Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng mô hình nông thôn mới xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Kim Quan là một trong những xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang. Trong những năm qua, xã Kim Quan gặp khó khăn trong quá trình thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong các tiêu chí chưa đạt, tiêu chí
Môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất. Bài báo trình
bày kết quả phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp thực hiện tiêu chí Môi trường và an toàn
thực phẩm tại xã Kim Quan. Tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý số liệu,
phương pháp điều tra thực địa, phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá. Kết quả nghiên
cứu đã phân tích được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phân tích và đánh giá được hiện trạng
tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm tại xã Kim Quan. Kết quả đánh giá đã chỉ ra 3/8 nội
dung chưa đạt của tiêu chí, từ đó xác lập cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp phù hợp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng mô hình nông thôn mới xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
TNU Journal of Science and Technology 225(10): 145 - 152 Email: jst@tnu.edu.vn 145 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI XÃ KIM QUAN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG Kiều Quốc Lập1*, Trần Thị Quyên2 1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên 2Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang TÓM TẮT Kim Quan là một trong những xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm qua, xã Kim Quan gặp khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong các tiêu chí chưa đạt, tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất. Bài báo trình bày kết quả phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp thực hiện tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm tại xã Kim Quan. Tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp điều tra thực địa, phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá. Kết quả nghiên cứu đã phân tích được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phân tích và đánh giá được hiện trạng tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm tại xã Kim Quan. Kết quả đánh giá đã chỉ ra 3/8 nội dung chưa đạt của tiêu chí, từ đó xác lập cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp phù hợp. Từ khóa: Tiêu chí môi trường; an toàn thực phẩm; nông thôn mới; xã Kim Quan; huyện Yên Sơn Ngày nhận bài: 13/8/2020; Ngày hoàn thiện: 16/9/2020; Ngày đăng: 22/9/2020 STUDYING REAL SITUATION AND SOLUTIONS FOR IMPLEMENTING ENVIRONMENTAL AND FOOD SAFETY CRITERIA IN THE DEVELOPMENT OF A NEW RURAL MODEL IN KIM QUAN COMMUNE, YEN SON DISTRICT, TUYEN QUANG PROVINCE Kieu Quoc Lap 1* , Tran Thi Quyen 2 1TNU - University of Science 2Department of Natural Resources and Environment Tuyen Quang ABSTRACT Kim Quan is one of the extremely difficult communes of Yen Son district, Tuyen Quang province. Over the past years, Kim Quan commune has encountered difficulties in the implementation of the national target program on new rural construction. Among the unsatisfactory criteria, the criteria for Environment and food safety is one of the most difficult criteria to implement. The paper presents the results of the situation analysis, proposing solutions for the implementation of the criteria of Environment and food safety in Kim Quan commune. The author used methods of data collection and processing, field investigation methods, expert methods, assessment methods. The research results have analyzed natural, socio-economic conditions; analyzed and assessed the current status of environmental and food safety criteria in Kim Quan commune. Evaluation results have shown that 3/8 of the unsatisfactory contents of the criteria have been established, thereby establishing a scientific basis to propose appropriate solutions. Keywords: Environmental criteria; food safety; new rural; Kim Quan commune; Yen Son district Received: 13/8/2020; Revised: 16/9/2020; Published: 22/9/2020 * Corresponding author. Email: lapkq@tnus.edu.vn Kiều Quốc Lập và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 145 - 152 Email: jst@tnu.edu.vn 146 1. Giới thiệu Kim Quan là một trong những xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Trình độ dân trí không đồng đều, tỉ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, gây khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xã Kim Quan cũng là xã đạt số tiêu chí xây dựng nông thôn mới thấp nhất trong 6 xã của huyện Yên Sơn [1]. Trong đó, có những tiêu chí đạt rất thấp như bình quân thu nhập của xã chỉ đạt 23 triệu đồng/người/năm, thấp hơn 10 triệu đồng so với tiêu chuẩn. Năm 2019, xã còn trên 200 hộ nghèo, 41 nhà tạm. Tính đến tháng 12 năm 2019, xã đạt được 13/19 tiêu chí nông thôn mới, còn lại 6 tiêu chí chưa hoàn thành, trong đó có tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm [2]. Tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong các tiêu chí chưa đạt của xã do tính không ổn định, chịu ảnh hưởng từ các tiêu chí khác về hạ tầng cơ sở, cơ chế chính sách, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Các nghiên cứu về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Quan còn hạn chế, đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm tại xã. Do đó, nghiên cứu này có tính thời sự và cấp thiết. