Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam

Biodiesel được xem là một trong những loại nhiên liệu lý tưởng để thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

Báo cáo này giúp thấy rõ hơn vai trò của biodiesel thông qua nghiên cứu khả năng phối trộn của biodiesel được tổng

hợp từ dầu/mỡ cá phế thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật và

môi trường theo TCVN 5689:2013 và QCVN 1:2015/BKHCN đối với nhiên liệu và nhiên liệu sinh học. Kết quả cho

thấy dầu/mỡ cá thải thu hồi từ quá trình chế biến cá phile là một nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất biodiesel.

Thông qua việc kiểm tra tính chất của các mẫu nhiên liệu gốc B0 (diesel), B100 và các mẫu nhiên liệu phối trộn B2,

B4, B6, B8, B10, B12 nhận thấy, khi tăng tỷ lệ phối trộn sẽ cải thiện các tính chất cháy của nhiên liệu, đặc biệt làm

tăng đáng kể trị số cetane, là một chỉ tiêu quan trọng làm tăng khả năng tự bắt cháy của nhiên liệu, giúp động cơ

chạy êm và khói thải chứa ít thành phần độc hại hơn. Việc phối trộn biodiesel cũng làm giảm đáng kể hàm lượng

lưu huỳnh, đây là chỉ tiêu môi trường quan trọng liên quan đến tiêu chuẩn phát thải các hạt ô nhiễm cần được quan

tâm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến sử dụng tiêu chuẩn phát thải EURO 5. Các tiêu chuẩn khác

liên quan đến lưu trữ cũng cho thấy việc phối trộn biodiesel cải thiện được sự an toàn cháy nổ cũng như việc sử dụng

nhiên liệu trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 9800
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam

Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam
4362(8) 8.2020
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
Giới thiệu chung
Được biết đến như một loại năng lượng tái tạo, thân thiện với 
môi trường, nhiên liệu sinh học biodiesel đã và đang chiếm thị 
phần ngày càng tăng trên thị trường năng lượng toàn cầu và là chủ 
đề nghiên cứu đang rất được quan tâm, đặc biệt tại những nước 
đang phát triển. Số liệu thống kê của Cục Thông tin năng lượng 
Mỹ EIA [1] cho thấy xu hướng sản xuất và tiêu thụ biodiesel của 
thị trường Mỹ gia tăng liên tục, gấp hơn 2.000 lần từ năm 2001 đến 
nay. Tương tự, tại thị trường châu Âu, số liệu thống kê cũng cho 
thấy xu hướng sử dụng loại nhiên liệu tái tạo này đang ngày càng 
gia tăng với giá trị tiêu thụ tương đương thị trường Mỹ. Thị trường 
biodiesel toàn cầu ước tính trị giá 33.748 USD trong năm 2016 và 
dự kiến sẽ tăng trên 4% trong giai đoạn 2017-2026 [2]. Không chỉ 
ở Mỹ và châu Âu, Brazil, Argentina và một số nước Đông Nam Á 
như Indonesia, Thái Lan cũng đang là những quốc gia sản xuất và 
tiêu thụ biodiesel hàng đầu trên thế giới (hình 1) [3].
 Việc sản xuất và tiêu thụ biodiesel, mặc dù ghi nhận sự phát 
triển vượt bậc trong hơn hai thập niên qua, nhưng vẫn đang phải 
đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến nguồn nguyên 
liệu ban đầu cũng như khả năng phối trộn biodiesel vào nhiên liệu 
diesel truyền thống để đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật môi trường của 
mỗi khu vực và quốc gia. Nhiều nghiên cứu [4, 5] đã chỉ ra chìa 
khóa chiến lược trong việc thương mại hóa thành công loại nhiên 
liệu này đến từ việc tận dụng các nguồn phụ phẩm và phế phẩm 
trong quá trình sản xuất công/nông nghiệp, chẳng hạn từ dầu thực 
vật không ăn được như dầu thầu dầu, cao su [6], từ dầu ăn đã qua 
sử dụng tại các nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hay từ các 
Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel tổng hợp 
từ dầu mỡ cá thải tại các cơ sở chế biến thủy sản 
vào nhiên liệu diesel thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Thị Thanh Xuân1*, Nguyễn Đình Thống2
1Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng 
2Phòng Hóa nghiệm, Công ty xăng dầu khu vực V 
Ngày nhận bài 29/4/2020; ngày chuyển phản biện 4/5/2020; ngày nhận phản biện 29/5/2020; ngày chấp nhận đăng 8/6/2020
Tóm tắt:
Biodiesel được xem là một trong những loại nhiên liệu lý tưởng để thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống. 
Báo cáo này giúp thấy rõ hơn vai trò của biodiesel thông qua nghiên cứu khả năng phối trộn của biodiesel được tổng 
hợp từ dầu/mỡ cá phế thải tại các cơ sở chế biến thủy sản vào nhiên liệu diesel thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật và 
môi trường theo TCVN 5689:2013 và QCVN 1:2015/BKHCN đối với nhiên liệu và nhiên liệu sinh học. Kết quả cho 
thấy dầu/mỡ cá thải thu hồi từ quá trình chế biến cá phile là một nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất biodiesel. 
Thông qua việc kiểm tra tính chất của các mẫu nhiên liệu gốc B0 (diesel), B100 và các mẫu nhiên liệu phối trộn B2, 
B4, B6, B8, B10, B12 nhận thấy, khi tăng tỷ lệ phối trộn sẽ cải thiện các tính chất cháy của nhiên liệu, đặc biệt làm 
tăng đáng kể trị số cetane, là một chỉ tiêu quan trọng làm tăng khả năng tự bắt cháy của nhiên liệu, giúp động cơ 
chạy êm và khói thải chứa ít thành phần độc hại hơn. Việc phối trộn biodiesel cũng làm giảm đáng kể hàm lượng 
