Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam

Hệ thống đô thị ở Việt Nam thời gian qua đã có tốc độ phát triển nhanh. Việc khai thác các Điều kiện tự nhiên trong các đô thị, Đô thị đặc thù chưa được chú ý dẫn đến sự suy thoái môi trường, lãng phí tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, phá hủy thiên nhiên làm cho các đô thị ngày càng kém hấp dẫn,

môi trường kiến trúc cảnh quan đô thị không được khai thác tốt, đô thị phát triển thiếu bền vững. Bài báo đưa

ra những phân tích tổng quát nhằm xác định rõ vai trò các Điều kiện tự nhiên trong quy hoạch với mục tiêu

phát triển các đô thị hướng tới tự nhiên, giải quyết yếu tố cân bằng khung thiên nhiên và hệ thống hạ tầng đô

thị, nâng cao chất lượng sống và phát huy, bảo vệ tối đa môi trường thiên nhiên.

 

Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam trang 1

Trang 1

Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam trang 2

Trang 2

Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam trang 3

Trang 3

Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam trang 4

Trang 4

Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam trang 5

Trang 5

Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 10820
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam

Nhận diện và khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam
SË 99 . 201974
1. Giới thiệu chung
Quy hoạch và phát triển Đô thị du lịch là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các đô thị nói riêng và các quốc 
gia nói chung nhằm mục đích cố gắng để thu hút khách du lịch phát triển nền kinh tế - xã hội một cách hiệu 
quả. Các đô thị luôn theo đuổi các chiến lược của mình để làm nổi bật những giá trị đặc trưng vốn có và để 
cung cấp cho du khách một loạt các dịch vụ phù hợp. 
Ngày nay, Quy hoạch đô thị du lịch đã trở thành một hoạt động phức tạp, có vai trò quan trọng trong nền 
kinh tế quốc gia, trong một vài trường hợp việc đô thị phát triển du lịch là một ngành chủ đạo không thể 
thiếu trong nền kinh tế.
Trên thế giới: Xu hướng khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên đã được chú trọng theo các mức 
độ khác nhau trong quy hoạch và phát triển đô thị du lịch qua từng thời kỳ khác nhau. Thời kỳ cổ đại, từ 
những nhu cầu thiết thực của con người, việc quy hoạch và phát triển các đô thị du lịch như dần được quan 
tâm vào thời kỳ này, Quy hoạch Đô thị du lịch được bắt đầu với những công việc hết sức đơn giản như: Cuộc 
hành trình tới các nơi có các kỳ quan nổi tiếng đó để thoả mãn sự tò mò, hiếu kỳ, nghiên cứu học hỏi hoặc 
The urban system in Vietnam has recently had a rapid development. The exploitation of natural condi-tions in particular urban and urban areas has not been paid attention to, leading to environmental degradation, waste of natural resources, ecological imbalance, and destroying the natural conditions 
for urban areas. the less attractive, the urban landscape architecture environment is not well exploited, unsus-
tainable urban development. The article provides general analysis to clearly define the role of natural conditions 
in the planning with the aim of developing urban areas towards nature, solving the balance of natural and 
infrastructure frameworks. urban, improve the quality of life and promote and protect the natural environment 
to the maximum.
Hệ thống đô thị ở Việt Nam thời gian qua đã có tốc độ phát triển nhanh. Việc khai thác các Điều kiện tự nhiên trong các đô thị, Đô thị đặc thù chưa được chú ý dẫn đến sự suy thoái môi trường, lãng phí tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, phá hủy thiên nhiên làm cho các đô thị ngày càng kém hấp dẫn, 
môi trường kiến trúc cảnh quan đô thị không được khai thác tốt, đô thị phát triển thiếu bền vững. Bài báo đưa 
ra những phân tích tổng quát nhằm xác định rõ vai trò các Điều kiện tự nhiên trong quy hoạch với mục tiêu 
phát triển các đô thị hướng tới tự nhiên, giải quyết yếu tố cân bằng khung thiên nhiên và hệ thống hạ tầng đô 