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách và đề xuất các giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu trong tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm. . Ph n h n hiên cứu Bài báo sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm: phương pháp thu thập và xử lý số liệu; phương pháp điều tra phỏng vấn; phương pháp khảo sát thực địa; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập các văn bản pháp quy có liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn nói chung và tại xã Kim Quan nói riêng. Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường và an toàn thực phẩm của xã Kim Quan; các tài liệu khoa học đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; các đề tài, luận văn, luận án có liên quan. Các dữ liệu sau khi thu thập tiến hành phân loại, xử lý theo nội dung nghiên cứu. - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Thực hiện điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 80 hộ gia đình tại 8 thôn thuộc xã Kim Quan về vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tác giả tham vấn ý kiến của cán bộ UBND xã Kim Quan về dân số, hiện trạng sử dụng đất đai, tì ... iếp không qua hệ thống lọc, 19/80 hộ sử dụng các thiết bị lọc đơn giản như bể cát, bồn lắng qua than hoạt tính. Bằng cảm quan cho thấy chất lượng nguồn nước sinh hoạt tương đối tốt, hợp vệ sinh (không có mùi, vị khác lạ). Tuy nhiên, để xác định rõ chất lượng nước có đảm bảo hay không cần phân tích chất lượng nước để biết chính xác hơn. Kiều Quốc Lập và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 145 - 152 Email: jst@tnu.edu.vn 149 (2) Hiện trạng nước thải và xử lý nước thải: Nước thải là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước. Kết quả điều tra về hiện trạng nước thải tại xã Kim Quan cho thấy hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn đều có cống thoát nước thải, nhưng chủ yếu là cống thải lộ thiên. Số hộ gia đình sử dụng cống nước thải không có nắp đậy chiếm tới 27,5%. Số hộ thải trực tiếp xuống ao suối, mương, ruộng khá nhiều, chiếm 32,4%. Hiện nay xã chưa quy hoạch được cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử lý nên nước thải sinh hoạt của người dân địa phương chủ yếu được thải ra các dòng sông, kênh, mương để pha loãng. (3) Hiện trạng rác thải sinh hoạt: Rác thải trên địa bàn xã chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình, các điểm chợ. Rác thải từ hoạt động giao thông, từ các cơ quan trường học, công sở và các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy, lượng rác thải trung bình mỗi ngày khoảng gần 02 kg rác/1 hộ (Bảng 1). Bản 1. Lượng rác thải hàng ngày của các hộ gia đình tại xã Kim Quan TT L ợn r c (k /n ày) Số hộ Tỉ lệ (%) 1 < 2kg 59 73,75 2 2-5kg 16 20 3 5-10kg 5 6,25 4 Khác 0 0 Tổng 80 100 % (Nguồn: Số liệu điều tra) Lượng rác thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và sức khỏe của người dân. Qua khảo sát cho thấy, trên địa bàn xã chưa có điểm thu gom rác thải sinh hoạt. Rác thải bao gồm thực phẩm thừa và các loại chất thải rắn khác không được thu gom, có mặt trên đường, bãi đất trống, trục lộ giao thông ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt là chất thải rắn, chất thải nhựa, túi nilon được thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng lâu dài đến môi trường. (4) Hiện trạng vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm: Qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhà vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn còn cao, chiếm 14%. Hố xí chỉ được kê lên bằng tấm ván, che kín xung quanh, thậm chí có hộ gia đình không có nắp đậy. Kết quả điều tra 80 hộ dân, 87,5% hộ có chuồng trại trong chăn nuôi, chuồng trại đặt liền kề khu nhà ở chiếm 15%, điều này ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. 