Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Giáo dục mỹ thuật trong trường tiểu học góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

Quản lý hoạt động học (QLHĐH) môn mỹ thuật ở bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng không

chỉ có tính quyết định trực tiếp nâng cao chất lượng học môn mỹ thuật của học sinh (HS) mà

còn tác động tích cực đến nhận thức của cha mẹ HS về sự cần thiết của môn học này. Vì vậy,

đòi hỏi người Hiệu trưởng cần phải suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp

QLHĐH môn mỹ thuật thật sự có hiệu quả. Thông qua việc khảo sát trên địa bàn thị xã Hương

Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp chủ yếu

nhằm giải quyết những hạn chế và nâng cao hiệu quả QLHĐH môn mỹ thuật ở các trường này

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8980
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.4 (2012) 
106 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC 
MÔN MỸ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ 
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
 Trần Xuân Bách, Phan Thanh Tuân* 
TÓM TẮT 
Giáo dục mỹ thuật trong trường tiểu học góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Quản lý hoạt động học (QLHĐH) môn mỹ thuật ở bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng không 
chỉ có tính quyết định trực tiếp nâng cao chất lượng học môn mỹ thuật của học sinh (HS) mà 
còn tác động tích cực đến nhận thức của cha mẹ HS về sự cần thiết của môn học này. Vì vậy, 
đòi hỏi người Hiệu trưởng cần phải suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp 
QLHĐH môn mỹ thuật thật sự có hiệu quả. Thông qua việc khảo sát trên địa bàn thị xã Hương 
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp chủ yếu 
nhằm giải quyết những hạn chế và nâng cao hiệu quả QLHĐH môn mỹ thuật ở các trường này. 
 Từ khóa: mỹ thuật, dạy học, tiểu học, quản lý 
1. Đặt vấn đề 
Ở trường tiểu học, kết quả học tập môn mỹ thuật của HS phụ thuộc nhiều yếu tố, 
nhưng trong đó yếu tố quan trọng nhất là công tác QLHĐH môn mỹ thuật của Hiệu 
trưởng. Quản lý hoạt động học môn mỹ thuật của Hiệu trưởng là quản lý: việc chỉ đạo 
xây dựng kỷ cương, nề nếp, động cơ và thái độ học tập môn mỹ thuật; theo dõi, giám 
sát tình hình học tập trên lớp; tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá gắn liền môn 
học mỹ thuật; phát hiện bồi dưỡng kịp thời HS năng khiếu và phụ đạo HS yếu kém về 
môn học mỹ thuật... 
 Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng dạy học môn mỹ thuật của Hiệu 
trưởng ở các trường tiểu học thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đề xuất 
các biện pháp QLHĐH môn mỹ thuật. Các biện pháp đề ra sẽ góp phần tích cực không 
chỉ nâng cao chất lượng học tập môn mỹ thuật của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn 
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn có thể vận dụng cho các trường tiểu học 
khác có điều kiện tương tự. 
2. Nội dung 
2.1. Công tác quản lý hoạt động học môn mỹ thuật ở bậc tiểu học 
 Quản lý hoạt động học môn mỹ thuật bao gồm nhiều nội dung. Các nội dung xây 
dựng động cơ, thái độ học tập; tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá; bồi dưỡng 
những HS có năng khiếu và phụ đạo những HS yếu kém là đóng vai trò quan trọng nhất 
trong việc nâng cao hiệu quả QLHĐH môn mỹ thuật. 
 Trước hết, việc xây dựng động cơ, thái độ học tập môn mỹ thuật cho HS là 
vấn đề hết sức quan trọng, nhằm hình thành tinh thần tự giác, đam mê và hứng thú 
học tập môn mỹ thuật của HS; thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 4 (2012) 
107 
trong nhà trường. 