lưu huỳnh, đây là chỉ tiêu môi trường quan trọng liên quan đến tiêu chuẩn phát thải các hạt ô nhiễm cần được quan 
tâm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến sử dụng tiêu chuẩn phát thải EURO 5. Các tiêu chuẩn khác 
liên quan đến lưu trữ cũng cho thấy việc phối trộn biodiesel cải thiện được sự an toàn cháy nổ cũng như việc sử dụng 
nhiên liệu trong điều kiện nhiệt độ thấp. 
Từ khóa: dầu mỡ cá thải, sản xuất nhiên liệu sinh học, tiêu chuẩn biodiesel, tính chất.
Chỉ số phân loại: 2.4
* Tác giả liên hệ: Email: nttxuan@dut.udn.vn
6,9
5,4
4,0
3,5
2,8
2,2
2,0
1,6
1,4
1,0
1,0
0,7
0,5
0,4
0,2
U.S.
Brazil
Indonesia
Germany
Argentina
France
Spain
Thailand
Italy
China
Poland
Netherlands
United Kingdom
Canada
India
ĐƠN VỊ: TỶ LÍT BIODIESEL
Hình 1. Các nước sản xuất và tiêu thụ biodiesel hàng đầu thế 
giới năm 2018.
4462(8) 8.2020
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
đơn vị sản xuất sản phẩm thực phẩm [7], từ các loại dầu mỡ cá phế 
thải thu hồi trong quá trình chế biến [8] Một nghiên cứu gần 
đây của Tổ chức Tư vấn toàn cầu liên kết Á - Âu trong lĩnh vực 
nhiên liệu sinh học (Greenea) đã chỉ ra nhu cầu sản xuất biodiesel 
của châu Âu từ dầu/mỡ phế thải đã tăng lên đáng kể từ năm 2018 
(1,7 triệu tấn), dự kiến lên đến 4 triệu tấn vào năm 2020 [9], và 
nguồn nguyên liệu này chủ yếu đến từ các nước đang phát triển. 
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về nhiên liệu sinh học, đặc biệt là 
biodiesel đã đạt được những thành công nhất định [10], phù hợp 
với xu hướng phát triển của thế giới cũng như cam kết phát triển 
bền vững của Việt Nam trong bối cảnh vấn đề ô nhiễm môi trường 
và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Việc làm chủ nguồn 
nguyên liệu cũng như công nghệ sản xuất và sử dụng sẽ giúp Việt 
Nam từng bước hiện thực hóa “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học 
đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025” với mục đích nhanh chóng làm 
chủ công nghệ và đưa vào sử dụng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam 
do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2007 [11].
Theo xu hướng của thế giới, Việt Nam rất có tiềm năng để phát 
triển các nguồn nguyên liệu được xem là phù hợp cho việc sản xuất 
biodiesel có nguồn gốc từ phế phẩm, phụ phẩm công/nông nghiệp 
như các loại dầu mỡ đã qua sử dụng hay được thu hồi từ quá trình 
chế biến công nghiệp thực phẩm. Là quốc gia có sản lượng xuất 
khẩu cá tra/basa đạt xấp xỉ 1 triệu tấn/năm trong những năm gần 
đây với sản phẩm chính từ các nhà máy chế biến thủy sản là cá 
philê, lượng chất béo thu hồi từ bã thải sau quá trình sản xuất cá 
philê là nguồn nguyên liệu rất tiềm năng cho sản xuất biodiesel 
trong điều kiện Việt Nam. Một dự án nghiên cứu của Tổng cục 
Vận tải và Năng lượng thuộc Ủy ban châu Âu (EU-TREN) [12] 
đã chứng tỏ khả năng ... 25 25
ASTM D7462
ASTM D7545
Kết quả và thảo luận
Đặc trưng nguyên liệu và sản phẩm biodiesel
Một số đặc trưng hóa lý của nguyên liệu mỡ cá thải được thể 
hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Đặc trưng hóa lý của nguyên liệu mỡ cá thải. 
Khối lượng riêng ở 15oC, g/cm3 0,967±0,002
Độ nhớt độ g ọc ở 40oC, mm2/s 44,85±0,007
Trị số acid, mg KOH/g nguyên liệu 3,71±0,0026
Thành phầ acid béo, % kl
Methyl myristate (C14:0) 2,69
Methyl palmitate (C16:0) 43,36
Methyl linoleate (C18:2) 2,07
Methyl oleate (C18:1) 43,96
Methyl stearate (C18:0) 6,13