thị, nâng cao chất lượng sống và phát huy, bảo vệ tối đa môi trường thiên nhiên.
Từ khoá: Đô thị đặc thù, Đô thị du lịch, Điều kiện tự nhiên, Hệ thống đô thị, Đô thị phát triển bền vững. 
ThS.KTS. Lê Đức Lộc *
NHẬN DIỆN VÀ KHAI THÁC 
HỢP LÝ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ DU LỊCH VIỆT NAM
& TAùc GIẢ 
QUY HoẠcH
75SË 99 . 2019
để cầu nguyện [2], Phát triển mạng lưới giao thông cũng được coi 
là một mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành ngành vận chuyển 
nói riêng, du lịch nói chung. Thời kỳ trung đại, nhờ có hệ thống giao 
thông, con người đã có thể khám phá các ngôi đền nổi tiếng tại 
Địa Trung Hải. Những người giàu có ở châu Âu bắt đầu đi đến các 
vùng có nước khoáng để hưởng các dịch vụ ngâm tắm, nghỉ dưỡng 
và uống nước khoáng... với mục đích phục hồi sức khoẻ. Đến giữa 
thế kỷ XVIII, vào đầu thời kỳ của xã hội tư bản, du lịch “về với thiên 
nhiên” phát triển và trở thành mốt của giới quý tộc, gia đình giàu có 
cũng như giới văn nghệ sĩ thời bấy giờ. Cuối thế kỷ XVIII, nước biển 
đã được phát hiện là một phương thuốc phục hồi sức khỏe rất tốt, 
ngày càng nổi tiếng. Vì vậy, tại rất nhiều vùng biển, các làng đánh 
cá nhỏ được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng ven biển. Thời kỳ 
cận đại, Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã tạo ra tầng lớp có 
thu nhập cao, có đủ khả năng để thực hiện các chuyến du lịch nghỉ 
ngơi giải trí. Sự xuất hiện các loại phương tiện vận chuyển chuyên 
chở được nhiều người, tốc độ cao và giá rẻ như tàu hoả, tàu thuỷ 
đã thúc đẩy du lịch phát triển khá nhanh. Thời kỳ hiện đại, từ năm 
1950 đến nay, du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh và trở 
thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến; số lượng khách du 
lịch và thu nhập du lịch tăng với tốc độ cao [3]. Đồng thời với việc 
phát triển ngành Du lịch một cách mạnh mẽ, các định hướng QH 
và phát triển ĐTDL dựa vào các ĐKTN được quan tâm hơn. Cụ 
thể, con người đã bắt đầu biết tận dụng các yếu tố vốn có từ môi 
trường tự nhiên vừa khai để khai thác, sử dụng đáp ứng nhu cầu xã 
hội, vừa bảo tồn tôn tạo giữ dáng vẻ nguyên sơ vốn có.
Trong nước: Việc QH và phát triển ĐTDL theo hướng khai thác và 
sử dụng hợp lý các ĐKTN đối với Việt Nam cũng chia ra nhiều giai 
đoạn khác nhau: 
1 – QH và phát triển du lịch Việt Nam đã có mầm mống từ rất lâu 
đời. Trong thời kỳ phong kiến, đã có các cuộc đi kinh lý sang các 
nước láng giềng, hoặc các chuyến nghỉ ngơi, săn bắn của vua 
chúa, đi thăm viếng bạn bè của các nho sĩ và gia đình giàu có. Lúc 
này, việc quan tâm đến các ĐKTN trong thiên nhiên và để lại nhiều 
di tích (Khắc đá ở Sapa, núi Bài Thơ, Chùa Hương với Thiên nam 
đệ nhất động, Núi ... an, mua sắm tại 
các trung tâm thương mại, chợ truyền thống; du lịch gắn với các 
hoạt động thương mại vùng biên hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản 
đặc trưng của tỉnh Lào Cai; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu sinh thái 
gắn với giáo dục môi trường; du lịch thể thao mạo hiểm...
Sơ đồ vị trí các vùng Du lịch Việt Nam
Sơ đồ vị trí đô thị du lịch sapa [44]
Hình 8. Bản đồ hiện trạng quy hoạch và bản đồ định hướng phát 
triển không gian đô thị du lịch sapa[44]
SË 99 . 201978
Về tổ chức không gian phát triển du lịch, 
Sa Pa phát triển du lịch sinh thái, khám phá 
gắn với giáo dục môi trường tại Vườn quốc 
gia Hoàng Liên (huyện Sa Pa), khu bảo tồn 
tự nhiên Bát Xát (huyện Bát Xát); các điểm 
du lịch cộng đồng tại các bản làng dân tộc: 
Cát Cát, Lao Chải, bản Dền, Nậm Cang 
và bản Sài (huyện Sa Pa); Lũng Pô II, bản 
Xèo, Sàng Ma Sáo và Dền Sáng (huyện 
Bát Xát); các điểm tham quan: Thung lũng 
Mường Hoa; bãi đá cổ, thác Bạc, thác Tình 
yêu và động Tả Phìn (huyện Sa Pa); cầu 
Thiên Sinh, cột cờ Lũng Pô và động Mường 
Vi (huyện Bát Xát).
Mục tiêu của Quy hoạch nhằm phấn đấu 
đến năm 2020, Khu du lịch Sa Pa đáp ứng 