Tiếp theo là công tác tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá gắn liền môn 
học mỹ thuật. Nếu như trong học tập môn mỹ thuật, HS thiếu đi các hoạt động học 
tập ngoại khoá gắn liền môn học mỹ thuật thì không thể nói rằng việc học tập môn 
mỹ thuật của HS sẽ đạt kết quả cao nhất. Bởi vì, hoạt động học tập ngoại khoá gắn 
liền môn học mỹ thuật là giúp HS mở rộng và nâng cao khả năng vận dụng vốn hiểu 
biết, rèn luyện kỹ năng thực hành trong học tập môn mỹ thuật. 
Cuối cùng là công tác bồi dưỡng những HS có năng khiếu và phụ đạo những HS 
yếu kém về môn học mỹ thuật. Trong dạy học môn mỹ thuật, mỗi HS có năng lực học 
tập và sự sáng tạo khác nhau. Việc phát hiện, bồi dưỡng kịp thời HS năng khiếu và phụ 
đạo HS yếu kém là điều rất cần thiết nhằm giúp HS có năng khiếu phát triển khả năng 
sáng tạo và HS yếu kém có thêm niềm tin để học môn mỹ thuật được tốt hơn. 
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động học môn mỹ thuật 
 Để có cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp QLHĐH môn mỹ thuật 
của Hiệu trưởng ở các trường tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng là 
cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên (GV) mỹ thuật của 28 trường tiểu 
học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, với số lượng 53 cán bộ quản lý, 
65 tổ trưởng chuyên môn và 23 GV mỹ thuật. Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy thực 
trạng QLHĐH môn mỹ thuật của Hiệu trưởng ở các trường tiểu học thị xã Hương Trà, 
tỉnh Thừa Thiên Huế có những đặc điểm như sau: 
2.2.1. Xây dựng động cơ, thái độ học tập môn mỹ thuật cho HS 
 Kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng động cơ, thái độ học tập môn mỹ thuật 
cho HS của Hiệu trưởng, có 46,1% người đánh giá khá tốt, tỉ lệ thấp và có đến 53,9% 
người đánh giá trung bình, yếu, tỉ lệ cao. Điều đó thấy được, chỉ ít Hiệu trưởng thực 
hiện xây dựng động cơ, thái độ học tập môn mỹ thuật cho HS có hiệu quả, còn lại đa số 
Hiệu trưởng xây dựng động cơ, thái độ học tập môn mỹ thuật cho HS chưa rõ ràng, cụ 
thể, chưa làm sáng tỏ để HS hiểu được sâu sắc về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc 
học tập môn mỹ thuật, do đó thiếu sự lôi cuốn, thu hút HS học tập. 
2.2.2. Tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá gắn liền môn học mỹ thuật 
 Việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá gắn liền môn học mỹ thuật 
của Hiệu trưởng, theo các ý kiến đánh giá cho thấy mức độ khá tốt chỉ đạt 29,1%, mức độ 
trung bình, yếu lên tới 70,9%. Điều này chứng tỏ, hoạt động học tập ngoại khoá gắn liền 
môn học mỹ thuật ở nhiều trường tiểu học hiện nay Hiệu trưởng chưa thật sự xác định là 
cần thiết. Quá trình dạy học môn mỹ thuật chỉ dừng lại trong phạm vi nhà trường, ít khi 
Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá gắn liền môn học mỹ thuật cho HS 
như: xem triển lãm tranh; tham quan các lễ hội, các làng nghề, phong cảnh thiên nhiên, di 
tích lịch sử, lăng tẩm, chùa chiền,...do vậy, hiệu quả giáo dục cũng như sự kích thích hứng 
thú, đam mê sáng tạo nghệ thuật cho HS hạn chế. 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.4 (2012) 
108 
2.2.3. Phát hiện bồi dưỡng kịp thời HS năng khiếu và phụ đạo HS yếu kém về môn học 
mỹ thuật 
 Thực tế Hiệu trưởng quản lý việc phát hiện, bồi dưỡng kịp thời HS năng khiếu và 
phụ đạo HS yếu kém về môn học mỹ thuật trong những năm gần đây không ngừng được 
chú trọng và đạt kết quả đáng kể. Điều đó, thể hiện bằng sự chỉ đạo, phân công nhiệm 
vụ rõ ràng, cụ thể và tương đối đồng bộ, hợp lý giữa GV mỹ thuật với tổ trưởng chuyên 
môn và Phó Hiệu trưởng trong việc lập kế hoạch theo dõi, phát hiện và triển khai. Vì 
vậy qua điều tra có 59,6% ý kiến đánh giá mặt này khá tốt, 40,4% ý kiến đánh giá trung 
bình, yếu, Qua đây cho thấy Hiệu trưởng còn thiếu thường xuyên theo dõi, kiểm tra, 
đánh giá các thành viên được phân công thực hiện nhiệm vụ này, ít trực tiếp nắm bắt 
tình hình học tập của HS năng khiếu và HS yếu kém môn mỹ thuật. Do đó, hạn chế sự 
động viên, khuyến khích các em học tập và chưa kịp thời điều chỉnh những khó khăn, 
vướng mắc, bất cập xảy ra trong quá trình quản lý. 