Nhận thấy Methyl palmitate (C16:0) và Methyl oleate (C18:1) 
là hai ấu tử chủ yếu có trong thành phần của mỡ cá thải, chiếm 
đến trên 85%. Đây là cấu tử rất phù hợp để sản xuất biodiesel nhờ 
có trị số cetane rất cao (lên đến 85,9 đối với C16:0), điểm chảy rất 
thấp (-20oC đối với C18:1) và độ ổn định oxy hóa cũng như nhiệt 
trị cháy cao, giúp cải thiện được đặc tính cháy của nhiên liệu, đồng 
thời cho chỉ số phát thải ô nhiễm rất thấp đối với tất cả các chỉ tiêu 
PM, NO
x
, HC, CO [20]. Có thể nói rằng mỡ cá thải thu hồi từ quá 
trình chế biến cá da trơn là một nguồn nguyên liệu tiềm năng cho 
sản xuất biodiesel. 
Với trị số ac d xác định được, tương ứng với hàm lượng acid 
4662(8) 8.2020
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
béo tự do trong nguyên liệu mỡ cá không quá cao (ở mức 2% kl), 
cho phép áp dụng phương pháp tổng hợp biodiesel một giai đoạn 
sử dụng xúc tác kiềm mà không làm mất mát quá lớn biodisel do 
phản ứng xà phòng hóa của các acid béo tự do [21]. Với điều kiện 
tổng hợp mô tả như trên thì hiệu suất thu hồi biodiesel đạt 87%. 
Với phương pháp tổng hợp một giai đoạn đơn giản bằng xúc tác 
kiềm, giá trị hiệu suất thu hồi này một lần nữa chứng tỏ mỡ cá phế 
thải là một nguồn nguyên liệu rất tiềm năng và hoàn toàn khả thi 
để tổng hợp biodiesel có tính kinh tế trong tương lai.
Đánh giá chỉ tiêu chất lượng của biodiesel B100
Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của B100 tổng hợp từ mỡ cá 
thải cho kết quả tổng hợp ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả một số chỉ tiêu chất lượng của biodiesel B100 từ 
mỡ cá phế thải.
Tên chỉ tiêu Mức Phương pháp đo Giá trị
Hàm lượng metyl este của acid béo (FAME), 
% kl, min 
96,45
TCVN 7868
(EN 14103)
98,21
Nước và cặn, % tt, max 0,05 TCVN 7757 ASTMD2709 0,047
Độ nhớt động học tại 40oC, mm2/s 1,9-6,0 TCVN 3171 (ASTM D445) 4,92
Khối lượng riêng ở 15oC, g/ml 0,86-0,9 TCVN 6594 (ASTM D1298) 0,883
Tro sulfat, % kl, max 0,02 TCVN 2689 (ASTM D874) 0,001
Lưu huỳnh, % kl, max 0,005 TCVN 7760 (ASTM D5453 0,003
Chỉ số cetane, min 48 Tính toán 74,36
Trị số acid, mg KOH/g, max 0,5 TCVN 6325 (ASTM D664) 0,45
Độ ổn định oxy hóa ở 110oC, min 6
TCVN 7895 
(EN 14112)
11
Nhận thấy các chỉ tiêu chất lượng biodiesel B100 được phân 
tích đều thỏa mãn QCVN 1:2015/BKHCN. Độ nhớt động học ở 
40°C cao hơn so với diesel truyền thống, nhưng vẫn trong ngưỡng 
tiêu chuẩn cho phép của nhiên liệu sinh học B100. Cùng với đó 
hàm lượng tro sulfat và hàm lượng lưu huỳnh rất thấp cho thấy đây 
là loại nhiên liệu đáp ứng chỉ tiêu của một nguồn nhiên liệu sạch. 
Đặc biệt chỉ số cetane tính toán được đối với biodiesel từ nguồn 
nguyên liệu mỡ cá thải đạt đến trên 74,36. Theo kết quả phân tích 
GC-MS của nguồn nguyên liệu mỡ cá thì Methyl palmitate (C16:0) 
và Methyl oleate (C18:1) là hai cấu tử chủ yếu có trong thành phần 
FAME của mỡ cá thải, chiếm đến trên 85%. Theo nghiên cứu của 
Gerhard Knothe [20], chỉ số cetane của Methyl palmitate đạt đến 
85,9 và của Methyl oleate là 56,55. Vì vậy kết quả chỉ số cetane 
của biodiesel B100 tính toán được trong nghiên cứu này hoàn toàn 
tương thích với thành phần ester của nó. Nếu tính cộng phần mol 
theo công thức được đề xuất trong nghiên cứu của L.F. Ramírez-
Verduzco và cộng sự [22] thì giá trị thu được cũng tương tự. Với 
giá trị chỉ số cetane thu được chứng tỏ biodiesel từ mỡ cá thải là 
nhiên liệu rất tiềm năng để phối trộn vào diesel, đảm bảo khả năng 