các tiêu chí và được công nhận là Khu du 
lịch quốc gia. Trước năm 2030, Khu du lịch 
quốc gia Sa Pa trở thành trung tâm du lịch 
nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc 
tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện 
đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất 
lượng cao, có thương hiệu, và khả năng cạnh 
tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. 
Khu du lịch Sa Pa phấn đấu năm 2020 đón 
khoảng 2,0 triệu lượt khách; đến năm 2030 
đón khoảng 5,2 triệu lượt khách.
2- Đô thị du lịch Đà Nẵng
Đồ án quy hoạch đô thị du lịch Đà Nẵng 
bao gồm 6 quận nội thành và hai huyện 
Hòa Vang, Hoàng Sa với tổng diện tích 
128.543ha (trong đó diện tích phần đất liền 
là 98.043ha, phần diện tích quần đảo Hoàng 
Sa là 30.500ha). Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 
04/12/201.[4]
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng 
bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập 
trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều 
dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen 
kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình 
đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 
700m-1.500m, độ dốc lớn (>40%), là nơi tập 
trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa 
bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. 
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn 
từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. 
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu 
ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng 
tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công 
nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu 
chức năng của thành phố
n Khu vực đô thị cũ là trung tâm lịch sử truyền 
thống, tập trung chủ yếu các cơ quan ban, 
ngành và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính 
trị và giáo dục của thành phố Đà Nẵng; các 
khu ở hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, khu ở tập 
trung. Xây dựng, cải tạo khu trung tâm đô thị 
tập trung theo hướng phát huy vai trò, vị trí, 
chức năng là trung tâm giao lưu của Đà Nẵng 
về thương mại dịch vụ, văn hóa du lịch, khoa 
học - công nghệ, giáo dục và đào tạo.
n Tại khu ven biển Tây Bắc, sẽ phát triển du 
lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại dịch 
vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển, phát 
triển các khu ở hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, 
khu ở tập trung mật độ trung bình.
n Còn tại khu ven biển phía Đông, có vị trí 
thuận lợi về phát triển kinh tế và du lịch, nghỉ 
dưỡng; giữ vị trí chiến lược quan trọng về 
quốc phòng, an ninh của thành phố, là đầu 
mối giao thông quan trọng về vận tải; phát 
triển các lĩnh vực bưu chính viễn thông, y tế, 
giáo dục đào tạo. Khu vực ven biển Đông từ 
Sơn Trà đến Non Nước phát triển hệ thống 
khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, công viên nhà 
hàng ăn uống, các khu vui chơi giải trí; trục 
Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn đến Trần Đại 
Nghĩa phát triển các văn phòng cho thuê.
n Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công 
nghệ cao, công nghệ thông tin tại khu vực 
phía Tây. Khu vực bán đảo Sơn Trà là khu 
bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật 
quý hiếm. Phát triển du lịch đi đôi với bảo 
tồn tự nhiên tại các khu vực dưới chân bán 
đảo Sơn Trà.
n Với khu vực phía Nam, hình thành và phát 
triển đô thị gắn với bảo tồn, lưu giữ các di tích 
lịch sử văn hoá, hình thành các khu đô thị 
du lịch sinh thái, các khu nhà vườn, nhà cổ, 
giữ gìn cảnh quan thiên nhiên mang nét làng 
quê truyền thống. Đầu tư xây dựng trung tâm 
đào tạo và thể dục thể thao cấp quốc gia.
n Khu vực đồi núi phía Tây và huyện Hoàng 
Sa là khu vực có rừng phòng hộ, rừng đặc 
dụng và rừng sản xuất. Khu vực đồi núi phía 
Tây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ 