2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học môn mỹ thuật 
2.3.1. Xây dựng động cơ, thái độ học tập môn mỹ thuật cho HS 
Để xây dựng động cơ, thái độ học tập môn mỹ thuật cho HS, Hiệu trưởng phải chỉ 
đạo GV mỹ thuật nắm bắt, tìm hiểu cặn kẽ những suy nghĩ, tâm tư và những cử chỉ hành 
động bộc lộ hàng ngày trong học tập môn mỹ thuật của HS. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng 
trực tiếp theo dõi, tiếp xúc với HS, gặp gỡ trò chuyện với cha mẹ HS và lắng nghe ý kiến 
phản ánh của GV mỹ thuật. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng tổ chức gặp mặt HS toàn trường 
để phân tích, giải thích chu đáo đồng thời nêu gương những HS đạt thành tích xuất sắc 
trong học tập môn học mỹ thuật và trong các hội thi liên quan đến môn học mỹ thuật 
nhằm làm cho HS giải tỏa những băn khoăn, khó khăn, e ngại học tập môn mỹ thuật. 
Ngoài ra, Hiệu trưởng yêu cầu GV mỹ thuật trong giảng dạy phải tạo không khí 
vui vẻ, thân thiện và sử dụng, chọn lựa những sự vật, hiện tượng rất gần gũi, thân quen 
đối với HS để giảng dạy, phải kích thích, khơi gợi, tạo cho các em thích thú được nói 
những điều các em muốn nói, được làm những điều các em muốn làm trong khuôn khổ 
của bài học. 
2.3.2. Tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá gắn liền môn học mỹ thuật 
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn và tổ hoạt động ngoài giờ cùng phối hợp tổ 
chức cho HS thi vẽ tranh, triển lãm tranh giao lưu tại trường, tổ chức vẽ tranh ngoài trời 
ở những nơi có cảnh quan đẹp tại địa phương của các em. Không những vậy, hàng năm 
Hiệu trưởng mời các nghệ nhân vẽ tranh dân gian của địa phương, các họa sĩ, các anh 
chị học chuyên ngành hội họa của trường Đại học nghệ thuật Huế, trường Cao đẳng văn 
hóa nghệ thuật Huế về trường cùng tham gia vẽ tranh giao lưu, triển lãm tranh với HS 
và tổ chức các hoạt động mỹ thuật khác nhằm giúp các em được gần gũi, làm quen, hiểu 
biết nhiều và sâu sắc hơn về mỹ thuật. Ngoài ra, Hiệu trưởng cần phối hợp với Ban đại 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 4 (2012) 
109 
diện cha mẹ HS vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong và 
ngoài nhà trường hỗ trợ kinh phí tổ chức cho HS đi xem triển lãm tranh, ảnh; tham quan 
các lễ hội truyền thống, các làng nghề, phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, lăng tẩm, 
chùa chiền,... tạo điều kiện để HS trực tiếp quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp hấp dẫn, 
sinh động của thực tế,... từ đó làm cho HS tăng thêm cảm xúc yêu thích, mở rộng vốn 
kiến thức, trí tưởng tượng và sáng tạo trong học tập môn mỹ thuật. 