tự bắt cháy của nhiên liệu, làm giảm chu kỳ cảm ứng, từ đó giảm 
phát thải NO
x
, là một chỉ tiêu ô nhiễm quan trọng đối với động 
cơ diesel. Đối với giá trị điểm đông, từ nghiên cứu của Gerhard 
Knothe [20], giá trị điểm đông của Methyl palmitate và Methyl 
oleate là 30 và -20oC. Điều này cho thấy khi phối trộn nguồn 
biodiesel này vào diesel theo các tỷ lệ khác nhau thì không làm 
thay đổi đáng kể nhiệt độ điểm đông của diesel ban đầu. 
Ngoài ra, 
nhiệt trị của biodiesel được tổng hợp từ mỡ cá thải là 9.218 kcal/
kg, không thấp hơn quá nhiều so với diesel truyền thống (10.888 
kcal/kg) cũng đảm bảo cho tính cháy tốt của nhiên liệu. 
Đánh giá nhiên liệu sau khi phối trộn biodiesel vào diesel 
truyền thống
Bảng 4 tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng của các mẫu phối trộn 
biodiesel từ mỡ cá thải vào diesel thương phẩm hiện hành thỏa 
mãn tiêu chuẩn Euro 3 theo các tỷ lệ thể tích biodiesel được trộn 
vào từ 2 đến 12% tt.
Bảng 4. Kết quả một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu phối 
trộn. 
Tên chỉ tiêu DO (B0) B2 B4 B6 B8 B10 B12
% tt biodiesel 0 2 4 6 8 10 12
Khối lượng riêng 
ở 15oC, g/ml
0,8384 0,8387 0,8391 0,8401 0,8412 0,8421 0,8437
Độ nhớt động học 
ở 40°C, mm2/s
2,753 2,758 2,793 2,831 2,876 2,912 3,104
Hàm lượng lưu huỳnh, 
mg/kg, max
259,1 243,83 242,06 237,06 232,06 225,83 225,83
Trị số cetane 50 50 51 51 52 53 53
Nhiệt độ cất tại 90% 
thể tích thu hồi, °C, max
330,9 328,6 329 330,1 332,3 333,2 333,2
Điểm chớp cháy 
cốc kín, °C, min
79 79 80 82 82 83 84
Hàm lượng nước, 
ppm, max
94,5 104,5 104,8 128,6 157,7 178,7 178,7
Điểm đông đặc, °C, max -12 -12 -12 -12 -12 -12 -12
Nhiệt trị, kcal/kg 10.888 10.877 10.835 10.807 10.777 10.721 10.721
Đối với nhiên liệu cho động cơ diesel, khối lượng riêng và độ 
nhớt là các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến quá trình phun nhiên 
liệu vào buồng cháy. Quá trình cháy trong động cơ diesel là quá 
trình cháy khuếch tán, diễn ra tốt và cháy hoàn toàn khi nhiên liệu 
được tán sương mịn khi phun vào buồng cháy, giúp cho sự bay hơi 
và khuếch tán thuận lợi. Mặc dù biodiesel tinh khiết B100 từ mỡ cá 
thải có giá trị các chỉ tiêu này khá cao (bảng 3) nhưng khi phối trộn 
với diesel thì vẫn đảm bảo nằm trong ngưỡng cho phép của nhiên 
liệu (bảng 2) dù tỷ lệ phối trộn đạt đến 12% thể tích.
Với các chỉ tiêu trực tiếp liên quan đến quá trình cháy như trị 
số cetane, việc phối trộn nhiên liệu biodiesel vào làm tăng giá trị 
này, tạo thuận lợi cho sự khởi động của động cơ, động cơ chạy 
êm và khí thải chứa ít thành phần độc hại hơn. Do biodiesel chứa 
thành phần là các alkyl ester của acid béo nên có nhiệt độ sôi cao 
dẫn đến khi phối trộn làm tăng giá trị nhiệt độ cất tại 90% thể tích 
chưng cất. Tuy nhiên khác với diesel, giá trị này không làm tăng 
khả năng cháy không hoàn toàn của nhiên liệu, vì đây là những 
thành phần dễ bị ôxy hóa hơn các hydrocarbon thơm. Hơn nữa giá 
trị này vẫn trong phạm vi cho phép của tiêu chuẩn hiện hành. Việc 
pha biodiesel làm giảm nhiệt trị cháy của nhiên liệu vì trong nhiên 
liệu sinh học nói chung đều có thành phần nguyên tử oxy. Tuy 
nhiên với biodiesel từ mỡ cá thải thì sự giảm này không đáng kể 
do bản thân loại nhiên liệu này đã có nhiệt trị cháy tương đối cao.
4762(8) 8.2020
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
Với các chỉ tiêu liên quan đến môi trường, đặc biệt là hàm 