môi trường, điều tiết các dòng chảy, bảo vệ 
các công trình hồ chứa nước, hạn chế lũ 
lụt, giảm xói mòn. Đây là khu vực cần được 
bảo vệ nghiêm ngặt. Huyện đảo Hoàng Sa 
là khu vực có ý nghĩa quan trọng về kinh tế 
biển và quốc phòng an ninh quốc gia.[5]
4. Yêu cầu nhận diện và khai thác 
hợp lý các điều kiện tự nhiện trong 
quy hoạch đô thị du lịch Việt Nam
Tổng hợp quá trình phát triển quy hoạch đô 
thị du lịch cho thấy bản chất của những biến 
động, những biểu hiện hình thái không gian 
phản ánh sự vận động khách quan của đô 
thị hoá từ các nhu cầu về chuyển đổi nghề 
nghiệp, nâng cao chất lượng sống của người 
dân trong các đô thị, các nhu cầu tổ chức 
không gian sống, môi trường sống của cư 
dân tại các đô thị đặc thù. Do vậy, việc khai 
thác và sử dụng các điều kiện tự nhiên trong 
quy hoạch đô thị nói chung và đô thị du lịch 
nói riêng cần phải được làm rõ.
Phân vùng tự nhiên và xác định điều kiện 
lựa chọn địa điểm xây dựng đô thị du lịch
Phần vùng tự nhiên không chỉ có ý nghĩa 
về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt 
thực tiễn. Nó cho phép làm sáng tỏ những Bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố Đà Nẵng[42]
79SË 99 . 2019
sự khác nhau của các thể tổng hợp địa lý tự nhiên trên lãnh thổ nước 
ta, xác định được các thành phần cấu tạo giúp chúng ta nhận biết 
được sâu sắc về thiên nhiên và các thể tổng hợp địa lý tự nhiên để 
sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, 
làm giảm nhẹ những thiệt hại do biến đổi khi hậu gây ra. Từ việc nắm 
rõ được bản chất của các vùng lãnh thổ, chúng ta có thể lựa chọn 
những khu vực phù hợp để xây dựng các đô thị du lịch theo đúng tính 
chất và phù hợp. 
Khi nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng đô thị du lịch cần lưu 
ý những vấn đề cụ thể: (1) Lựa chọn vùng đặt địa điểm theo cơ 
sở phân vùng tự nhiên đã đánh giá, sau đó mới chọn địa điểm cụ 
thể. (2) Địa điểm được chọn phải phù hợp với quy hoạch chung, 
bảo đảm an ninh, không gây ô nhiễm môi trường. (3) Môi trường 
tự nhiên của địa điểm phù hợp với yêu cầu đặt ra của dự án. (4) 
Khi lựa chọn địa điểm phải đảm bảo trữ lượng của tài nguyên thiên 
nhiên phục vụ cho khâu vận hành của dự án được đầy đủ về số 
lượng và chất lượng. 
Phát huy tốt các lợi thế đặc trưng tự nhiên tại khu vực
Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biến đổi, chia thành 
ba giai đoạn chính: Giai đoạn Tiền Cambri tạo lập nền móng sơ khai 
của lãnh thổ; giai đoạn cổ kiến tạo phát triển, mở rộng và ổn định 
lãnh thổ; giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình, hoàn thiện giới 
sinh vật và còn đang tiếp diễn.
n Địa hình: Rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình (đồi núi, đồng bằng, 
bờ biển, thềm lục địa), trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất 
(chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền); địa hình nước ta được Tân kiến 
tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau, có hai hướng chủ 
yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung; địa hình luôn biến đổi do 
tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và do sự khai 
phá của của người. Địa hình nước ta được chia thành các khu vực: 
Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
n Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, diễn biến phức 
tạp; khí hậu thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ Bắc 
vào Nam và từ Đông sang Tây) rất rõ rệt.
n Sông: Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa, 
chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, có 
chế độ nước theo mùa và được chia thành ba vùng sông ngòi: Bắc 
Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
n Đất: Có ba nhóm đất chính (nhóm đất feralit miền đồi núi thấp, 
nhóm đất mùn núi cao và nhóm đất phù sa), trong mỗi nhóm lại có 
nhiều loại đất khác nhau.
n Sinh vật: Rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về 
thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền. Sự đa dạng về kiểu 