2.3.3. Phát hiện, bồi dưỡng kịp thời HS năng khiếu và phụ đạo HS yếu kém về môn học 
mỹ thuật 
Trong quá trình quản lý hoạt động dạy học môn mỹ thuật, Hiệu trưởng cần chỉ 
đạo GV mỹ thuật tăng cường thực hiện tốt việc phát hiện, bồi dưỡng kịp thời HS năng 
khiếu và phụ đạo HS yếu kém về môn học mỹ thuật. Hiệu trưởng phân công GV mỹ 
thuật thông qua các giờ dạy hàng ngày, phải theo dõi sâu sát việc học tập của từng HS 
và có sổ ghi chép đầy đủ kết quả học tập, những đặc điểm tính cách, khả năng, năng lực 
và sở trường cũng như những hạn chế, yếu điểm mà HS thường hay mắc phải, trên cơ 
sở đó phân loại HS có năng khiếu để bồi dưỡng và HS yếu kém để phụ đạo. 
Những HS năng khiếu, HS yếu kém, trong các giờ dạy mỹ thuật yêu cầu GV cần 
có phương pháp dạy học riêng. Căn cứ theo chuẩn kiến thức kỹ năng bài học để GV mỹ 
thuật xem xét lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Đối với HS năng khiếu, GVdạy 
cần nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành; đối với HS yếu kém GV phải giảm nhẹ kiến 
thức, kỹ năng thực hành. 
Hiệu trưởng cần có kế hoạch và phân công GV mỹ thuật bồi dưỡng HS năng 
khiếu, HS yếu kém về môn mỹ thuật theo các buổi dạy học riêng; yêu cầu GV mỹ thuật 
phải chuẩn bị chu đáo về mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học đảm 
bảo phù hợp với những HS này trước khi lên lớp giảng dạy. 
Trong quá trình bồi dưỡng, phụ đạo, GV phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra 
mức độ học tập của HS để động viên, khuyến khích các em học tập tiến bộ và kịp thời 
điều chỉnh những khó khăn, vướng mắc, bất cập xảy ra. 
Hiệu trưởng phải có sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ hợp lý, rõ ràng, cụ thể và 
đồng bộ giữa GV mỹ thuật với tổ trưởng chuyên môn, Phó Hiệu trưởng trong việc lập 
kế hoạch theo dõi, phát hiện và triển khai thực hiện bồi dưỡng, phụ đạo HS. 
Sau khi chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho GV mỹ thuật, tổ trưởng chuyên môn 
và Phó Hiệu trưởng thực hiện, Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh 
giá việc thực hiện đó bằng cách dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách hoặc tìm hiểu thông qua 
HS, cha mẹ HS phản ánh. 
