads/H%C3%ACnh%20H%E1%BB%99i%20 th%E1%BA%A3o%20-%20H%E1%BB%99i%20ngh%E1%BB%8B/2019%20-%20 b%E1%BB%9D%20s%C3%B4ng%20SG%20den%202015/kiyeu_hoithao_bsong%20 SG-%C4%91%C3%A3%20n%C3%A9n.pdf 15. General Statistic Office of Vietnam – GSOV (1976 - 2015). Population of Ho Chi Minh from 1986 – 2015 (data extracted). 16. Investment and Trade Promotion Center of HCMC (2015). Ho Chi Minh City at A Glance – 2015 (online). URL: index_html/?set_language=en 17. Nguyễn, Đ. T. (2007). Xây dựng Bản đồ hiện trạng tiếng ồn tại TP.HCM. Viện Môi trường & Tài nguyên. 18. Nguyen, T. H. G. and Nguyen, T. K. O. (2014). Roadside Levels and Traffic Emission Rates of PM2.5 and BTEX in Ho Chi Minh City, Vietnam, Atmospheric Environment, vol. 94, pp. 806–816. 19. Nicholls, R. J. (2011). A Global Ranking of Port Cities With High Exposure to Climate Extremes. Climatic Change, Vol. 104, pp. 89-111, doi: 10.1007/s10584-010-9977-4. 20. Phi, H. L. (2013). Urban flood in Ho Chi Minh City: causes and management strategy. Vietnamese Journal of Construction Planning, Vol. 63, pp. 26-29, Hanoi. (In Vietnamese). Steering Center of Flood Control Program of Ho Chi Minh City – SCFC (2016). Flooding reports for the events in 15th September 2015, and in 26th September 2016. 21. Storch, H. and Downes, N.K. (2011). A scenario-based approach to assess Ho Chi Minh City urban development strategies against the impact of climate change. Cities, Vol. 28, pp. 517-526, doi: 10.1016/J.CITIES.2011.07.002. 22. Thinh N.X, Bräuer A. and Teucher V. (2009). Introduction into Work Package Urban Flooding of the BMBF Megacity Research Project Ho Chi Minh City. Environmental Informatics and Industrial Environmental Protection: Concepts, Methods and Tools. Berlin: Shaker Verlag, ISBN: 978-3-8322-8397-1 23. Trân, T. N. H. và Trương T. H. (online). Viết thêm về quy hoạch Coffyn 1862. URL: a50d-4732-b0b7-5514012ff99b&groupId=13025 24. Trương H. T (online). Đô thị hóa vùng ven đô: Nghiên cứu sự biến đổi kinh tế - xã hội qua trường hợp xã Bà Điểm (Hóc Môn) và Vĩnh Lộc A (Bình Chánh). Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (online). URL: Seminars/Truong_Do%20thi%20hoa%20vung%20ven%20-%20nghien%20cuu%20 su%20bien%20doi.pdf 25. United Nations (2018). World Urbanisation Prospects – Highlights. New York: UN. URL:https://www.un.org/development/desa/en/news/population/2018-revision-of- world-urbanization-prospects.html 26. Van T. T., Lan H. T. and Trung L. V (2011). Changes of Temperature on Urban Surface during Urbanization by Satellite Method: A Case Study of Ho Chi Minh City (translated from Vietnamese). Journal of Earth Sciences of Vietnam, Vol. 33(3), 347-359 27. Viet, L. V. (2008). The Urbanization and Climate Changes in Ho Chi Minh City. Proceedings TEDI of the 10th Conference of Res. Inst. Of Hydrology and Environment, pp. 369 - 375.
File đính kèm:
- phat_trien_do_thi_ra_vung_ven_rui_ro_va_thach_thuc_doi_voi_t.pdf