hệ sinh thái
Chính sự phong phú và đa dạng bởi điều kiệu tự nhiên nước ta giúp 
tạo ra những nét đặc trưng riêng biệt khác hẳn với những khu vực 
khác trên thế giới. Đây là những giá trị cần phải tận dụng một các phù 
hợp để đưa vào sử dụng trong quá trình quy hoạch các đô thị du lịch 
tại Việt Nam.
Nhận diện, bảo vệ, tái tạo môi trường tự nhiên trong quy hoạch đô 
thị du lịch
Việc quy hoạch phát triển du lịch đang đưa đến nhiều vấn đề ảnh 
hưởng tới môi trường. Mặc dù hệ thống quy hoạch đô thị hiện nay đã 
được cải thiện khá nhiều về hạ tầng kĩ thuật và môi trường nhưng vẫn 
còn những mâu thuẫn bất cập về tính đồng bộ với sự phát triển của 
các khu du lịch mới, tác động trực tiếp tới môi trường tự nhiên. Do vậy, 
việc nhận diện, khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên là 
hết sức quan trọng.
Nhận diện được các đặc trưng về điều kiện tự nhiên. Hiện nay, các 
điều kiện tự nhiên trong đô thị chưa được nhận diện, nghiên cứu cụ 
thể mà chỉ dừng ở khâu đánh giá sơ bộ. Đây là tài sản vô giá tự nhiên 
ban tặng nếu không xác định được chức năng, vai trò cụ thể của nó 
trong đô thị thì dẫn đến việc khai thác ồ ạt, tàn phá và phá huỷ khung 
thiên nhiên là điều không thể tránh khỏi.
Tổ chức phân bố hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Việc xây dựng diễn 
ra ồ ạt và khó kiểm soát. Diện tích xây dựng công trình có xu hướng 
chiếm lấn nhiều không gian bên ngoài làm thu hẹp và mất đi những 
không gian xanh, mặt nước. Do vậy, gắn kết không gian không chỉ 
hợp lý về các hoạt động sử dụng các tiện ích công cộng đô thị, mặt 
khác còn cho thấy các vấn đề về khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất 
hiện có.
5. Kết luận
Với tốc độ đô thị hoá hiện, Việt Nam đã có nhiều quy hoạch đô thị du 
lịch nhưng thiếu những kiểm soát phát triển xây dựng dẫn đến sự tàn 
phá thiên nhiên. Vấn đề này đã và đang đưa tới một bộ mặt khác, tiêu 
cực hơn, trong bức tranh tổng thể phát triển đô thị du lịch. 
Việc nghiên cứu quy hoạch đô thị du lịch không chỉ dừng lại ở mức độ 
kết nối giao thông, hạ tầng kĩ thuật, mà những nội dung nghiên cứu 
còn đòi hỏi phải nhận diện được các điều kiện tự nhiên giúp bảo vệ, 
tái tạo và khai thác sử dụng một cách hợp lý để nâng cao chất lượng 
sống và phát huy, bảo vệ các giá trị đặc trưng của tự nhiên. 
* Bộ môn Quy hoạch Đô thị - Khoa Quy hoạch Đô thị và Nông thôn
 Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần Trọng Hanh (2015), “Quy hoạch đô thị Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015”. Hội 
Kiến trúc sư Việt Nam – 2015.
2. Đặng Thái Hoàng (2000), “Lịch sử đô thị”. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội – 2000.
3. Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc (1999), “Cải cách 
kinh tế vĩ mô các nền kinh tế đang chuyển đổi”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội.
4. Thủ tướng Chính phủ (2013), “Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng 
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Phê duyệt quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 
04/12/2013.
5.. Thủ Tướng Chính Phủ (2016), “Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển 
khu du lịch quốc gia sa pa, tỉnh lào cai đến năm 2030”. QĐ Số: 1845/QĐ-TTg - Hà Nội, 
ngày 26 tháng 9 năm 2016.
6.. Viện kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn BXD (2012), “Quy hoạch “Quy hoạch 
chung đô thị du lịch Sapa huyện SaPa, tỉnh Lào Cai”.
7. John S. Hull Associates (2008), “The Current State of Affairs of Tourism In Northeast 
Iceland”. New Zealand Tourism Research Institute.
8. Roxana Valentina Gârbea (2013), “Current state and prospects of development of iasi 
in the context of practicing urban tourism”. University of Iasi, Faculty of Geography and 
Geology, Department of Geography.
Quy hoπch & t∏c gi∂ 

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_va_khai_thac_hop_ly_cac_dieu_kien_tu_nhien_trong_q.pdf