3. Kết luận 
 Qua việc nghiên cứu thực tiễn và khảo sát thực trạng QLHĐH môn mỹ thuật của 
Hiệu trưởng ở các trường tiểu học thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cho thấy đa số 
Hiệu trưởng các trường có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến công tác QLHĐH môn mỹ 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.4 (2012) 
110 
thuật. Do đó, chất lượng QLHĐH môn mỹ thuật từng bước được nâng lên rõ rệt. Mặc dù 
vậy, hiệu quả QLHĐH môn mỹ thuật của Hiệu trưởng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của ngành 
Giáo dục đặt ra trong giai đoạn mới. Cụ thể, đang tồn tại những bất cập, hạn chế chủ yếu 
như sau: Việc xây dựng động cơ, thái độ học tập môn mỹ thuật cho HS chưa cụ thể, rõ 
ràng; việc tổ chức các hoạt động học tập ngoại khoá gắn liền môn học mỹ thuật, Hiệu 
trưởng chưa thật sự coi đây là việc làm cần thiết và quan trọng, chưa thấy rõ sự tác động 
tích cực của nó đối với quá trình dạy học môn mỹ thuật; việc phát hiện bồi dưỡng kịp 
thời HS năng khiếu và phụ đạo HS yếu kém về môn học mỹ thuật, Hiệu trưởng thiếu 
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá các thành viên được phân công thực hiện 
nhiệm vụ này, đồng thời ít khi Hiệu trưởng trực tiếp nắm bắt tình hình học tập của HS 
năng khiếu và HS yếu kém môn mỹ thuật. 
 Xuất phát từ cơ sở lý luận QLHĐH và thực trạng những bất cập, hạn chế đã nêu, 
chúng tôi đã đề xuất các biện pháp QLHĐH môn mỹ thuật, mặc dù, đây chưa phải là các 
biện pháp đầy đủ cho việc QLHĐH môn mỹ thuật, nhưng đây là các biện pháp cơ bản, 
quan trọng nhất. Nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng QLHĐH môn mỹ thuật của 
Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế mà 
còn góp phần nâng cao chất lượng QLHĐH môn mỹ thuật của Hiệu trưởng các trường tiểu 
học trong phạm vi cả nước có khả năng và điều kiện tương tự ./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên 
tiểu học chu kỳ III (2003-2007) tập 2, NXB Giáo dục. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo bồi dưỡng 
giáo viên âm nhạc và mỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục những năm 2000. 
[3] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, 
NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lý học quản lý, NXB Giáo 
dục, Hà Nội. 
[5] Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở Giáo dục, Dự án Phát triển Giáo dục Trung 
học cơ sở II (2008), Kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mĩ 
thuật - âm nhạc trong nhà trường phổ thông (Tiểu học và Trung học cơ sở). 
[6] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục. 
[7] Hồ Văn Thuỳ (2006), Bài giảng mỹ thuật phương pháp giảng dạy mỹ thuật, NXB 
Giáo dục. 
[8] Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo TW2(2005), Kỷ yếu hội thảo khoa 
học đổi mới công tác đào tạo giáo viên âm nhạc, mỹ thuật trong các trường cao 
đẳng sư phạm khu vực miền Trung. 
[9] Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (2008), Hội thảo khoa học đổi 
mới phương pháp dạy học trong đào tạo giáo viên âm nhạc, mỹ thuật cho trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 4 (2012) 
111 
phổ thông. 
IMPROVING THE MANAGEMENT OF LEARNING ACTIVITIES IN FINE ARTS 
AT PRIMARY SCHOOLS IN HUONG TRA TOWN, HUE CITY 
Tran Xuan Bach1, Phan Thanh Tuan2, 
1 The University of Da Nang - University of Science and Education 
2Van Quat Dong Primary school 
ABSTRACT 
At primary schools, the education of fine arts plays an important role in general 
education for pupils. A good management of learning activities in this subject not only improves 
the learning quality of pupils but also has significant impacts on perspectives of pupils’ parents 
on the necessity of this subject. This requires school principals to find effective ways of 
managing this subject. The purposes of this study are i) to evaluate the reality of the 
management at some primary schools in Huong Tra Town, Thua Thien Hue Province and ii) to 
suggest solutions that help deal with drawbacks and improve the management of learning 
activities in fine arts at these schools. 
 Key words: fine arts, teaching, Primary school, management 
*TS. Trần Xuân Bách, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, email 
 txbach63@gmail.com 
ThS. Phan Thanh Tuân, Trường TH Vân Quật Đông, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên 
Huế, Email: phantuan125@yahoo.com.vn 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_quan_ly_hoat_dong_hoc_mon_my_thuat_o_cac_t.pdf