lượng lưu huỳnh, hiển nhiên rằng việc phối trộn biodiesel vào 
diesel dầu mỏ làm giảm đáng kể giá trị này. Đây là một tiêu chí 
quan trọng cần xem xét khi sử dụng biodiesel, vì hàm lượng lưu 
huỳnh cao trong nhiên liệu gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng, 
đặc biệt là sự hình thành các hạt ô nhiễm có kích thước nanomet 
đi sâu vào hệ hô hấp của con người, gây ra nhiều tác hại đối với 
sức khỏe [23]. 
Liên quan đến vấn đề lưu trữ nhiên liệu, rõ ràng khi phối trộn 
biodiesel vào diesel dầu mỏ, giá trị điểm chớp cháy đã tăng lên, 
đảm bảo tính an toàn trong tồn chứa nhiên liệu. Giá trị điểm đông 
đặc cũng được cải thiện, giúp cho việc lưu trữ và sử dụng biodiesel 
trong điều kiện nhiệt độ thấp được dễ dàng hơn.
Kết luận
Kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy, mỡ cá thải thu 
hồi từ quá trình chế biến cá phile là một nguồn nguyên liệu tiềm 
năng để sản xuất biodiesel với thành phần acid béo rất tốt để cải 
thiện các tính năng cháy và phát thải của nhiên liệu. Nguồn nguyên 
liệu này cũng đặc trưng bởi giá trị hàm lượng acid béo tự do không 
quá cao nên hoàn toàn có thể áp dụng quy trình tổng hợp một giai 
đoạn bằng xúc tác kiềm, rẻ tiền, đơn giản nhưng cho hiệu suất 
chuyển hóa cao (87%). 
Chất lượng biodiesel B100 từ nguyên liệu mỡ cá thải, cũng 
như chất lượng tất cả các mẫu biodiesel được phối trộn theo tỷ lệ 
thể tích khác nhau từ 2 đến 12% với dầu diesel truyền thống (tương 
ứng B2 đến B12) được đánh giá theo quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt 
Nam cho kết quả hoàn toàn trong ngưỡng cho phép đối với mọi 
chỉ tiêu. Riêng với trị số cetane, biodiesel loại này cho giá trị rất 
cao, giúp cải thiện đáng kể quá trình cháy của nhiên liệu, giảm phát 
thải ô nhiễm môi trường. Hàm lượng lưu huỳnh trong biodiesel 
(B100) rất thấp nên cũng góp phần làm giảm đáng kể hàm lượng 
lưu huỳnh trong các mẫu phối trộn, từ đó đảm bảo tiêu chuẩn phát 
thải của động cơ, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam khi hướng đến 
sử dụng bộ tiêu chuẩn phát thải EURO 5 thì tiêu chuẩn hàm lượng 
lưu huỳnh thấp là một chỉ tiêu cần đặc biệt lưu tâm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] U.S. Energy Information Administration (EIA), The Monthly Energy Review, 
2019, 
[2] Prudour Pvt. Ltd., Biodiesel market by type (Vegetable Oil, Animal Fat) by 
application (Fuel, Power Generation, Others) and by region - Global Forecast to 2026, 
https://marketresearch.biz/report/biodiesel-market/.
[3] REN21, Renewables 2019 global status report, 2019, ISBN 978-3-9818911-7-
1, https://marketresearch.biz/report/biodiesel-market/.
[4] T. Thamsiriroj, J.D. Murphy (2011), “A critical review of the applicability 
of biodiesel and grass biomethane as biofuels to satisfy both biofuel targets and 
sustainability criteria”, Applied Energy, 88(4), pp.1008-1019.
[5] R. Estevez, L.A. Deblas, F.M.M. Bautista, D. Luna, C. Luna, J. Calero, A. 
Posadillo, A.A. Romero (2019), “Biodiesel at the crossroads: a critical review”, 
Catalysts, 9(12), DOI:10.3390/catal9121033.
[6] M. Satyanarayana, C. Muraleedharan (2010), “Methyl ester production from 
rubber seed oil using two-step pretreatment process”, International Journal of Green 
Energy, 7, pp.84-90.
[7] Carlos Daniel Mandolesi de Araújon, Claudia Cristina de Andrade, Erika de 
Souza de Silva, Francisco Antonio Dupas (2013), “Biodiesel production from used 
cooking oil: a review”, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 27, pp.445-452.