2,5% hộ gia đình không có chuồng trại nuôi nhốt (Hình 1). Hình 1. Tỷ lệ và hiện trạng chuồng trại chăn nuôi của các hộ dân tại xã Kim Quan Ngoài ra, do phong tục tập quán nhà sàn, một số gia đình vẫn buộc gia súc dưới sàn nhà, ảnh hưởng lớn đến vấn đề vệ sinh môi trường, đặc biệt là sức khỏe người dân. 3.3.2. Việc đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Theo kết quả điều tra, từ năm 2017 đến nay trên địa bàn xã Kim Quan chưa có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Các ban, ngành chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các chợ, có biện pháp xử lý dứt điểm các cơ sở kinh doanh tự phát; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, chế biến, tiêu dùng rau, thịt an toàn; nói không với chất cấm trong chăn nuôi; nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thực phẩm tại một số cửa hàng, doanh nghiệp chế biến thực phẩm đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định. Kiều Quốc Lập và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 145 - 152 Email: jst@tnu.edu.vn 150 Bảng 2. Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang TT Nội dun tiêu chí Chỉ tiêu của tỉnh Tuyên Quan Hiện trạng Đ nh i 1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định ≥90% (≥50% nước sạch) 100% Đạt 2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100% - Đạt 3 Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Đạt Chưa đạt Chưa đạt 4 Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch Đạt Đạt Đạt 5 Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định Đạt Chưa đạt Chưa đạt 6 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch ≥70% 61,2% Chưa đạt 7 Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường ≥60% 68,7% Đạt 8 Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 100% Đạt Đạt (Nguồn: Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới, tổng hợp kết quả đánh giá) 3.4. Đánh giá chung việc thực hiện tiêu chí môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã Kim Quan Kết quả phân tích, đánh giá và so sánh với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cho thấy xã Kim Quan còn 03 tiêu chí chưa đạt là (1) Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; (2) Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; (3) Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (Bảng 2). Trong đó, tiêu chí xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người dân và cộng đồng. Tiêu chí thu gom và xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại ngoài việc giáo dục ý thức của người dân về tác hại của chất thải rắn, cần phải có kinh phí đầu tư hệ thống thu gom, phân loại và xử lý. Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh sẽ được nâng cao trong thời gian tới nhờ tăng cường nhận thức của người dân và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, các tiêu chí đã đạt được đánh giá ở mức độ chưa bền vững. Đặc biệt là các tiêu chí về tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Các tiêu chí này hoàn toàn có thể thay đổi từ “đạt” xuống “chưa đạt” sau 1 năm nếu như các hộ chăn nuôi, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Vì vậy, chính quyền xã phải có các giải pháp cụ thể nhằm đạt bền vững các tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm. 3.5. Đề xuất giải pháp nhằm đạt chuẩn tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Quan Để đạt chuẩn, hướng tới chuẩn bền vững tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm xã Kim Quan cần phải có các giải pháp cụ thể: Thứ nhất, phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách cho tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong giai đoạn mới. Chính quyền xã cần có chính sách hỗ trợ trong quản lý môi trường và an toàn thực phẩm, phát huy vai trò của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới. Đối với tiêu chí chưa đạt, chính quyền xã cần có lộ trình thực hiện và đánh giá lại nhằm đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn mới [3]. Trong đó, xã Kim Quan cần phải thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; Xã hội hóa công tác bảo vệ môi Kiều Quốc Lập và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 145 - 152 Email: jst@tnu.edu.vn 151 trường thông qua việc thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, hợp tác xã, doanh nghiệp; Bổ sung, điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý trong quy hoạch tổng thể về nông thôn mới; Ban hành cơ chế chính sách triển khai thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng được nguồn nông sản an toàn cho thị trường và định hướng cho người dân hướng đến sản phẩm sạch; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ hai, chính quyền xã phải tập trung vào các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và an toàn thực phẩm. Khu vực nông thôn có đặc trưng là tính cộng đồng rất cao, vì vậy công tác tuyên truyền thường có hiệu quả hơn khu vực đô thị [4]. Việc nâng cao hiểu biết và ý thức của toàn thể cộng đồng về môi trường và an toàn thực phẩm là việc làm thực sự cần thiết. Do đó, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, tập trung vào những vấn đề như: Tuyên truyền các quy định của nhà nước về vấn đề môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm; Tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tuyên truyền lợi ích của việc áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng phân hữu cơ đối với môi trường; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường học, các cơ sở sản xuất trong công tác truyền thông bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sử dụng cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền, vận động, chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp, truyền thông theo nhóm, tuyên truyền lưu động, xây dựng các mô hình tự quản bảo vệ môi trường. Thứ ba, phải có các giải pháp áp dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường [5]. Xã Kim Quan được coi là một trong những xã thuần nông, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ còn nhỏ lẻ và manh mún. Nông nghiệp là chủ lực, nhưng trình độ thâm canh, giá trị sản xuất còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải có các biện pháp ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong xử lý chất thải; ứng dụng vào sản xuất, tư vấn và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống trên địa bàn nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho nhà nông cũng như hạn chế mức thấp nhất các tác động tới môi trường. Trong đó, chính quyền xã cần khuyến khích người dân áp dụng công nghệ sinh học trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học; phải có giải pháp thu gom rác thải sinh hoạt tại các thôn bản, giảm thiểu mùi hôi của bãi chôn lấp bằng công nghệ sinh học; thu gom và xử lý chất thải nguy hại, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Thứ tư, cần phải có các giải pháp về đầu tư tài chính cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Kim Quan. Trước tiên chính quyền xã cần vận dụng tối đa cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực trong xã hội, thu hút và kêu gọi đầu tư, tìm ra những phương thức đầu tư, vay vốn tín dụng, ưu đãi cho xây dựng cảnh quan môi trường, xử lý chất thải. Chính quyền xã có thể huy động cộng đồng và khối doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn xã hoặc các khu vực lân cận tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn. Ngoài ra, chính quyền xã cần chú trọng phân bổ nguồn lực tài chính, quan tâm đầu tư cho môi trường, tập trung vào hạ tầng thu gom xử lý chất thải, vấn đề cấp thoát nước tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa. . K t luận Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm là tiêu chí động, không ổn định và thay đổi thường xuyên theo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội [5]. Vì vậy, để có kết quả tốt phải có sự quyết tâm cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền cùng với sự quan tâm, hưởng ứng của toàn xã hội. Trên cơ sở phân Kiều Quốc Lập và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 145 - 152 Email: jst@tnu.edu.vn 152 tích, đánh giá hiện trạng môi trường và an toàn thực phẩm tại xã Kim Quan cho thấy để đạt chuẩn và bền vững tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm cần phải có các giải pháp cụ thể. Trong đó, quan trọng nhất là phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách cho tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong giai đoạn mới; áp dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, gắn với chính sách bảo vệ môi trường. Ngoài ra, chính quyền xã cần có các giải pháp huy động nguồn lực tài chính để triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. People's Committee of Yen Son district, Report on the results of the implementation of the criteria for Environment and food safety in the new rural construction period 2010- 2020, Yen Son, 2020. [2]. People's Committee of Kim Quan Commune, Report on the results of implementation of socio-economic development, national defense and security tasks in 2019; Orientations and tasks for socio-economic development, national defense and security in 2020, Kim Quan, 2019. [3]. K. C. Dang, and H. A. Nguyen, “Some studies on rural environmental protection in recent years and directional solutions in the coming time,” Journal of the Environment, no. 2, pp. 45-51, Feb. 2019. [4]. T. T. H. Vu, Study the current situation and propose solutions for the implementation of the Environmental Criteria and model models of integrated treatment of solid waste in new rural construction, State-level Science and Technology Project, 2017. [5]. K. Q. Trinh, and T. A. Dao, “Scientific and technological issues should be prioritised for implementation in new rural construction after 2020,” Journal of Science and Technology of Vietnam, no. 12, pp. 21-25, Dec. 2019.
File đính kèm:
- nghien_cuu_thuc_trang_va_giai_phap_thuc_hien_tieu_chi_moi_tr.pdf