[8] J.F. Costa, M.F. Almeida, M.C.M. Alvim-Ferraz, J.M. Dias (2013), “Biodiesel 
production using oil from fish canning industry wastes”, Energy Conversion and 
Management, 74, pp.17-23.
[9] Greenea (2018), “Waste-based feedstock and biodiesel market in the EU: 
how new regulations may influence the market”, 7th Annual Platts Geneva Biofuels 
Conference April 26, 2018, https://www.greenea.com/wp-content/uploads/2018/04/
Greenea-Platts-Geneva-2018.pdf.
[10] L.V. Boi, P.N. Lan, Y. Maeda (2011), “The current and persective of biodiesel 
development in Vietnam”, International Workshop: “The establishment of Clean 
Technology for the Production of Biodiesel Fuel from Waste Fish Oil and others”, July 
20th and 21st 2011, Organization for Industry, University and Government, Osaka 
Prefecture University, Japan, pp.1-6.
[11] 
[12] ENERFISH, Integrated Renewable Energy Solutions for Seafood Processing 
Stations, Project number: 219008, 2009-2013.
[13] Trần Kiều Oanh, Bùi Thị Bửu Huê (2008), “Nghiên cứu tổng hợp biodiesel từ 
mỡ cá basa”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 10, tr.1-5.
[14] Nguyễn Hồng Thanh, Nguyễn Trần Tú Nguyên, Nguyễn Thị Phương Thoa 
(2009), “Điều chế biodiesel từ mỡ cá basa bằng phương pháp hóa siêu âm”, Tạp chí 
Phát triển KH&CN, 12(3), tr.51-61. 
[15] Lê Thị Thanh Hương (2011), Nghiên cứu tổng hợp biodiesel bằng phản ứng 
Ancol phân từ mỡ cá da trơn ở Đồng bằng sông Cửu Long trên xúc tác acid và bazơ: 
xúc tác đồng thể và dị thể, sử dụng vi sóng và sóng siêu âm, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, 
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
[16] Vũ Ngọc Khiêm (2017), “Khảo sát đặc tính và điều chỉnh thời điểm phun 
nhiên liệu của động cơ diesel trên các máy nông nghiệp khi sử dụng nhiên liệu biodiesel 
từ mỡ cá basa”, Tạp chí Giao thông Vận tải, 6, tr.112-116. 
[17] Hồ Trung Phước (2019), Nghiên cứu sử dụng dầu diesel sinh học từ mỡ cá 
da trơn cho động cơ của phương tiện khai thác thủy sản, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại 
học Nha Trang.
 [18] Z.J. Predojevic, B.D. Skrbić (2009), “Alkali-catalyzed production of biodiesel 
from waste frying oils”, J. Serb. Chem. Soc., 74(8-9), DOI: 10.2298/JSC0909993P.
[19] M.M. Azam, A. Waris, N.M. Nahar (2005), “Prospects and potential of fatty 
acid methylesters of some non-traditional seed oils for use as biodiesel in India”, 
Biomass and Bioenergy, 29(4), pp.293-302.
[20] Gerhard Knothe (2008), ““Designer” biodiesel: optimizing fatty ester 
composition to improve fuel properties”, Energy & Fuels, 22, pp.1358-1364.
[21] J.A. Kinast (2003), Production of biodiesels from multiple feedstocks and 
properties of biodiesels and biodiesel/diesel blends, Report of National Renewable 
Energy Laboratory, NREL/SR-510-31460.
[22] Luis Felipe Ramírez-Verduzco, Javier Esteban Rodríguez-Rodríguez, 
Alicia del Rayo Jaramillo-Jacob (2012), “Predicting cetane number, kinematic 
viscosity, density and higher heating value of biodiesel from its fatty acid methyl ester 
composition”, Fuel, 91(1), pp.102-111.
[23] Anne Jaecker-Voirol, X. Montagne, P. Mirabel, T.X. Nguyen Thi (2006), 
“Modelling particle formation: a helpful tool to interpret measurement results”, 
Environment & Transport, Actes INRETS, pp.321-331.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_phoi_tron_biodiesel_tong_hop_tu_dau_mo_c.pdf